Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ DÂN SỰ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.86 KB, 14 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
VẤN ĐỀ 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng
Câu 1: Theo Tòa án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho bên mua về lơ
đất chuyển nhượng khơng?
Trả lời:
Theo Tịa án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho bên mua về lơ đất chuyển
nhượng.
Tịa án đã lập luận rằng: “Vợ chồng ông Thành là người cho rằng là chủ quyền sử
dụng đất nói trên buộc phải biết và đương nhiên phải biết tồn bộ diện tích đất mua bán
với vợ chồng ông Linh là thuộc đât nông nghiệp cấp theo nghị định số 64 và đã được
thông báo nằm trong quy hoạch giải tỏa”1. Nhưng vợ chồng ông Thành đã không cung
cấp thông tin quan trọng trên cho vợ chồng ông Linh biết dẫn đến vợ chồng ông Linh đã
giao kết hợp đồng trên.
Câu 2: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, Bộ luật Dân sự năm 2015 có buộc
bên bán phải cung cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng khơng? Vì sao?
Trả lời:
Đối với hồn cảnh trong vụ án, khoản 1 Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015 tuy
khơng ghi rõ ràng bên bán phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên mua, nhưng
chúng ta cũng ngầm hiểu rằng bên bán phải cung cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng
cho bên mua. Nhưng Điều 443 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có ghi rõ ràng buộc bên bán
phải cung cấp thông tin cho bên mua.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 387: Thông tin trong giao kết hợp đồng: “1. Trường
hợp một bên có thơng tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia
thì phải thơng báo cho bên kia biết”.
Điều 443: Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng: “Bên bán có
nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách
sử dụng tài sản đó; nếu bên bán khơng thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền u
cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện
làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy
bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.


1

Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 về việc “tranh chấp đặt cọc”.

3


Việc quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin là rất quan trọng vì nó vừa giúp cho
các bên sáng suốt hơn trong quá trình giao kết vừa bảo đảm tính minh bạch trong hợp
đồng. Tuy nhiên cho đến khi có Bộ luật Dân sự năm 2015, văn bản rất còn dè dặt khi đề
cấp đến vấn đề này2. Chỉ trong một số trường hợp nhất định, văn bản pháp luật mới buộc
một bên phải cung cấp thông tin cho bên kia những thông tin cần thiết. Sự thờ ơ này có lẽ
là do các nhà lập pháp muốn các bên tự chịu trách nhiệm về công việc hành vi của mình:
quyền tự do hợp đồng bao gồm tự chịu trách nhiệm về cơng việc của mình. Trước sự dè
dặt này, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có sự thay đổi: các nhà lập pháp đã ghi nhận chính
thức nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong giao kết hợp đồng.
Câu 3: Việc Tòa án đã theo hướng giao dịch dân sự vơ hiệu do nhầm lẫn có
thuyết phục khơng? Vì sao?
Trả lời:
Việc Tịa án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn là không thuyết
phục.
Vì theo khoản 1 Điều 387 Bộ luật Dân sự thì điều luật này được hình thành trên
nguyên tắc trung thực, thiện chí. Mà một bên khơng thực hiện đúng theo nguyên tắc trên
tức là đã có dấu hiệu lừa dối:
“Vợ chồng ông Thành là người cho rằng là chủ quyền sử dụng đất nói trên buộc
phải biết và đương nhiên phải biết tồn bộ diện tích đất mua bán với vợ chồng ông Linh
là thuộc đât nông nghiệp cấp theo nghị định số 64 và đã được thông báo nằm trong quy
hoạch giải tỏa”3. Nhưng vợ chồng ông Thành đã không cung cấp thông tin quan trọng
trên cho vợ chồng ông Linh biết dẫn đến vợ chồng ông Linh đã giao kết hợp đồng trên.
“Mặt khác đất này không đứng tên vợ chồng ông thành nhưng đã cung cấp sai thông

tin dẫn đến sự nhầm lẫn làm cho vợ chồng ông Linh xác lập giao dịch”.
Từ các dẫn chứng trên có thể thấy được vợ chồng ơng Thành đã cố ý không cung
cấp các thông tin quan trọng trên cho vợ chồng ông Linh đã ông bà giao kết hợp đồng
trên.
Câu 4: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, Bộ luật Dân sự năm 2015 có cho
phép xử lý theo hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn khơng? Vì
sao?
Trả lời:
2

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2017, Bản án số 62-64, tr.462.
3
Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 về việc “tranh chấp đặt cọc”.

