Viêm loét dạ dày tá
tràng
Dạ dày (DD) là gì ? DD thực hiện các chức năng gì trong cơ thể chúng ta
? Dạ dày là một tạng rỗng nằm ở vùng giữa bụng trên rốn, từ chuyên
môn gọi là vùng thượng vị. Chức năng chính của dạ dày là tích trữ thức
ăn, nghiền trộn thức ăn và tiết vào đó một số dịch tiêu hóa rồi đưa thức
ăn xuống ruột non, để biển đổi thành các chất dinh dưỡng & được hấp
thu vào máu đi nuôi cơ thể.
Biểu hiện thường gặp khi bị viêm loét dạ dày ?
Triệu chứng toàn thân
- Trong đa số bệnh lý lành tính ở dạ dày, tổng trạng toàn thân ít bị ảnh
hưởng, thông thường bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau đây:
+ Mệt mõi, uể oãi, khả năng làm việc kém, khả năng tập trung kém
+ Tính tình hay cáu gắt
+ Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai
+ Ăn không ngon
+ Ợ hơi, ợ chua.
Đặc biệt trong bệnh lý ác tính ở dạ dày, giai đoạn đầu có thể không có triệu
chứng gì rõ ràng nhưng về sau bệnh làm cho người bệnh suy sụp nhanh
chóng, giảm cân nhanh, thiếu máu nặng.
- Triệu chứng tại ổ bụng: thường bệnh nhân có những triệu chứng sau đây:
+ Đau bụng: thường đau vùng giữa bụng trên rốn (vùng thượng vị), đau có
thể xuất hiện lúc đói, lúc no, hoặc không liên quan gì tới bữa ăn, đau âm ĩ
hoặc đau xuất hiện thành từng cơn.
+ Buồn nôn, nôn
+ Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, sôi bụng, nóng rát vùng thượng vị…
+ Rối loạn tiêu hóa: táo bón hoặc tiêu chảy.
Chẩn đoán bệnh lý dạ dày ?
- Lâm sàng: có những triệu chứng gợi ý như phần trình bày ở trên.
- Nội soi dạ dày: là phương pháp chẩn đoán tối ưu hiện nay đối với các bệnh
lý DD-TT. Nội soi dạ dày vừa có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý DD-
TT, có thể làm xét nghiệm tìm Hp, có thể sinh thiết để chẩn đoán chính xác
bệnh lý lành tính hay ác tính, đặc biệt nội soi dạ dày có thể áp dụng để điều
trị trong một số trường hợp như chích cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa,
cắt đốt polyp…
- Chụp dạ dày có cản quang: được chỉ định trong một số trường hợp, đặc
biệt ở những bệnh nhân chống chỉ định nội soi dạ dày.
Đau bụng dạ dày khác với đau bụng khác như thế nào ?
Đau bụng do bệnh lý ở dạ dày có trường hợp biểu hiện rõ, chẩn đoán tương
đối dễ dàng, thường bệnh nhân có những triệu chứng như:
- Đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn
nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì tới bữa ăn.
- Kèm theo đau bệnh nhân thường hay có cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ
hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát ngay sau xương ức.
Tuy nhiên đa số trường hợp triệu chứng mơ hồ rất khó chẩn đoán phân biệt
với những trường hợp đau bụng có vị trí hoặc tính chất gần giống với đau
bụng do bệnh lý ở dạ dày, đặc biệt cần chẩn đoán phân biệt với những
trường hợp đau bụng đòi hỏi phải được bác sĩ chữa trị & can thiệp kịp thời
nếu không sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng như:
- Viêm ruột thừa: thường xảy ra đột ngột, cấp tính, đau ngày càng tăng, lúc
đầu có thể đau vùng trên rốn như đau dạ dày, về sau đau khu trú vùng bụng
dưới bên phải (gọi là vùng hố chậu phải), thường đi kèm với các triệu chứng
sốt, môi khô, lưỡi dơ, nếu không chỉ định phẫu thuật kịp thời sẽ gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.
