Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài tập lớn học kỳ dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.87 KB, 19 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ
Vấn đề 1: HẬU QUẢ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
- Câu 1: Thay đổi về hệ quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS
2015.
+ Khôi phục tình trạng ban đầu:
Bên cạnh khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 giống với khoản 2 Điều 137 BLDS 2005
thì BLDS 2015 đã bổ sung khoản 5 vào điều 131 với nội dung: “ Việc giải quyết hậu quả
của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ Luật này, luật khác có
liên quan quy định”. Việc bổ sung khoản 5 này là cần thiết và chủ yếu được lý giải bởi
các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.1
+ Hoa lợi, lợi tức:
Quy định về hoa lợi, lợi tức ở Khoản 2 điều 137 BLDS 2005 có 2 nhược điểm:
Thứ nhất, điều luật trên theo hướng vấn đề hoa lợi, lợi tức là vấn đề của “khôi phục
tình trạng ban đầu”. Tuy nhiên, “ở thời điểm trước khi giao dịch được xác lập, hoa lợi, lợi
tức chưa tồn tại nên nếu buộc bên nhận tài sản làm phát sinh hoa lợi, lợi tức trả cho bên
giao tài sản hoa lợi, lợi tức thu được thì sẽ dẫn tới tình trạng bên giao tài sản nhận được
những thứ không có ở tình trạng ban đầu, như vậy thì không những không khôi phục tình
trạng ban đầu mà còn làm cho bên giao tài sản vào hoàn cảnh hơn tình trạng ban đầu. Do
thế, khó có thể giải quyết số phận của hoa lợi, lợi tức (phát sinh từ tài sản là đối tượng
của hợp đồng vô hiệu) cơ sở quy định về khôi phục lại tình trạng ban đầu 2. Tới BLDS
2015, Điều 131 đã theo hướng giải quyết việc khôi phục tình trạng ban đầu ở khoản 2 và
giải quyết vấn đề hoa lợi, lợi tức ở khoản 3. Điều đó có nghĩa là BLDS 2015 đã tách vấn
đề hoa lợi, lợi tức ra khỏi quy định về khôi phục lại tình trạng ban đầu và như vậy là
thuyết phục vì các lý do nêu trên.3
Thứ hai, quy định tại điều 137 BLDS 2005 không thống nhất với quy định về hoàn
trả tài sản do chiếm hữu không có căn cư pháp luật được quy định tại Điều 601 và tiếp
theo BLDS 2005 (được duy trì trong BLDS 2015). Ở đây, “tiêu chí để xác định số phận
của hoa lợi, lợi tức là sự ngay tình của người chiếm hữu tài sản không có căn cư pháp luật
1 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, nxb.CTQG, tr163-164.
2 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận án,tập 2, nxb. CTQG, bản án số 83-84, phần bình luận
số 2.


3 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, nxb.CTQG, tr164-165.


và rất phù hợp với hoàn cảnh giao dịch( hợp đồng) vô hiệu” và trên thực tế Tòa án nhân
dân tối cao “ không xử lý hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản là đối tượng của hợp đồng
vô hiệu trên cơ sở Điều 137 BLDS 2005 mà xử lý hoa lơi, lợi tức trên cơ sở Điều 601
BLDS 2005”4. Ngày nay, Khoản 3 điều 131 BLDS 2015 quy định “ bên ngay tình trong
việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó” Điều đó có nghĩa là
việc trả hay không phụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của người nhận tài
sản như các quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Hướng
sửa đổi trên là thuyết phục vì các lý do nêu trên.5
+ Bồi thường thiệt hại:
Về bồi thường thiệt hại thì BLDS 2015 không có thay đổi gì so với BLDS 2005. 6
+ Tịch thu tài sản:
BLDS 2015 có sự thay đổi là đã bỏ hẳn quy định về tịch thu tài sản, hoa lợi, lợi tức
được quy định tại Điều 137 BLDS 2005. Việc sửa đổi này với lý do việc tịch thu tài sản,
hoa lợi, lợi tức là việc của pháp luật hành chính, hình sự và không phải việc của BLDS.7
- Câu 2: Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác
định như thế nào?
Tòa án giám đốc thẩm xác định cả hai bên cùng có lỗi. Vì trong trường hợp này, ông
Vinh mới trả được 45000000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100000000 đồng tức là mới
trả 45% giá trị thửa đất. Ông Lộc cam kết sau khi nhận tiền đợt hai sẽ giao sổ đỏ cho ông
Vinh. Tuy nhiên sau đó ông Vinh không giao tiền tiếp cho ông Lộc và ông Lộc cũng
không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vinh. Và cả hai hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 9/9/2005 và ngày 17/7/2006 đều chưa được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.
Trong Quyết định số 319, lỗi của ông Vinh là không tiếp tục giao số tiền đã thỏa
thuận cho ông Lộc, còn ông Lộc có lỗi là đã không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho ông Vinh.
4 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận án, tập 2, nxb. CTQG, bản án số 83-84, phần bình luận

số 3-5.
5 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, nxb.CTQG, tr165.
6 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, nxb.CTQG, tr165.
7 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, nxb.CTQG, tr167.