4


Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, Bộ luật Dân sự năm 2015 không cho phép xử lý
theo hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn.
Chế tài do vi phạm nghĩa vụ thông tin được quy định trong khoản 3 Điều 387 Bộ
luật Dân sự năm 2015: “Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường”.
Điều 443: Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng: “Bên bán có
nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách
sử dụng tài sản đó; nếu bên bán khơng thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu
cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện
làm cho bên mua khơng đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy
bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Thực ra chế tài chưa đủ, vì chưa dự liệu các trách nhiệm dân sự: áp dụng các biện

pháp cần thiết để ngăn chặn, phục hồi, hạn chế hậu quả, và nhất là tăng thêm quyền cho
bên bị vi phạm: từ chối giao kết hợp đồng, chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng, giảm giá của
giao dịch hoặc giảm số tiền thanh toán…4. Việc không cung cấp thông tin làm ảnh hưởng
đến sự tồn tại của hợp đồng. Điều 443 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định “bên mua
có quyền hủy bỏ hợp đồng”, tức hợp đồng đã tồn tại và có hiệu lực pháp luật nhưng nay
khơng có giá trị nữa. Nhưng trong thực tiễn xét xử thì Tịa án cịn theo hướng hợp đồng
vơ hiệu, tức hợp đồng đã tồn tại và khơng có hiệu lực pháp luật ngay từ đầu.

VẤN ĐỀ 2: Hậu quả hợp đồng vô hiệu
Câu 1: Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa Bộ luật Dân sự năm
2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trả lời:
Thay đổi về hậu quả hợp đồng vơ hiệu giữa hai bộ luật5:
+ Khơi phục tình trạng ban đầu: Bộ luật Dân sự năm 2015 thêm Khoản 5 Điều
137 “Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân
thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định” việc bổ sung là cần thiết và lý giải
các điều về Luật hơn nhân và gia đình.
+ Hoa lợi, lợi tức: Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tịch thu hoa lợi, lợi tức (Khoản 2
Điều 137) còn Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khơng hồn trả. Đối với luật cũ cho thấy khi
4

Lê Minh Hùng, Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam 2017, tr.171.
5
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam 2016, trang 157-164.

5



bên nhận tài sản làm phát sinh hoa lợi mà phải trả cho bên giao tài sản dẫn đến bên giao
tài sản nhận được những thứ khơng có ở tình trạng ban đầu tức khơng khơi phục tình
trạng ban đầu mà là hơn tình trạng ban đầu.
+ Tịch thu tài sản: Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ hẳn quy định về tịch thu tài sản,
hoa lợi, lợi tức tại Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005
+ Bảo vệ người thứ ba ngay tình: Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015
thay thế “tài sản giao dịch là động sản phải đăng ký quyền sở hữu” tại Khoản 1 Điều
138 Bộ luật Dân sự năm 2005 bằng “tài sản không phải đăng ký”. Khoản 2 thay “bất
động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu” như Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân
sự năm 2005 thì ở đây là “tài sản phải đăng ký”  Bởi có những tài sản phải đăng ký
nhưng khơng cần đăng ký quyền sở hữu ví dụ đăng ký xe máy (đăng ký lưu thông).
+ Bảo vệ chủ sở hữu: Bộ luật Dân sự năm 2005 khơng có quy định về quyền của
chủ sở hữu khi tài sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình bằng 1 giao dịch
được thừa nhận có hiệu lực cịn Bộ luật Dân sự năm 2015 tại khoản 3 Điều 133 thì chủ sở
hữu có quyền khởi kiện, u cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với
người thứ ba phải hồn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Câu 2: Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác
định như thế nào?
Trả lời:
Trong Quyết định số 319, Tòa giám đốc thẩm xác định các bên đều có lỗi. Tuy
nhiên Tịa khơng xác định mức độ lỗi của các bên: “Trong trường hợp này, ông Vinh mới
trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức mới trả 45%
giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vơ hiệu
thì ơng Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại 1/2 chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất
theo giá thị trường.”6
Câu 3: Quyết định số 319, Tịa dân sự cho biết ơng Vinh sẽ được bồi thường
như thế nào?
Trả lời:
Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ơng Vinh sẽ được bồi thường ½ chênh lệch
của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường. Bởi ông Vinh chỉ mới trả 45.000.000đồng

