Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cấu trúc liên kết - phân tích 4 kỹ thuật phổ biến hiện nay. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.59 KB, 11 trang )



Cấu trúc liên kết - phân
tích 4 kỹ thuật phổ biến
hiện nay.

Cấu trúc liên kết ( Link Structure) là một trong những yếu tố
quan trọng nhất trong SEO bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến
thứ hạng của công cụ tìm kiếm, “dòng chảy” PageRank và số
các trang được index. Rõ ràng là các cấu trúc liên kết rất
quan trọng vì nó ảnh mạnh đến người dùng và tỉ lệ chuyển
đổi.
Giám sát chặt chẽ Thống kê của Website bạn có thể giúp bạn
hiểu những gì visitor của bạn tìm kiếm, chuyên mục nào
trong website của bạn là “ hot” nhất? và những trang nào thu
hút được visitor nhất?. Liên tục tối ưu hóa cấu trúc liên kết
website của bạn có thể giúp bạn loại bỏ nội dung trùng lặp và
thúc đẩy tỉ lệ bán hàng, nhận được nhiều pageviews, đạt thứ
hạng cao trong công cụ tìm kiếm.
Trong bài này chúng ta sẽ đi phân tích 4 cấu trúc link phổ
biến nhất đang được sử dụng hiện nay. Chúng ta sẽ chỉ ra
điểm mạng, điểm yếu của từng cấu trúc, rồi từ đó chúng ta có
thể vận dụng vào thực tế trong từng trường hợp cụ thể.
1. Cấu trúc: Link all pages to all pages – Tạm dịch là liên
kết tất cả các pages đến tất cả các pages.
Như tên gọi của nó, mỗi một pages trên website sẽ liên kết
đến tất cả các pages còn lại. Muốn làm được điều này chúng
ta phải sử dụng nhiều menus nhỏ, add các link bên dưới
footer…sử dụng công nghệ DHTML/JavaScripts để tạo
menu, khi người dung rê chuột lên thì tất cả những chuyên
mục con của chuyên mục chính sẽ được đổ xuống.


Tuy nhiên cầu trúc này rất kém hiệu quả, nó chỉ đạt kết quả
tốt cho website có quy mô nhỏ.
Cấu trúc “ all pages to all pages” là một kỹ thuật kém nhất (
bad technique) bởi vì nó không tạo được một cấu trúc
website bền vững. PageRank của homepages sẽ bị chia nhỏ
thành nhiều phần khác nhau, sẽ bị phân tán theo tất cả các
link dẫn đến tất cả các trang của website. Như thế cả những
trang quan trọng và những trang không quan trọng cũng sẽ
nhận được sự ưu đãi như nhau, với một site lớn thì những
trang quan trọng ( như các mục sản phẩm chính trên website
thương mại điện tử) sẽ không có cơ hội để nhận được thứ
hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Kỹ thuật trên đã tạo ra một số lượng lớn của outgoing links
trên mỗi pages, điều này đã đi ngược lại sự khuyến cáo của
Google ( Google khuyên người dùng nên giữ số lượng link
trên mỗi trang một cách hợp lý nhất). Như thế trên một
website lớn, SEs sẽ không follow và index tất cả các link dẫn
đến các trang, điều này sẽ ảnh hưởng đến cả thứ hạng và số
lượng các trang được index. Để visitors có thể dễ dàng điều
hướng, SE có thể hiếu hết được cấu trúc website của bạn tôi
khuyến cáo mỗi trang bạn nên để ít hơn 100 link.

KL: Kỹ thuật này bạn chỉ áp dụng cho website có quy mô
nhỏ.
2.Kỹ thuật Deep Link Hierarchy- Tạm dịch là Hệ thống
phân cấp, cấp độ sâu.
Kỹ thuật này sử dụng cấu trúc tree-like ( cấu trúc cây phân
tán, cây bao gồm gốc, và phân tán ra nhiều cành ), theo kỹ
thuật này thì homepages sẽ có level bằng 0, level 1 là những
chuyên mục chính ( main categories). Ý nghĩ chính của kỹ

thuật này là giúp bạn hạn chế được số link trên mỗi trang và
tạo được nhiều level giúp bạn định hướng tốt hơn đến những
chuyên mục, topic đặt biệt ( mục tiêu) trên website của bạn.
Vấn đề của kỹ thuật này nằm ở chỗ nó sẽ là cho SEs và users
mất nhiều bước để đến được trang cuối cùng nằm trong hệ
thống phân cấp. Pages Rank của trang đầu tiên sẽ rất cao còn
những trang dưới cùng lại rất thấp. Kỹ thuật này cũng có hạn
chế trong việc index bởi vì SE sẽ khó khăn hơn trong việc
trace tất cả các trang nằm ở level thấp. Những trang nằm ở
top level sẽ có thứ hạng cao hơn trên SERPs hơn những trang
ở bottom level.

