Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình - chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.32 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà
nước đất nước ta ngày càng phát triển. Nền kinh tế đã đạt được những thành
tựu to lớn như nhịp độ tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước đã vượt kế
hoạch đề ra, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, thanh toán
không dùng tiền mặt ngày càng phát triển, Để đạt được những thành tựu đó
phải kể đến vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là một sản phẩm được hình thành và phát triển
cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Trong hoạt động của ngân hàng
thương mại, hoạt động tín dụng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi
nhuận cho ngân hàng. Song lợi nhuận càng cao thì hoạt động tín dụng của
ngân hàng luôn phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, các rủi ro có thể xảy
ra.
Chính vì vậy đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc
biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng để tìm ra các giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em chọn đề tài: "Giải pháp nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi
nhánh Huế" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân
hàng thương mại.
- Tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ
phần An Bình - Chi nhánh Huế.
- Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Huế.
1
3. Đối tượng nghiên cứu
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần An Bình - Chi


nhánh Huế
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp thu thập thông tin, số
liệu ban đầu từ các chứng từ, báo cáo, sách, báo, internet…
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu như số
tuyệt đối, số tương đối, tỷ trọng… nhằm đánh giá sự biến động của các chỉ
tiêu trong nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: Là phương pháp phân tích các thông tin từ
các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi
nhánh Huế
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009 - 2011
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân
hàng thương mại
Chương 2: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần An Bình - Chi nhánh Huế
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Huế
2
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
1.1.1. Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (số
47/2010/QHXII) được Quốc hội thông qua năm 2010 khẳng định:

“Ngân hàng Thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của
Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
- Ngân hàng thương mại là cầu nối của doanh nghiệp và thị trường.
- Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế.
- Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài
chính quốc tế.
1.1.2. Rủi ro và rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Khái niệm
Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không
chắc chăn.
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một trong các chủ thể tham gia
hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các chủ thể còn lại. Đối
với bản thân ngân hàng thương mại rủi ro tín dụng gây nên hậu quả là Ngân
hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay hoặc là thời
hạn nhận lại nợ gốc và lãi kéo dài so với hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng
và khách hàng.
3
Những biểu hiện của rủi ro tín dụng được thể hiện ở mô hình sau:
Sơ đồ 1.1: Những biểu hiện của rủi ro tín dụng
1.1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Nếu khách hàng làm ăn thua lỗ,
sử dụng vốn không hiệu quả, năng lực tài chính khách hàng kém sẽ gây rủi
ro cho khách hàng và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Do mỗi quan hệ tín
dụng có những đặc điểm riêng nên rủi ro trong mỗi trường hợp cụ thể cũng
khác nhau.

- Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh ngân hàng:
Khi một khoản tín dụng được thiết lập thì tồn tại đồng thời với nó là một mức
rủi ro tiềm ẩn vì không có sự cân xứng thông tin giữa ngân hàng và khách
hàng. Ngân hàng thì muốn tìm hiểu toàn bộ thông tin về khách hàng một cách
chính xác, còn khách hàng luôn muốn làm đẹp các thông tin trước khi cung
cấp cho ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của khách hàng còn bị
tác động bởi nhiều yếu tố khách quan như kinh tế - xã hội, pháp luật và các
yếu tố chủ quan như năng lực quản lý của các nhà lãnh đạo Vì vậy khoản tín
dụng đó luôn tiềm ẩn rủi ro.
4
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất
thoát vốn, phá sản.
RỦI RO TÍN DỤNG
Không thu được
lãi đúng hạn
Không thu được
vốn đúng hạn
Không thu
đủ lãi
Không thu đủ
vốn cho vay
Phát sinh lãi treo
Phát sinh nợ quá
hạn
Phát sinh lãi treo
đóng băng
Phát sinh nợ khó
đòi
1.1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân

chia thành các loại sau:
- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho
vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa
chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và
phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu
quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm,
cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân
hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
+ Rủi ro tập trung : Là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng.
1.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.2.1. Ảnh hưởng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng: Trong trường hợp xảy
ra rủi ro tín dụng sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
dẫn đến khả năng không thu hồi được gốc và lãi, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng
lên. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm sút uy tín của ngân hàng.
5
- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Ngân
hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nguồn vốn mà ngân hàng đã huy

