Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần in sách giáo khoa tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.69 KB, 20 trang )

Việc phân tích tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cung cấp cho nhà quản lý
cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính
trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động,
giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu. Một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong tình hình kinh tế
bất ổn và khó khăn như hiện nay, cần phải thực hiện tốt công việc này. Nhận biết được
tầm quan trọng của việc phân tích tài chính, chúng tôi đã cố gắng thực hiện tốt đề tài “
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần in sách giáo khoa Tp Hồ Chí Minh”
I.Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua tìm hiểu thực tiễn để nắm bắt và hiểu rõ hơn nội dung bài học đồng thời xây
dựng kỹ năng phân tích tài chính.
- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của công ty từ đó dưa ra một
số giải pháp để khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy thế mạnh của công ty trong
khuôn khổ những kiến thức đã được học.
2. Phương pháp: Thu thập, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, tính toán các chỉ số tài
chính, nghiên cứu tài liệu.
3. Giới hạn bài báo cáo: Thời gian làm đề tài ngắn (6tuần), trình độ còn hạn chế do bước
đầu làm quen với phân tích tài chính công ty, tài liệu tiếp cận gồm giáo trình TCDN, bài
giảng của thầy và các số liệu của cục thống kê
4. Các giả định của bài nghiên cứu:
- Công ty chịu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, điều kiện ngành và công ty.
- Thông tin công ty cung cấp trên các phương tiện là trung thực, chính xác.
- Công ty hoạt động liên tục, đặt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi nhuận lên
hàng đầu.
II. Giới thiệu về công ty:
- Công ty cổ phần in SGK TpHCM được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa xí nghiệp in
sách TpHCM.
- 14/12/2006 cổ phiếu công ty được niêm yết trên sàn GDCK với mã chứng khoán SAP.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty:
+ In SGK, sách báo tạp chí, tập san, nhãn, biểu, sản phẩm bao bì và các giấy tờ
quản lý KT-XH.


+ Sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm: giấy kẻ, vở học sinh, nhãn vở, sổ tay và
các loại văn phòng phẩm.
+ Mua bán vật tư thiết bị ngành in.
PHÂN TÍCH VĨ MÔ
2007-2011 là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động của kinh tế thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính xuất hiện vào năm 2007 và bùng phát
mạnh vào cuối năm 2008 ở Hoa Kì nhanh chóng trở thành khủng hoảng kinh tế thế giới,
tiếp theo đó là khủng hoảng nợ công tại Châu Âu vào năm 2011 đã gây ra những hệ lụy
vô cùng to lớn. Là nền kinh tế nhỏ với sức đề kháng thấp, Việt Nam đã phải chịu những
ảnh hưởng nặng nề từ tình hình kinh tế thế giới, do đó, kinh tế trong nước cũng có nhiều
chuyển biến lớn.
Biến động của 1 số yếu tố vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011:
• Lạm phát:
Sau 12 năm (1995-2007) được kiềm chế ở mức một con số, cuối năm 2007 tình
hình lạm phát có dấu hiệu bùng phát trở lại. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền quá mạnh
trước đó, đồng thời, giá lương thực, nguyên nhiên liệu trên thế giới tăng mạnh do bất ổn
làm lạm phát bùng nổ vào năm 2008 với tỷ lệ lạm phát lên đến 22.97%. Kết quả thực
hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, giá cả hàng hóa trên thế giới dần hạ nhiệt đã giúp
tình hình lạm phát 2009 và đầu năm 2010 bớt căng thẳng, tuy vẫn đứng trước nguy cơ
lạm phát cao trở lại. Cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng lại tăng cao ( CPI tháng 12/2010
tăng 11,75% so với 12/2009). Năm 2011, lạm phát lại tiếp tục tăng mạnh.
Tỷ lệ lạm phát bình quân ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị :%
2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ lạm phát bình quân năm 8,30 22,97 6,88 9,19 18,58
Lạm phát tăng nhanh làm cho giá cả và chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, sức mua
của người tiêu dùng giảm. Đối với SAP, giá cả nguyên nhiên vật liệu, mà chủ yếu là giấy,
tăng mạnh, nhưng giá bán sách giáo khoa lại tăng quá ít làm lợi nhuận giảm. Điều này đã
gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động của doanh nghiệp.
• Lãi suất:

