Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giáo án ôn tập giữa kì 1 môn lịch sử và địa lí 7 sách cánh diều (gồm cả giáo án sử và địa)doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.15 KB, 26 trang )

Ngày soạn: 08/10/2022
Ngày dạy:...../....../2022
Tiết 13

ƠN TẬP GIỮA KÌ I
(phần Lịch sử)

I. MỤC TIÊU:
Củng cố kiến thức về:
- Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- Khái qt tiến trình lịch sử Trung Quốc.
- HS tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Nội dung ôn tập.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
Ôn tập nội dung những bài đã học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học
từ tuần 1 đến tuần7
- HS nhớ lại kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học từ tuần 1
đến tuần 7
- Đại diện HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung
- Từ phần trình bày của học sinh, GV nhận xét, bổ sung, giới thiệu nội dung ôn
tập
2. Hoạt động 2: Nội dung ôn tập
- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và làm bài tập. Mỗi nhóm 1 phiếu
học tập
- HS tiếp nhận u cầu, thảo luận nhóm, hồn thành u cầu.


1


- Đại diện HS các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, bổ sung, tổng kết
NHÓM 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong
kiến ở Tây Âu.
Câu 2: Trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị
Tây Âu thời trung đại.
Câu 3: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về
Chúa Giê-su.
NHÓM 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Câu 1: Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng và
nêu ý nghĩa của 2 cuộc phát kiến địa lí đó. Phân tích những tác động của các
cuộc phát kiến địa lí.
Câu 2: Nêu sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ
XV và nêu hệ quả của nó.
NHĨM 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa phục hưng
và nêu ý nghĩa, tác động của phong trào văn hóa phục hưng đối với xã hội Tây
Âu.
Câu 2: Nêu nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào cải cách tơn
giáo.
NHĨM 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.
Câu 1: Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại và sự ra
đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Trình bày tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh,
Thanh.
*DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NHÓM 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội
phong kiến ở Tây Âu.

2


- Thế kỉ V, đế quốc La Mã bị lật đổ, người Giéc-man lập nên các vương quốc
mới của họ.
- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới
sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ.
+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa
phong kiến.
- Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
Câu 2: Trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và
thành thị Tây Âu thời trung đại.
* Sự hình thành và phát triển của lãnh địa Tây Âu thời Trung đại
- Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.
- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm:
+ Đất của lãnh chúa: có những dinh thự, lâu đài, nhà thờ,... có hào sâu, tường
bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.
+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháp đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày
cấy và thu tô thuế.
- Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp,
tự túc:
+ Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo,
giày dép,... đều do nông nô sản xuất.
+ Người ta chỉ mua muối và sắt – hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngồi ra
khơng có sự trao đổi, bn bán với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập:
+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ơng vua, có qn
đội, tịa án, pháp luật riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường
riêng.
+ Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ”
khơng can thiệp vào lãnh địa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng chỉ là một lãnh
chúa lớn.

3


⇒ Lãnh địa phong kiến là cơ sở tồn tại của thời kì phong kiến phân quyền ở
các nước Tây Âu.
* Sự hình thành và phát triển của thành thị
- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong
lãnh địa.
+ Trong thủ cơng nghiệp, q trình chun mơn hóa diễn ra tương đối mạnh
mẽ.
⇒ Một số thợ thủ cơng đã tìm cách thốt khỏi lãnh địa, họ đến ngã ba đường,
bến sơng, nơi có đơng người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa.
Từ đó, các thành thị ra đời.
- Bên cạnh đó, cịn có các thành thị do lãnh chúa lập ra và các thành thị cổ
được phục hồi.
- Sự ra đời của các thành thị đã đưa đến nhiều tác động tích cực đến đời sống
kinh tế - chính trị - văn hóa của các nước Tây Âu thời phong kiến.
Câu 3: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về
Chúa Giê-su.
* Sự ra đời của Thiên Chúa giáo:
- Do chúa Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-su-sa-lem hiện

nay)
- Sự hình thành Thiên chúa giáo là sự kế thừa giáo lý cơ bản và tín đồ của đạo
Do Thái.
* Hiểu biết về chúa Giê-su:
- Chúa Giê-su là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo.
- Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên công
lịch (dương lịch).
- Chúa Giê-su bắt đầu giảng đạo vào khoảng năm 30 tuổi.
NHÓM 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Câu 1: Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng và nêu ý nghĩa của 2 cuộc phát
kiến địa lí đó.