của tổng 100.000.000 triệu đồng, tức chỉ trả 45% giá trị mảnh đất, nhưng do cả hai bên

6

Quyết định Giám đốc thẩm số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/3/2011 về Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất.

6


cùng có lỗi nên ơng Vinh chỉ bồi thường như vậy thôi: “ông Vinh chỉ được bồi thường
thiệt hại là ½ chênh lệch của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường…”7
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự
Trả lời:
Hướng giải quyết của Tịa là buộc vợ chồng ơng Lộc (bên bán) bồi thường thiệt hại
và xác định khoản bồi thường là ½ của 45% giá trị chênh lệnh theo giá thị trường.
Tịa xác định cả hai bên đều có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không xác định mức độ lỗi là bao nhiêu. Theo
khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: “Bên có lỗi phải bồi thường
thiệt hại”. Tịa chỉ buộc vợ chồng ơng Lộc bồi thường thiệt hại thay vì buộc cả hai cùng
bồi thường thiệt hại với lỗi của mình. Tuy vậy, ơng Vinh khơng phải bồi thường nhưng
chỉ được bồi thường ½ của 45% giá trị đất theo giá thị trường. Như vậy, là hợp lý. Bởi lẽ,
khi hợp đồng vô hiệu thì hai bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Giải quyết của Tòa là hợp lý nhưng chưa thực sự thuyết
phục.
Câu 5: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Trả lời:
Trong Quyết định số 319, khung giá đất được định là 72.000 (đồng/1m2)8.
Mảnh đất có diện tích là 953m2, nên giá trị mảnh đất là (953*72.000) = 68.616.000

đồng.
45% giá trị mảnh đất theo giá trị trường là (68.616.000*45%) = 30.877.200đồng
½ của 45% giá trị đất theo giá thị trường (30.877.200*1/2) = 15.438.600đồng
Vậy, theo như phán quyết của Tịa thì ơng Vinh sẽ bồi thường thiệt hại với số tiền là
15.438.600 đồng
Câu 6: Trong Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy sau khi nhận chuyển
nhượng của ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu (giao dịch thứ nhất), anh Long đã
chuyển nhượng đất (giao dịch thứ hai) Doanh nghiệp Tấn Hưng?
Trả lời:
7

Xem phần Xét thấy, đoạn 2, Quyết định Giám đốc thẩm số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/3/2011 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao về Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
8
Xem phần Nhận thấy, Quyết định Giám đốc thẩm số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/3/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao về Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

7


Trong Quyết định số 58, đoạn cho thấy sau khi nhận chuyển nhượng của ông Khải,
bà Linh và bà Ngẫu (giao dịch thứ nhất) anh Long đã chuyển nhượng đất (giao dịch thứ
hai) Doanh nghiệp Tấn Hưng: “Ngày 9/4/1991, mặc dù khơng có mặt của ơng
Nhơn...chuyển tồn bộ diện tích đất nêu trên cho Doanh nghiệp Tấn Hưng”9
Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy anh Long đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng từ ông Khải, bà Linh
và bà Ngẫu?
Trả lời:
Đoạn thứ sáu của phần Nhận thấy cho thấy ông Long đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng của ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu: “...Vì