Cùng với những bất ổn của nền kinh tế, lãi suất trong giai đoạn ngày cũng có
những biến động lớn.
Biến động lãi suất cơ bản 2007 - 2011
Thời gian Lãi suất cơ bản
01/03/2007 – 31/01/2008 8,25%/năm
01/02/2008 – 18/05/2008 8,75%/năm
19/05/2008 – 10/06/2008 12,00%/năm
11/06/2008 – 20/10/2008 14,00%/năm
21/10/2008 – 04/11/2008 13,00%/năm
05/11/2008 – 20/11/2008 12,00%/năm
21/11/2008 – 04/12/2008 11,00%/năm
05/12/2008 – 21/12/2008 10,00%/năm
22/12/2008 – 31/01/2009 8,50%/năm
01/02/2009 – 30/11/2009 7,00%/năm
01/12/2009 – 04/11/2010 8,00%/năm
05/11/2010 – 31/12/2011 9,00%/năm
Theo bảng số liệu, ta có thể thấy lãi suất trong năm 2008 được điều chỉnh liên tục, với
mức lãi suất cơ bản cao, có thời kì đạt đỉnh 14%/năm. Trong lúc đó, NHNN quy định lãi
suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không quá
150%, sau đó tăng lên 165% của lãi suất cơ bản. Như vậy, trong thời gian này, có lúc lãi
suất cho vay lên đến 21%/năm, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp
cận vốn và chi trả chi phí cho các khoản vay. Hơn nữa, xu hướng biến động lãi suất lại
không ổn định khiến doanh nghiệp khó tính toán được mức vốn vay phù hợp. Đến
03/2011, trần lãi suất huy động được quy định cụ thể là 14%/năm, sau đó giảm xuống còn
13%/năm vào 03/2012 và 12%/năm vào tháng 04/2012. Tuy đã thực hiện nhiều biện pháp
ngăn chặn lãi suất bị đẩy lên cao nhưng hầu hết các biện pháp này đều mang tính đối phó,
tạm thời, lãi suất vẫn ở mức cao so với khu vực và thế giới. Hơn nữa, việc chỉ quy định
trần lãi suất huy động mà không quản lý lãi suất cho vay khiến cho lãi suất này vẫn quá
cao mặc dù đã điều chỉnh, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí
dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phá sản hoàng loạt vì không thể tiếp tục vay vốn.

• Tỷ giá:
Trong giai đoạn này, việc tỷ giá dao động mạnh với xu hướng tăng qua các năm đã
gây ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ giá tăng làm cho hoạt
động nhập khẩu của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn nhưng lại tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy vậy, tình hình bất ổn của tỷ giá với việc
tăng giảm biên độ lớn cũng làm cho các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc triển
khai kế hoạch kinh doanh.
Là công ty cổ phần in sách giáo khoa, thị trường của SAP thị trường trong nước,
do đó việc thay đổi tỷ giá không có tác động trực tiếp đến hoạt động của công ty. Tuy
nhiên, biến động của tỷ giá lại ảnh hưởng đến công ty theo hướng gián tiếp, đó là ảnh
hưởng đến giá giấy nguyên liệu.
Là doanh nghiệp thuộc ngành in nên nguyên liệu đầu vào chủ yếu và quan trọng
nhất của SAP là giấy. Tỷ giá tăng làm cho giá cả bột giấy nhập khẩu tăng, khiến giá giấy
sản xuất trong nước cũng tăng theo. Hơn nữa, ngành giấy trong nước chưa đáp ứng được
nhu cầu của ngành in, lượng giấy nhập khẩu vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn. Trong bối
cảnh tỷ giá mất ổn định và có xu hướng tăng cao, giá giấy tăng đã gây không ít khó khăn
cho doanh nghiệp.
1. Tổng quan ngành:
- Trong 2 năm 2006 – 2007 là thời kì mà các doanh nghiệp in thành lập nhiều nhất,
mỗi năm có hàng trăm cơ sở in và dịch vụ ngành in ra đời. Tốc độ tăng trưởng trong giai
đoạn này của ngành in là từ 10-15%/năm. Từ năm 2008 tăng trưởng chậm lại do: khủng
hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài suốt hơn 4 năm qua, tình trạng lạm phát và lãi suất ngân
hàng ở trong nước quá cao đẩy chi phí sản xuất lên quá lớn trong khi sức mua của xã hội
đối với ngành in bị sụt giảm. Lúc đó lợi nhuận ngành giảm đi phân nữa, tính bình quân
ngành chỉ còn khoảng 3% doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở các doanh
nghiệp xuống dưới mức 2 con số. Với những khó khăn và tác động mạnh mẽ của các yếu
tố mang tính chủ quan và khách quan nên nhịp độ tăng trưởng ngành in trong 3 năm qua
đã giảm đi rõ rệt so với thời kì trước, chỉ còn khoảng 5% mỗi năm. Khá nhiều doanh
nghiệp mới thành lập đã phải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động. Số lượng doanh
nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả và tăng trưởng chỉ khoảng 20-30%, số còn lại hoạt