C. Cơ-lơm-bơ

Ph. Ma-gien-lăng
4


Hành trình
phát kiến

+ Tháng 8/1492, trên C. Cơlơm-bơ bắt đầu hành trình của
mình với ba con tàu. Sau hơn
2 tháng lênh đênh trên biển,
ơng và đồn thủy thủ dũng
cảm đã đến được một số đảo
thuộc vùng biển Ca-ri-bê
ngày nay. Ông đinh ninh rằng
mình đã tới được “Đơng Ấn
Độ”, nhưng thức ra đó là

vùng đất mới – châu Mỹ.
+ Tiếp theo, vào các năm
1493, 1498 và 1502, C. Cơlơm-bơ cịn tiến hành 3 cuộc
thám hiểm đến châu Mỹ.

Ý nghĩa

Tác động

nhờ cuộc phát kiến của C.Côlôm-bô mà thương nhân châu
Âu biết đến châu Mỹ và bắt
đầu thúc đẩy quá trình tiếp
xúc văn hóa, trao đổi kinh tế
giữa hai châu lục.

+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gienlăng cùng 270 thủy thủ thực
hiện hành trình đi về phía tây
để tìm đường sang châu Á.
+ Đồn tàu của ơng đi vịng
qua điểm cực nam châu Mĩ,
tiến vào đại dương mà ơng
gọi là Thái Bình Dương.
+ Đến quần đảo Phi-líp-pin,
trong một trận giao tranh với
thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị
sát hại. Các thủy thủ trong
đoàn tiếp tục lên đường trở về
Tây Ban Nha vào tháng
6/1522.
+ Phát hiện ra eo biển cực

Nam châu Mỹ (sau này được
gọi là eo Ma-gien-lăng) và
Thái Bình Dương.
+ Chứng minh trên thực tế
Trái Đất hình cầu.

- Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị
trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đơng – Tây.
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu
biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới.
+ Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền
đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- Tác động tiêu cực: làm nảy sinh nạn bn bán nơ lệ da đen
và q trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…
5


Câu 2: Nêu sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến
thế kỉ XV và nêu hệ quả của nó.
* Chuyển biến về kinh tế - xã hội:
- Kinh tế:
+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài
ngun ở thuộc địa và bn bán nơ lệ.
+ Xuất hiện nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn, thuê mướn nhiều nhân công.
+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn đã ra đời.
- Xã hội:
+ Giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh thánh của Thiên Chúa giáo làm
cơ sở tư tưởng chính thống. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng
ngăn cản sự phát triển của văn hóa, khoa học.

+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội
tương xứng.
* Hệ quả:
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển.
- Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tướng lỗi thời của giia cấp phong kiến
cùng Giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.
NHÓM 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa phục
hưng và nêu ý nghĩa, tác động của phong trào văn hóa phục hưng đối với
xã hội Tây Âu.
* Những thành tựu tiêu biểu của Phong trào Văn hóa Phục hưng.
- Văn học có những tác phẩm kịch, tiểu thuyết, như:
+ Thần khúc của Đan-tê.
+ Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.
+ Đơn-ki-hơ-tê của Xéc-van-téc.
+ Quyển thơ tình thứ nhất, Quyển thơ tình thứ hai của Pi-e Giơn-sát…
- Nghệ thuật đạt được những thành tựu lớn về hội họa, kiến trúc, điêu khắc,
tiêu biểu với các tác phẩm như:
6


+ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn cuối cùng của Lê-ô-na-đơ-vanh-xi.
+ Sự sáng tạo của A-đam, Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ…
- Khoa học - kĩ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, tốn học, thiên văn học với
những đóng góp của các nhà khoa học như: Cơ-péc-ních; Bru-nơ; Ga-li-lê…
* Ý nghĩa phong trào Văn hoá Phục Hưng
+ Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến.
+ Đề cao vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân.
+ Xây dựng thế giới quan tiến bộ.
* Tác động

