Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGƯỜI xưa dạy TRẺ TAM tự KINH và GIÁO dục NGỮ văn ở VIỆT NAM (儒家蒙學研究《三字經》與越南的語文教育 confucian primary education three character classic and literacy in vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.27 KB, 6 trang )


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

NGUYỄN TUẤN CƯỜNG
NGUYỄN THỊ TÚ MAI

NGƯỜI XƯA DẠY TRẺ:
TAM TỰ KINH VÀ GIÁO DỤC NGỮ VĂN
Ở VIỆT NAM
(Chuyên khảo)

Confucian Primary Education:
Three-Character Classic and Literacy in Vietnam
儒家蒙學研究:《三字經》與越南的語文教育

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI


MỤC LỤC
Lời tựa .............................................................................................................................. 7
Chương 1: Giới thiệu về sách Tam tự kinh ............................................................... 9
1.1. Niên đại biên soạn và tác giả ............................................................................... 11
1.2. Chú thích và tăng bổ ............................................................................................. 12
1.3. Cấu trúc nội dung .................................................................................................. 13
1.4. Quá trình lưu truyền tại Trung Quốc và nước ngoài ....................................... 15
a. Tại Trung Quốc ................................................................................................... 15
b. Tại phương Đông................................................................................................ 17
c. Tại phương Tây ................................................................................................... 19
Chương 2: Tam tự kinh tại Việt Nam: Một số vấn đề văn bản học .................... 23
2.1. Thư tịch và mộc bản Hán Nôm Tam tự kinh của Việt Nam hiện còn............. 24


a. Về các tác phẩm và văn bản .............................................................................. 27
b. Về nơi lưu trữ ...................................................................................................... 38
c. Về niên đại ........................................................................................................... 39
d. Về văn tự và văn thể .......................................................................................... 40
e. Về dịch giả, soạn giả ........................................................................................... 41
g. Mộc bản Tam tự kinh ........................................................................................... 43
2.2. Thời điểm Tam tự kinh truyền nhập Việt Nam.................................................. 49
a. Tư liệu trực tiếp nói đến Tam tự kinh ............................................................... 49
b. Tư liệu gián tiếp trích dẫn Tam tự kinh ............................................................ 52
2.3. Quan niệm của người Việt xưa về tác giả Tam tự kinh ..................................... 53
2.4. Bản Tam tự kinh lưu hành phổ biến ở Việt Nam xưa ....................................... 55
2.5. Tăng bổ nội dung Tam tự kinh ở Việt Nam ........................................................ 75
a. Thêm 2 câu “Nhất thái cực, Nhị âm dương” ...................................................... 75
b. Thêm 24 câu (bản AB.279) ................................................................................. 76
2.6. Thay đổi trật tự nội dung Tam tự kinh ở Việt Nam........................................... 79
a. Thay đổi trật tự “thập nghĩa” ........................................................................... 79
b. Thay đổi trật tự “ngũ kinh” .............................................................................. 79
c. Thay đổi trật tự các tấm gương ham học......................................................... 80
MỤCLỤC

5


Chương 3: Lịch sử chú giải và phiên dịch Tam tự kinh tại Việt Nam ............... 83
3.1. Chú giải Tam tự kinh tại Việt Nam ...................................................................... 83
a. Tiết lược chú giải của Trung Quốc ................................................................... 83
b. Sáng tạo chú giải của Việt Nam........................................................................ 89
3.2. Phiên dịch Tam tự kinh tại Việt Nam .................................................................. 92
a. Dịch ra tiếng Việt (dùng chữ Nôm) ................................................................. 92
b. Dịch ra tiếng Pháp ............................................................................................ 107

c. Dịch ra tiếng Việt (dùng chữ Quốc ngữ) ....................................................... 110
Chương 4: Ảnh hưởng của Tam tự kinh trong thư tịch cổ Việt Nam .............. 113
4.1. Ảnh hưởng về văn thể: lối thơ ba chữ .............................................................. 113
4.2. Ảnh hưởng về nội dung ..................................................................................... 122
a. Nội dung khuyến học....................................................................................... 122
b. Nội dung tri thức .............................................................................................. 125
Chương 5: Tam tự kinh với giáo dục tiểu học ở Việt Nam................................. 133
5.1. Giáo dục tiểu học ở Việt Nam theo các học giả hiện đại ............................... 134
5.2. Ghi chép về giáo dục tiểu học của những “người trong cuộc” .................... 135
5.3. Ghi chép về giáo dục tiểu học của những “người giao thời” ....................... 142
5.4. Độ tuổi đi học và học liệu................................................................................... 149
5.5. Biên soạn tài liệu giảng dạy Tam tự kinh .......................................................... 149
a. Tài liệu chú giải ................................................................................................. 149
b. Tài liệu phiên dịch ............................................................................................ 149
c. Tài liệu văn mẫu ................................................................................................ 150
5.6. Cách thức tiến hành buổi học Tam tự kinh ....................................................... 151
5.7. Hiệu quả giáo dục của Tam tự kinh ................................................................... 152
Kết luận ....................................................................................................................... 157
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 163
Sách dẫn (Index) ........................................................................................................ 175
Phụ lục 1: Phiên âm và đối chiếu 4 dịch phẩm thơ Nôm sách Tam tự kinh ... 181
Phụ lục 2: Nguyên bản Tam tự thư tân vựng (AB.279) ........................................ 235
Phụ lục 3: Nguyên bản Tam tự kinh lục bát diễn âm (R.129) ............................. 264
Phụ lục 4: Nguyên bản Tam tự kinh thích nghĩa (Nhật Bản) ............................. 281
6

