Tải bản đầy đủ (.pdf) (368 trang)

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (Tập 1): Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.89 MB, 368 trang )

439

Phần thứ BA

TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG,
AN NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC
TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA



441

60. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHONG TRÀO
“TỒN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC”
TRONG TÌNH HÌNH MỚI*
Thưa tồn thể các đồng chí,
Sau một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh
thần trách nhiệm cao, Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị
số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới" đã
hồn thành chương trình đề ra. Tại Hội nghị, chúng ta đã
nghe lãnh đạo Bộ Cơng an trình bày Báo cáo tình hình, kết
quả cơng tác xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc trong thời gian gần đây; giới thiệu những nội dung
cơ bản của Chỉ thị số 09-CT/TW và kế hoạch triển khai thực
hiện Chỉ thị của Ban Bí thư.
Thưa các đồng chí,
Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta đã chứng
minh sức mạnh vĩ đại của quần chúng; mỗi khi toàn Đảng,


_________
* Phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày
01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình
mới”, ngày 12/4/2012.


442

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

toàn dân và tồn qn đồn kết một lịng dưới sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng đã trở thành sức mạnh bách chiến, bách
thắng, giúp dân tộc ta vượt qua muôn vàn chông gai, thử
thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, phồn vinh. Nhận thức
vị trí, vai trị to lớn của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp cách mạng, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên đổi mới
nội dung, hình thức xây dựng các phong trào cách mạng,
trong đó có phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cuối
năm 2011, Bộ Công an và Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng
kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT về
đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai
đoạn 2001 - 2011.
Có thể khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, các đoàn
thể quần chúng và sự hưởng ứng của Nhân dân, trong những
năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đạt

nhiều thành tích to lớn, góp phần quan trọng đảm bảo an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, phục vụ đắc lực
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nổi bật là:
đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự, an tồn xã hội; nhận thức của cấp ủy, chính quyền các
cấp, đoàn thể, Nhân dân về nhiệm vụ này được nâng lên một
bước; chất lượng phong trào có nhiều chuyển biến quan
trọng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; nhiều
mơ hình, điển hình tiên tiến được nhân rộng; nhiều vụ việc
phức tạp về an ninh, trật tự đã được phát hiện, kịp thời


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

443

giải quyết ổn định ngay tại cơ sở; phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc đã gắn kết, cùng phát triển với các phong
trào cách mạng khác, góp phần phát triển kinh tế, xã hội,
xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư...
Bên cạnh đó, phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
ở một số cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương có
lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa được duy trì
thường xuyên, phát triển chưa vững chắc; một số nội dung
thực hiện cịn mang tính hình thức, chưa sát thực tế; sự phối
hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ; công tác sơ
kết, tổng kết, khen thưởng, động viên phong trào chưa kịp
thời. Công tác đấu tranh chống âm mưu và hoạt động "diễn

biến hồ bình", đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của
các thế lực thù địch cịn thiếu sắc bén; cơng tác tham mưu
phối hợp và biện pháp giải quyết các vụ khiếu kiện đông
người, những vấn đề phức tạp về an ninh liên quan đến tơn
giáo, dân tộc ở một số địa phương cịn lúng túng. Công tác
quản lý nhà nước về an ninh thơng tin cịn nhiều sơ hở, tình
trạng lộ, lọt bí mật nhà nước xảy ra ở nhiều nơi; ý thức trách
nhiệm của một số cán bộ, đảng viên và Nhân dân chưa đầy
đủ, sâu sắc; việc tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc ở một số địa phương chưa được lồng ghép với các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước...
Hạn chế, thiếu sót trên xuất phát từ những ngun nhân:
Về khách quan:
Bối cảnh tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới,
khu vực tiếp tục còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường,