động được khi xảy ra rủi ro tín dụng. Khi đó, ngân hàng bị tổn thất về nguồn
vốn nhưng vẫn phải thanh toán đầy đủ cho các khoản nợ và khoản vay của
ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Rủi ro tín dụng
làm cho ngân hàng mất một phần lợi nhuận do không thu được lãi cho vay,
đồng thời ngân hàng phải bù đắp phần gốc vay không thu hồi được từ quỹ dự
phòng rủi ro tín dụng. Điều này làm cho lợi nhuận của ngân hàng còn lại càng
bị thấp.
- Rủi ro tín dụng có thể dẫn tới phá sản ngân hàng: Khi rủi ro tín dụng
xảy ra sẽ làm giảm uy tín, giảm khả năng thanh toán, giảm lợi nhuận và hậu
quả xấu nhất là dẫn đến phá sản ngân hàng.
1.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng gây ra những hậu quả xấu cho chính ngân hàng như:
giảm khả năng thanh toán, giảm uy tín, giảm lợi nhuận, đồng thời cũng gây ra
những tác động xấu cho nền kinh tế. Người gửi tiền bị mất vốn, các doanh
nghiệp không có vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, sản
xuất bị đình trệ, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được Như vậy hậu quả
tất yếu là dẫn đến suy thoái kinh tế. Đồng thời khi rủi ro tín dụng xảy ra có
thể tác động đến nền kinh tế thế giới. Bởi vì hiện nay, quan hệ tín dụng không
chỉ hạn chế trong phạm vi một nước mà còn tồn tại quan hệ tín dụng toàn cầu,
cho vay giữa các quốc gia với nhau.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.3.1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế không ổn định: Kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc
quá nhiều vào nông nghiệp, các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp vốn
chịu sự chi phối lớn của yếu tố thời tiết và giá cả thị trường thế giới. Giá
nguyên liệu đầu vào, giá xăng dầu tăng… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
6
động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu,
trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu cũng chịu các tác động do sự biến

động bất lợi của tỷ giá, các vụ kiện bán phá giá, các tiêu chuẩn chất lượng
ngày càng khắt khe… Khi các doanh nghiệp Việt Nam - đối tác chủ yếu của
các ngân hàng gặp rủi ro trong kinh doanh sẽ kéo theo rủi ro thanh toán, trả
nợ cho chính ngân hàng.
Bất cập do môi trường pháp lý: Các văn bản pháp luật có quy định:
Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử
lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này
vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà
nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm
bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa
án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình
trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Từ phía khách hàng: Rủi ro đạo đức xuất phát từ phía người vay chia
làm 2 loại: không thực hiện nghĩa vụ và không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ như cam kết. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các
phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng
vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều.
Tuy nhiên lại có tính chất nguy hiểm mà ngân hàng sẽ khó dự báo hơn. Nhóm
thứ hai trên thực tế cũng xảy ra khá nhiều nhưng ngân hàng có thể xét gia hạn
trả nợ nếu đánh giá cảm thấy khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng.
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro từ phía ngân hàng:
- Từ phía nhà quản lý: Sự thành công của một ngân hàng phải kể đến
trước hết là vai trò của nhà lãnh đạo. Công tác đánh giá trình độ đạo đức, bố
trí sử dụng cán bộ không tốt có thể gây ra những rủi ro kinh doanh cho ngân
hàng. Hiện nay trước sự phát triển mạnh của các ngân hàng cổ phần, việc
cạnh tranh nguồn lực đang xảy ra rất gay gắt, nên vai trò của nhà quản lý càng
7
cần phải được thấy rõ và đề cao. Hơn nữa ở một số ngân hàng thẩm quyền
phán quyết khoản tín dụng lớn tập trung vào giám đốc hay một số người cũng

hàm chứa rủi ro lớn nếu như người có quyền phán quyết thiếu năng lực đánh
giá hoặc cố ý làm trái đạo đức vì mục đích cá nhân…
- Từ phía các cán bộ tín dụng: Cần nhấn mạnh rủi ro trong hoạt động
ngân hàng là khó tránh khỏi hoàn toàn xong có thể hạn chế nếu các cán bộ tín
dụng tuân thủ đúng quy trình từ xét duyệt, cho vay kiểm tra, giám sát sử dụng
tiền vay, thu hồi nợ, xử lý nợ nghi ngờ… Đạo đức của cán bộ là một trong các
yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ
kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ không có đạo đức
tốt mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí
trong công tác tín dụng.
Từ phía khách hàng:
- Do năng lực kinh doanh của khách hàng, do tư cách người vay kém,
do khách hàng thiếu thông tin về thị trường, bạn hàng trong kinh doanh, công
tác marketing của khách hàng chưa tốt
- Một số khách hàng khách hàng kinh doanh những mặt hàng chịu ảnh
hưởng nhiều bởi sự biến động của thị trường, của điều kiện tự nhiên.
1.4. Các chỉ tiêu định lượng rủi ro tín dụng
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
1.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi
đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá rủi ro tín dụng của
một ngân hàng. Để xem xét mức độ rủi ro tín dụng thông qua nợ quá hạn, ta
dùng chỉ tiêu “tỷ lệ nợ quá hạn”.