- Câu 3: Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường
như thế nào?
Theo Quyết định số 319, Tòa dân sự cho rằng ông Vinh mới trả được 45.000.000
đồng trên tổng giá trị thửa đất là 100.000.000 đồng, tức là mới trả 45% giá trị thửa đất và
cả hai bên cùng có lỗi. Do đó ông Vinh sẽ được bồi thường ½ chênh lệch giá của 45% giá
trị thửa đất theo giá thị trường.
- Câu 4: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
Thứ nhất, về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 quy định: “Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Ở đây Tòa dân sự xác định lỗi dẫn đến hợp đồng vô hiệu thuộc về cả hai bên tham gia
hợp đồng nên dẫn tới trách nhiệm bồi thường, hướng giải quyết này là hợp lý.
Cách giải quyết này cũng đã được Tòa dân sự TAND tối cao chấp nhận trong một
trường hợp tương tự. Tại Quyết định số 39/GĐT-DS ngày 26/7/2004 của Tòa dân sự
TAND tối cao, Tòa án nhận định: “Tòa án xác định hai bên cùng có lỗi dẫn đến hợp đồng
vô hiệu nhưng chưa buộc các bên cùng chịu thiệt hại (theo giá trị quyền sử dụng đất khi
tranh chấp) trên cơ sở lỗi của mỗi bên gây ra là chưa đúng”. Vấn đề này cũng được nêu
trong Tài liệu phục vụ thảo luận tại tổ trong Hội nghị tổng kết ngành Tòa án nhân dân
năm 2006: “có trường hợp các bên giao kết hợp đồng có vi phạm về nội dung (như bán
nhà, đất là tài sản chung hoặc là di sản thừa kế chưa chia, nhà chưa được công nhận
quyền sở hữu…) mà việc vi phạm này cả hai bên đều biết nhưng vẫn giao kết hợp đồng,
từ đó làm cho hợp đồng vô hiệu; nhưng khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, Tòa án
lại xác định bên bán (hoặc bên mua) có lỗi 100% là không đúng”8.
Thứ hai, về xác định khoản tiền được bồi thường:
Trong Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán

liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất, “thiệt hại còn bao gồm khoản tiền
chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận với giá trị quyền sử dụng đất
tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có”.
Trong Quyết định được bình luận, Tòa dân sự đã đưa khoản tiền chênh lệch giá do
các bên thỏa thuận với giá trị tài sản tại thời điểm xét xử vào loại thiệt hại do hợp đồng
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2014 (tái bản
lần thứ tư), Bản án số 85 – 89, tr. 57 – 58.
8


vô hiệu. Ngoài ra, để xác định được mức bồi thường thì Tòa án còn phải xác định mức độ
lỗi của các bên dẫn tới hợp đồng vô hiệu. Tòa dân sự đã xác định mức bồi thường là ½
chênh lệch giá, có nghĩa là mức độ lỗi của hai bênh trong hợp đồng là bằng nhau. Giá
theo thỏa thuận là 100.000.000đ nhưng bên mua mới trả được 45.000.000đ đồng thời có
½ lỗi nên ông Vinh được bồi thường ½ chênh lệch giá của 45% giá trị của thửa đất theo
giá thị trường
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án như vậy là hợp lý.
- Câu 5: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
số tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Theo Quyết định, khung giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đối
với đất nông nghiệp tại thị xã Lagi là 72.000đ/1m 2. Diện tích đất trong giao dịch là 953
m2.
Vì ông Vinh sẽ được bồi thường ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá
thị trường nên khoản tiền bồi thường mà ông Vinh nhận được là:
(953 72.000) * 45% * 1/2 = 15.438.600 đồng.

- Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về Điều 138 BLDS (giữ nguyên hay cần thay đổi?
Vì sao?
Về chế định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô
hiệu quy định tại Điều 138 BLDS 2005, dự thảo sửa đổi BLDS 2005 đã sửa đổi quy định

này như sau:
“Điều 135. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hành vi pháp lý vô hiệu
1. Trong trường hợp hành vi pháp lý vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì
hành vi pháp lý được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp
quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký
quyền sở hữu thì việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình được giải quyết như
sau:
- Phương án 1:


Nếu tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu, vật quyền khác và đã được chuyển giao
cho người thứ ba ngay tình thì việc chuyển giao vẫn có hiệu lực pháp luật.
-Phương án 2:
Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một hành vi pháp lý khác cho người thứ ba ngay
tình thì hành vi pháp lý được xác lập, thực hiện với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường
hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc xác lập,
thực hiện hành vi pháp lý với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài
sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
Theo dự thảo sửa đổi, quyền của người thứ ba ngay tình được bảo vệ triệt để hơn
theo nguyên tắc nếu tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và đã được
chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì việc chuyển giao vẫn có hiệu lực pháp luật.
Quy định này sẽ bảo đảm công bằng, hợp lý đối với người thiện chí, ngay tình và bảo
đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự và phù hợp với nguyên tắc đăng ký bất động
sản hiện nay.
Tuy nhiên, theo nhóm, bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp này không
có nghĩa là không tôn trọng và bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Trong trường hợp do tài sản

chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tài sản đã được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng được chuyển giao cho người thứ ba không ngay
tình thì chủ sở hữu vẫn có quyền kiện đòi tài sản từ người thứ ba. Trong trường hợp tài
sản đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và được chuyển giao cho người thứ ba
ngay tình thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi hoàn giá trị tài sản, bồi thường thiệt hại,
thậm chí kiện bồi thường Nhà nước đối với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản.
Ngoài ra, theo nhóm, ở khoản 2 Điều 135 Dự thảo sửa đổi BLDS 2005, chúng ta
nên diễn giải như sau thì sẽ cụ thể, rõ ràng hơn:
“2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký
quyền sở hữu thì việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình được giải quyết như
sau:
- Phương án 1:
Nếu tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã
được đăng ký quyền sở hữu, vật quyền khác và đã được chuyển giao cho người thứ ba
ngay tình thì việc chuyển giao vẫn có hiệu lực pháp luật.


-

Phương án 2:
Nếu tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu
nhưng chưa được đăng ký quyền sở hữu và đã được chuyển giao bằng một hành vi pháp
lý khác cho người thứ ba ngay tình thì hành vi pháp lý được xác lập, thực hiện với người
thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua
bán đấu giá hoặc xác lập, thực hiện hành vi pháp lý với người mà theo bản án, quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.

Vấn đề 2: BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN DO TÍNH MẠNG BỊ
XÂM PHẠM

- Câu 1: Trong BLDS, trong trường hợp nào tổn thất về tinh thần được bồi
thường? Nêu rõ quy định liên quan khi trả lời (trả lời lần lượt đối với BLDS 2005 và
BLDS 2015).
-Theo BLDS 2005 trong các trường hợp sau đây được bồi thường tổn thất về tinh
thần:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Khoản 2 – Điều 609).
+Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại (Khoản 2 – Điều 610).
+Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại (Khoản 2 – Điều 611).
+Thiệt hại do xâm phạm thi thể (Khoản 3 – Điều 628).
-Theo BLDS 2015 trong các trường hợp sau đây được bồi thường tổn thất về tinh
thần:
+Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Khoản 2 – Điều 589).
+Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại (Khoản 2 – Điều 591).
+Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại (Khoản 2 – Điều 592).
+Thiệt hại do xâm phạm thi thể (Khoản 3 – Điều 606).
+Thiệt hại do xâm phạm mồ mả (Khoản 3 – Điều 608).


- Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản
bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao?
- Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ
mả bị xâm phạm không được bồi thường. Nhưng trên thực tế, việc bồi thường nên được
công nhận.
- Nhìn từ góc độ văn bản, thiệt hại về tài sản và mồ mả bị xâm phạm không được
bồi thường:
+Điều 608 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt
hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”.
Quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ liệt kê thiệt hại vật chất không đề cập
tới tổn thất về tinh thần.
+Khi mồ mả bị xâm phạm Điều 629 BLDS 2005: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm
phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” cũng chỉ đề cập tới thiệt
hại vật chất mà không đề cập tới thiệt hại về tinh thần.
- Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều trường hợp tồn tại tổn thất về tinh thần thiệt
hại về tài sản và mồ mả bị xâm phạm :
+Đối với thiệt hại về tài sản: Tổn thất về tinh thần không hoàn toàn bị loại trừ khi
tài sản bị xâm phạm.
Bởi trên thực tế có những tài sản có giá trị rất lớn về tinh thần đối với một chủ thể
như kỷ vật của gia đình. Việc làm hư hỏng, mất mát tài sản có thể gây tổn thất về tinh
thần cho chủ sở hữu như mất ăn, mất ngủ, đau buồn….Thiết nghĩ nếu tổn thất về tinh
thần tồn tại thực tế thì nên được bồi thường. Ở nước ngoài, chẳng hạn như Pháp, bên
cạnh việc chấp nhận thiệt hại về vật chất, Tòa án không ít lần buộc người xâm phạm tài
sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần khi ai đó làm chết động vật gần gũi với người
như chó, ngựa đua… Ở Châu Âu, Tòa án Châu Âu về quyền con người đã cho rằng tổn