444

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh hoạt động "diễn
biến hồ bình" nhằm xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng và chế
độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Tình hình tranh chấp đất đai, khiếu kiện đơng người,
đình cơng, lãn cơng đang diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất
hiện những "điểm nóng" mới về an ninh, trật tự... Những khó
khăn về kinh tế, tài chính, thị trường chứng khốn, bất động
sản và khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh

nghiệp tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến phát triển
kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, trật tự của đất nước.
Tình hình tội phạm tuy được kiềm chế nhưng còn diễn
biến phức tạp, có sự đan xen, liên kết giữa tội phạm hình sự
với tội phạm kinh tế, ma t, tính chất manh động. Tội phạm
sử dụng vũ khí "nóng" xuất hiện ngày càng nhiều; hoạt động
gây án theo kiểu "xã hội đen" đang xuất hiện nhiều hơn; tình
trạng chống người thi hành cơng vụ gia tăng với tính chất
nghiêm trọng; tội phạm về ma tuý, tội phạm trong lĩnh vực
tài chính, tiền tệ, mua bán người, tội phạm về kinh tế, môi
trường và các tệ nạn xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp.
Về chủ quan:
Cấp ủy đảng ở một số bộ, ngành, địa phương chưa quan
tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào,
chưa quán triệt sâu sắc đường lối dân vận của Đảng, chưa
huy động tốt sức mạnh của cả hệ thống chính trị và tồn dân
cùng lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ bảo vệ an
ninh, trật tự.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách
nhiệm và năng lực bảo vệ an ninh, trật tự cho Nhân dân và
các điều kiện đảm bảo đối với phong trào toàn dân bảo vệ


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

445

an ninh Tổ quốc chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung,
hình thức phong trào cịn thiếu sức lơi cuốn đơng đảo Nhân
dân tham gia, phát triển chưa đồng đều, rộng khắp, chưa

thực sự là phong trào tự giác của Nhân dân; có nơi cịn tư
tưởng “khốn trắng” cho lực lượng Cơng an trong cơng tác
phịng, chống tội phạm.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn mất
cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hồ
bình" của các thế lực thù định, nhất là các vấn đề liên quan
đến dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc nên chưa phát
huy được ý thức trách nhiệm và năng lực bảo vệ an ninh, trật
tự trong tình hình mới.
Đội ngũ cán bộ chun trách làm cơng tác phong trào cịn
thiếu về số lượng; năng lực, trình độ cán bộ chưa đáp ứng u
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chính sách đào tạo, đãi
ngộ chưa hợp lý, nhất là ở cấp cơ sở.
Thưa các đồng chí,
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: Sức mạnh bảo
vệ Tổ quốc là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của
cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng; là sự kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa quốc phòng
với an ninh, kinh tế, đối ngoại và các lĩnh vực khác. Bảo vệ
an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn
và của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân. Vì vậy, cơng tác vận động Nhân dân
tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là biện
pháp cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa chiến
lược, lâu dài.


446


NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

Để thực hiện tốt nội dung Chỉ thị, tôi nhấn mạnh một số
vấn đề sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện nhiệm vụ
đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội. Cấp ủy,
chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức
từ Trung ương đến cơ sở cần nghiêm túc quán triệt và nhận
thức sâu sắc về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của phong trào
tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm, thường xuyên, là cơ sở để xây dựng thế trận an
ninh nhân dân vững chắc. Việc duy trì và nâng cao chất
lượng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là biện
pháp nghiệp vụ cơ bản mang tính chủ động phịng ngừa và
tích cực tấn cơng trong đấu tranh phịng, chống tội phạm,
đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Bộ
Chính trị về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
của Bộ Chính trị về "Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an
ninh quốc gia trong tình hình mới" và Chỉ thị số 48-CT/TW của
Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng
tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới".
2. Tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
cần tiến hành theo hướng xã hội hoá ngày càng cao. Chú
trọng phát triển và nâng cao chất lượng các hình thức tự
quản, tự phịng, tự bảo vệ, tự hồ giải từ gia đình đến cộng
đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học.
Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, nhân rộng kinh

nghiệm mơ hình hoạt động hiệu quả. Triển khai mơ hình
"Xây dựng khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp,