vậy, Tịa án xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Khải, bà
Linh, bà Ngẫu với anh Long vô hiệu, nhưng do ông Long đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, xây dựng nhà kho và chuyển nhượng...”
Câu 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy giao dịch thứ nhất vô hiệu?
Trả lời:
Đoạn thứ sáu của phần Xét thấy cho thấy giao dịch thứ nhất vô hiệu: “...Như vậy,
giao dịch dân sự về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Khải, bà Linh, bà
Ngẫu với anh Long điểm b khoản 1và khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự nên bị vô hiệu
theo Điều 128, và Điều 134 Bộ luật Dân sự...”
Câu 9: Trong Quyết định số 58 Tịa dân sự có cho biết giao dịch thứ hai vô hiệu
không?
Trả lời:
Trong Quyết định số 58 nêu trên, Tồ án dân sự khơng cho biết là giao dịch thứ hai,
giữa anh Long và Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Hưng có vơ hiệu hay khơng.
Câu 10: Theo anh/chị, giao dịch thứ hai có vơ hiệu khơng? Vì sao?
Trả lời:
Theo nhóm, giao dịch thứ hai dù Tịa án khơng cho biết nhưng có thể xác định là
giao dịch dân sự thứ hai vô hiệu. Do giao dịch thứ nhất vô hiệu, mà tài sản được giao
dịch là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, không được chuyển nhượng thông qua
bán đấu giá, chủ sở hữu hợp pháp theo Quyết định của Tồ án là ơng Nhơn chứ không
phải là anh Long. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật
được áp dụng đương thời).
9

Quyết định số 58/2011/DS-GĐT ngày 21/1/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

8


VẤN ĐỀ 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn

Câu 1: Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
Trả lời:
Thư bảo lãnh Ngân hàng có thời hạn (phát sinh) từ khi giao dịch được giao kết trong
thời hạn từ ngày 20/11/2010 đến ngày 10/3/2011.
“Về hiệu lực của Thư bảo lãnh sô 5000VSB201220102 ngày 20/12/2010 của Ngân
hàng: Nghĩa vụ trả nợ của Công ty Hồng Quang với VNPI phát sinh từ giao dịch được
giao kết trong thời hạn từ ngày 20/12/2010 đến ngày 10/3/2011, là thời hạn Thư bảo lãnh
có hiệu lực …”10
Như vậy, ta thấy thời hạn bảo lãnh ngân hàng:
“Thời hạn bảo lãnh
1. Thời hạn bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc khi bảo lãnh
có hiệu lực theo thỏa thuận của bên bảo lãnh với các bên liên quan cho đến thời điểm hết
hiệu lực của bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp cam kết bảo lãnh
không ghi cụ thể thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh thì thời điểm hết hiệu lực của bảo
lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh hết hiệu lực theo quy định tại Điều 21
của Thông tư này.
2. Trường hợp ngày hết hiệu lực bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày
hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
3. Việc gia hạn bảo lãnh do các bên thỏa thuận.”11
Theo đó, thời điểm hiệu lực của bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành bảo lãnh
hoặc khi bảo lãnh có hiệu lực theo thỏa thuận của bên bảo lãnh với các bên có liên quan.
Thời điểm kết thúc bảo lãnh là thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo
lãnh.
Câu 2: Nghĩa vụ của Cty Hồng Quang đối với VNP1 có phát sinh trong thời
hạn bảo lãnh của Ngân hàng không?
Trả lời:
Nghĩa vụ của cơng ty Hồng Quang đối với VNP1 có phát sinh trong thời hạn bão
lãnh của Ngân hàng: “…Thỏa thuận bán hàng giữa VINAPHONE với cơng ty Hồng
Quang có quyền mua Kit (trong khoảng thời gian từ ngày 18/10/2010 đến ngày
10

11

Quyết định số 18/2014/GĐT-KDTM ngày 09/10/2014 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao.
Điều 18 Thơng tư 28/2012/TT-NHNN nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9