động cầm chừng hoặc đang rất lúng túng trong việc ổn định sản xuất và phát triển.
2. Phân tích mô hình porter 5 forces:
a. Các rào cản gia nhập:
- Đối với ngành in, không chỉ các đối thủ hiện tại mà khả năng các doanh nghiệp
mới có thể gia nhập cũng ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh. Vì là một công ty hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục và là công ty được tách ra từ NXBGD tp HCM nên được sự hỗ
trợ cấp giấy phép của chính phủ. Những điều kiện của nhà nước, chính phủ là 1 rào cản
đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành này.
- Các thiết bị máy móc của các công ty trong ngành in mang tính chuyên môn hóa
cao và có giá cả rất đắt như công ty cổ phần in sách giáo khoa tp HCM có máy in offset 4
màu giá hơn 3.3 tỷ. Những thiết bị này mang tính chuyên môn hóa chỉ có thể sử dụng để
in những sản phẩm đặc trưng cho công ty, với lại những máy móc này có cấu tạo, cơ chế
khá phức tạp và dễ hư hỏng rất khó sữa. Do tính đặc trưng của tài sản cố định nên khi
thay thế thường rất khó và có giá bán rất thấp, vô tình điều đó tạo ra 1 rào cản cho các
doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành.
- Các công ty muốn gia nhập ngành in nói chung và ngành in sách giáo khoa nói
riêng khá khó khi mà phải giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm, tiếp cận với kênh
phân phối. Đối với công ty cổ phần in sách giáo khoa tp HCM phân phối sách cho
NXBGD tại tp HCM, do đó ổn định được đầu ra nên công ty dễ dàng có định hướng
chiến lược phát triển trong dài hạn, đó có thể là 1 lợi thế so với các doanh nghiệp khác
cùng ngành.
b. Sản phẩm thay thế:
- Sự xâm thực của phương tiện truyền thông mạng đã tác động mạnh mẽ tốc độ
ngành in nước ta. Trong 3 năm gần đây với sự phát triển rộng rãi của internet, sách điện
tử và các phương tiện truy cập ngày một hiện đại và tiện ích thì khối lượng sách báo in ở
Việt Nam đã giảm đi đáng kể. Tuy số đầu sách và báo chí vẫn tăng hơn trước nhưng số ấn
bản đã giảm sút 30-40%, quảng cáo in cũng giảm hơn so với trước kia.
c. Cạnh tranh nội bộ ngành:
- Số lượng các cơ sở in lớn, nhiều cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, đặc điểm cơ chế
thị trường… đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt trong ngành in. Đã có những

chuyển dịch cơ cấu, thay đổi trong việc lựa chọn đầu tư về lĩnh vực in để giảm sức ép
cạnh tranh nhưng việc đầu tư vẫn còn trùng lặp, thiếu sự đa dạng. Ví dụ thị trường sản
phẩm in truyền thống đã bão hòa nên nhiều cơ sở chuyển qua in catalogue, bao bì nhãn
mác… mà không có sự tổ chức tốt về công nghệ, quản lý… đã gây nên lãng phí vốn đầu
tư. Số lượng nhà in chuyên biệt chiếm quá ít. Các cơ sở in của nước ta lại có quy mô nhỏ
lẻ, tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào. Điều đó không những
giảm sức ép trong cạnh tranh ở phân khúc thị phần sản phẩm truyền thống mà còn tạo
nhiều cơ hội, khoảng trống thị trường để cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ấy
chiếm lĩnh  thực trạng vừa thừa lại vừa thiếu về năng lực công nghệ.
- Mô hình tổ chức và phân bổ lực lượng của ngành in nước ta chủ yếu là các doanh
nghiệp in độc lập, dần hướng tới các tập đoàn in, tập đoàn xuất bản - in - phát hành sách
hoạt động theo cơ chế công ty mẹ, công ty con.
- Vì thế, ngoài các công ty con trong cùng một công ty, trên thị trường có rất nhiều
doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng lĩnh vực và hoạt động đều mang lại những hiệu
quả khả quan. Chỉ riêng về lĩnh vực in SGK đã có khoảng 41 nhà in trên toàn quốc và
một số công ty lớn như: Công ty In Trần Phú, Tổng công ty văn hoá Sài Gòn, Công ty In
Tổng hợp và bao bì Liksin, là những nhà in hoạt động hiệu quả và chiếm thị phần cao
trên thị trường in SGK ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Những thông tin thời sự gần đây còn cho ta thấy một hiện tượng phổ biến, tràn lan
hiện nay là nạn in lậu. Với những thủ thuật tinh vi, nhiều trang in có chất lượng kém, giá
rẻ vẫn được bày bán rộng và gần như công khai đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những
cơ sở in chân chính. Đây quả thực là một thách thức không nhỏ.
d. Sức mạnh nhà cung cấp:
- Có nhiều công ty trong ngành in, sản phẩm thay thế cũng đa dạng, nên khả năng
cạnh tranh không cao. Vì vậy, công ty cần chủ động các yếu tố đầu vào: lao động, nguồn
nguyên liệu, vốn… khi đó mới có đủ lực để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
e. Sức mạnh khách hàng:
- Độ nhạy về giá của khách hàng là điểm để thu hút khách hàng về với công ty
mình, cho nên cần cung cấp nhiều thông tin hơn cho khách hàng, tăng kênh phân phối, hạ
giá thành ở mức cho phép, tạo dấu ấn bằng biện pháp khác biệt hóa sản phẩm. Khách

hàng chính là người điều khiển cạnh tranh ngành thông qua quyết định mua hàng.
Phần D: Phân tích rủi ro
1. Rủi ro kinh tế
Sách là nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho việc học tập và là phương tiện của ngành
giáo dục nước ta.
Cho dù nền kinh tế phát triển hay suy thoái thì sự nghiệp giáo dục vẫn được xem
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì thế ngành in sách giáo khoa đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ít bị ảnh hưởng bởi
những tác động suy thoái kinh tế. Khi kinh tế kém phát triển, sức mua của các
hàng hóa khác có thể giảm nhưng nhu cầu về sách thì không thể cắt giảm, sức mua
ít thay đổi nên doanh thu của doanh nghiệp ổn định. Khi kinh tế phát triển, cần có
nguồn nhân lực với trình độ cao để đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, nhu cầu học
hành cũng sẽ tăng cao. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng
trưởng với mức ổn định từ 7,5 % đến 8 %. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được
đánh giá là “con rồng” trong khu vực, dự đoán trong những năm tới cũng sẽ phát
triển bền vững với tốc độ tăng trưởng 8 %/ năm. Do vậy, rủi ro kinh tế đối với
ngành in sách giáo khoa là không đáng kể.
2. Rủi ro pháp lý
Khi công ty được chính thức đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoài
việc bị điều chỉnh bởi các quy định hiện hành, công ty còn chịu sự chi phối bởi các
quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Do đó, công ty sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng bởi những thay đổi về luật
pháp liên quan đến kinh doanh, các chính sách đầu tư, ưu đãi, thuế.
Thiếu kiến thức về pháp lý và việc thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng kinh tế
hoặc đầu tư sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho công ty.
3. Rủi ro về môi trường kinh doanh
a.Sự biến đổi nhu cầu thị trường.
Đối với ngành in sách giáo khoa, nhu cầu thị trường, số lượng sản phẩm tiêu thụ
của doanh nghiệp ổn định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nên rủi ro
kinh doanh của doanh nghiệp thấp.