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

447

trường học an toàn về an ninh, trật tự"; xây dựng "Hương
ước, quy ước làng, xóm về trật tự, an ninh, phịng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu".
Quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, lực
lượng nòng cốt cho phong trào, phát huy vai trị của bí thư
chi bộ đảng, trưởng các đồn thể, trưởng thơn, bản cơ sở. Bồi
dưỡng, khơi dậy lịng nhiệt tình, trách nhiệm của những
người có uy tín, các vị chức sắc trong các dân tộc, tôn giáo
làm hạt nhân, làm chỗ dựa của quần chúng trong phong trào
bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải
thường xuyên được đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp
phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ,
đảm bảo thiết thực, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực. Trong đó cần
chú ý: Mọi chủ trương, biện pháp, kế hoạch vận động toàn
dân tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và
các phong trào cách mạng khác trước hết phải hợp lịng dân,
vừa sức dân, vì lợi ích và yêu cầu của đời sống nhân dân. Coi
trọng công tác tuyên truyền để Nhân dân được thông tin kịp
thời, thường xuyên về tình hình an ninh, trật tự nhằm tự
mình nâng cao cảnh giác và vận động mọi người cùng phòng

ngừa cảnh giác với tội phạm. Tăng cường giáo dục lịng u
nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật
của công dân.
Các hoạt động của phong trào phải được lồng ghép với
việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, gắn với cuộc
vận động, các phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà
nước và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở từng


448

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

đơn vị, địa phương, trong đó chú trọng "Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới"; cuộc vận động "Tồn
dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư";
phong trào "Xố đói, giảm nghèo", "Đền ơn, đáp nghĩa".
4. Tăng cường công tác nghiên cứu, xây dựng, hồn thiện
hệ thống pháp luật có liên quan đến cơng tác xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Bộ Cơng an chủ trì
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sớm trình Chính
phủ phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất
lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
giai đoạn 2012 - 2020"; Nghị định của Chính phủ quy định
về biện pháp vận động quần chúng; nghiên cứu bổ sung hồn
thiện cơ chế, chính sách về thi đua khen thưởng trong phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và lực lượng nòng cốt
bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cơ chế, chính sách đối với
người bị thương, hy sinh trong khi tham gia phong trào bảo
vệ an ninh Tổ quốc...

5. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an
nhân dân với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các bộ,
ban, ngành, đồn thể trong cơng tác xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kiện toàn, nâng cao chất lượng
hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào bảo vệ an
ninh Tổ quốc ở các cấp theo hướng: tập trung, thống nhất toàn
diện về an ninh, trật tự, khắc phục tình trạng có nhiều ban chỉ
đạo cùng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự.
6. Cấp ủy đảng, chính quyền cần chăm lo xây dựng, tạo
điều kiện để xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong
sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó quan
tâm xây dựng đội ngũ công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

449

cơ quan, xí nghiệp. Khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật
cơng an nhân dân cần kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ xác
định lực lượng Công an xã là lực lượng vũ trang, đảm bảo
chính sách, chế độ như đối với lực lượng dân quân tự vệ, là
lực lượng nòng cốt của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc ở cấp cơ sở.
7. Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Bí thư, sau
Hội nghị này, đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền Mặt trận
Tổ quốc và các đồn thể nhân dân căn cứ tình hình cụ thể,
yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương
để xây dựng, bổ sung chương trình hành động tổ chức triển
khai thực hiện cho phù hợp. Làm tốt công tác kiểm tra, đôn

đốc việc tổ chức thực hiện, động viên khen thưởng kịp thời
những tập thể, cá nhân tiên tiến, khắc phục những yếu kém
trong quá trình tổ chức thực hiện. Các cơ quan thơng tấn,
báo chí phải thường xuyên tuyên truyền nêu gương người tốt,
việc tốt, những kinh nghiệm hay trong phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Thưa các đồng chí,
Tơi tin tưởng rằng, trên cơ sở quán triệt sâu sắc nội dung
Chỉ thị, mỗi địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch và biện
pháp chỉ đạo thực hiện phù hợp thì nhất định phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời gian tới sẽ đạt
nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúc các đồng chí đại biểu mạnh khỏe, thi đua thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Chỉ thị đã đề ra.