31/12/2010), nhưng Công ty Hồng Quang không thực hiện quyền của mình trong khoảng
thời gian này nên khơng thể phát sinh nghĩa vụ của VNP1. Kháng nghị cho rằng VNP1
chỉ thực hiện quyền của mình mà khơng thực hiện nghĩa vụ bán hàng sim là không
đúng.”12
Câu 3: Theo Viện kiểm sát, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ
thay thì Thư bảo lãnh cịn ràng buộc Ngân hàng khơng? Vì sao?
Trả lời:
Theo Viện kiểm sát, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay thì Thư
bảo lãnh vẫn còn ràng buộc: “… VNPT khởi kiện yêu cầu Ngân hàng trả nợ thay Cơng ty
Hồng Quang thì Thư bảo lãnh khơng cịn hiệu lực …là khơng đúng”13
“Ở đây, Ngân hàng không chối bỏ nghĩa vụ bảo lãnh của mình mà chỉ đề nghị
VNPT và cơng ty Hồng Quang thống nhất với nhau về khoản nợ, sau khi hai bên thơng
nhất với nhau khoản nợ thì phía Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.”14
Câu 4: Theo Tịa án nhân dân tối cao, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng
trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có cịn trách nhiệm
của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trả lời:
Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay
sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có trách nhiệm của người bảo lãnh.
Đoạn trong Quyết định cho câu trả lời là:“Ở đây, Ngân hàng khơng chối bỏ nghĩa
vụ bảo lãnh của mình mà chỉ đề nghị VNPT và công ty Hồng Quang thống nhất với nhau
về khoản nợ, sau khi hai bên thông nhất với nhau khoản nợ thì phía Ngân hàng sẽ thực

hiện nghĩa vụ của mình.”15
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối
cao.
Trả lời:
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý.
Trong phần bảo lãnh, Bộ luật dân sự khơng có quy định giải phóng hồn tồn người
bảo lãnh đối với nghĩa vụ đã phát sinh trong thời hạn và khoản 3 Điều 293 Bộ luật Dân
sự năm 2015 đã quy định “trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ
12

Quyết định số 18/2014/GĐT-KDTM ngày 09/10/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quyết định số 18/2014/GĐT-KDTM ngày 09/10/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
14
Quyết định số 18/2014/GĐT-KDTM ngày 09/10/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
15
Quyết định sô 18/2014/GĐT-KDTM ngày 09/10/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
13

10


được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác16”. Ở đây, Bộ luật Dân sự chỉ ghi nhận thỏa thuận khác và khoản 3 Điều
4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Trường hợp luật khác có liên quan khơng quy định
hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp
dụng17”. Điều đó có nghĩa là chỉ có luật (văn bản của Quốc hội) mới được ưu tiên áp
dụng so với Bộ luật Dân sự nếu có sự khác biệt so với Bộ luật Dân sự (với điều kiện luật
khác không được trái với nguyên tắc cơ bản được nêu tại Điều 3). Việc Viện kiểm sát
viện dẫn Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước Việt Nam để nói Thư bảo lãnh của Ngân hàng hết hiệu lực là khơng đúng. Tịa

án theo hướng đối với nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn bảo lãnh nhưng chưa được thực
hiện thì bảo lãnh Ngân hàng vẫn cịn giá trị. Điều này là hồn tồn thuyết phục và tương
đồng với Bộ luật Dân sự nêu trên.18

VẤN ĐỀ 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó
khăn
Câu 1: Từng điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự để giảm mức bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
Trả lời:
Từng điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự để giảm mức bồi thường do
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế:19
+ Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại.
+ Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của gây ra thiệt hại
khơng đủ để bồi thường tồn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
Câu 2: Trong tình huống nêu trên, việc Tịa án áp dụng các quy định về giảm
mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn
định mức bồi thường có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trả lời:
Trong tình huống này Tịa án xác định lỗi của Nam là vô ý và thiệt hại thực tế là quá
lớn so với khả năng kinh tế của anh nên Tòa áp dụng giảm mức bồi thường là phù hợp
với luật dân sự hiện nay đầy đủ 2 điều kiện “gây thiệt hại với lỗi vô ý hoặc không có lỗi
16

Khoản 3 Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
18
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), tr. 850-852.
19
Nghị định 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng.
17

11


và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”. Tuy nhiên, để làm rõ hơn do tình
huống khơng có đề cập tới thì20:
+ Người gây thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài của mình khơng đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
+ Cịn bà Chính - người bị thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy
ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản
chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.
Từ đó,Tịa xác định giảm mức bồi thường do hồn cảnh kinh tế khó khăn mới là
thuyết phục.