MỤCLỤC


LỜI TỰA


Sách Trung dung 中庸 của nhà Nho xưa viết rằng: “Đạo của người
quân tử, ví như đi xa ắt phải từ chỗ gần, ví như lên cao ắt phải từ chỗ thấp”
(君子之道,譬如行遠必自邇,譬如登高必自卑). Đạo của việc học cũng
vậy, muốn vươn lên những bậc cao trên nấc thang tri thức thì ắt phải đi
những bước chập chững vỡ lòng.
Việc nghiên cứu lịch sử giáo dục tiểu học ở Việt Nam hiện nay
thường tập trung vào giai đoạn hiện đại, ít quan tâm đến thời kì truyền
thống gắn với giáo dục khoa cử Nho học và giáo dục ngữ văn Hán Nôm.
Để bổ khuyết vấn đề ấy, chúng ta cần nỗ lực để hịa nhịp với giới học thuật
Đơng Á và thế giới về mặt phương pháp nghiên cứu, sử dụng tài liệu
nguyên cấp (primary source) bằng chữ Hán và chữ Nôm, phối hợp với ghi
chép của những người đã trực tiếp trải qua con đường khoa cử thời xưa,
từ đó tạo dựng một hệ thống tư liệu khả tín nhất phục vụ nghiên cứu. Trên
cơ sở tư liệu đó, chúng ta cần tìm hiểu giáo dục bậc tiểu học truyền thống
ở các góc độ khác nhau, từ ngơn ngữ văn tự đến hệ thống học liệu, chương
trình học, độ tuổi học, q trình học, học phí, trường học, bài thi… Có như
vậy, chúng ta mới có thể hình dung rõ hơn về diện mạo của một nền khoa
cử truyền thống, nhìn thấy đời sống sinh động của hệ thống giáo dục Việt
Nam thời trung đại.
Bằng cách đặt vấn đề như vậy, chuyên khảo này là một nghiên cứu
trường hợp (case study) đối với sách Tam tự kinh 三字經 - một trong những
cuốn sách giáo khoa tiểu học quan trọng bậc nhất trong giáo dục khoa cử
Nho giáo ở Việt Nam xưa nói riêng và ở khu vực Đơng Á nói chung.
Chun khảo này mong muốn thông qua việc đi sâu nghiên cứu một cuốn
sách giáo khoa để cung cấp một góc nhìn chi tiết, cụ thể về lịch sử giáo
dục khoa cử bậc tiểu học, tránh cái nhìn chung chung, phiếm luận.
Nguyên ủy của chuyên khảo bắt đầu từ đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở Giáo dục Hán văn bậc tiểu học tại Việt Nam thời xưa qua trường hợp
LỜITỰA


7


sách Tam tự kinh do tác giả Nguyễn Tuấn Cường thực hiện năm 2015 tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam), với kết quả là một bản thảo dài 50 trang khổ A4, tổng cộng 24.000
chữ. Nội dung của đề tài đó gồm một phần của Chương 2 và Chương 5
trong cuốn chuyên khảo này. Đến năm 2017, chúng tôi được Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) tài trợ thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia nhan đề Nghiên cứu giáo dục
ngôn ngữ và văn tự Hán Nôm bậc tiểu học ở Việt Nam trước năm 1919 qua
nguồn tư liệu Hán Nôm. Trong số sản phẩm của đề tài này có sản phẩm phụ
là một chuyên khảo, chính là cuốn sách mà quý vị đang đọc, được Quỹ
NAFOSTED tài trợ để bổ sung, hoàn thiện bản thảo và xuất bản trên cơ sở
đề tài của Viện Nghiên cứu Hán Nôm kể trên.
Từ đề tài năm 2015 đến chuyên khảo này đã có sự bổ sung và sửa
chữa đáng kể. Số chữ tăng 3,5 lần, số trang tăng khoảng 4 - 5 lần. Từ 2
chương tăng lên 5 chương, trong đó viết mới 3 chương, viết lại và bổ sung
2 chương, bổ sung toàn bộ các Phụ lục. Cơng việc sửa chữa, bổ sung và
hồn thiện chuyên khảo này do hai tác giả Nguyễn Tuấn Cường (PGS.TS,
Viện Nghiên cứu Hán Nôm) và Nguyễn Thị Tú Mai (TS, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội) cùng thực hiện từ năm 2018 và kết thúc vào đầu năm
2020. Trong cuốn sách hẳn cịn sai sót, nhầm lẫn, nhóm tác giả mong nhận
được góp ý của quý vị độc giả, chúng tôi xin cám ơn và sẽ sửa chữa nếu
có dịp tái bản cuốn sách.
Để cuốn sách được ra đời, nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Viện
Nghiên cứu Hán Nơm đã đầu tư kinh phí thực hiện đề tài cấp cơ sở năm
2015 - tiền thân của cuốn sách. Trân trọng cảm ơn Quỹ NAFOSTED đã tạo
điều kiện để chúng tơi bổ sung và hồn thiện chun khảo. Trân trọng

cảm ơn quý vị đồng nghiệp trong nước và quốc tế đã cung cấp tài liệu,
trao đổi khoa học và động viên chúng tơi trong q trình làm việc. Cuối
cùng, cuốn sách này là món quà nhỏ để chúng tơi tri ân Bố, Mẹ, Chị Gái
của mình - những người là hậu phương vững chắc và ln hết mình ủng
hộ chúng tôi theo đuổi con đường học thuật.

Hà Nội, tháng 7 năm 2020
Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Thị Tú Mai
8

LỜITỰA



×