450

61. TRIỂN KHAI MỘT CÁCH ĐỒNG BỘ,
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THÔNG TIN
ĐỐI NGOẠI, TUYÊN TRUYỀN BIỂN ĐẢO,
PHÂN GIỚI, CẮM MỐC, GIỮ VỮNG
CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC*

Thưa các vị đại biểu, các đồng chí và các bạn,
Hơm nay, chúng ta tổ chức Hội nghị tổng kết công tác
thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm
mốc năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013. Thay mặt Bộ
Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tơi xin chúc tồn

thể các đại biểu dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc Hội nghị
thành cơng tốt đẹp.
Thưa các đồng chí,
Về cơng tác thơng tin đối ngoại:
Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực quan trọng của cơng
tác tư tưởng - văn hố, làm cho các nước, bạn bè quốc tế, bao
gồm cả người nước ngồi sinh sống, cơng tác tại Việt Nam,
_________
* Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác thông tin đối ngoại,
tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc năm 2012, triển khai nhiệm
vụ năm 2013, ngày 18/3/2013.


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

451

người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài
hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương,
chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh
thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới nói chung và của cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngồi đóng góp cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này, đã
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng phát triển
công tác thông tin đối ngoại của đất nước qua nhiều thời kỳ.
Ngày 10/9/2008, Ban Bí thư khoá X ban hành Chỉ thị số
26-CT/TW về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác
thông tin đối ngoại trong tình hình mới". Bộ Chính trị khố XI
đã thông qua "Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai

đoạn 2011 - 2020". Chính phủ cũng đã ban hành "Chương
trình hành động của Chính phủ về thơng tin đối ngoại giai
đoạn 2013 - 2020".
Năm 2012, chúng ta tiếp tục tích cực triển khai nền ngoại
giao tồn diện. Các hoạt động đối ngoại được tăng cường
nhằm giữ vững môi trường hịa bình, tranh thủ điều kiện
quốc tế thuận lợi phục vụ phát triển đất nước. Qua đó, uy tín
và vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường
quốc tế.
Công tác thông tin đối ngoại đã tiến hành đúng định
hướng, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm. Đội ngũ
làm công tác thông tin đối ngoại được tăng cường. Cơ sở vật
chất kỹ thuật được tiếp tục quan tâm và đầu tư tốt hơn.
Nhận thức của các ngành, các cấp, các địa phương về công
tác thông tin đối ngoại có một bước chuyển biến mới.


452

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

Với chức năng của mình, cơng tác thơng tin đối ngoại đã
tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc phát huy thuận lợi,
tận dụng thời cơ, hạn chế tiêu cực, khắc phục yếu kém, góp
phần thiết thực vào việc thực hiện thành công những mục
tiêu phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, công tác thông tin đối
ngoại cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới,
cịn bộc lộ nhiều điểm yếu: Chất lượng, hiệu quả, tính thuyết
phục, mức hấp dẫn và tính chiến đấu chưa cao... tổ chức thực

hiện công tác thông tin đối ngoại có nhiều mặt chưa rõ, quản
lý và phối hợp các lực lượng trong nước cũng như triển khai ở
nước ngồi đơi khi cịn lúng túng.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, công tác thông tin đối ngoại càng
trở nên bức thiết, cần phải được triển khai một cách đồng bộ,
thiết thực và hiệu quả hơn nữa với sự chỉ đạo thống nhất của
Trung ương và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành và các
địa phương, thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đề
ra: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hố, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực.
Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, là thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích
cực vào tiến trình hợp tác quốc tế.
Về cơng tác tun truyền biển, đảo:
Việc tuyên truyền biển, đảo trong năm qua nhìn chung
đúng hướng, tuy nhiên, một số báo chí cịn có những sai sót
khơng đáng có như đưa tin khơng chính xác, đưa tin dễ gây