b.Sự biến đổi giá bán.
Sách là sản phẩm có giá bán ít dao động (giá cả ổn định) nên rủi ro của ngành in
sách giáo khoa thấp hơn so với nhiều ngành khác.
c.Sự biến đổi giá cả các yếu tố đầu vào.
Để in sách cần có giấy, mực in, kẽm, trong đó, giấy in là chủ yếu. Giá cả của giấy
in bị ảnh hưởng bởi giá của những nguyên vật liệu khác, quá trình vận chuyển nên
khi có sự biến động của thị trường làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, sẽ
làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng như hiệu quả kinh
doanh của công ty.
Công ty cổ phần in sách giáo khoa Thành phố Hồ Chí Minh là công ty con
NXBGD nên được đảm bảo doanh số ổn định và không phải lo đầu ra cho sản
phẩm. Nhưng lợi thế trên sẽ trở thành khó khăn của công ty vì sắp tới NXBGD có
kế hoạch bán phần vốn của mình ra bên ngoài nên công ty phải đối mặt với việc
tìm kiếm thị trường trong một môi trường cạnh tranh gay gắt.
d.Khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi chi phí đầu vào.
Khă năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi chi phí đầu vào cao hay thấp phản
ánh mức độ rủi ro của công ty. Là công ty con của NXBGD nên gần như công ty
nắm thế độc quyền về việc phát hành sách, không phải lo đầu ra cho sản phẩm do
vậy khả năng tăng giá khi chi phí đầu vào tăng là rất lớn vì thế mức độ rủi ro trong
kinh doanh là thấp. Việc tăng giá phải được sự chấp nhận của cơ quan quản lý nhà
nước nên kém linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh tự do. Tuy vậy,
mức độ an toàn trong kinh doanh cao, doanh thu ổn định.
4. Rủi ro cạnh tranh và in lậu
Cùng hoạt động trong lĩnh vực in, ngoài các công ty con trong cùng NXBGD, hiện
nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Chỉ tính
riêng về in sách giáo khoa, trên thị trường đã có 41 nhà in, trong đó tại thành phố
Hồ Chí Minh có tới 5 nhà in lớn có thương hiệu và kinh nghiệm trong việc đấu
thầu (Công ty in Trần Phú, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn, Công ty in tổng hợp và
bao bì Liksin, công ty in và văn hóa phẩm, nhà máy in Quân đội nhân dân 2). Bên
cạnh đó, nạn in lậu ở nhiều cơ sở tư nhân còn diễn ra một cách tràn lan và rất phổ

biến. Đây là thách thức lớn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhận
thức được điều này, công ty đã từng bước đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở
rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, tìm kiếm thêm nhiều thị trường khác, đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh của công ty nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo
được doanh thu, lợi nhuận của công ty và cổ tức cho cổ đông.
5. Rủi ro thông tin
Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh
nghiệp. Vì vậy việc thiếu thông tin sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
công ty.
Trong các hợp đồng nhập khẩu giấy in, nếu thiếu thông tin về phía đối tác sẽ dẫn
đến nguy cơ bị đối tác lừa, không thanh toán hoặc không thực hiện đơn hàng. Mặt
khác thiếu thông tin về sự thay đổi giá cả của sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp
không bắt nhịp được xu hướng của thị trường, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu thụ và
doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc thiếu thông tin về những thay đổi
công nghệ sản xuất mới sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá bán và chất lượng
sản phẩm so với những công ty cùng ngành.
6. Rủi ro đến từ nội bộ doanh nghiệp và một số rủi ro khác
Thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro, trình độ quản lý của doanh nghiệp, sự
mất đoàn kết nội bộ, những sai lầm trong chiến lược kinh doanh và thiếu kiến thức
về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp thâm nhập cũng tác động đến doanh
nghiệp theo nhiều chiều hướng khác.
Một số rủi ro bất khả kháng khác như thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, dịch bệnh,

Phân tích chỉ số tài chính
1. Chỉ số thanh khoản:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
TB
Ngành