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
8
Tổng nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm
2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7.

- Nhóm 1: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2: Các khoản nợ được tổ chức đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có
khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh
giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn
khả năng thu hồi, mất vốn.
- Nhóm 5: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn
khả năng thu hồi, mất vốn.
1.4.2. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc
các nhóm nợ 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7.
Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD.
Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao vì đây là những khách hàng có dấu
hiệu khó khăn về tài chính nên khó trả nợ cho ngân hàng.
1.4.3. Tỷ lệ mất vốn
Tỷ lệ mất vốn = x 100%
Theo Quyết định 493/QĐ-NHNN: Nợ có khả năng mất vốn chính là
các khoản nợ thuộc nhóm 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7.
9
Dư nợ xấu
Tổng dư nợ
Dư nợ có khả năng mất vốn
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh
những khoản tín dụng mà ngân hàng có khả năng bị mất vốn và phải dùng
quỹ dự phòng để bù đắp.

1.4.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự
phòng chung và dự phòng cụ thể.
- Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức:
R = max { 0, ( A-C ) } x r
Trong đó: R: Là số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Là giá trị của khoản nợ
C: Là giá trị của tài sản đảm bảo
r: Là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản
1 Điều 6 như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%;
Nhóm 5: 100%
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích
lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập
và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm
1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6 và Điều 7 quy định này.
Hai tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ rủi ro tín dụng càng cao vì dự
phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến giảm lợi
nhuận, thậm chí là gây thua lỗ cho ngân hàng.
1.4.5. Mức độ tập trung tín dụng
Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng phân theo đối
tượng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng thời hạn, từng
loại tiền và từng khu vực địa lý. Mức độ tập trung tín dụng cụ thể đối với từng
10
chỉ tiêu là bao nhiêu thì tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng, vào chiến lược và
mục tiêu của từng ngân hàng trong từng thời kỳ.
1.5. Quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay nhiều quốc gia và các ngân hàng trên thế giới đã và đang áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động giám sát ngân hàng do Uỷ ban

Basel ban hành.
Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Uỷ ban bao gồm
các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số
Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 1975. Uỷ ban này bao gồm đại
diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốc gia
trên thế giới bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan,
Canada, Thụy Điển và Bỉ.
Quan điểm của Basel là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một
quốc gia có thể ảnh hưởng tới sự ổn định về tài chính không chỉ trong phạm
vi quốc gia đó mà trên phạm vi toàn cầu.
Chính vì thế, đây là vấn đề cần được cơ quan giám sát tại các quốc gia
và Ủy ban Basel về Giám sát Nghiệp vụ ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban đã xây dựng và xuất bản hai nhóm
ấn phẩm chủ yếu: 1) Bộ các nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động
của ngân hàng một cách có hiệu quả; và 2) Bộ sách hướng dẫn (được cập nhật
định kỳ) với các khuyến nghị hiện nay của Uý ban Basel, các hướng dẫn và
tiêu chuẩn.
Tháng 6 năm 2006, Uỷ ban Basel đã phát hành tài liệu hướng dẫn với
nội dung “Đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá khoản cho vay”. Tài
liệu bao gồm 10 nguyên tắc được chia làm 2 chủ đề chính:
i) Những vấn đề giám sát liên quan đến đánh giá chính xác rủi ro tín
dụng và định giá khoản cho vay.
ii) Vấn đề đánh giá rủi ro tín dụng các khoản cho vay về phía cơ quan
giám sát.
11
Về những vấn đề giám sát liên quan đến đánh giá chính xác rủi ro tín
dụng và định giá khoản cho vay. Phần này bao gồm 7 nguyên tắc đầu tiên với
các vấn đề được đề cập như sau:
1, Ban giám đốc của ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm ngân
hàng có trình tự đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp và hệ thống kiểm soát nội bộ