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

453

hiểu lầm, kích động cả trong Nhân dân ta cũng như đối với
nước liên quan, cần phải rút kinh nghiệm.
Để làm tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo, thời gian
tới các đồng chí cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
- Giữ vững độc lập tự chủ, gắn chủ quyền quốc gia với

giữ vững mơi trường hịa bình để phát triển. Vận dụng sáng
tạo bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của toàn thể Nhân
dân ta cũng như cộng đồng quốc tế.
Tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế; tăng cường
thực hiện và bảo vệ các hoạt động kinh tế biển, nhất là hoạt
động dầu khí và đánh cá trong phạm vi 200 hải lý; bác bỏ yêu
sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
- Tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982, tinh thần DOC tiến tới COC và quan hệ hữu nghị,
hợp tác của ta với các nước liên quan. Chủ động, tích cực
cùng các bên liên quan đàm phán về giải pháp cơ bản lâu
dài các bên có thể chấp nhận được đối với các khu vực
tranh chấp.
- Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ với coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Trung theo
đúng tinh thần mà cấp cao hai nước đã thoả thuận. Phương
châm chung là vận dụng tổng hợp các biện pháp chính trị,
ngoại giao, dư luận, pháp lý trên tinh thần kiên trì nguyên
tắc, đồng thời xử lý các tình huống, các vấn đề cụ thể một
cách bình tĩnh, chủ động.


454

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

Về công tác tuyên truyền phân giới, cắm mốc:

- Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc:
Việc hoàn thành phân giới, cắm mốc trên bộ có ý nghĩa
hết sức quan trọng, không chỉ đối với nước ta và quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực và trên
thế giới. Do vậy, chúng ta cần làm tốt công tác tuyên
truyền để phát huy thành quả đó, đồng thời đấu tranh
chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu trong
và ngoài nước.
Cần nêu bật chủ trương của Đảng và Nhà nước ta kiên trì
thơng qua đàm phán hịa bình giải quyết các tồn tại, tranh
chấp với các nước hữu quan, kể cả trong vấn đề Biển Đông;
sẵn sàng trao đổi và hợp tác với các bên hữu quan giải quyết
các vấn đề nảy sinh, góp phần vào củng cố mơi trường hịa
bình và hợp tác trong khu vực.
Cùng với việc tuyên truyền về kết quả phân giới cắm mốc,
cần tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống
Việt - Trung, về chính sách nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị,
hợp tác toàn diện với Trung Quốc.
Giáo dục Nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền,
lãnh thổ quốc gia; nâng cao kiến thức về biên giới lãnh thổ,
chủ quyền biển đảo quốc gia. Cần nhận thức rõ sự nghiệp bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp
và toàn diện.
- Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia:
Hiện nay, công tác phân giới, cắm mốc giữa hai nước đã
vào giai đoạn cuối nhưng còn nhiều khó khăn. Cần tun
truyền nói rõ: việc hồn thành phân giới, cắm mốc biên giới



PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

455

trên bộ giữa hai nước sẽ tạo một xung lực mới cho quan hệ
hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Campuchia, đặc biệt
là giữa các tỉnh có chung đường biên giới. Tại những khu vực
đã được phân giới cắm mốc, cơng tác quản lý biên giới đã có
những cải thiện đáng kể, số vụ vi phạm giảm hẳn, nhân dân
yên tâm ổn định cuộc sống. Đồng thời, phân giới cắm mốc đã
tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh
tế, thương mại giữa các địa phương có chung đường biên
giới. Trong bối cảnh Campuchia vừa hồn thành xong cuộc
bầu cử cấp xã, phường (tháng 6/2012) và chuẩn bị cho bầu
cử Quốc hội tháng 7/2013, vấn đề biên giới lãnh thổ của
Campuchia, trong đó có vấn đề phân giới cắm mốc biên giới
trên đất liền Việt Nam - Campuchia dự báo sẽ là vấn đề
được nhiều đảng phái chính trị sử dụng để tranh thủ, lơi
kéo, kêu gọi sự quan tâm đồng thuận, ủng hộ của cử tri. Một
số nội dung của hiệp ước, hiệp định, văn bản pháp lý đã
được ký kết giữa Việt Nam và Campuchia cũng như thành
quả phân giới, cắm mốc trên thực địa có thể bị một số lực
lượng khơng thiện chí xuyên tạc sai sự thật nhằm kích động
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ
truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Campuchia. Do vậy, công
tác tuyên truyền về kết quả phân giới cắm mốc biên giới trên
đất liền Việt Nam - Campuchia phải hết sức nhạy bén, linh
hoạt với nguyên tắc cơ bản là tuyên truyền đúng, đầy đủ,
chính xác, kịp thời các văn bản pháp lý về việc giải quyết
biên giới Việt Nam - Campuchia; các hoạt động phân giới

