Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THẢO LUẬN MÔN LUẬT HÌNH SỰ (Phần chung) – BUỔI 7 CỤM 4: HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.71 KB, 6 trang )

THẢO LUẬN MƠN LUẬT HÌNH SỰ (Phần chung) – BUỔI 7
CỤM 4: HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
 NHĨM: HLM GROUP – LỚP TM42A2 
I. THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Thị Bích Hồng - 1753801011066
2. Nguyễn Mai Lan Hương - 1753801011069
3. Huỳnh Ngọc Loan - 1753801011106
4. Lê Thị Bích Loan - 1753801011107
5. Nguyễn Thị Thu Mai - 1753801011113
6. Nguyễn Văn Minh - 1753801011115
7. Nguyễn Thị Mỹ Mỹ - 1753801011121 (Nhóm trưởng)
II. NỘI DUNG BÀI LÀM
1. Nhận định
Nhận định 3: Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành
xong hình phạt.
Nhận định: Sai
TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm
tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác
động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tịa án áp dụng theo một
trình tự tố tụng nhất định.
TNHS phát sinh khi một tội phạm được thực hiện. TNHS được thực hiện kể từ
khi bản án kết tội có hiệu lực và được đưa ra thi hành. TNHS là loại trách nhiệm
nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm pháp lý. Hình phạt, biện pháp tư pháp và
án tích vừa là nội dung của TNHS, vừa là hình thức thực hiện TNHS. TNHS chấm
dứt khi khơng cịn những tác động pháp lý về hình sự bất lợi đối với người phạm tội.
Trong thực tiễn, TNHS chấm dứt khi người phạm tội được miễn TNHS hoặc được xóa
án tích.
Như vậy, TNHS chấm dứt khi phải thực hiện xong ba hình thức của TNHS.
Nhận định 7: Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại khoản 1 Điều 207
Bộ luật Hình sự thì có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm cơng
nhất định.


Nhận định: Sai
Vì cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được
áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm
cơng việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
1


Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù
hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo khơng giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo
Đây là hình phạt bổ sung, được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án tiếp
tục đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc cơng việc nhất định nào đó sau
khi chấp hành hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu là hình phạt
chính khác thì họ có thể lại có điểu kiện phạm tội mới.
Tính chất nghiêm khắc của hình phạt này là tước bỏ khả năng hành nghề hoặc
làm công việc nhất định của người bị kết án. Tuy nhiên đối với tội mua bán tiền giả thì
việc mua bán tiền giả khơng được xem là một nghề nghiệp hay công việc hợp pháp
nên không thể áp dụng hình phạt này.
Mặt khác hình phạt bổ sung này được quy định tại các tội phạm cụ thể mà người
phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp hoặc công việc
nhất định để phạm tội hoặc do thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ, vi phạm
quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích
hợp pháp của tập thể hoặc của cơng dân thì mới được áp dụng hình phạt này vì theo
nguyên tắc trong điều luật cụ thể khơng quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm
mà bị cáo phạm phải thì khơng được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Và trong
trường hợp này thì hình phat bổ sung được áp dụng đối với tội mua bán tiền giả là
phạt tiền hoặc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản chứ khơng phải là cấm hành
nghề hoặc công việc nhất định.
Cơ sở pháp lý: Điều 41 BLHS .
Nhận định 11: Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình

phạt chính.
Nhận định: Sai
Theo Điều 43 BLHS 2015 quy định
“Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải
tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm sốt, giáo dục của chính quyền và nhân
dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi
nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này
và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia,
người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy
định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình
phạt tù”.
Bởi vậy hình phạt quản chế chỉ được tuyên kèm với những tội danh mà nó được
đi kèm như người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy
hiểm,...chứ không phải được tuyên kèm với tất cả các hình phạt chính như tù chung
thân, tội tử hình.

