Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.9 KB, 8 trang )

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
TS. Cù Thanh Thủy
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu này thực hiện nhằm phân tích hoạt động đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh xét đến khía cạnh quy
mơ vớn đâu tư và kết quả đầu tư. Nghiên cứu phân tích những mặt đạt được, những
mặt hạn chế của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế đó từ đó đề xuất một sớ kiến
nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Từ khóa: Đầu tư phát triển, kết cấu hạ tầng, giao thông đường bộ
1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói
riêng luôn đòi hỏi sự phát triển đồng thời của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như:
Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện… Hệ thống cơ sở hạ
tầng tốt sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương cũng như quốc gia và ngược lại.
Tỉnh Bắc Ninh là một trong những địa phương có những cơ chế chính sách
ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tương đối tốt của nước
ta, quy mô vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cũng như ngân sách trung ương
dành cho hạng mục đầu tư này là tương đối lớn, kết quả của đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Ninh đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, thực tế thể hiện thông qua: Số lượng dự án thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh: Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh, tính đến hết năm 2017, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 1087 dự án
FDI đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong cả nước, riêng tháng 9 năm 2017 đã
thu hút được khoảng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư (tỉnh Bắc Ninh là một trong những địa
phương có số lượng dự án thu hút FDI đầu tư vào tỉnh thuộc nhóm đầu của cả
nước), mức sống của người dân liên tục được cải thiện,…


Bên cạnh những kết quả đạt được đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ của tỉnh Bắc Ninh vẫn bộc lộ những hạn chế như: Quy mô vốn đầu
tư chưa đồng đều giữa các năm, tình trạng chậm tiến độ các dự án đầu tư phát triển

194


kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vẫn thường xảy ra, tình trạng “đợi vớn đầu tư”
của các dự án so với kế hoạch được duyệt…
Chính vì những lý do như trên, việc nghiên cứu: “Đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” là việc làm cần thiết, từ
kết quả phân tích thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
của tỉnh Bắc Ninh, tác giả sẽ chỉ ra những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế,
trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đồng thời có thể sử
dụng đó là tư liệu tham khảo cho các địa phương khác trong cả nước.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã nhận được sự quan tâm không chỉ của
các nhà hoạch định chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.
Tác giả Glen Weisbrod (2009) khi nghiên cứu về tác động kinh tế của đầu tư công
vào giao thông đã chỉ ra rằng sự phát triển của giao thông sẽ giúp tiết kiệm chi phí
sản xuất, tạo tính di động trong hoạt động kinh tế, tạo ra việc làm, tăng trưởng cho
nền kinh tế… Đầu tư vào hệ thống giao thông sẽ có ảnh hưởng về lâu dài, chính vì
vậy cần phải coi trọng việc xem xét lợi ích, chi phí và mức độ đầu tư tối ưu cho
giao thông.
Tương đồng với quan điểm của Glen Weisbrod (2009), tác giả Susan Handy
(2005) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra yêu cầu cần thiết của việc đầu tư hệ thống
giao thông trong đó chú trọng xây dựng hệ thống đường cao tốc, Susan Handy cho
rằng việc xây dựng hệ thống đường cao tốc sẽ đóng góp vào sự phát triển các trung
tâm mua sắm, phát triển du lịch, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng trưởng kinh tế

nhanh hơn và làm tăng khát vọng của người nội thành ra ngoại thành sinh sống
Trong khi đó, tác giả Phạm Thị Tuyết (2015) lại có cách tiếp cận khác khi đề
cập đến thực tiễn phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trong giai đoạn trước đó
và đề xuất nhu cầu về vốn trong việc phát triển giao thông đường bộ trong giai đoạn
tới (dự báo nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020), tác giả cũng chỉ ra rằng nguồn vốn
đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay chỉ tập trung vào ba nguồn chính: Vốn vay
nước ngoài, trái phiếu Chính phủ và huy động từ ngân sách nhà nước, những kết quả
và hạn chế cũng được tác giả chỉ ra, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển
hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Tương tự như cách tiếp cận của Phạm Thị
Tuyết nhưng không dự báo nhu cầu vốn cho giao thông đường bộ trong thời gian tới,
tác giả Phạm Đình Hạnh (2016) lại sử dụng số liệu của Bộ Giao thông vận tải về thực
trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để phân tích những mặt đạt được và
những mặt còn hạn chế để có thể đề xuất các kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa
hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam.