cắm mốc của Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc hai nước;
gìn giữ, bảo vệ, củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị
truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Campuchia.


456

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

- Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Lào:
Công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới đất
liền Việt Nam - Lào đã gần hoàn thành. Chúng ta cần chú ý:
Đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống
đặc biệt Việt Nam - Lào; xây dựng biên giới đoàn kết hữu
nghị với bạn; giáo dục cho quần chúng nhân dân nắm vững
Luật biên giới quốc gia, các quy chế, hiệp định đã ký kết
với bạn. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định qua lại
biên giới.
Giáo dục cho nhân dân khu vực biên giới về âm mưu, thủ
đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn tội
phạm, làm cho quần chúng nhân dân nâng cao lòng tự hào
dân tộc, ý thức sâu sắc về chủ quyền lãnh thổ và trách nhiệm
công dân trong nhiệm vụ bảo vệ đường biên mốc giới; coi việc
bảo vệ quyền lợi quốc gia là bảo vệ quyền lợi thôn, bản và gia
đình mình, từ đó mà phát huy tinh thần làm chủ, tự giác
động viên đông đảo quần chúng tham gia.
Tuyên truyền vận động nhân dân vùng biên thực hiện
phong trào "Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột
mốc và an ninh trật tự thôn bản khu vực biên giới" phải gắn
với các phong trào của địa phương, cuộc vận động "Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở khu dân cư; phong
trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Xố đói, giảm nghèo"... nhằm tạo
ra sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị của chúng ta tổ chức vào thời điểm quan trọng
Nhân dân cả nước đang hưởng ứng tích cực đóng góp vào dự


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

457

thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, đất nước đang
bước vào tháng cuối cùng của quý I năm 2013 - năm bản lề
của nhiệm kỳ Đại hội XI. Thời gian tổ chức Hội nghị không
nhiều, tôi đề nghị các đồng chí tập trung để hồn thành tốt
các cơng việc đã đề ra, thảo luận, quán triệt phương hướng,
nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển
đảo, phân giới cắm mốc năm 2013.
Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.


458

62. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI
CƠNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ,
AN TỒN GIAO THƠNG VÀ KHẮC PHỤC
ÙN TẮC GIAO THÔNG LÀ YÊU CẦU

CẤP BÁCH, TRỌNG YẾU
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY*
Thưa tồn thể các đồng chí,
Sau thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh
thần trách nhiệm cao, Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị
số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khoá XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
cơng tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thơng" đã
hồn thành chương trình đề ra. Tại Hội nghị, chúng ta đã
được nghe lãnh đạo Bộ Cơng an trình bày tóm tắt báo cáo
tình hình, kết quả cơng tác bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng sau 8 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW,
ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX)
_________
* Phát biểu kết luận tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị số
18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 25/3/2013.