- Tắc ruột: là tình trạng ruột bị tắc một phần hay hoàn toàn, các chất bị ứ lại
trong lòng ruột không thãi ra ngoài được, đau bụng, có những đau bụng có
thể tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp đau bụng nếu để chậm trễ
không được chỉ định và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng
người bệnh, vì thế trong mọi trường hợp, chúng ta không nên chủ quan mà
cần phải quan tâm đúng mức & đi khám ngay khi có những dấu hiệu nghi
ngờ.
Trong nhiều trường hợp việc thăm khám lâm sàng đôi khi chưa đủ, mà đôi
khi cần phải kết hợp với các phương tiện cận lâm sàng khác để có chẩn đoán
xác định.
Làm cách nào để DD không bị tổn thương khi phải dùng những thuốc
ảnh hưởng đến DD.
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý ở DD-TT là do sử dụng một
vài loại thuốc gây tổn hại cho niêm mạc DD-TT, vì vậy khi sử dụng thuốc
phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, trong trường hợp cần thiết phải sử dụng những
loại thuốc gây nguy hại cho DD-TT, bác sĩ sẽ có những lời khuyên thích hợp
để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.
Các loại thuốc hay gây tổn thương niêm mạc DD-TT thường gặp là: thuốc
giảm đau, kháng viêm. Trong một số trường hợp cần thiết phải sử dụng các
loại thuốc có ảnh hưởng đến DD chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc
sau đây:
- Phải có sự chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn, đúng liều
lượng, đúng thời gian, không được tự ý dùng thuốc nếu chưa có ý kiến của
BS chuyên khoa.
- Phải báo cho BS biết nếu bạn đã từng bị bệnh lý nào đó về dạ dày tá tràng.
- Không uống thuốc vào lúc bụng đói, phải uống ngay sau ăn.
- Phải đến khám ngay & cho BS biết những bất thường xảy ra khi sử dụng
thuốc.
- Trong một số trường hợp có thể BS sẽ chỉ định dùng thêm thuốc bảo vệ
niêm mạc dạ dày kèm theo để bảo vệ dạ dày.
Điều trị Viêm, loét DD thế nào là hiệu quả ?
Để điều trị hiệu quả bệnh lý dạ dày tá tràng chúng ta cần phải phối hợp tốt
ba phương pháp sau đây:
- Chế độ ăn uống:
Không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá
nóng
Không nên ăn quá nhiều chất béo
Chế độ ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng
Không uống rượu, không hút thuốc lá
Không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ
ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu.
- Chế độ làm việc, nghĩ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo
âu kéo dài, phiền muộn quá đáng.
- Thuốc & các phương pháp điều trị khác
Ngày nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh lý DDTT, tùy theo tình trạng
bệnh BS sẽ có sự lựa chọn thuốc thích hợp, cần lưu ý là phải dùng thuốc
theo đúng chỉ dẫn của BS vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc phải
uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời
gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc, hoặc thấy chưa giãm nhiều
tự ý tăng liều thuốc.
Tổn thương nào trên DD-TT có chỉ định phẫu thuật ?
1. Loét dạ dày: ngày nay do những tiến bộ trong điều trị nội khoa, những
trường hợp phải PTDD do loét đã giảm đi rất nhiều, giảm tới 80 – 90% so
với trước đây, thường loét DD có chỉ định phẫu thuật trong những trường
hợp sau:
Loét dạ dày gây ra những biến chứng:
- Chảy máu tiêu hóa ồ ạt nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà không
cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.
- Thủng ổ loét
- Gây hẹp môn vị làm thức ăn không đi qua được
- Ung thư hóa
Điều trị nội khoa thất bại hoặc tái phát nhiều lần.
2. Khi có chẩn đoán là ung thư dạ dày phẫu thuật là phương pháp điều trị
hiệu quả nhất, những trường hợp ung thư DD không còn chỉ định phẫu thuật:
- Di căn tới các cơ quan xa : phổi, xương…
- Tổng trạng quá suy kiệt, không có khả năng chịu đựng nổi một cuộc phẫu
thuật DD.