195


Có sự tương đồng tương đối trong cách tiếp cận vấn đề cũng như sử dụng phương
pháp nghiên cứu thống kê mô tả và diễn dịch kết quả nghiên cứu với tác giả Phạm Thị
Tuyết (2015), với những số liệu sử dụng từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Bợ Giao
thơng vận tải tác giả Vũ Đình Ánh (2016) trong nghiên cứu của mình đã phân tích nhu
cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Tác giả cũng chỉ ra rằng, kinh nghiệm
của các nước trên thế giới cho thấy, có ba nguồn vốn chủ yếu cần huy động để thực hiện
việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: (1) Đầu tư từ ngân sách nhà nước; (2)
Vốn huy động trong nước (qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp, phát hành trái
phiếu…); (3) Vốn huy động nước ngoài (các khoản vay quốc tế, phát hành trái phiếu
quốc tế, đầu tư trực tiếp của nước ngoài…). Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do
hạn chế về quy mô ngân sách nhà nước nên phần lớn nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng ở nước đang phát triển châu Á được huy động từ nước ngoài (chủ yếu là vốn vay

ODA) và các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
Cũng lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hệ thống hạ tầng giao thông của Việt
Nam như các nghiên cứu trước của Vũ Đình Ánh (2016), Nguyễn Văn Vịnh (2016),
Phạm Thị Tuyết (2015), tuy nhiên nhóm nghiên cứu Trần Đình Thiên và Phí Vĩnh
Tường (2016) lại tập trung xem xét phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam nhằm
đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, bối cảnh mới đã được nhóm tác giả tập trung khai thác cho nghiên cứu này.
Nghiên cứu đã phân tích những thành công và những hạn chế trong phát triển hạ
tầng giao thông ở Việt Nam, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ
tầng giao thông cũng đã được nhóm nghiên cứu phân tích, tác giả cũng chỉ ra sự
phát triển cả về mặt lượng cũng như mặt chất của các doanh nghiệp này trong kỳ
nghiên cứu của tác giả. Các thách thức trong phát triển giao thông đường bộ cũng
được đề cập, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các kiến nghị nhằm khơi thông nguồn
vốn cho phát triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam, trong đó một trong những mảng
lĩnh vực quan trọng chính là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể tác giả đã
phân tích chiến lược phát triển hạ tầng giao thơng, những ưu tiên và lợ trình đầu tư
cho hạ tầng giao thông, các giải pháp cũng đã được chỉ ra nhằm phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được tác giả thu thập từ các báo
cáo tổng kết hàng năm của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch phát
triển giao thông của địa phương đến năm 2025. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử
dụng dữ liệu được thu thập từ các cơng trình nghiên cứu khoa học được đăng tải
trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các báo cáo tại các hội nghị khoa học…

196


3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Với những dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp phân tích so sánh và diễn dịch kết quả nghiên cứu để áp dụng
cho nghiên cứu này.
4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh
4.1. Quy mô vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, trong giai đoạn 20152017, ngành Giao thông vận tải đã thực hiện lập nhiều dự án đầu tư với nguồn vốn
đầu tư từ các nguồn tương đối đa dạng, cụ thể như sau:
Về quy mô vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo kế hoạch
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015-2017, theo số liệu thống kê của sở
Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh, quy mô vốn đầu tư kế hoạch vào kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ của tỉnh có sự biến động tương đối lớn, cụ thể như sau:
Bảng 1: Quy mô vốn đầu tư kế hoạch
Năm

ĐVT

Quy mô vốn

2015

Tỷ đồng

710

2016

Tỷ đồng


456,482

2017

Tỷ đồng

272,6
Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh

Năm 2015, quy mô vốn đầu tư kế hoạch vào kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ của tỉnh Bắc Ninh khoảng 710 tỷ đồng, đây là năm một loạt các dự án
được cấp vốn đầu tư, trong đó có 8 dự án đầu tư lớn: ĐT 280; 279; 286; 285; 277;
287; nút giao QL18 với QL1 và nút giao QL18 và KCN Yên Phong.
Tuy nhiên, năm 2016, quy mô vốn đầu tư kế hoạch cho kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ của tỉnh Bắc Ninh có xu hướng giảm xuống còn 456,482 tỷ đồng,
nguyên nhân của sự sụt giảm quy mô vốn đầu tư này là do có sự thay đổi trong cơ
cấu cấp vốn ưu tiên đầu tư của địa phương, các dự án đầu tư năm 2015 còn tồn lại
chưa hoàn thành. Chênh lệch số tuyệt đối năm 2016 so với năm 2015 là 253,518 tỷ
đồng, tương ứng với đó là giảm khoảng hơn 35% so với quy mô vốn năm 2015,
năm 2016 quy mô vốn đầu tư chỉ đạt khoảng 64,29% so với quy mô vốn đầu tư
năm 2016.