hiệu quả phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của nghiệp vụ cho
vay của đơn vị đồng thời phù hợp với chính sách, hệ thống kế toán và hướng
dẫn giám sát của nước sở tại
2, Ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản cho vay đáng tin
cậy dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng
3, Chính sách của ngân hàng phải được mô hình đánh giá rủi ro tín
dụng nội bộ nhất định phê chuẩn
4, Ngân hàng phải phê chuẩn và ban hành phương pháp quản lý tổn thất
khoản cho vay hợp lý trong đó đề cập đến: quy trình, chính sách đánh giá rủi
ro tín dụng, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản cho
vay, hướng trích lập dự phòng một cách kịp thời
5, Khoản dự phòng trích lập phải đủ để có thể bù đắp những tổn thất
cho vay trong danh mục các khoản cho vay
6, Việc sử dụng phương pháp đánh giá tín dụng đã được kiểm chứng và
ước lượng hợp lý là một phần cơ bản trong việc đánh giá tổn thất cho vay
7, Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng phải cung cấp cho
ngân hàng những công cụ, trình tự và dữ liệu thích hợp để đánh giá rủi ro tín
dụng.
Về vấn đề đánh giá rủi ro tín dụng các khoản cho vay về phía cơ quan
giám sát. Phần này bao gồm 3 nguyên tắc, từ nguyên tắc số 8 đến nguyên tắc
số 10; cụ thể:
8, Định kỳ, cơ quan giám sát phải đánh giá tính hiệu quả của chính sách
rủi ro tín dụng và đánh giá thực tế chất lượng khoản cho vay
12
9, Cơ quan giám sát phải xác nhận phương pháp tính dự phòng tổn thất
cho vay của ngân hàng là phù hợp
10, Cơ quan giám sát ngân hàng phải xem xét chính sách và thực tế áp
dụng đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng khi kiểm tra mức đủ vốn của
ngân hàng.
13

Chương 2
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh
Huế (ABBANK-Huế)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần An Bình
- Tên giao dịch quốc tế: An Binh Commercial Joint Stock Bank
- Tên giao dịch viết tắt: ABBANK
- Hội sở chính: 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM
- Điện thoại – Fax: (08) 38 244 855 - (08) 38 244 856
- Website: www.abbank.vn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình là một ngân hàng được thành
lập theo giấy phép số 535/GP - UB do Ủy Ban Nhân Dân - Thành phố Hồ Chí
Minh cấp ngày 13/05/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng.
Ngân hàng An Bình (ABBANK) là một trong những ngân hàng thương
mại cổ phần có vốn điều lệ lớn ở Việt Nam. Qua 20 năm hình thành và phát
triển, Ngân hàng TMCP An Bình đã có sự bức phá mạnh mẽ về nhiều mặt. Số
lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, ABBANK đã trở thành cái tên
quen thuộc với gần 10.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trong cả
nước thông qua 90 mạng lưới và phòng giao dịch.
Doanh số huy động cho vay càng lớn, chất lượng hoạt động kinh doanh
ngày càng nâng lên và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong
phú, đa dang các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng, phục vụ ngày càng tốt hơn
cho quá trình phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh.
Hiện nay tính đến tháng 12/2011, vốn điều lệ của ABBANK là 4.200 tỷ
đồng, tổng tài sản đạt trên 41,541 tỷ đồng.
14
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm:
Nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách

hàng đầu tư.
Với phương châm "Trao giải pháp - Nhận nụ cười" cùng tinh thần
phục vụ Thân thiện - Đồng cảm - Chu đáo, lấy nhu cầu và sự hài lòng của
khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, tại ABBANK, khách
hàng không chỉ hài lòng với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, linh
hoạt, hiệu quả, mà còn bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm của
đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết,
Tiền thân của ABBANK-Huế là ABBANK - phòng giao dịch Huế trực
thuộc ABBANK Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2007
Qua 2 năm hoạt động, ABBANK - Phòng giao dịch Huế được nâng
cấp lên chi nhánh cấp 1 hoạt động tại địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng
12/2009.
ABBANK-Huế là đơn vị hoạt động có con dấu riêng, hạch toán nội bộ,
có bảng cân đối kế toán theo dõi thu chi và kết quả hoạt động kinh doanh, có
trách nhiệm báo cáo tổng hợp và chi tiết định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động
của đơn vị theo yêu cầu của hội sở.
ABBANK-Huế hiện có hai phòng giao dịch trực thuộc tại địa bàn Tỉnh
Thừa Thiên Huế là Phòng giao dịch Đông Ba và Phòng giao dịch Bà Triệu.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi
nhánh Huế
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Từ sơ đồ ta thấy cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Huế là Giám đốc.
Giám đốc thực hiện quản lý điều hành toàn hệ thống và trực tiếp chỉ
đạo giao dịch kinh doanh tại chi nhánh.
Các phòng ban thuộc chi nhánh được tổ chức linh hoạt thực hiện chức
năng, quản lý hệ thống và quản lý nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh.
15
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ABBANK-Huế
16