KL: Kỹ thuật này bạn nên tránh vì sẽ gặp vấn đề trong
việc index, khó khăn trong việc điều hướng. Tuy nhiên
nếu bạn có một website lớn và muốn giữ pagerank của
những trang nằm ở top level và muốn tạo menu một cách
chi tiết.
3. Kỹ thuật Flat Link Hierarchy – Tạm dịch là Hệ thống
phân cấp phẳng.
Kỹ thuật này là sử mở rộng của kỹ thuật tree-like, tư tưởng
chính là hạn chế những trang ở level thấp. Rút ngắn các bước
để có thể đến được pages cuối cùng của một nhánh một cách
nhanh nhất, người dùng có thể điều hướng một cách nhanh
hơn, SEs sẽ tìm và index dễ hơn.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật trên và giả sử bạn có 100
outgoing link trên mỗi pages, vậy ta sẽ có
[/IMG]

Click vào đây để xem ảnh gốc.


Như vậy, mỗi một trang riêng lẻ ta chỉ cần 3 cú click chuột là
ta có thể truy cập đến từ trang chủ.
Như thế bằng cách sử dụng kỹ thuật trên bạn có khoảng 1
triệu trang mà user có thể truy cập đến chỉ bằng 3 cú lick
chuột từ trang chủ.
Thật không may kỹ thuật này là mô hình lý thuyết mà không
thể thực hiện được trong các web trong thế giới thực. Các giả
thuyết của mô hình này là mỗi trang liên kết trược tiếp với
chỉ một trang ở level dưới và không có tồn tại 1 link nào
khác. Nhưng như chúng ta thấy các website trong thế giới
thực, mỗi một pages luôn tồn tại một số link tối thiểu cần
được hiển thị tại mọi thời điểm như Main menu, menu bổ
sung, footer link…Ngoài ra kỹ thuật trên sử dụng cấu trúc
cây cân bằng, nghĩa là cứ mỗi một chuyên mục chính phải
có chính xác 100 chuyên mục con. Nhưng tất nhiên mô hình
này vẫn có thể triển khai trong thực tế bằng một vài phép
biến hình.
So sánh với kỹ thuật Deep link, thì các bước cần để đến các
trang ở level thất sẽ ít hơn và sự phân tán Pagerank sẽ tốt
hơn. Tuy nhiên ở các trang website lớn, pagerank ở các trang
có level thấp vẫn thấp và những trang ở bottom level sẽ có số
lượng outgoing link lớn.
KL: Kỹ thuật Flat Link là một cấu trúc link phổ biến mà
có thể được sử dụng với website nhỏ, vừa và lớn. Vài biến
thể của phương pháp này đã được phát triển để khắc
phục các vấn đề đề nói trên như: Liên kế trực tiếp có thể
được đặt trược tiếp từ các trang cấp cao nhất đến các
chuyên mục con quan trọng hoặc các trang có cấp thấp
hơn, các trang cùng levelcó thể được liên kết trực tiếp
sang các trang quan trọng khác cùng level.



4.Kỹ thuật Overlapping Link Hierarchy
Kỹ thuật biến thể của Flat Link rất tốt cho những website lớn
như Directories, E-Commerce website ( website thương mại
điện tử ), Forum…
Trong kỹ thuât này mỗi trang của Level N không chỉ liên kết
đến level N+1 mà nó còn có thể liên kết trực tiếp đến những
trang quan trọng ở level N+2. Ví dụ: bạn có thể check tại
dmoz.org bạn sẽ nhìn thấy link ở homepages được link đến
những chuyên mục chính như Arts, Business, Computers…
và cả link đến những chuyên mục con nhưng có tầm quan
trọng cao như: Movies, Jobs, Internet
Kỹ thuật này giúp chúng ta gia tăng Page Rank của những
chuyên mục con có tầm quan trọng cao và cải thiện tình trạng
index của những trang có level thấp. Ngoài ra tùy vào dự
định của các bạn mà có thể đặt link liên kết giữa các trang có
cùng cấp độ level.
KẾT LUẬN:
Như đã khẳng định ở trên, cấu trúc link trên website của
bạn có vai trò rất quan trọng trong các yếu tố SEO, nó
ảnh hưởng trược tiếp đến ranking, index, và sự phân tán
pagerank. Bạn nên cân nhắc lựa chọn kỹ thuật xây dựng
cấu truc link cho website của bạn trước khi phát triển
website, tùy thuộc vào quy mô, mục đích mà bạn hãy lựa
chọn cho mình một kỹ thuật phù hợp nhất. Điều này giúp
bạn save cost được rất nhiều trong chiến dịch seo.
Dưới đây là bảng thống kê và so sánh các kỹ thuật trên để
bạn dễ hình dung hơn.


Click vào đây để xem ảnh gốc.

×