thất về tinh thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm. Do vậy, tùy từng trường hợp cụ
thể mà chúng ta chấp nhận sự tồn tại tổn thất về tinh thần và cho người bị thiệt hại được
quyền bồi thường.
+Đối với thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm: Việc xâm phạm mồ mả có thể để lại
những tổn thất về tinh thần bởi mồ mả thuộc về truyền thống tâm linh của người Việt.
Việc thờ cúng, mồ mả của người Việt là hết sức thiêng liêng, thể hiện sự tưởng nhớ, yêu
quí của người còn sống đối với người đã khuất.
Vì vậy, khi mồ mả bị xâm phạm, không ít trường hợp chủ thể luôn ray rứt, áy náy
không yên. Cho nên tổn thất về tinh thần do mồ mả bị xâm phạm có tồn tại trong thực tế.
Thực tiễn xét xử cũng theo hướng công nhận có tổn thất về tinh thần tồn tại. Vì vậy, việc

xâm phạm mồ mả nên được bồi thường tổn thất về tinh thần trong những trường hợp
chứng minh được thiệt hại
-Qua đây, việc pháp luật không quy định việc bồi thường tổn thất về tinh thần khi có
thiệt hại về tài sản và mồ mả bị xâm phạm là một điều còn thiếu sót, cần được khắc phục.
- Câu 3: Theo HĐTP, ai được hưởng bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do tính
mạng của anh Nam bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo HĐTP, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm
mẹ, vợ và con mới sinh cùng được hưởng bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do tính
mạng của anh Nam bị xâm phạm. Đoạn được nêu ở phần xét thấy của Quyết định đã cho
câu trả lời: “Tòa án cấp phúc thẩm đã không khắc phục được sai lầm nêu trên, mà còn
ghi sai họ của bị đơn dân sự, đồng thời buộc bị đơn dân sự (bà Nguyễn Thị Thoại) bồi
thường tổn thất tinh thần cho vợ anh Nam là không đúng; vì những người thân thích
thuộc hang thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm mẹ, vợ và con mới sinh cùng được hưởng
bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do anh Nam bị thiệt hại về tính mạng”.
- Câu 4: Theo HĐTP, ai được hưởng bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do tính
mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?
Theo HĐTP, chị Phin được hưởng bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do tính
mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm. Đoạn được nêu ở phần xét thấy của Quyết
định đã cho câu trả lời: “Riêng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do cháu Vũ Thu
Hà và Vũ Văn Quảng bị thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu)
được hưởng”.


- Câu 5: Việc xác định người được bồi thường tổn thất về tinh thần trên có phù
hợp với pháp luật hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 có quy định : “Người xâm phạm tính mạng của
người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế
thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị

thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được
hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.”
Bên cạnh đó, điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần II của Nghị quyết 03/2006//NQHĐTP cũng có quy định : “Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần
trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người
bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của
người bị thiệt hại.”
Như vậy, việc HĐTP xác định mẹ, vợ (chị Phin) và con mới sinh (cháu Tuyết) của
anh Nam cùng được hưởng bồi thường tổn thất về mặt tinh thần do tính mạng của anh
Nam bị xâm phạm và xác định chị Phin được hưởng bồi thường tổn thất về mặt tinh thần
do tính mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm là hoàn toàn phù hợp với pháp luật
hiện hành.
- Câu 6: Theo HĐTP, anh Đông có được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần
do tính mạng của anh Nam bị xâm hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?
Theo HĐTP, anh Đông không được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính
mạng của anh Nam bị xâm hại. Đoạn được nêu trong phần Xét thấy cho câu trả lời : “
Như vậy, người đại diện hợp pháp của anh Nam gồm có mẹ và vợ là chị Phin, nhưng Tòa
án cấp sơ thẩm không xác minh để đưa mẹ của anh Nam tham gia tố tụng mà xác định
anh Vũ Quốc Đông là em trai của anh Nam (chỉ được chị Phin ủy quyền) là người đại
diện hợp pháp của người bị hại và quyết định buộc bị cáo, bị đơn dân sự bồi thường cho
gia đình anh Nam là chưa đầy đủ và chính xác.”
- Câu 7: Theo HĐTP, mẹ anh Nam có được hưởng tổn thất về tinh thần do tính
mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm hại? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?


Theo HĐTP, mẹ anh Nam không được hưởng tổn thất về tinh thần do tính mạng của
cháu Hà và Quảng bị xâm hại. Đoạn được nêu trong phần Xét thấy cho câu trả lời :
“Riêng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và Vũ Văn Quảng bị

thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu) được hưởng..”
- Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về quy định hiện hành và hướng giải quyết trên
của HĐTP liên quan đến tổn thất về tinh thần của anh Đông (đối với cái chết của anh
Nam) và của mẹ anh Nam (đối với cái chết của cháu Hà và Quảng).
Theo khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 thì người được bồi thường tổn thất về tinh thần
là “người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại”. Như vậy BLDS năm
2005 đã quy định người được bồi thường tổn thất về tinh thần phải là “người thân thích”
thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Ở đây, BLDS đã kết hợp cả hai yếu tố đó là “hàng thừa kế
thứ nhất” và “người thân thích”. Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì người được
bồi thường tổn thất về tinh thần bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người bị hại”.
TS Đỗ Văn Đại có quan điểm cho rằng :“Thiết nghĩ, liên quan đến người được bồi
thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm , BLDS và Nghị quyết hướng
dẫn hiện nay không thuyết phục và chúng ta nên theo hướng người được bồi thường là
người “thân thích gần gũi với người bị hại”, những người này có thể là người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất hay ngoài hàng thừa kế này”9
Nhóm tôi hoàn toàn cũng có cùng quan điểm với TS Đỗ Văn Đại bởi vì trong thực
tiễn không hiếm trường hợp cho dù là hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại nhưng quan
hệ giữa họ không tốt thì khi người bị hại chết họ cũng không có tổn thất tinh thần để
được bồi thường nhưng cũng có nhiều trường hợp dù không thuộc hàng thừa kế thứ nhất
hoặc không là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng hoặc không là người
đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại nhưng vẫn có một mối quan hệ “thân thích” và
khi người bị hại chết vẫn có tổn thất về tinh thần. Ví dụ như người đã ăn hỏi nhưng chưa
đăng ký kết hôn, hoặc người yêu của người bị thiệt hại về tính mạng là những người chịu
tổn thất nặng nề về tinh thần nhưng không thuộc đối tượng mà Luật quy định.
Trong quyết định trên, anh Đông là em trai của anh Nam và theo HĐTP thì anh
Đông cũng hoàn toàn không có quyền được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do
tính mạng của anh Nam bị xâm phạm. HĐTP xác định những người được bồi thường tổn
thất trong trường hợp này chỉ có mẹ, vợ và con mới sinh của anh Nam. Điều này cũng
9 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. ĐH Quốc gia

TP.HCM 2014, tr422


hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành. Tuy nhiên, về mặt “tình” nó chưa hoàn toàn
thuyết phục. Bởi có thể anh Đông tuy không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Nam
nhưng khi tính mạng anh Nam bị xâm phạm thì có thể anh Đông cũng bị tổn thất về tinh
thần vì quan hệ thân thiết giữa 2 người (anh Nam và anh Đông là anh em ruột).
Đối với cái chết của cháu Hà và cháu Quảng thì theo HĐTP khoản tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần do cháu Hà và cháu Quảng bị thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin
(là mẹ của hai cháu) được hưởng. Ở đây, Tòa án chỉ giới hạn chị Phin vì hàng thừa kế thứ
nhất của hai cháu chỉ còn chị Phin. Như vậy hướng giải quyết của HĐTP đã không cho
mẹ anh Nam – tức bà của hai cháu được bồi thường tổn thất về tinh thần. Theo nhóm tôi,
thì bà của hai cháu hoàn toàn có thể bị tổn thất về tinh thần khi tính mạng của hai cháu bị
xâm phạm nhưng pháp luật hiện hành của chúng ta thì không có quy định người này được
hưởng bồi thường (trừ khi người này đã nuôi dưỡng hai cháu) nên việc HĐTP xác định
bà của hai cháu không được hưởng bồi thường tuy phù hợp với quy định hiện hành
nhưng giải pháp này hoàn toàn không phù hợp về mặt “tình” bởi vì trong thực tiễn không
hiếm những phụ nữ thể hiện sự đau đớn khi cháu mình bị xâm phạm về sức khỏe hay tính
mạng nên pháp luật cần cho phép họ được bồi thường tổn thất về tinh thần cho dù người
này không thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với người bị hại. Do đó, trong những trường
hợp này thì pháp luật cũng cần cho phép họ được bồi thường tổn thất về tinh thần.
- Câu 9: Khi các bên không đạt được thoả thuận, mức bồi thường tổn thất về tinh
thần là bao nhiêu khi tính mạng bị xâm phạm? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời (Trả lời
lần lượt đối với BLDS 2005 và BLDS 2015).
-Đối với BLDS 2005:
+ Mức bồi thường tổn thất về tinh thần là do các bên tự thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiếu do Nhà nước qui
định.
+Cơ sở pháp lý:
Khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 quy định: “Người xâm phạm tính mạng của người

khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt
hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được
hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định”.