ALT (2011)
TSNH 4012 7872 10942 19157 18190 - 116574
NNH 2559 5581 7233 14921 12249 - 41064
Thanh toán hiện hành 1.57 1.41 1.51 1.28 1.49 2.51 2.84
 Chỉ số thanh toán hiện hành:
Chỉ số này nhìn chung ổn định và lớn hơn 1 qua các năm, cho thấy tình hình thanh toán
nợ ngắn hạn của SAP tương đối tốt, tức là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ để đảm
bảo thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng công ty cũng nên có những khoản đầu tư ngắn hạn để
tránh ứ đọng lượng tiền nhàn rỗi tức thời này.
So với trung bình ngành, chỉ số này vẫn còn thấp, nên khả năng thanh toán công ty vẫn
còn thấp hơn nhiều so với một số công ty cùng ngành, chẳng hạn như ALT, chỉ số này lên
đến 2.84 lần.
 Chỉ số thanh toán nhanh:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011 TBN
ALT
(2011)
TSNH 4012 7872 10942 19157 18190 - 116574
HTK 1353 5337 6918 1332 2515 - 58005
NNH 2559 5581 7233 14921 12249 - 41064
Thanh toán nhanh
1.04 0.45 0.56 0.36 1.28 0.58 1.43
Qua các năm, ta thấy chỉ số thanh toán nhanh của SAP tăng giảm thất thường qua các
năm. Trong đó, vào năm 2007 và 2011 chỉ số này >1, chứng tỏ SAP có nguồn tài sản lưu
động huy động tức thời dồi dào, đảm bảo có thể thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn khi
cần. Đáng quan tâm là trong giai đoạn 2008-2010, chỉ số này giảm mạnh xuống nhỏ hơn
1, chứng tỏ SAP đang khó khăn về việc thanh toán nhanh, nguyên nhân là do thời kì này
SAP khó khăn trong việc bán hàng, doanh số giảm, cộng thêm đó là lạm phát tăng cao, lãi
suất tăng… => giá trị tài sản lưu động và hàng tồn kho giảm => thanh toán nhanh giảm.

Riêng năm 2011, chỉ số này của SAP lớn hơn trung bình ngành rất nhiều (hơn 2 lần), cho
thấy tình hình thanh toán nhanh SAP cao hơn so với một số doanh nghiệp cùng ngành,
tuy nhiên nó vẫn thấp hơn công ty đối thủ (ALT).
2. Chỉ số hoạt động
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011 ALT(2011)
GVHB 28893 23358 25760 26143 31525 154045
HTKTB 1552.5 3345 6127.5 10375 8173.5 59193.5
SNBQ vòng quay HTK 19,61 52.29 86.9 144.84 94.56 140.26
 Ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ số này tăng nhanh từ 2007 đến 2010, cho thấy công ty đang có dấu hiệu không tốt
trong việc đầu tư vào HTK, HTK ứ đọng ngày càng nhiều, kéo theo khả năng thanh toán
nhanh của công ty ngày càng giảm, sử dụng vốn kém. Đến 2011, chỉ số này lại giảm
mạnh còn 94,56 (ngày), nhưng con số này nhìn chung vẫn còn lớn, kéo khả năng thanh
toán nhanh công ty tăng lên nhưng vẫn ở mức chậm, công ty cần duy trì tình trạng này và
có thể cắt giảm HTK ở mức phù hợp cho thời gian tới.
So với đối thủ cạnh tranh ALT, chỉ số này của SAP thấp hơn nhiều, tuy vậy nó vẫn ở mức
cao.
 Ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011 ALT(2011)
DTT 34455 27055 30054 30142 34930 162984
PTTB 7212 4331 1901 3934.5 5093 23009
Chỉ số SNBQ các KPTh 76.4 55.73 23.09 47.64 53.22 51.53
Chỉ số này nhìn chung ở mức độ vừa phải, giảm từ 76.4 (2007) xuống 23.09(2009), cho
thấy chính sách quản lý khoản phải thu của công ty hợp lý hơn, tức là công ty đang cắt
giảm bán chịu hàng hóa Chính sách này có phần nới lỏng hơn từ năm 2010 trở đi, chỉ số
tăng trở lại, nguyên nhân do khoản phải thu tăng, thị trường bấy giờ bất ổn, trì trệ dẫn đến

công ty phải tăng lượng bán chịu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công ty cần quản lý tốt chính
sách bán chịu để hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn, vừa tăng doanh thu, vừa hạn chế
phải thu, trả nợ chậm.
Chỉ số này cũng tương đương với đối thủ cạnh tranh ALT (2011).
 Ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011 TB Ngành ALT (2011)
DSMHTN 28494 27342 27341 33057 20208 - 152434
Phải trả trung bình 5471.5 5165 6486 11119.5 13626 - 51003.5
SNBQ vòng quay
KPTr
70.09 68.95 86.59 22.78 246.11 - 122.13
Chỉ số này không ổn định qua các năm, biến động tăng giảm liên tục, đặc biệt tăng mạnh
vào năm 2011 lên đến 246.11 ngày, chứng tỏ SAP đang có lợi thế về việc trả nợ, công ty
đang có uy tín đối với các nhà cung cấp đầu vào và các bạn hàng. Nguyên nhân là do sự
hoạt động ổn định của công ty qua các năm, doanh số ổn định… sự tín nhiệm của các
nhà cung ứng.
Chỉ số này so với ALT vào năm 2011 rất cao, chứng tỏ công ty đang có uy tín hơn so với
đối thủ cạnh tranh trong ngành.
 Số ngày bình quân vòng quay tổng tài sản:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
TB
Ngành
ALT (2011)
DTT 34455 27055 30054 30142 34930 - 162984
TTSTB 18539 19018 21442.5 26271.5 28710.5 - 257348.5
Vòng quay TTS 1.86 1.42 1.4 1.15 1.22 1.32 0.63

