Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.35 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN
§Ò b µi :
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ
Sinh viªn thùc hiÖn : Nguyễn Thị Hòa
Líp : KTC5-B1
Hµ Néi - 2012
1
Trong suốt cuộc đời mình, từ thời kỳ bào thai cho tới khi được sinh
ra và lớn lên. Sự phát triển của cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng bởi rất
nhiều các yếu tố. Đầu tiên phải nói đến đó là yếu tốDi truyền.Nhân tố có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất.
Con người khi sinh ra có sự phát triển giống với bố mẹ về các đặc điểm
thể chất, ngoại hình( thông thường, nếu cha mẹ cao thì con cái sinh ra cũng
khá cao, nếu cha mẹ mập thì con cái sinh ra cũng mập) và cũng giống bố mẹ
cả những yếu tố bên trong như kiểu gen, nhóm máu…hoặc di truyền liên quan
đến nhiễm sắc thể giới tính.
Ở nam giới, có những chứng bệnh nan y và cũng có những chứng bệnh
mãn tính khiến họ phải gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của bản thân người mắc
bệnh hay đến thế hệ con cái sau này. Như bệnh Down làm cho chiều cao
khiêm tốn, thấp bé và gương mặt khá rộng. Ngược với Down là bệnh
Klinefelter làm người bệnh có vóc dáng cao, gầy, tay chân dài, ngực rộng,
khả năng sinh sản của họ bị hạn chế do tinh hoàn nhỏ. Bệnh mù màu thì gây
ra những phiền toái không nhỏ cho phái nam bởi sự không phân biệt được
màu sắc nhất định. Ngoài ra còn có những bệnh khác như:Màng giữa ngón,
Tai rậm lông, Bệnh máu khó đông (hemophilia): bệnh có thể được phát triển
do kết quả không đủ chất globulin chống chảy máu. Bệnh máu khó
đông đã được mô tả trong phả hệ các gia đình hoàng tộc châu Âu là một
trường hợp điển hình, bắt đầu từ nữ hoàng Victoria, sau này gặp ở các hoàng


tử Tây Ban Nha, Đức, Nga. Bệnh không có gamma-globulin làm giảm sút rõ
rệt sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Bệnh đái tháo
nhạt: người bệnh bị giảm chức năng của tuyến yên, dẫn đến cơ thể bị mất
nước rõ rệt. Trẻ em mắc bệnh này sinh trưởng chậm, rối loạn tâm thần, suy
nhược cơ thể đôi khi chết.. Bệnh hói đầu: Nam giới thường bị rụng tóc ở phía
trước và trung tâm của da đầu là do bệnh di truyển liên quan đến các gen. Nó
2
khác với những người bị rụng tóc hay thưa tóc vì yếu tố môi trường bên
ngoài. Tuy nhiên, y học tiên tiến ngày nay đã có thể chữa chứng hói đầu nhờ
cấy ghép tóc.
Ở nữ giới, Một số bệnh di truyền ở người như bệnh máu không đông
hay mù màu đỏ đều là các tính trạng do các gen liên kết với NST giới tính. Sự
di truyền chéo thể hiện rõ: ông ngoại bị bệnh truyền gen mầm bệnh cho mẹ,
mẹ truyền bệnh cho con trai. Cho đến nay có ít nhất 50 bệnh và 200 dấu hiệu
di truyền gắn với NST X của người đã được biết. Các NST X và Y có những
phần tương đồng chung. Trong những phần này chứa các gen xác định những
tính trạng di truyền theo cách như nhau ở cả nam và nữ, như: Bệnh da khô sắc
tố: Bệnh nhân siêu nhạy cảm với tia cực tím, dưới ảnh hưởng của các tia này
trên phần hở của cơ thể xuất hiện những vết sắc tố thoạt đầu ở dạng tàn
nhang, về sau ở các dạng u nhú lớn hơn (nốt ruồi) và cuối cùng là các u. Đối
với 2/3 số người mắc bệnh thì bệnh da khô sắc tố kết thúc nguy hiểm vào lúc
bước vào thời kỳ chín sinh dục. Hội chứng Oguti: một bệnh hay gặp ở
Nhật, biểu hiện ở viêm màng lưới sắc tố mắt và phát triển dị hình ở võng
mạc. Bệnh còi xương do giảm phosphat máu là bệnh mà thận bị suy
giảm khả năng tái hấp thu phosphat, dẫn đến việc cốt hóa bất thường làm
xương bị cong và bị biến dạng. Đây là bệnh di truyền gen trội liên kết NST X
nên người nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn người nam.Hội chứng NST X dễ
gãy: là hội chứng di truyền kiểu trội liên kết NST X, thể hiện sự chậm trí của
người bệnh. Hội chứng được gặp với tỷ lệ 1/4.000 ở nam và 1/8.000 ở
nữ. Ở người nữ, mức độ chậm trí có xu hướng nhẹ hơn và thay đổi mức độ