Điểm d, tiểu mục 2.4, mục 2, phần II, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định:
“Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa
thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh
thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ
tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.
-Đối với BLDS 2015:
+ Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không
thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một
trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
+Cơ sở pháp lý:
Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo
quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có
những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực
tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định”.
- Câu 10: Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã quyết định cho gia đình chị Phin

được hưởng mức bồi thường là bao nhiêu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong phần nhận thấy của Quyết định đã chỉ ra mức bồi thường mà Tòa sơ thẩm và
Tòa phúc thẩm đã quyết định cho gia đình chị Phin. Cụ thể:
• “Tại bản án hình sự sơ thẩm số 1711/2005/HSST ngày 8/12/2005…. Áp dụng các
Điều 613, 614 và 627 BLDS, buộc bà Nguyễn Thị Thoại tiếp tục bồi thường số tiền
12.600.000đ …; bà Nguyễn Thị Thoại cấp dưỡng nuôi con anh Vũ Hoài Nam mỗi tháng
200.000đ đến khi cháu tròn 18 tuổi”.
• “Tại bản án hình sự phúc thẩm số 550/2006/HSPT ngày 8/5/2006, Tòa án phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, sửa bản án sơ thẩm về dân sự,
buộc bà Nguyễn Thị Thoại bồi thường tổn thất tinh thần cho vợ anh Nam số tiền
63.000.000đ (350.000đ/tháng x 180 tháng) và tiền mất thu nhập của anh Nam
1.500.000đ/1 tháng x 6 tháng là 9.000.000đ; tổng cộng là 72.000.000đ; ghi nhận sự tự


nguyện của bà Thoại trợ cấp để nuôi con của anh Nam là cháu Vũ Anh Tuyết sinh tháng
9/2005 mỗi tháng 200.000đ, cho đến khi cháu Tuyết trưởng thành…”.
- Câu 11: Hướng giải quyết của HĐTP liên quan đến mức tối đa gia đình chị
Phin được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần.
Đối với khoản tiền bồi thường tổn thất tinh thần cho gia đình chị Phin, HĐTP không
nhất trí với hai mức mà Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã đưa ra. Theo HĐTP, ở quyết
định của Tòa sơ thẩm, mức bồi thường 12.600.000đ (36 tháng x 350.000 đồng) là quá
thấp. Chị Phin mất chồng và mất cả 2 con, mẹ của anh Vũ Hoài Nam mất con trai tổn thất
tinh thần là vô cùng to lớn cho nên không thể đưa ra khoản tiền quá thấp như vậy. Còn
đối với quyết định của Tòa Phúc thẩm, HĐTP lại cho rằng là quá cao bởi: “bị đơn dân sự
không có lỗi trong việc gây ra tai nạn; mặc khác, ngoài việc bồi thường chi phí mai táng
cho gia đình anh Nam, thì bị đơn dân sự còn phải bồi thường cho nhiều người bị hại
khác, do đó khi giải quyết khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần đối với gia đình anh
Nam, ngoài việc xác định vị thế của người bị hại trong gia đình, thì Tòa án cần xem xét,
quyết định cho phù hợp với thực tế để đảm bảo khả năng thi hành án”. Như vậy, hướng
của HĐTP là một mức bồi thường không được quá thấp nhưng phải nằm trong khả năng

của bên gây thiệt hại vì trong vụ việc này, bên gây thiệt hại còn bồi thường cho những
nạn nhân khác nữa, nên cần đặt ra một mức bồi thường vừa khả thi vừa tương xứng, xác
định vị thế của người bị hại trong gia đình để có mức bồi thường thích hợp.
- Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2005 và BLDS
2015 về bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm.
- So với BLDS 2005 BLDS 2015 đã có sự thay đổi về mức bồi thường tổn thất về
tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm và các bên không đạt được thoả thuận. Cụ thể, theo
quy định của BLDS 2005 mức tối đa được xác định trên cơ sở “tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định”. Cơ sở này ở BLDS 2015 là “mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định. Có sự thay đổi này vì trong BLDS 2015 có sự thay thế “tháng lương cơ sở do Nhà
nước quy định” cho “tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định. Và mức bồi thường
cũng tăng lên từ tối đa không quá 60 tháng tăng lên tối đa không quá 100 lần.
Theo nhóm em sự thay đổi này là hợp lý và phù hợp. Việc tăng mức bồi thường như
trên giúp BLDS 2015 bảo vệ tốt hơn và bù đắp xứng đáng hơn cho thân nhân của người
có tính mạng bị xâm phạm bởi việc mất đi một người thân trong gia đình là một nỗi đau
vô cùng to lớn khó lòng bù đắp được. Bên cạnh đó sự thay đổi này giúp tăng cường ý
thức tuân thủ pháp luật của người dân và bảo vệ trật tự công bằng xã hội tốt hơn.


- Bên cạnh đó với cách diễn đạt như BLDS 2005 sẽ dẫn đến những bất cập khi giải
quyết bồi thường thiệt hại cho gia đình có nhiều người bị xâm hại đến tính mạng. Ví dụ
khi một gia định có ba người bị xâm hại đến tính mạng thì gia định sẽ nhận được mức bồi
thường tối đa là 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định hay là 180 tháng lương
tối thiểu do Nhà nước quy định. Vấn đề này đã được quy định rõ ràng tại BLDS 2015:
“Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm
lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” Như vậy gia đình đó sẽ nhận được mức bồi
thường tối đa là 180 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Sự thay đổi này là hợp
lý và bảo vệ tối đa lợi ích của những người thân thích của người bị thiệt hại.