+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai
cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
+ Thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống chế độ phong kiến.
+ Là cuộc cách mạng về tư tưởng, mở đường cho sự phát triển của văn hóa
châu Âu cũng như văn hóa nhân loại.
Câu 2: Nêu nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào cải cách tôn
giáo.
* Nguyên nhân bùng nổ phong trào cải cách tơn giáo.
+ Thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ
phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
+ Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng
cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.
+ Sự tồn tại của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã cản trở sự phát triển của giai cấp
tư sản đang lên.
⇒ Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí của Giáo
hội Thiên Chúa giáo.
* Nội dung:
- Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ
nhận sự thống trị của Giáo hội.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
7


- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
* Tác động:
- Khởi nguồn từ nước Đức, sau đó cuộc Cải cách tôn giáo lan rộng khắp các
nước Tây Âu (Đức, Thụy Sĩ, Bỏ, Hà Lan, Pháp…).
- Khiến Thiên Chúa giáo bị phân chia thành 2 phái là: cựu giáo (Thiên Chúa
giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).

- Làm bùng lên cuộc đấu tranh của nông dân Đức.
NHÓM 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.
Câu 1: Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại và sự
ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
* Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại
- Kinh tế:
+ Kinh tế Tây Âu phát triển nhanh.
+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên,
nhân công của các nước thuộc địa.
+ Ở trong nước, tầng lớp q tộc cịn tước đoạt ruộng đất của nơng dân biến
thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ cơng nhân làm
th.
⇒ Đến đầu thế kỉ XVI, phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
- Xã hội: hình thành các giai cấp mới là: tư sản và vô sản.
+ Giai cấp tư sản nắm trong tay tư liệu sản xuất, giàu có.
+ Giai cấp vơ sản khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm
sống, và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.
* Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất
hiện của hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản:
+ Lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng… nhờ việc cướp đoạt ruộng
đất, tài nguyên, của cải và buôn bán nô lệ… đã trở nên giàu có, trở thành giai
cấp tư sản.
+ Lực lượng nơng dân, thợ thủ công bị mất ruộng đất, mất tư liệu sản xuất và
những nô lệ bị bắt, bị bán đi…. Đã trở thành giai cấp vô sản.
8


- Mối quan hệ chủ yếu giữa 2 giai cấp là: giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vơ
sản.

Câu 2: Trình bày tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh,
Thanh.

Vương
triều
Vương
triều
Đường

Vương
triều
Minh Thanh

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

- Nhà nước thực hiện: - Hình thành các
+ Giảm tơ thuế, bớt xưởng sản xuất được
tổ chức có quy mơ
sưu dịch.
lớn.
+ Chia ruộng đất theo
- Nhiều sản phẩm nổi
chế độ quân điền.
tiếng như: gốm sứ, tơ
- Nhân dân áp dụng kĩ
lụa, giấy, đồ đồng…

thuật canh tác mới
vào sản xuất.

- Hình thành “con
đường tơ lụa” trên
đất liền và trên
biển.

- Phát triển đa dạng, - Xuất hiện các xưởng
quy mô được mở thủ cơng lớn, được
rộng.
chun mơn hóa, dử
- Nhiều cây trồng mới dụng nhiều nhân
công.
được du nhập.

- Phát triển, mở
rộng buôn bán với
nhiều nước.

- Hình thành nhiều
đơ thị lớn, tiêu biểu
là Trường An…

- Nhiều thành thị
phồn thịnh.

3. Hoạt động 3: Vận dụng.
? Hãy tìm hiểu về một vị vua sáng lập triều đại Trung Quốc trong giai đoạn
thế kỉ VII - XIX và giới thiệu với các bạn cùng lớp.

- HS xác định yêu cầu, vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi
- Gv yêu cầu học sinh về nhà làm, nộp bài vào tiết sau
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập nội dung bài học để kiểm tra GHK I
- Chuẩn bị: Giấy kiểm tra, bút, thước.