biểu hiện nhiều hơn ở người nam.
Ngoài ra Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận
huyết thống đó là những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng
hoặc mang bệnh tật di truyền như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe
yếu, bệnh tật nhiều... làm suy thoái chất lượng giống nòi cũng như ảnh hưởng
3
đến sự phát triển thể chất, tinh thần của các tộc người tại vùng núi phía Bắc
và Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung.
Trong cuộc nghiên cứu của ngành y tế mới đây thì trong 558 trẻ sinh ra
từ các cặp vợ chồng này có 51 trẻ phát triển không bình thường. Các cháu bị
bạch tạng, thiểu năng trí tuệ, liệt, câm, lông mi trắng, thọt, đần độn, 8 trẻ đã
chết.
Sự mặc cảm về một cơ thể không khỏe mạnh , không phát triển bình
thường bởi bệnh tật bẩm sinh hiện cũng đang tồn tại ở một bộ phận không
nhỏ trong xã hội . Càng ngày càng có nhiều bệnh khuyết tật như chứng vẹo
chân, trật khớp hông, lỗ tiểu thấp, bệnh tim bẩm sinh, sứt mũi và hở hàm ếch,
hẹp môn vị…
Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể đang được
quan tâm hiện nay là Dinh dưỡng. Bởi dinh dưỡng đầy dủ là yếu tố căn
bản cho một sức khỏe tôt.Mở đầu cho sự phát triển của thế hệ nối tiếp
thế hệ đó là dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai.
Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy, phát triển cơ thể, kể cả từ lúc
phát triển của bào thai có liên quan rất chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng và
sức khoẻ của người mẹ sau này, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ và giai
đoạn trước khi bà mẹ có thai. Điều này, một vấn đề đó là “Dinh dưỡng
sớm”. Dinh dưỡng thiếu hụt bắt đầu từ trong bào thai, đã ảnh hưởng tới suốt
cuộc đời, đặc biệt là các em gái và phụ nữ, tác động không chỉ cuộc đời một
con người, là bản thân người phụ nữ đó mà cho cả thế hệ mai sau.
Năm 1986, GS.Barker (người Anh) đã thu thập trên 16.000 hồ sơ bệnh
tật và các rối loạn chuyển hoá ở người trưởng thành đối chiếu với hồ sơ của

chính họ khi mới sinh, đã nhận thấy những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp và khi
1 tuổi bị nhẹ cân thì có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch, huyết áp sau này
cao hơn. Đặc biệt khi bào thai bị tổn thương hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu
4
vi chất dinh dưỡng (vitamin và các chất khoáng) vào các thời điểm quyết định
của sự tăng trưởng sẽ để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến cấu trúc, chức
phận của cơ thể. Trong điều kiện thiếu hụt dinh dưỡng, sự phát triển và
chuyển hoá của bào thai có thể thích nghi với môi trường bên trong tử cung
lúc bấy giờ nhưng về lâu dài sẽ có nguy cơ cao của các bệnh mạn tính ở người
trưởng thành và khi về già.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) ở những người mẹ có
cân nặng dưới 40 kg tỷ lệ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5 kg cao gấp 2,5 lần so
với nhóm bình thường. Những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, được bổ
sung các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ sẽ sinh ra những đứa trẻ khoẻ
mạnh. Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai sẽ làm trẻ chậm lớn, và
làm tuổi dậy thì muộn hơn so với những trẻ đủ dinh dưỡng. Trong thời kỳ bào
thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, giai đoạn này vi chất dinh dưỡng là rất quan
trọng với sự phát triển của thai nhi. Khi thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng làm
tăng rủi ro đối với phát triển chiều cao, hạn chế tiềm năng phát triển vóc dáng.
Thiếu sắt gây nên thiếu máu dinh dưỡng sẽ làm thai chậm phát triển, dễ sinh
non, sinh con nhẹ cân, mẹ có nguy cơ cao khi sinh nở. Thiếu iốt ảnh hưởng
đến phát triển trí não, dẫn đến đần độn, có thể gây nên thai chết lưu.
Thời kỳ 3 tháng cuối, thời kỳ này thai nhi phát triển nhanh, nếu như 6
tháng đầu thai nhi chỉ năng 1kg thì trong 3 tháng cuối tăng 2kg , để khi sinh
ra trẻ có cân nặng sơ sinh trung bình 3kg, vì thế trong chế độ dinh dưỡng,
ngoài các chất dinh dưỡng cung cấp chất đạm, béo, vi chất, thì đáp ứng nhu
cầu năng lượng là rất quan trọng, trong khẩu phần cần thêm 350Kcal trong 1
ngày, người mẹ cần chú ý ăn tăng thêm. Ăn uống đầy đủ mẹ sẽ tăng khoảng
10 đến 12 kg trong thời gian có thai. Tình trạng thiếu năng lượng, công việc
nặng nhọc, căng thẳng của mẹ có thể làm tăng nguy cơ trẻ đẻ nhẹ cân (dưới

2,5kg).
5

×