2


Nhận định 13: Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình
phạt.
Nhận định: Đúng
Biện pháp tư pháp là biện pháp chỉ quy định trong khoa học luật hình sự. Biện
pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do
tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ hình
phạt.
Việc sử dụng đúng biện pháp tư pháp thể hiện đúng phương châm trong việc
thực hiện chính sách hình sự là sử dụng tối đa, đồng bộ các biện pháp để tác động để

tác động đến việc giáo dục người phạm tội, đấu tranh phòng chống tội phạm.
Biện pháp tư pháp có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt như các biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trại giáo dưỡng được áp dụng với người
thành niên phạm tội cũng nhằm mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội
Nhận định 16: Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chun nghiệp.
Nhận định: Sai.
Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi
phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau mà
chưa bị đưa ra xét xử.
Nhưng phạm tội có tính chun nghiệp là một trong những quy định về tình tiết
tăng nặng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên
về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc chưa được xố án tích. Đồng thời, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm
nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS
2. Bài tập
Bài tập 5:
Câu 1: Dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự Tịa án phải áp dụng biện pháp
nào để xử lý 2 kg heroine?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 47 BLHS 2015, Tòa án phải sử dụng biện pháp tịch
thu đối với 2kg heroine, vì heroine thuộc đối tượng cấm tàng trữ.
Câu 2: Dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự Tịa án phải áp dụng biện pháp
nào liên quan đến tài sản của H
- Chiếc xe BMW: áp dụng biện pháp tịch thu theo điểm a khoản 1 Điều 47
BLHS 2015. Vì đây là phương tiện mà H dùng vào việc phạm tội.
- Căn nhà mà H nhận thừa kế từ cha: vẫn thuộc quyền sở hữu của H. Vì khơng
có chứng cứ cho thấy tài sản này liên quan đến việc phạm tội của H. Đồng thời, căn
nhà cũng không thuộc các trường hợp bị tịch thu được liệt tại Điều 47 BLHS 2015.


3


- Nhà hàng do H đầu tư: áp dụng biện pháp tịch thu theo điểm b khoản 1 Điều 47
BLHS 2015. Vì đây được xác minh là tài sản có được từ việc phạm tội của H.
Bài tập 9:
Câu 1: A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS
Nếu A bị xử phạt theo khoản 1 Điều 171 BLHS thì khung hình phạt tù là từ 01
năm đến 05 năm và có mức cao nhất của khung hình phạt là 05 năm – chiếu theo điểm
b khoản 1 Điều 9 đây là loại tội phạm nghiêm trọng.
Theo đề, áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS tức là dưới hình phạt tù có thời
hạn là 4 hình phạt chính nhưng thỏa mãn theo tình huống thì có 2 hình phạt chính là
phạt tiền và cải tạo không giam giữ theo khoản 1 Điều 32 BLHS.
Và mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng với A là phạt tiền với mức phạt 1
triệu đồng theo khoản 3 Điều 35 BLHS.
Câu 2: A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS
Nếu A bị xử phạt theo khoản 2 Điều 171 BLHS thì khung hình phạt tù là từ 03
năm đến 10 năm và có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm – chiếu theo điểm
c khoản 1 Điều 9 đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Theo đề, áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS tức là dưới hình phạt tù có thời
hạn là 4 hình phạt chính nhưng thỏa mãn theo tình huống thì khơng có hình phạt nào
vì khơng đám ứng được u cầu của từng hình phạt đối với người phạm tội theo Điều
32.1 BLHS.
Câu 3: A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS
Nếu A bị xử phạt theo khoản 4 Điều 171 BLHS thì khung hình phạt tù là từ 12
năm đến 20 năm hoặc tù chung thân và có mức cao nhất của khung hình phạt là chung
thân – chiếu theo điểm d khoản 1 Điều 9 đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đề, áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của

khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS tức là dưới hình phạt tù có thời
hạn là 4 hình phạt chính nhưng thỏa mãn theo tình huống thì khơng có hình phạt nào
vì khơng đám ứng được u cầu của từng hình phạt đối với người phạm tội theo
khoản 1 Điều 32 BLHS.
Bài tập 11: Hãy cho biết A có tái phạm khơng? Tại sao? Nếu:
Theo quy định tại Điều 53 BLHS, tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa
được xóa án tích, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
A bị kết án 01 năm tù và hưởng án treo, thời gian thử thách 02 năm.
Xóa án tích: tại Điều 70 BLHS quy định về đương nhiên xóa án tích. A bị phạt tù
nhưng được hưởng án treo nên từ khi hết thời gian thử thách, trong thời hạn 01 năm A
không phạm tội mới sẽ được xóa án tích.
4