Qua các năm, chỉ số này giảm liên tục từ 2007 đến 2010, cho thấy tình hình hoạt động
của công ty chưa được hiệu quả, song giai đoạn tiếp theo, chỉ số này tăng trở lại, nhưng
nhìn chung vẫn chưa đáng kể. Nhưng qua các năm, chỉ số này vẫn lớn hơn 1=> có thể
chấp nhận được. So với bình quân ngành, năm 2011, một đồng tài sản của công ty tạo ra
được số đồng doanh thu tương đương nhau. Còn với ALT, chỉ số này vẫn hiệu quả hơn
nhiều ( cao hơn 2 lần).
3. Chỉ số lợi nhuận:
 Chỉ số ROA:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
TB
Ngành
ALT (2011)
TTSTB 18539 19018 21442.5 26271.5 28710.5 - 257348.5
LNST 2586 1372 1877 1222 830 - 5896
ROA 13.90% 7.21% 8.75% 4.67% 2.89% 8% 2.29%
Chỉ số này có xu hướng giảm qua các năm và thấy rõ rệt nhất là từ 2009 trở lại đây,
nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh của hàng tồn kho và các khoản phải thu, cùng với
đó là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị in ấn, thuế đầu
vào nguyên liệu tăng… làm cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi tổng tài sản
tăng, kết quả làm giảm ROA. So với bình quân ngành trong năm 2011, thì chỉ số này của
SAP khá thấp, đòi hỏi công ty phải những giải pháp kịp thời để tăng lợi nhuận, giảm chi
phí, đảm bảo ROA ở mức cho phép so với ngành chung. Tuy nhiên, so với đối thủ ALT
thì chỉ số này lớn hơn chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả hơn.
 Chỉ số ROE:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
TB

Ngành
ALT
(2011)
VCP 13109 14597 15315 14988 15180 205098
LNST 2586 1372 1877 1222 830 - 5896
ROE 19.73% 9.4% 12.26% 8.15% 5.47% 11% 2.87%
So với ALT năm 2011, ROE của SAP lớn hơn 2 lần, cho thấy hiệu quả công ty so với đối
thủ vượt trội hơn, những đồng lợi nhuận tạo ra từ chính VCSH doanh nghiệp lớn hơn
nhiều so với ALT. Tuy nhiên, so với bình quân ngành (2011), chỉ số này vẫn còn thấp, chỉ
khoảng một nữa, đòi hỏi công ty cần có biện pháp kinh doanh mới, tăng lợi nhuận từ vốn
chủ sở hữu, như phát hành thêm cổ phiếu, mở rộng quy mô…
 Chỉ số lợi nhuận thuần biên:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
ALT
(2011)
LNST 2586 1372 1877 1222 830 5896
DTT 34455 27055 30054 30142 34930 162984
Chỉ số LNTB 7.51% 5.07% 6.25% 4.05% 2.38% 3.62%
Chỉ số khá ổn định trước 2009, chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả, mặc dù nó vẫn chưa
cao. Tuy nhiên, từ sau 2009, chỉ số này giảm mạnh, cảnh báo lợi nhuận doanh nghiệp tạo
ra đang có vấn đề, bởi lẽ trong giai đoạn này lạm phát, lãi suất lại tăng trở lại  lợi
nhuận giảm. Chỉ số này so với ALT vẫn còn thấp, chứng tỏ khả năng tạo ra đồng doanh
thu thuần ALT lớn hơn.
4. Chỉ số đòn bẩy:
 Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011

ALT
(2011)
LNTT và Lãi 3341 1630 2092 1410 1036 8260
Lãi 334 47 10 - - 2229
Khả năng TTLV 10 34.68 209.2 - - 3.71
Khả năng thanh toán lãi vay của SAP rất lớn, tăng nhanh qua các năm, vì SAP quy mô
vừa phải, những khoản vay không đáng kể dẫn đến chi phí lãi vay rất thấp, chi phí này
quá cao cho thấy SAP không tận dụng được đòn bẩy tài chính, lượng dư thừa quá
nhiều…. So với ALT, chỉ số này nằm trong [3: 5] , vừa đáp ứng thanh toán lãi vay, vừa
tận dụng lợi thế vốn có.
 Chỉ số tổng nợ:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
TB
Ngành
ALT
(2011)
Tổng nợ 4647 5683 7289 14950 12302 - 41909
TTS 1775.6 20280 22605 29938 27483 - 24633
Chỉ số tổng nợ 26.13% 28.02% 32.25% 49.94% 44.76% 34% 17.01%
Chỉ số này qua các năm đều dưới 50%, cho thấy mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính
và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên, hạn chế không tận dụng
được lợi thế đòn bẩy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. So
với bình quân ngành và đối thủ cạnh tranh ALT, chỉ số này có thể chấp nhận được.
3. Tỷ số giá trị thị trường:
 Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS):
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011 ALT (2011)