Vấn đề 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA
- Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
“Khi giải quyết vụ án, Tòa án các cấp cần xác định rõ đường dây điện đó do ai quản
lý, sử dụng; từ đó căn cứ vào điều 623 BLDS và Nghị định số 452001/NĐCP ngày 0208-2001 của Chính phủ quy định về hoạt động điện lực và sử dụng để giải quyết”
- Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
là thuyết phục. Theo quy định tại khoản 1 Điều 627 BLDS 1995 thì: "Nguồn nguy hiểm
cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công
nghiệp đang hoạt động, vũ khí,chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các
nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định". Ở đây, điều luật có nhắc đến hệ
thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không cho biết như thế nào là hệ thống
tải điện. Giáo trình luật dân sự của ĐH Luật Hà Nội có đề cập: "Hệ thống tải điện được
hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao...". Do đó, có thể hiểu đường
dây dẩn điện trong tình huống nêu trên là một loại trong hệ thống tải điện nên việc Tòa án
xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hợp lý. Và các
điều kiện để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra đã được thỏa mãn trong trường hợp này.
Thứ nhất, có thiệt hại, cụ thể là cháu Lợi chết.


Thứ hai, có nguồn nguy hiểm cao độ, căn cứ vào khoản 1 Điều 627 BLDS 1995 như
nêu trên, thì ở đây có sự hiện diện của nguồn nguy hiểm cao độ, cụ thể là đường dây điện
hạ thế.
Thứ ba, có quan hệ nhân quả, ở đây, thiệt hại phải xảy ra do nguồn nguy hiểm cao
độ, không do hành vi của con người. Trong thực tế, nếu có sự hiện diện của con người thì
vai trò của con người chỉ là thứ yếu, không là yếu tố quyết định trong việc gây ra thiệt
hại.10 Trong tình huống này, nguyên nhân cháu Lợi bị chết là do đường dây hạ thế (sau

công tơ tổng) bị hở mạch điện.
- Câu 3: Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt
hại không?
Tòa dân sự không cho biết ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại. Mặc dù
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xác định “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Công
ty điện lực 2” nhưng Tòa giám đốc thẩm không thừa nhận cũng không phủ nhận điều này.
- Câu 4: Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại?
Theo nhóm em, Công ty điện lực 2 là chủ sỡ hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại. Vì
theo bản án, có đề cập "trách nhiệm sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Công ty điện lực
2 và trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng đường dây điện nêu trên là Tổ điện 4 thuộc ấp
3, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, (do ông Trần Văn Ri làm tổ trưởng tổ điện)". Tuy Công ty
điện lực 2 đã kí hợp đồng bán điện cho tổ điện 4 thuộc ấp 3, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè,
nhưng hợp đồng mua bán điện có quy định rõ bên bán (tức Công ty điện lực 2) đảm bảo
cung cấp điện ổn định, an toàn cho bên mua, còn bên mua (tức tổ điện 4) chỉ có nghĩa vụ
sử dụng an toàn, chịu trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra công tơ vào nhà. Vậy nên, Công
ty điên lực 2 vẫn là chủ sở hữu của đường dây hạ thế nói trên, còn tổ điện 4 là bên chiếm
hữu sử dụng.
- Câu 5: Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho gia đình nạn nhân?
Theo bản án của Tòa dân sự thì Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự Tòa án nhân
dân tối cao chỉ mới hủy bản án dân sự sơ thẩm và hủy bản án dân sự phúc thẩm, chứ chưa
làm rõ chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Chúng
ta vẫn chưa thực sự thấy tòa xác định cụ thể ai là chủ của nguồn nguy hiểm cao độ và ai
đang quản lí, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Vì ở phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cho
10 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam- Bản án và Bình luận án, Nxb.Đại

học Quốc Gia TP.HCM 2014, Tập 2, Bản án số 91-93, tr.207.


rằng anh Công khởi kiện không đúng đối tượng để bác bỏ yêu cầu khởi kiện của anh

Công. Điều này bị Hội đồng giám đốc thẩm cho là bất hợp lý, gây thiệt hại đến quyền lợi
của gia định anh Công, nên yêu cầu sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. Do đó,
chúng ta chưa thể quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình cháu Lợi thuộc
về chủ thể nào.
- Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
gia đình nạn nhân.
Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối là hủy bản
án dân sự sơ thẩm và hủy bản án dân sự phúc thẩm là hợp lí, nhưng vẫn chưa làm rõ đc
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân thuộc về chủ thể nào. Ở bản án
dân sự sơ thẩm và phúc thẩm không thừa nhận cũng không phủ định chủ sở hữa nguồn
nguy hiểm cao độ là Công ty điện lực. Qua đó, có thể thấy việc xác định chủ sở hữu của
nguồn nguy hiểm cao độ là một việc không đơn giản. Theo nhóm em, Công ty điện lực 2
là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, còn tổ điện 4 chính là chủ thể chiếm hữu, sử dụng
chúng. Theo nghị quyết 03/2006 có đề cập "Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là
đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm
cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ." và theo khoản 2 Điều 6 cũng nói "chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải
bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác." Tuy Công ty điện lực 2 là chủ sở hữu
nguồn điện nhưng Công ty điện lực 2 đã ký hợp đồng bán cho tổ điện 4 (do ông Ri ký)
quyền chiếm hữu và sử dụng nguồn điện. Do đó, theo ý kiến nhóm em, ông Ri (tổ trưởng
tổ điện 4) sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.