VẤN ĐỀ 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Trả lời:
Đoạn cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra là: “Theo quyết định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 1995 (Điều
623 Bộ luật Dân sự năm 2005) thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi khơng có lỗi (trừ
các trường hợp xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết...). Trong
vụ việc này, bên bị thiệt hại hồn tồn khơng có lỗi nên phải được bồi thường.”21
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 623:
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ
thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông
giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp
luật”.
20

Vnexpress, đăng ngày 13/8/2008, truy cập ngày 20/10/2018.
21
Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/10/2010 của Tồ án dân sự Tịa án nhân dân tối cao.

12


Trong vụ việc này thiệt hại xảy ra là do hệ thống tải điện nên theo khoản 1 Điều 623
Bộ luật Dân sự năm 2005 Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra là hợp lý
Câu 3: Tịa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại
không?
Trả lời:
Theo kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, xác định chủ sở hữu đường
dây hạ thế gây thiệt hại là Công ty điện lực 2 và trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng
nguồn dây điện nêu trên là Tổ điện 4 (do ông Ri làm Tổ trưởng tổ điện).
Câu 4: Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại?
Trả lời:
Theo ý kiến của nhóm, chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại là Công ty điện
lực 2. Bởi vì, hợp đồng ký kết mua bán điện giữa cơng ty và Tổ điện có điều khoản là bên
bán có nghĩa vụ cung cấp điện an tồn, ổn định cho bên mua điện; bên mua có nghĩa vụ

sử dụng điện an toàn, chịu trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra của công tơ vào nhà (đối với
cơng tơ đặt bên ngồi nhà). Như vậy, chủ sở hữu ở đây là người chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản. Trong trường hợp này, tổ điện mà người đại diện là ông Sua chịu trách
nhiệm quản lý, tức là chỉ là người chiếm hữu hợp pháp và sử dụng mà khơng có quyền
định đoạt, mà quyền định đoạt ở đây thuộc quyền của Công ty điện lực.
Câu 5: Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho gia đình nạn nhân?
Trả lời:
Theo Tịa dân sự, Tịa dân sự khơng nêu rõ chủ thể nào phải chịu trách nhiệm bồi
thường mà chỉ tập trung chỉ ra các điểm sai của Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm.
Theo Tòa dân sự, Tòa theo hướng chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho gia đình nạn nhân là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005: “...lẽ ra phải làm rõ
trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Công ty điện lực 2 và trách
nhiệm của bên quản lý, sử dụng đường dây điện nêu trên là Tổ điện 4 thuộc ấp 3, xã Tân
Hưng, huyện Cái Bè (do ông Trần Văn Ri làm Tổ trưởng tổ điện)”22

22

Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/10/2010 của Tồ án dân sự Tịa án nhân dân tối cao.

13


Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
gia đình nạn nhân.
Trả lời:
Mặc dù không xác định một cách rõ ràng về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại nhưng Tịa có đưa ra hướng giải quyết. Hướng giải quyết của Tòa án dân sự Tịa

án nhân dân tối cao là hồn tồn hợp lý khi xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
cho gia đình nạn nhân là Cơng ty điện lực 2 – chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và
trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng đường dẫn điện nêu trên là tổ điện 4 thuộc ấp 3, xã
Tân Hưng, huyện Cái Bè (do ông Trần Văn Duy làm Tổ trưởng tổ điện)
Luật Điện lực cũng quy định hết sức rõ ràng vai trò, trách nhiệm của ngành điện
trong hoạt động sản xuất - kinh doanh ngành đặc thù này. Pháp luật hình sự cũng quy
định các hành vi vi phạm trong an tồn vận hành cơng trình điện lực có bao gồm hành vi
lắp các thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn hoặc các hành vi
khác gây mất an toàn vận hành cơng trình điện lực theo quy định của pháp luật thuộc
trường hợp làm chết 1 người (Điều 241 khoản 2 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017)
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Cho phép xây nhà, cơng trình hoặc tự ý xây nhà, cơng trình trong phạm vi hành
lang bảo vệ an tồn cơng trình điện;
b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảảnh hưởng đến an tồn
vận hành cơng trình điện;
c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lịng
sơng, lịng biển đã có thơng báo hoặc biển báo.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng nếu khơng được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