LNST dành cho cổ đông
thường
2586 1372 1877 1222 830 5896
Khối lượng cổ phiếu
đang lưu hành
1170000 1286984 1286984 1286984 1286984 4920398
EPS 2210 1066 1458 950 645 1198
Chỉ số này giai đoạn vừa qua giảm mạnh cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh bất
thường, đáng báo động, cụ thể 2011, chỉ số này chỉ bằng 645 đồng, nhỏ hơn rất nhiều so
với ALT, chứng tỏ khả năng thu hút đầu tư SAP kém hơn hẳn đối thủ.
 Chỉ số giá trên thu nhập:
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011 ALT (2011)
Giá hiện tại 42250 6800 11400 8500 4300 11400
Thu nhập trên mỗi cổ phần 2150 1066 1458 950 645 1198
P/E 19.65 6. 38 7.82 8.95 6.67 9.52
Chỉ số này năm 2007 cao, lợi nhuận trên mỗi cổ phần cao, sẽ thu hút đầu tư. Nhưng từ
2007 -2008, do khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính biến động, nên thị giá sụt giảm,
và sau đó từ 2009 trở đi, thị trường phục hồi, chỉ số này tăng trở lại.
Năm 2011, chỉ số này là 6.67, thấp hơn ALT, chứng tỏ công ty không thu hút đầu tư so
với đối thủ. Điều này cho thấy thị trường đang có kì vọng không tốt về triển vọng phát
triển của công ty.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
Chủ trương của Công ty trong giai đoạn 2007-2011 xác định SGK là chủ đạo:
phấn đấu sản lượng trang in năm sau luôn cao hơn năm trước, tập trung nâng cao năng
suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời Công ty sẽ tích cực
hợp tác với các công ty Sách Giáo dục nhằm khai thác thêm nguồn hàng, nỗ lực mở rộng
hợp tác với các Công ty Sách Thiết bị trường học địa phương để tìm thêm nhiều nguồn
hàng phong phú, đa dạng hơn. Bên cạnh đó, công ty đang triển khai dự án đầu tư tại

KCN Cát Lái, quận 2 trên diện tích 10.000 m2 để mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng
hóa sản phẩm, phát triển thêm một số ngành nghề mới tăng tính cạnh tranh, nâng cao
hiệu quả và tạo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, năm 2011 lạm phát vẫn còn , giá
nguyên nhiên vật liệu biến động tăng đã làm tăng giá thành sản phẩm, gây ảnh hưởng
không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh nên công ty tập trung tháo gỡ những khó
khăn trước mắt để ổn định sản xuất. Trong năm doanh thu tăng nhưng sản luợng và lợi
nhuận giảm do chi phí đầu vào như giá cả nguyên nhiên vật liệu ,chế độ cho người lao
động tăng cao trong khi đó giá bán sản phẩm tăng quá ít làm cho hiêu quả công ty thấp
so với kế hoạch. Tại thời điểm 31/12/2011 không có nợ khó đòi, tỷ lệ thu hồi công nợ khá
cao. Tập trung triển khai các dự án đầu tư bảo đảm đúng thủ tục, bố trí vốn và tổ chức
đào tạo nhân sự để tiếp nhận vận hành thành thạo công nghệ thiết bị mới. Công ty đã thực
hiện đầy đủ chế độ cho người lao động theo qui định pháp luật, làm nghĩa vụ thuế cho
nhà nước kịp thời, trả cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên do máy móc thiết bị đã cũ, nhà
xưởng chật hẹp, thiếu kho nguyên liệu để dự trữ vật tư sản xuất làm ảnh hưởng đến
năng suất lao động và công tác quản trị doanh nghiệp. Mặc khác công nhân kỹ thuật
thường nhảy việc dẫn đến thiếu, thường xuyên thay đổi, nguồn lao động bổ sung hạn chế
do đó không đủ lực lượng để thực hiện tốt tăng ca trong thời kỳ cao điểm sản xuất. Năm
2012 tình hình kinh tế khó khăn, mặt khác khách hàng thay đổi phương thức từ in bán sản
phẩm sang in gia công nên công ty dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiên năm 2012
như sau:
Đơn vị tính: đồng.
Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Kế hoạch 2012
So sánh
KH/TH(%)
1 Doanh thu 34.930.110.416 11.000.000.000 31,5
2 Lợi nhuận sau thuế 830.076.904 1.275.000.000 153,6
3 Cổ tức 5% 10% 200%
Theo đó, SAP sẽ phát hành thêm 1.544.381 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện
hữu theo tỷ lệ 1:1,2. Sau khi phát hành, Công ty sẽ tăng vốn điều lệ từ 12,87 tỷ đồng lên
28,31 tỷ đồng. Công ty cho biết, nếu tình hình thị trường không thuận lợi, việc huy động