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

459

và giới thiệu, quán triệt nội dung cơ bản của Chỉ thị số
18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư, Chương trình
hành động số 30 của Chính phủ và Kế hoạch của Đảng ủy
Công an Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị của
Ban Bí thư. Các ý kiến phát biểu tham luận của đại biểu tại
Hội nghị đã đánh giá tình hình, kết quả, xác định rõ tồn tại,
nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm và

thảo luận các giải pháp, những vấn đề trọng tâm, cấp bách,
cần tổ chức thực hiện trong thời gian tới. Tôi xin tóm tắt và
khái quát lại một số vấn đề sau:
1. Những năm qua, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng, kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thơng, khắc
phục ùn tắc giao thông đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xác định là một trong những
nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị; nhất là
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác
bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông là một
yêu cầu cấp bách, trọng yếu trong tình hình hiện nay.
2. Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW
của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đã chỉ ra được
những bài học kinh nghiệm quý báu, để khẳng định rằng:
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự điều hành quyết liệt
của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa
phương trong tổ chức thực hiện và sự tham gia đóng góp tích
cực của Nhân dân, cơng tác bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Những năm gần
đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông ở nhiều địa phương


460

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

được đầu tư nâng cấp cải tạo mới (thành phố Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được nhiều cầu vượt
đường bộ tại các điểm giao cắt thường xảy ra ùn tắc trên các
tuyến phố chính), phương tiện tham gia giao thông ngày
càng được bảo đảm về chất lượng, cơng tác tun truyền phổ
biến về an tồn giao thơng được tăng cường với nhiều hình
thức phong phú, thích hợp, như: chương trình phát thanh
VOV giao thơng, bản tin truyền hình về an tồn giao thơng
chào buổi sáng trên VTV1, v.v.. Trật tự, an tồn giao thơng
có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thơng từng bước
được kiềm chế và giảm so với cùng kỳ năm trước, ùn tắc giao
thông đã được cải thiện tại các thành phố lớn.
Tuy nhiên, cơng tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng
cịn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể là:
- Việc kiềm chế và giảm tai nạn giao thông chưa được
vững chắc; số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao,
xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm
chết và bị thương nhiều người, có những vụ thảm khốc. Tình
hình ùn tắc giao thơng vẫn diễn ra tại nhiều nơi, nhất là Thủ
đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ở hầu hết các giờ cao
điểm, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của người
dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về
bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng của một bộ phận nhân
dân còn hạn chế, thiếu tự giác chấp hành các quy định về an
tồn giao thơng, thể hiện rõ nhất là khi xảy ra ùn tắc giao
thông. Nhiều trường hợp cố tình vi phạm luật giao thơng, các
hành vi diễn ra phổ biến: vi phạm tốc độ, tránh vượt không
đúng quy định, phương tiện khơng đảm bảo an tồn kỹ
thuật, lái xe sau khi sử dụng rượu, bia; đi môtô, xe gắn máy



PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHỊNG, AN NINH,...

461

khơng đội mũ bảo hiểm; lấn chiếm, chiếm dụng lòng đường,
vỉa hè trái phép; vi phạm hành lang an tồn giao thơng
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa... Tình trạng tụ tập
điều khiển xe lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép diễn ra
nghiêm trọng (cả đua môtô và đua ôtô); các hành vi chống lại
lực lượng thi hành công vụ tăng cả về số vụ và tính chất, mức
độ nghiêm trọng, thể hiện sự coi thường kỷ cương pháp luật
của một bộ phận người tham gia giao thông.
- Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu
vận tải và tốc độ gia tăng của phương tiện giao thơng; tiến độ
thi cơng nhiều dự án, cơng trình giao thông quá chậm; việc
thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương cịn nhiều yếu kém, giải quyết thiếu kiên quyết, triệt
để, thậm chí có nơi cịn cấp đất vi phạm hành lang bảo vệ
cơng trình giao thơng; cho th chiếm dụng lịng đường, vỉa
hè làm nơi trông giữ xe; việc tổ chức đường gom, điểm đấu
nối nhập làn xe chưa hiệu quả, mục tiêu xoá bỏ 50% đường
ngang trái phép qua đường sắt chưa đạt yêu cầu.
- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành các luật giao thơng cịn chậm và chưa đầy đủ.
Một số quy định của các luật giao thơng khơng phù hợp với
tình hình thực tiễn nên đã ảnh hưởng việc triển khai thực
hiện. Phạm vi điều chỉnh của luật giao thơng q rộng nên
người dân khó nắm hết được các quy định của pháp luật về
trật tự, an tồn giao thơng. Việc tun truyền, phổ biến pháp

luật và thơng tin về trật tự, an tồn giao thơng chưa chủ
động, vì vậy, một số quy định và biện pháp đảm bảo trật tự,
an tồn giao thơng khơng tạo được sự đồng thuận cao trong
xã hội.