9


ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
10


Củng cố kiến thức về:
- Châu Âu
- Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự định hướng, tự học, tự hoàn thiện kiến thức
môn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực đặc thù môn học:
Năng lực nhận thức khoa học địa lí và năng lực tìm hiểu địa lí: Giải thích các
hiện tượng địa lí.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:

- Nội dung ôn tập.
- Lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Âu.Lược đồ tự nhiên châu Á
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
Ôn tập nội dung những bài đã học
III. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về: Châu Âu. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên
châu Á.
b) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học
từ tuần 1 đến tuần 7
- HS nhớ lại kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học từ tuần 1
đến tuần 7
11


- Đại diện HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung
- Từ phần trình bày của học sinh, GV nhận xét, bổ sung, giới thiệu nội dung ôn
tập
2. Hoạt động 2: Nội dung ôn tập
a. Mục tiêu:
Học sinh hiểu và trình bày được:Nơng nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự
nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và làm bài tập. Mỗi nhóm 1 phiếu
học tập
- HS tiếp nhận yêu cầu, thảo luận nhóm, hồn thành u cầu.
- Đại diện HS các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV: nhận xét, bổ sung, tổng kết
NHÓM 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Âu
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên Châu Âu?
NHÓM 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Trình bày đặc điểm: Cơ cấu dân cư, di cư, đơ thị hóa ở châu Âu.
Câu 2: Trình bày vấn đề bảo vệ mơi trường nước, mơi trường khơng khí.
NHĨM 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Trình bày vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu
Câu 2: Hãy cho biết những biểu hiện chứng tỏ EU là một trong 4 trung tâm
kinh tế lớn trên thế giới
NHÓM 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Trình bày đăch điểm vị trí địa lí, hình dạng vfa kích thước của châu Á
Câu 2: Trình bày đăch điểm tự nhiên châu Á
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức đã học
12


b, Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Vận dụng kiến thức đãhọc, thảo luận nhóm, làm bài tập trắc
nghiệm, 4 nhóm, mỗi nhóm làm 12 câu
- HS xác định yêu cầu, thảo luận nhóm, lựa chọn câu trả lời đúng
- Đại diệnHS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Trắc nghiệm
Bài 1: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Âu
* Nhận biết
Câu 1: Lãnh thổ châu Âu kéo dài

A. Từ khoảng 36°B đến 71°B.

B. Từ khoảng 36°N đến 71°N.

C. Từ khoảng 36'20B đến 34°51'B.
đạo.

D. Từ vòng cực Bắc đến xích

Câu 2: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng
A. 10 triệu km 2.

B. 11 triệu km 2.

C. 11,5 triệu km 2.

D. 12 triệu km 2.

Câu 3: Châu Âu được ngăn cách với châu Á bởi đãy núi
A. Cac-pat.

B. U-ran.

C. An-pơ.

D. Hi-ma-lay-a.

Câu 4: Khu vực địa hình nào chiếm diện tích chủ yếu ở châu Âu?
A. Đồng bằng


B. Miền núi

C. Núi già

D. Núi trẻ

Câu 5: Khí hậu châu Âu phân hóa thành bao nhiêu đới?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là
A. Cực và cận cực.

B. Ôn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Câu 6: Sông dài nhất châu Âu là
A. Von-ga.

B. Đa-nuýp.

C. Rai-nơ.


D. En-bơ (Elbe).

* Thông hiểu
Câu 7: Tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và
nhiệt độ càng tăng?
13


A. Do càng đi sâu vào trong nội địa càng xa biển
B. Do ảnh hưởng của dịng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ơn đới
càng giảm, lượng mưa càng giảm đi và nhiệt độ càng tăng cao.
C. Cả hai đáp án trên đều sai
D. Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng Châu Âu?
A. Châu Âu Có diện tích nhỏ thứ ba thế giới.
B. Châu Âu có diện tích lớn thứ hai thế giới.
C. Châu Âu Có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.
D. Châu Âu có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Nam Cực.
Câu 9: Giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều
hơn ở phía Đơng?
A. Ảnh hưởng của dịng biển nóng.
B. Ảnh hưởng của dịng biển lạnh.
C. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió.
D. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực.
Câu 10: Các khu vực có khí hậu ơn đới hải dương là
A. Trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
B. Các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
C. Ra phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. Ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.

Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
* Nhận biết
Câu 11: Năm 2019, số dân châu Âu ( bao gồm số dân của Liên bang Nga thuộc
phần châu Á) là:
A. 747,1 triệu người.

B. 748,6 triệu người.

C. 749,6 triệu người.

D. 750,6 triệu người.

Câu 12: Một trong những biểu hiện cơ cấu dân số già của châu Âu là
14


A. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 cao.
tăng.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 cao và

C. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 tăng nhanh.
mạnh.

D. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 giảm

Câu 13: Già hoá dân số đang làm cho châu Âu
A. Thiếu hụt lực lượng lao động.
việc làm.


B. Khó khăn trong việc giải quyết

C. Dư thừa nhiều lực lượng lao động.
sống.

D. Khó nâng cao chất lượng cuộc

Câu 14: Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ nhập học các cấp trong tổng số dân là
A. Dưới 73%.
83 %.

B. Trên 93 %.

C. Dưới 63 %.

D. Trên

Câu 15: Từ giữa thể kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số người di cư quốc tế
A. Lớn thứ hai thể giới.

B. Lớn nhất thế giới.

C. Lớn thứ tư thế giới.

D. Lớn thứ ba thế giới.

Câu 16: Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là
A. Na Uy, Thuy Điển, Phần Lan.

B. Anh, Pháp, Đức.


C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan.

D. Phần Lan, Thuy Sỹ, l-ta-li-a.

Câu 17: Năm 2020, các đô thị nào trong các đô thị dưới đây ở châu Âu có số
dân từ10 triệu người trở lên?
A. Xanh Pê-téc-bua, Ma-đirít.
B. Mát-xcơ-va, Pa-ri.
C. Bác-lin, Viên.
D. Rơ-ma, A-ten.
* Thơng hiểu:
Câu 18: Ý nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu?
A. Tỉ số giới nam nhiều hơn giới nữ.
B. Cơ cầu giới tính cân bằng giữa nam và nữ
C. Tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam.
D. Chênh lệch rất lớn trong cơ cầu giới tính.
15


Câu 19: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đơ thị hố ở châu Âu?
A. Đơ thị hố diễn ra sớm.
B. Mức độ đơ thị hố cao.
C. Đơ thị hố đang mở rộng
D. Đơ thị hố khơng gắn với cơng nghệp hố.
Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng
và bảo vệ thiên nhiên
* Nhận biết:
Câu 20: Để bảo vệ nguồn nước, giải pháp nào sau đây ở châu Âu đảm bảo
được tính bền vững nhất?

A. Kiểm sốt nguồn nước thải.
thải.

B. Đầu tư cơng nghệ xử lí nước

C. Nâng cao nhận thức của người dân.

D. Quản lí chất thải nhựa.

Câu 21: Để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch, các quốc
gia
châu Âu đã áp đụng biện pháp nào sau đây?
A. Phát triển năng lượng tái tạo.

B. Phát triển nhà máy nhiệt điện.

C. Dỡ bỏ các nhà máy nhiệt điện.
điện.

D. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ

Câu 22: Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu
A. Đa dạng sinh học rừng và biển
mặn

B. Đa dạng sinh học rừng ngập

C. Đa dạng sinh học sinh vật
biển


D. Đa dạng sinh học sinh vật và

Câu 23: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là
A. Kiểm sốt đầu ra của các nguồn rác thải.
B. Đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
C. Tầng cường tái chế và tái sử đụng chất thải.
D. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra mới
trường.
16


Câu 24: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
B. Đầu tư cơng nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
C. Kiểm sốt đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất
nông nghiệp.
D. Sử dụng nhiều nhiên liệu hố thạch trong sản xuất cơng nghiệp.
* Thơng hiểu:
Câu 25: Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO, vào khí quyển,
vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
B. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải
ra mơi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.
C. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những
biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là
những ngun nhân chính gây ơ nhiễm khơng khí ở châu Âu.
Bài 4:Khái quát về liên minh châu Âu
* Nhận biết:
Câu 26: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 25.