Câu 1: Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128
BLHS.
A khơng tái phạm. Vì:
Xét trong tình huống:
+ A đã bị kết án;
+ A đã chấp hành xong thời gian thử thách nhưng trong thời hạn 01 năm A có
hành vi phạm tội mới nên chưa được xóa án tích.
+ A phạm tội mới theo khoản 1 Điều 128 BLHS, vô ý làm chết người với mức
cao nhất của khung hình phạt là 5 năm. Theo điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS, đây là tội
phạm nghiêm trọng.
Hai điều kiện đầu là đã bị kết án và chưa được xóa án tích thỏa mãn. Nhưng điều
kiện ba thì chưa thỏa vì khi tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do vơ ý thì loại tội
phạm phải là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Vậy nên, A không tái phạm.
Câu 2: Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128

BLHS.
A tái phạm. Vì:
Tương tự, trong tình huống này, A đã bị kết án, A chưa được xóa án tích, A thực
hiện hành vi phạm tội mới do vô ý và loại tội phạm là rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều
128 BLHS quy định về tội vô ý làm chết từ 02 người trở lên, mức cao nhất của khung
hình phạt là 10 năm – chiếu theo điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS là loại tội phạm rất
nghiêm trọng.)
Bài tập 12:
Câu 1: Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ
pháp lý.
Thời điểm A thực hiện hành vi cướp tài sản A 17 tuổi phạm tội theo khoản 1
Điều 168 có mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Mức cao nhất của khung hình phạt là
10 năm nên mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A khơng q ¾ mức phạt tù
mà điều luật quy định sẽ là 7 năm 6 tháng.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 101 BLHS
Câu 2: Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm
nào nếu A bị tuyên phạt bốn năm tù.
Trường hợp của A cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 thuộc tội phạm rất nghiêm
trọng. Việc A cướp tài sản xác định là hành vi phạm tội cố ý nên việc xóa án tích thuộc
khoản 2 Điều 107 BLHS. Nếu từ khi A chấp hành xong hình phạt chính (Tịa phạt 4
năm tù), A khơng thực hiện hành vi phạm tội mới thì thời hạn xóa án tích là 1năm và
tính từ thời điểm A chấp hành xong hình phạt chính.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 107 BLHS
5


Câu 3: Tịa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được
khơng? Tại sao?
Tịa án không thể áp dụng khoản 6 điều 168 BLHS đối với A được. Vì:
Thứ nhất, A đã chịu hình chính là hình phạt tù có thời hạn;

Thứ hai, hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người dưới 18 tuổi (khoản 2
Điều 98 BLHS). Một tội phạm không thể có hai hình phạt chính;
Thứ ba, tù có thời hạn là hình phạt chính nên phạt tiền có thể là hình phạt bổ
sung, nhưng A là người dưới 18 tuổi, nên khơng thể áp dụng hình phạt bổ sung (khoản
6 Điều 91 BLHS).
Câu 4: A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi
đang chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây
thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS.
Theo quy định tại Điều 53 BLHS:
Trường hợp bị xem là
Trường hợp bị xem là tái phạm nghiêm trọng:
tái phạm:
+ Đã bị kết án
+ Đã bị kết án về tội phạm
+ Đã bị kết án
rất nghiêm trọng, tội phạm
+ Chưa được xóa án tích
đặc biệt nghiêm trọng
+ Chưa được xóa án tích
+ Tiếp tục thực hiện hành
+ Chưa được xóa án tích
+ Thực hiện hành vi phạm vi phạm tội do cố ý
tội do cố ý hoặc thực hiện
+ Tiếp tục thực hiện hành
hành vi phạm tội về tội
vi phạm tội về tội phạm rất
phạm rất nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng, tội phạm
phạm đặc biệt nghiêm
đặc biệt nghiêm trọng

trọng do vơ ý.
Xét tình huống:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm, mức cao nhất của khung hình phạt
theo khoản 5 điều 134 là tù chung thân nên thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo
điểm d khoản 1 Điều 9.
A đang chấp hành hình phạt tù đối với tội phạm rất nghiêm trọng mà cố ý gây
thương tích cho người khác theo khoản 5 Điều 134 thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
Vậy nên, A bị xem là tái phạm nguy hiểm.

6



×