197


Năm 2017, mặc dù có tương đối nhiều dự án triển khai về đầu tư kết cấu hạ
tầng giao thông, tuy nhiên quy mô vốn đầu tư kế hoạch cho kết cấu hạ tầng giao
thông trong năm này không cao, đạt khoảng 272,6 tỷ đồng, các dự án được đồng ý
đầu tư và triển khai trong năm này như dự án đầu tư đoạn: ĐT 286 đoạn Đông Yên TT chờ; ĐT259B đoạn nối QL17 với QL38; ĐT 284 đoạn Lãng Ngâm - Thứa; Cầu

vượt dân sinh QL18 và dự án đường lối QL18 với cầu Yên Dũng; Dự án cầu Phật
tích. Chênh lệch quy mô vốn năm 2017 so với năm 2016 là khoảng 183,882 tỷ
đồng, quy mô vốn đầu tư kế hoạch năm 2017 chỉ đạt khoảng 59,72% so với năm
2016 và chỉ đạt khoảng 38% so với năm 2015.
Tuy nhiên, về mặt thực tế đầu tư, khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cũng như các dự án đầu tư phát triển khác, nó
cũng mang những đặc điểm như: Thời gian thực hiện dài, quy mô vốn lớn và những
dự án cũng chứa những rủi ro khi thực hiện, chính vì những đặc điểm như vậy mà
quy mô vốn đầu tư thực tế khi thực hiện cũng có sự thay đổi, sự thay đổi quy mô
vốn đầu tư thực tế được thể hiện bảng 2 như sau:
Bảng 2: Quy mô vốn đầu tư thực tế giai đoạn 2015-2017
Năm

Quy mô vốn thực tế

Tỷ lệ vốn so với kế hoạch

ĐVT

Tỷ đồng

%

2015

710

100

2016


346,93

76

2017

1012,98

317,6
Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh

Năm 2015, quy mô vốn đầu tư theo kế hoạch là 710 tỷ đồng, trong năm này
không có sự thay đổi về quy mô vốn thực tế so với kế hoạch, các dự án được triển
khai đúng theo kế hoạch được duyệt.
Năm 2016, quy mô vốn thực tế chi của năm chỉ là 346,93 tỷ đồng, so với kế
hoạch, quy mô vốn có sự giảm chỉ đạt khoảng 76% so với kế hoạch đề ra từ đầu
năm, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự chậm trong việc triển khai các dự án,
khi thực hiện quyết toán không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Năm 2016, quy mô
vốn có xu hướng giảm so với năm 2015, khi quy mô vốn giảm 363,07% so với năm
2015 và quy mô vốn thực tế của năm 2016 chỉ đạt khoảng 48,86% so với năm 2015.
Năm 2017 là năm có sự thay đổi rất lớn trong quy mô vốn trong thực tế triển
khai các dự án, quy mô vốn thực tế tăng lên 1012,98 tỷ đồng, chênh lệch khoảng
317,6% so với kế hoạch đề ra. Năm 2017, quy mô vốn đầu tư thực tế tăng mạnh hơn
rất nhiều so với năm 2016, sự chênh lệch khoảng 666,05 tỷ đồng so với năm 2016,
tăng 291,98% so với cùng kỳ năm 2016,

198



Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
Thứ nhất, các dự án thực hiện trong những giai đoạn trước hoàn thành trong
năm nay và thực hiện giải ngân trong năm.
Thứ hai, do đặc thù của các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ là những dự án có thời gian thực hiện dài, quy mơ vớn lớn,… chính
vì vậy, có ảnh hưởng của các điều kiện khác như trượt giá, ảnh hưởng của các yếu
tố môi trường vĩ mô, sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm qùn,.. vì vậy,
quy mơ vớn thực tế cũng thay đổi tương đối lớn.
4.2. Những kết quả đạt được về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Với quy mô vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh như trên, kết quả đạt được của hoạt động đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là tương đối rõ ràng, cụ
thể như sau:
Bảng 3: Kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
ST
T