B. 26.

C. 27.

D. 28.

Câu 27: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là
A. Khối thị trường chung châu Âu.
B. Cộng đồng châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.

Câu 28: Năm 2020, GDP của Liên minh châu Âu đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.
17

D. Thứ tư


* Thông hiểu:
Câu 29: Câu nào không đúng trong các câu sau ?
A. EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rơ).
B. EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.
C. EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.

D. Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.
Câu 30: Sự biểu hiện toàn diện của Liên Minh Châu Âu ở chỗ
A. Có biên giới chung

B. Có cùng quốc tịch

C. Đồng tiền chung

D. Tất cả các ý trên.
Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và
đặc điểm tự nhiên châu Á

* Nhận biết:
Câu 31: So với các châu lục khác trên thể giới, châu Á có diện tích
A. Lớn thứ hai.

B. Lớn nhất.

C. Lớn thứ ba.

D. Nhỏ nhất.

Câu 32: Lãnh thổ châu Á trải dài từ
A. Vòng cực Bắc đến vòng cực Nam.
B. Chỉ tuyến Bắc đến vòng cực Nam.
C. Vùng cực Bắc đến khoảng 10°N.
D. Vòng cực Bắc đến chí tuyên Nam.
Câu 33: Châu Á tiếp giáp với
A. Ba đại dương và ba châu lục.


B. Ba đại dương và hai châu lục.

C. Hai đại dương và ba châu lục.

D. Bốn đại dương và ba châu lục.

Câu 34: Phần đất liền của châu Á nằm
A. Hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hồn tồn ở bán cầu Đơng.
B. Gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đơng.
C. Hồn tồn ở bán cầu Bắc, gần hồn tồn ở bán cầu Đơng.
D. Gần hồn tồn ở bán cầu Bắc, gần hồn tồn ở bán cầu Đơng.
Câu 35: Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?
18


A. Châu Âu và châu Phi.
B. Châu Đại Dương và châu Phi.
C. Châu Âu và châu Mỹ.
D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.
Câu 36: Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là
A. Bắc Á, Nam Á, Tây Ả.
B. Đông Á, Đông Nam Ả, Nam Ả, Trung Á.
C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.
Câu 37: Châu Á có các đới khí hậu
A. Cực và cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
B. Cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
C. Cực và cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
D. Cực và cận cực, ơn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo.
Câu 38: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa
D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương
Câu 39: Mạng lưới sơng ngịi kém phát triển ở khu vực nào của châu Á?
A. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
B. Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á
C. Khu vực Bắc Á
D. Khu vực Bắc Á và Đông Nam Á
Câu 40: Thực vật điển hình của đới nóng ở châu Á là
A. Rừng lá rộng. B. Rừng lá kim. C. Hoang mạc.D. Rừng nhiệt đới.
Câu 41: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á
A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn
19

D. Cap-ca


Câu 42: Hồ nào sau đây không thuộc châu Á?
A. Hồ Vich-to-ri-a.
can.

B. Hồ Ban-khát.

C. Hồ A-ran.


D. Hồ Bai-

* Thông hiểu:
Câu 43: Nhận định nào sau đây không đúng Châu Á
A. Châu Á có nguồn khống sản rất phong phú và trữ lượng lớn.
B. Khống sản có vai trị quan trọng với nhiều quốc gia ở châu Á.
C. Một số khoáng sản ở châu Á có trữ lượng bậc nhất thế giới.
D. Hoạt động khai thác khoáng sản ở châu Á hiện đại và gắn với bảo vệ môi
trường.
Câu 44: Nhận định nào sau đây khơng đúng Châu Á có hệ thống sơng lớn
A. Châu Á có hệ thống sơng lớn bậc nhất thế giới.
B. Sơng ngịi châu Á phân bố không đều.
C. Ở Tây Nam Á và Trung Á, sông có lượng nước lớn.
D. Ở Đơng Á, Đơng Nam Á và Nam Á, sơng có lượng nước lớn.
Câu 45: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?
A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
B. Do lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến
C. Do ảnh hưởng của các dãy núi
D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn
Câu 46: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?
A. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu
B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng xích đạo
C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Giúp HS khắc sâu kiến thức bài học.
b) Tổ chức thực hiện:
20



- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, làm bài tập
* Vận dụng:
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1 dưới đây, hãy cho biết Châu Âu tiếp
giáp với châu lục nào?

