Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thiếu DHA có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.07 KB, 6 trang )



Thiếu DHA có thể ảnh
hưởng đến sự phát triển
trí não trẻ

DHA là một vi chất quan trọng cho sự phát triển trí não
trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Nếu thiếu DHA trong
quá trình phát triển, trẻ có thể bị giảm chỉ số thông minh
(IQ).
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh
dưỡng TP HCM, cơ thể không tự sản xuất được DHA mà
phải đưa bổ sung từ ngoài vào, chủ yếu qua đường thực
phẩm. DHA có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển toàn vẹn
của trẻ em trong các giai đoạn khác nhau, nhất là trẻ giai
đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Việc thiếu DHA có thể ảnh hưởng tới
sự phát triển trí não của trẻ.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lúc còn nằm trong bụng
mẹ, thai nhi được cung cấp DHA qua bánh nhau. Sau khi
sinh ra, sữa mẹ lại chính là nguồn cung cấp DHA cho trẻ.
Tuy nhiên, 4 – 6 tháng sau sinh, người mẹ thường ít sữa hoặc
cho con cai sữa. Vì vậy, giai đoạn này các bậc cha mẹ nên bổ
sung vi chất này cho con bằng các thực phẩm dinh
dưỡng chứa DHA với hàm lượng được tính toán đầy đủ và
khoa học. Nếu thiếu vi chất này trong quá trình phát triển chỉ
số thông minh IQ của trẻ có thể bị thấp.
Tuy nhiên, không ít các bà mẹ nuôi con nhỏ không nhận thức
đúng về DHA nên đã xem nhẹ việc bổ sung chất này vào
trong khẩu phần ăn hàng ngày của con mình. Nhiều bà mẹ
còn lầm tưởng DHA có trong ngũ cốc, bánh lăn, xúc xích hay
bổ sung DHA trực tiếp cho con bằng cách ăn những loại thực


phẩm tươi.

Nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu rõ hàm lượng đủ DHA cần cho
bé là bao nhiêu?
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Thậm chí, nhiều người vẫn còn quan niệm theo kiểu “Ăn gì
bổ nấy” như muốn bổ tim, thận thì cho trẻ ăn tim, cật; muốn
bổ não thì ăn óc heo và ép con ăn nhiều đến nỗi trẻ bị ám ảnh
với các món ăn này. Một số bà mẹ biết DHA quan trọng
nhưng không biết sẽ bổ sung ra sao, vào thời điểm nào? Chị
Thanh Tuyền (quận 2, TP HCM), mẹ của một bé trai 3 tuổi
chia sẻ: “Tiêu chí chọn sữa của tôi thường dựa vào sở thích
của con là chính. Bé nhà mình chỉ thích uống sữa tươi nhưng
tôi cũng không biết trong sữa tươi có hàm lượng DHA bao
nhiêu?”.
Việc chưa nhận thức đầy đủ này cùng với thói quen ăn uống
ít cá, hải sản mà ăn nhiều thịt là nguyên nhân dẫn đến việc
hàm lượng tiêu thụ DHA tại các bữa ăn hàng ngày tại Việt
Nam thấp hơn khuyến cáo. Thực tế cho thấy tại rất nhiều
trường mẫu giáo, trong khẩu phần ăn hàng ngày thịt vẫn là
món ăn chính. Theo chị Thu Hương, phụ trách bếp ăn tại một
trường mầm non Hà Nội cho biết, món ăn chế biến từ thịt
thường được các bé yêu thích, cá hoặc hải sản ít được ưa
chuộng hơn bởi các bé dễ bị mắc xương và gặp vấn đề về tiêu
hóa.
Do vậy, các bậc cha mẹ nên bổ sung DHA cho con qua
đường uống với hàm lượng đúng mức khuyến cáo bằng các
sản phẩm chuyên biệt.


×