462

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU...

- Công tác quản lý nhà nước về trật tự, an tồn giao
thơng cịn nhiều bất cập, tồn tại: chất lượng đào tạo, sát
hạch, cấp giấy phép lái xe chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng,
không quản lý được lái xe sau sát hạch; quản lý, đăng kiểm
phương tiện giao thông còn sơ hở, thiếu chặt chẽ; hoạt động
tuần tra, kiểm sốt, xử lý vi phạm trật tự, an tồn giao thơng
có lúc, có nơi hiệu quả thấp, trong từng mặt cơng tác vẫn cịn
sai phạm, tiêu cực.
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và
chủ quan, nhưng tập trung ở một số nguyên nhân sau:
- Một số cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là cấp ủy đảng,
chính quyền cơ sở, thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng; cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện
không thường xuyên, liên tục, thiếu quyết liệt; cịn biểu hiện
phó mặc cho ngành cơng an và giao thông vận tải.
- Các giải pháp bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng thực
hiện chưa thường xun, liên tục và mạnh mẽ; nhiều chủ
trương, biện pháp lập lại trật tự, an tồn giao thơng, kiềm
chế, làm giảm tai nạn giao thông thực hiện không quyết liệt,

hiệu quả thấp, chưa tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân.
Phương tiện giao thông tăng quá nhanh, trong khi kết cấu hạ
tầng giao thông không đáp ứng kịp yêu cầu vận tải phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội và sự đi lại của Nhân dân. Ý thức
chấp hành pháp luật trật tự, an tồn giao thơng của một bộ
phận người tham gia giao thơng cịn kém. Đây vừa là hạn chế
và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phức tạp trong
hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
- Phân công, phân cấp về công tác bảo đảm trật tự, an
tồn giao thơng có mặt chưa hợp lý; phối hợp giữa các ngành,


PHẦN THỨ BA: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH,...

463

các cấp chưa thống nhất, thiếu chủ động. Lực lượng chức
năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng cịn
thiếu biên chế, năng lực hạn chế, chính sách đãi ngộ cịn
thấp, nhất là kinh phí cho đảm bảo trật tự, an tồn giao
thơng ở cấp xã, phường hầu như khơng có; thiếu cơng cụ hỗ
trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nhất là thiết bị công nghệ
tiên tiến, hiện đại được ứng dụng trong công tác đảm bảo trật
tự, an tồn giao thơng. Một số cán bộ, chiến sĩ, cơng chức
trong khi thi hành nhiệm vụ cịn tiêu cực, vi phạm quy trình,
chế độ cơng tác, thái độ, lễ tiết, tác phong chưa đúng mực...
làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng và hiệu lực thực thi
pháp luật.
Thưa các đồng chí,
Xuất phát từ tình hình và mục tiêu yêu cầu hằng năm

giảm 5 đến 10% tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm trước
và giảm ùn tắc giao thông đường bộ; để thực hiện tốt nội
dung Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
Chương trình hành động số 30 của Chính phủ, ngồi các nội
dung, nhiệm vụ đã được quán triệt, tôi nhấn mạnh một số
vấn đề để các đồng chí triển khai thực hiện:
Một là, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, sự tham gia tích cực của Nhân dân dưới sự
lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy đảng đối với
công tác đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng. Tăng cường
quản lý nhà nước của các ngành chức năng, nhất là chính
quyền địa phương; thực sự coi trọng công tác đảm bảo trật
tự, an tồn giao thơng, xác định đây là một nhiệm vụ chính
trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, tập trung lãnh đạo.
Từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thành phố, phải có chương trình,


×