tăng vốn điều lệ của Công ty không thành công thì HĐQT được quyền chọn phương án
khác như vay vốn Ngân hàng hoặc vay các đối tượng khác nhưng lãi suất tối đa bằng 1,5
lần lãi suất Ngân hàng tại thời điểm vay hoặc thuê tài chính. Kế hoạch kinh doanh năm
2012 Công ty đã thông qua tại ĐHCĐ với tổng doanh thu 13 tỷ đồng, lợi nhuận trước
thuế 1,73 tỷ đồng và trả cổ tức 10%. Công ty cần có cách chiến lược phù hợp như:
*Về sản xuất:
− Bố trí nhân lực hợp lý ở từng công đọan sản xuất, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với
từng công nhân, gắn tiền lương cán bộ quản lý sản xuất với sản phẩm làm ra,
− Có kế họach và giải pháp kịp thời để đảm bảo thực hiện đạt và vượt kế hoạch đặt ra
*Về công tác kỹ thuật
− Kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng vật tư đầu vào và việc thực hiện quy trình sản
xuất.
− Khi có sự cố trong sản xuất phải xác định rõ nguyên nhân sau đó đưa ra biện pháp
khắc phục sửa chữa ngay.
− Tập trung nghiên cứu đưa ra sáng kiến cải tạo kỹ thuật trong sản xuất nhằm tiết
kiệm vật tư nhân công.
PHÂN TÍCH LUỒNG TIỀN: Luồng tiền hoạt động, đầu tư và tài trợ
*Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Rõ ràng dòng tiền từ HĐKD luôn cao hơn lợi nhuận sau thuế của công ty ( trừ
năm 2011 và quý I/2012), điều này phát ra một tính hiệu tốt cho các nhà đầu tư vào
SAP, vì nó cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thường sản
sinh ra một lượng tiền mặt thặng dư khá cao, đủ để giúp công ty chi tiêu cho các hoạt
động khác.
Từ năm 2007-2010 thì dòng tiền từ HĐKD của công ty giảm dần(từ 4.070.130
nghìn đồng năm 2007 xuống 932.744 nghìn đồng ở năm 2010). Nguyên nhân là do thời
kỳ này, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của SAP không
cao và giảm dần. Bêncạnh đó, các chi phí cho sản xuất hàng hóa bán ra và các chi phí
cho thanh lý, chuyển nhượng tài sản khá cao. Và cũng trong thời kỳ này, chi phí cho lãi
vay và chi phí nộp Thuế thu nhập cao làm giảm dòng tiền từ HĐKD. Năm 2011, dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh của SAP đã diễn biến tốt hơn, tăng vọt đạt mức

10.455.762 nghìn đồng. Do năm này doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng đột biến, điều này một phần là do giá sách bán ra đư ợc điều
chỉnh tăng đáng kể , khoản tiền mặt thu vào từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
cũng khá lớn nên dẫn tới dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên. Đến quý
I/2012, do khách hàng thay đổi phương thức từ in bán sản phẩm sang in gia công nên làm
doanh thu từ hoạt động kinh doanh giảm đáng kể, xuống mức âm.
*Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Trong giai đoạn 2007-2010, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm do
công ty đang chú trọng đầu tư vào trang thiết bị mới, hiện đại để đồng bộ quy
trình sản xuất. Tuy nhiên năm 2011, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương. Điều
này không có nghĩa là công ty không có các dự án đầu tư, thực tế giai đoạn này công ty
đang đẩy mạnh đầu tư cho KCN Cát Lai mà tác động làm cho dòng tiền dương là do tiền
thu vào từ thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận
được chia .v.v… Trong quý I/2012, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của SAP
lại âm. Một trong những lý do chủ yếu đó là đầu năm 2012 thị trường tài chính dần dần
phục hồi nên công ty đã đầu tư một nguồn vốn khá lớn vào việc chi cho vay và
đầu tư vào các công cụ nợ của các đơn vị khác, bên cạnh đó dòng thu từ các
công cụ tài chính cũng giảm đáng kể so với năm 2011làm cho dòng tiền âm. Tuy
nhiên đây chỉ mới là 3 tháng đầu năm 2012 nên cũng chưa thể đánh giá chính xác dòng
tiền đầu tư trong năm 2012.
*Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Ta thấy dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính luôn âm và ít biến động qua các
năm. Dòng tiền tài chính được dùng để chi cho các dự án đầu tư, chi cho quản lý
doanh nghiệp và mua các công cụ tài chính ngắn hạn và dài hạn.Thông qua dòng tiền
từ hoạt động tài chính cũng cho ta thấy khả năng vay của SAP là khá cao, thể hiện
thông qua dòng tiền vay ngắn hạn và dài hạn mà công ty đã nhận được qua các
năm. SAP có khả năng vay tín dụng cao, điều này cũng đồng nghĩa công ty được các tổ
chức tín dụng tín nh iệm. Ngoài ra côn g ty cũn g được nhà nước ưu đãi
về các khoản như thuế Việc này cũng làm tăng khả năng vay của SAP. Dòng tiền
thuần từ hoạt động tài chính các năm này là âm vì trong giai đoạn này, công ty

trả nợ gốc nhiều, kết hợp với đó là việc công ty có chia cổ tức cho các cổ đông, làm cho
dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của SAP giảm mạnh. Đến năm 2009 dòng tiền
thuần từ hoạt động tài chính tuy vẫn âm nhưng đã tăng lên và tương đối ổn định qua năm
20010, 2011 và quý I năm 2012.
Kết luận
Việc phân tích tài chính của Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Tp Hồ Chí Minh
đã cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty trong thời kỳ 2007 –
2011 – thời kì chứa đựng nhiều bất ổn của nền kinh tế. Trong thời gian này, tình hình tài
chính của Công ty có nhiều biến động cùng những biến động của thị trường với cuộc suy
thoái chung của toàn thế giới, nhưng Công ty đã vượt qua và tiếp tục phát triển tốt. Tuy
nhiên Công ty cần chú ý đến

×