14



5. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đồng thời “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi khơng có lỗi”23. Ở đây, Cơng ty điện lực là chủ sở
hữu nên có trách nhiệm bồi thường là hợp lý.
Theo Điều 36 Quyết định 41/2001/QĐ-BCN Quy định về an tồn điện nơng thơn
Điều 36. Khi xảy ra tai nạn chết người hoặc nhiều người bị tai nạn nặng có liên
quan đến cơng tác quản lý điện nơng thơn, trưởng đơn vị quản lý điện nông thôn phải
thực hiện việc khai báo, điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Thông tư liên tịch số
03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26 tháng 3 năm 1998 của Liên Bộ
Lao động - Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.24
Theo quy định tại điều luật này, tổ điện 4 chỉ phải thực hiện việc khai báo, điều tra
tai nạn, chịu trách nhiệm quản lý và khơng phải bồi thường. Tịa xác định Tổ điện 4 là
bên quản lý, sử dụng điện.

VẤN ĐỀ 6: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây
ra
Câu 1: Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân
chết theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Bộ luật Dân sự.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Bộ luật
Dân sự năm 2015 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm
2017, được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 06 thơng qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực kể
từ ngày 1/7/2018. Theo đó, Luật TNBTCNN đã thể chế hóa chủ trương, quan điểm của
Đảng được đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản
Việt Nam, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 cũng như phù hợp với các
đạo luật, luật có liên quan vào thời điểm đó trong đó có Bộ luật Dân sự năm 2015. Bộ
luật Dân sự năm 2015 khơng có quy định cụ thể về mối quan hệ giữa luật chuyên ngành
điều chỉnh quan hệ dân sự với Bộ luật Dân sự.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật điều chỉnh các

quan hệ dân sự, các luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước, do đó, Luật
TNBTCNN được ưu tiên áp dụng để giải quyết các vụ việc thuộc trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước. Theo đó, về nguyên tắc bồi thường thì thiệt hại đến đâu phải bồi thường
23
24

Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 1995 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo điều 36 Quyết định 41/2001/QĐ-BCN Quy định về an tồn điện nơng thơn.

15


đến đó, hơn nữa việc xác định dựa thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường,
người bị thiệt hại và trên cơ sở quy định của pháp luật. Để tránh tình trạng khơng thống
nhất được mức bồi thường, tránh tình trạng cho rằng giữa Nhà nước và người dân khơng
thực sự bình đẳng trong q trình giải quyết bồi thường thì Luật TNBTCNN năm 2017 so
với Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa hơn về việc xác định thiệt hại được bồi
thường, mức bồi thường để làm cơ sở cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường thương
lượng và ra quyết định giải quyết bồi thường.
Câu 2: Hồn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước điều chỉnh khơng? Vì sao?
Trả lời:
Hồn cảnh như trong vụ việc trên có được luật trách nhiệm bồi thường của nhà
nước điều chỉnh.
Căn cứ vào kết quả giám định và các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án, lời
khai của các nhân chứng, biên bản đối chất, kết quả thực nghiệm điều tra,... Nên áp dụng
điểm b khoản 1 Điều 6 Luật TNBTTHNN năm 2009 : “Có thiệt hại thực tế do hành vi
trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại”25
Câu 3: Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi Bộ luật Dân sự năm
2015 có hiệu lực, hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án khơng? Vì

sao?
Trả lời:
Nếu hồn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có
hiệu lực, hướng giải quyết có khác với hướng giải quyết trong vụ án bởi vì áp dụng Bộ
luật Dân sự năm 2015 thì nhà nước mới là bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại26 chứ
khơng phải “cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán
bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành cơng vụ”27.

25

Điều 6 Luật TNBTTHNN năm 2009 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 598 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
27
Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
26

16



×