Đơn vị
tính

Nợi dung

Khối lượng thực hiện
Năm 2015 Năm 2017

Kết quả từ nguồn vốn đường bộ địa
phương


Km

308,1

314,7

Công tác bảo dưỡng thường xuyên

Km

300

262,7

Cải tạo nâng cấp mặt đường BTXM

Km

3,8

52

Cải tạo nâng cấp mặt đường BTN

Km

4,3

/


Nguồn vốn từ TW

Km

9,5

10,2

Cải tạo nâng cấp mặt đường BTN

Km

6,9

7,1

Cải tạo nâng cấp mặt đường BTN

Km

2,6

3,1

Quy mơ vớn cho đường q́c lợ

Km

93,1


91,9

Bảo trì, xây dựng thường xuyên

Km

76,7

72,3

Bảo trì định kỳ, nâng cấp sửa chữa đột
xuất

Km

16,4

19,6

1

2

3

Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh

199



Kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh là tương đối tốt:
Đối với nguồn vốn từ địa phương tập trung chính vào 3 hạng mục: Bảo
dưỡng thường xuyên, cải tạo nâng cấp mặt đường BTXM và cải tạo nâng cấp mặt
đường BTN, kết quả cho thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực về kết quả đạt
được từ nguồn vốn này, năm 2015 kết quả đạt được từ nguồn vốn địa phương là
300km đường bộ hoàn thành cho các hạng mục thì đến năm 2017 kết quả đạt được
là 314,7km; Nguồn vốn địa phương chủ yếu tập trung cho các hạng mục bảo dưỡng
thường xuyên đường bộ.
Đối với nguồn vốn từ trung ương: Kết quả có được từ sử dụng vốn trung
ương là năm 2015 số km đường bộ được cải tạo nâng cấp là 9,5 km, con số này tăng
lên 10,2 km năm 2017. Nguồn vốn trung ương này chủ yếu tập trung vào hạng mục
cải tạo và nâng cấp đường BTN
5. Một số kiến nghị
Bên cạnh những kết quả đạt được từ hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như: Quy mô vốn đầu tư dành
cho hạng mục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tương đối
lớn, nguồn huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
là tương đối đa dạng… thì còn mợt sớ hạn chế như: tình trạng chậm tiến độ các dự
án, thất thoát lãng phí còn ở các dự án,… Một số kiến nghị được tác giả đề xuất
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:
Cần lựa chọn chính xác các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ: Cần ưu tiên đầu tư khu vực trọng điểm nhằm thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của các địa phương.
Cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp liên quan đến
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ xây dựng dự án đến giải
ngân dự án… Tăng mức độ chuyên môn hóa, giảm kiêm nhiệm của cán bộ quản lý
Nhà nước để có được các chuyên gia giỏi, đảm nhiệm tốt vai trò, trách nhiệm
trong quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ.
Sử dụng và huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ góp phần hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng hoạt
động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, góp phần giảm áp lực
vốn cho ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ, từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

200


Tài liệu tham khảo

1.

Alfredo Marvao Peroeira, Jorge M. Andraz (2010), “On the economic effects of
public infrastructure investment: A survey of the international evidence”, college of
William and mary department of economics, working paper 108, december 2010

2.

Glen Weisbrod (2009), Economic impact of public transportation investment,
American public transportation association.

3.

Nguyễn Văn Vịnh (2016), Huy động vốn cho phát triển cơ cấu hạ tầng, Kỷ
yếu hợi thảo giao thơng, Bợ Giao thơng vận tải.

4.


Phạm Đình Hạnh (2016), "Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông: Thực trạng và
giải pháp", Tạp chí cộng sản, sớ tháng 4

5.

Phạm Thị Tuyết (2015), "Thực trạng và nhu cầu vốn phát triển giao thơng
đường bợ Việt Nam", Tạp chí giao thông

6.

Susan Handy (2005), “Smart growth and the transportation- land use
connection: what does the research tell us?”, Sage publications, Vol. 28, No2

7.

Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ
ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành
chính q́c gia Hồ Chí Minh.

8.

Trần Đình Thiên và Phí Vĩnh Tường (2016), Phát triển hạ tầng giao thơng
Việt Nam đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong bới cảnh hội
nhập kinh tế q́c tế, Kỷ yếu hội thảo giao thông, Bộ Giao thông vận tải.

9.

Trần Văn Hồng (2002), Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của Nhà nước, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.


10. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân
11. Trịnh Văn Vinh (2000), Phương pháp kiểm tốn báo cáo qút tốn cơng
trình xây dựng cơ bản hoàn thành, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Tài chính Kế toán Hà Nội
12. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh, (2016), Báo cáo tổng kết năm 2015
13. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh, (2017), Báo cáo tổng kết năm 2016
14. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh, (2018), Báo cáo tổng kết năm 2017
15. Vũ Đình Ánh (2016), Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, Kỷ
yếu hội thảo giao thông, Bộ Giao thông vận tải.

201



×