A. Châu Á

B. Châu Phi

C. Châu Đại Dương

D. Châu Mỹ

* Vận dụng cao:
Câu 2: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây. Cho biết Ơ-đét-xa
(U-crai-na) thuộc kiểu khí hậu nào, giải thích vì sao?

A. Thuộc kiểu khí hậu ơn đới lục địa, mưa ít, nhiệt độ thay đổi nhiều.
B. Thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải do nhiệt độ khá cao, mưa vào thu
đông, mùa hạ khô.
C. Thuộc kiểu khí hậu ơn đới hải dương do lượng mưa lớn.
D. Thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải, mưa ít.
* Vận dụng:
21


Câu 3: Dựa vào hình 2.1 và thơng tin trong bài, hãy nhận xét sự thay đổi quy
mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020.


A. Tăng qua các năm

B. Giảm qua các năm

C. Không thay đổi

D. Đáp án khác

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu dưới đây và thơng tin trong bài, hãy cho biết Châu
Âu có cơ cấu dân số như thế nào?

A. Trẻ

B. Già

C. Trung bình

D. Đáp án khác

* Vận dụng:
Câu 5:Quan sát hình dưới đây và nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ơ
nhiễm khơng khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Chọn đáp án đúng

22


A. Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 tăng so với
năm 2005.
B. Tỉ lệ một số chất gây ơ nhiễm khơng khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều
so với năm 2005.

C. Chất NO2 chiếm tỉ lệ % cao nhất so với các chất khí cịn lại.
D. Chất NH3 chiếm tỉ lệ % thấp nhất so với các chất khi còn lại.
* Vận dụng cao
Câu 6: Biện pháp giúp giảm thiểu lượng phát thải chất gây ơ nhiễm khơng khí
ở châu Âu là
A. Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… trong sản xuất điện
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp
C. Xây dựng các khu phát thải ở các thành phố lớn
D. Sử dụng các phương tiện giao thơng có sử dụng các ngun liệu từ xăng dầu
* Vận dụng:
Câu 7:Xem bảng số liệu 4.2 dưới đây và cho biết tỉ trọng trị giá xuất khẩu,
nhập khẩu của EU và ba trung tâm kinh tế khác so với trị giá xuất khẩu, nhập
khẩu của thể giới năm 2019

23


A. Năm 2019, EU có tỉ trọng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu cao.
B. Tỉ trọng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của EU cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Nhật Bản.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
* Vận dụng cao:
Câu 8:Việc đưa đồng tiền chung châu Âu vào lưu thơng khơng có tác dụng
nào?
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung
B. Tăng thêm rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
C. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU
D. Đơn giản hóa cơng tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia
* Vận dụng:

Câu 9: Tài nguyên khoáng sản phong phú mang đến những thuận lợi gì cho sự
phát triển kinh tế châu Á?
A. Cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản
B. Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô
tô, luyện kim,...
C. Tốn kém khai thác, ảnh hưởng xấu môi trường
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10: Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và
sản xuất là
A. Chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đối khí hậu.
24


B. Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.
C. Có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.
D. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
* Vận dụng cao:
Câu 11: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào dưới đây?
A. Ôn đới lục địa

B. Ôn đới hải dương

C. Nhiệt đới gió mùa

D. Nhiệt đới khơ

Câu 12: Ngun nhân nào sau đây khiến châu Á chịu ảnh hưởng của nhiều
thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần?
A. Nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo.
B. Nằm trên ‘vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.

C. Biến đổi khí hậu.
D. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- GV đọc nội dung để HS xác định yêu cầu, vận dụng kiến thức đã học trả lời
câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập, báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức:
- GV: Yêu cầu HS về nhà
- Ôn tập nội dung bài học để kiểm tra GHK I
- Chuẩn bị: Giấy kiểm tra, bút, thước

25


×