Vấn đề 4: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
GÂY RA
- Câu 1: Vì sao Tòa án không áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước trong vụ án trên?


Tòa án không áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong vụ
án trên vì trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
(LTNBTCNN) tại chương III mục 1 Điều 26 về vấn đề phạm vi trách nhiệm bồi
thường trong hoạt động tố tụng hình sự không có trường hợp người bị tạm giữ chết
do hành vi trái với pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, Tòa án không
thể áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp này.
- Câu 2: Việc Tòa án áp dụng Điều 620 BLDS 2005 vào hoàn cảnh trên có
thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng Điều 620 BLDS 2005 vào hoàn cảnh trên là thuyết phục.
Vì hoàn cảnh trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 620 BLDS 2005: “Cơ quan
tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi
thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại
phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có
lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ”.
Ở đây là vụ án hình sự nên cơ quan tiến hành tố tụng được xác định là:
-

Cơ quan điều tra.
Viện kiểm sát.
Tòa án.

Như vậy, các bị cáo đang là người của cơ quan tiến hành tố tụng, có hành vi trái
pháp luật gây nên thiệt hại nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã xảy ra. Nếu cơ
quan tiến hành tố tụng bồi thường thiệt hại thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu
cầu người có thẩm quyền gây thiệt hại hoàn trả khoản tiền mà đã bồi thường.


- Câu 3: Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân
chết theo luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước và BLDS.
BLDS 2005
- Quy định tại một điều 610 “Thiệt hại
do tính mạng bị xâm phạm”.
Khoản 1 quy định bồi thường thiệt hại
về vật chất, khoản 2 quy định bồi
thường thiệt hại về tinh thần khi tính
mạng bị xâm phạm.

LTNBTCNN 2009
- Quy định tại hai Điều 47 và Điều 48.
Khoản 3 Điều 47 quy định về thiệt hại
do tổn thất về tinh thần trong trường hợp
người bị thiệt hại chết.
Điều 48 quy định về thiệt hại vật chất do
người bị thiệt hại chết.


- Trong trường hợp bồi thường thiệt hại
về tinh thần BLDS 2005 quy định mức
bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận được thì mức tối đa
không quá sáu mươi tháng lương tối
thiểu.
- Quy định về người thân thích được
hưởng bồi thường thiệt hại về tinh thần
cụ thể là:
+ Hàng thừa kế thứ nhất của người bị
hại.

+Người mà người bị thiệt hại đã trực
tiếp nuôi dưỡng.
+ Người đã trực tiếp nuôi dưỡng người
bị thiệt hại.
- Vấn đề tiền cấp dưỡng không quy định
là bao nhiêu.

- Trong trường hợp bồi thường thiệt hại
về tinh thần LTNBTCNN quy định về
mức bồi thường là ba trăm sáu mươi
tháng lương tối thiểu.
- Không quy định về vấn đề ai sẽ là
người được hưởng bồi thường thiệt hại
về tinh thần.

- Quy định tiền cấp dưỡng được xác
định là một tháng lương tối thiểu, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác
hoặc đã được xác định theo quyết định
có hiệu lực của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

- Câu 4: Nếu phải áp dụng BLDS 2015 cho hoàn cảnh như trong vụ án trên,
hướng giải quyết có khác không? Vì sao.
Nếu phải áp dụng BLDS 2015 cho hoàn cảnh như trong vụ án trên, hướng
giải quyết có khác.
Giải thích: trong tình huống trên ta được quyền áp dụng Điều 598 BLDS
2015 để giải quyết. Tuy nhiên Điều 598 BLDS 2015 lại quy định “Nhà nước có
trách nhiệm bồi thương thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Như vậy,

ta lại phải áp dụng LTNBTCNN để giải quyết. Tuy nhiên, như đã nói trên
LTNBTCNN theo hướng liệt kê nên có phạm vi rất hẹp. Cụ thể, trong trường hợp
này LTNBTCNN không quy định bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng mà
người bị thiệt hại chết (Cụ thể Điều 26 “Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt


động tố tụng hình sự”). Do đó, chúng ta sẽ không có quy định nào để bảo vệ người

bị thiệt hại trong trường hợp này.



×