Phòng Kế toán và
Quỹ
Bộ phận Quan hệ
khách hàng
Phòng Kế toán và
Quỹ
Bộ phận Quan hệ
khách hàng
Phòng giao dịch
Đông Ba
Phòng giao dịch
Bà Triệu
Giám đốc
Phòng Kế toán và
Quỹ
Phòng Quản lý tín
dụng
Phòng Quan hệ
khách hàng
Bộ phận Hành
chính nhân sự
Giao dịch viên tín
dụng
Bộ phận Kế
toán
Bộ phận Kho
quỹ
Bộ phận Quan hệ
khách hàng cá nhân
Bộ phận Quan hệ khách

hàng doanh nghiệp
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải
quyết mọi công việc trong ngân hàng, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của Ngân hàng theo đúng kế hoạch và chỉ tiêu của Ngân hàng.
- Phòng Giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, cho vay,
bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nhận tiền gửi, chuyển tiền, chiết khấu cho khách
hàng.
- Phòng Quan hệ khách hàng: bao gồm bộ phận quan hệ khách hàng cá
nhân và bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
+ Chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng, bảo lãnh, thanh
toán quốc tế, thẩm định cho vay và thu hồi nợ.
+ Mặt khác, tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng
vốn và lập báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh tín dụng của chi nhánh.
- Phòng Kế toán và Quỹ: bao gồm bộ phận Kế toán và bộ phận Kho quỹ.
+ Có chức năng thanh toán và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng.
+ Kho quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu, phát tiền theo quy định.
- Bộ phận Hành chính nhân sự:
+ Quản lý công tác nhân sự, bố trí sắp xếp mạng lưới cán bộ hợp lý.
+ Thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp…
+ Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho CBCNV.
- Phòng Quản lý tín dụng:
Có chức năng thực hiện công tác kiểm soát nội bộ bao gồm giám sát và kiểm
tra sau các hoạt động của Chi nhánh nhằm phát hiện các sai phạm và đề xuất
các biện pháp khắc phục, xử lý thích hợp.
- Phòng giao dịch Bà Triệu và phòng giao dịch Đông Ba: Trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng, thực hiện các giao dịch với khách hàng.
2.1.3. Tình hình lao động của ABBANK-Huế
Bất kể ngành nghề lĩnh vực nào, nguồn nhân lực luôn là vấn đề then

chốt quyết định sự thành công hay thất bại.
17
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại ABBANK-Huế giai đoạn 2009 - 2011
(ĐVT: Người)
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số LĐ
Tỷ trọng
(%)
Số LĐ
Tỷ
trọng
(%)
Số LĐ
Tỷ trọng
(%)
+/- (%) +/- (%)
TỔNG SỐ LĐ 35 100,00 39 100,00 39 100,00 4 11,43 0 0,00
1.Phân theo giới tính:
- Nam 17 48,57 19 48,72 17 43,59 2 11,76 -2 -10,53
- Nữ 18 51,43 20 51,28 22 56,41 2 11,11 2 10,00
2.Phân theo tính chất công việc:
- Trực tiếp 14 40,00 17 43,59 17 43,59 3 21,43 0 0,00
- Gián tiếp 21 60,00 22 56,41 22 56,41 1 4,76 0 0,00
3.Phân theo trình độ:
- Trên đại học 2 5,71 3 7,69 5 12,82 1 50,00 2 66,67
- Đại học và cao đẳng 28 80,00 32 82,05 32 82,05 4 14,29 0 0,00
- Trung cấp và lao động phổ thông 5 14,29 4 10,26 2 5,13 -1 -20,00 -2 -50,00
Nguồn: ABBANK-Huế
18
Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh dịch vụ vài vậy yếu

tố này càng không thể thiếu vì nó quyết định tới quá trình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tình hình lao động tại chi nhánh không có
nhiều biến động. Tổng số lao động có tăng nhưng không đáng kể.
Xét về giới tính qua cả 3 năm ta thấy số lượng nhân viên nam ít hơn số
lượng nhân viên nữ do đặc thù của ngành ngân hàng cần nhiều nhân viên nữ
giao tiếp với khách hàng tại các điểm giao dịch. Năm 2010 số lao động tăng
thêm 4 người so với năm 2009 tương ứng tăng 11,43%. Năm 2011 số lượng
lao động không có gì thay đổi.
Nguồn nhân lực được chú trọng đặc biệt là cán bộ có trình độ cao như
đại học và trên đại học. Theo như số liệu cho biết số lượng lao động cao đẳng,
đại học năm 2011 là 32 người chiếm 82,05%. Cụ thể năm 2010, trình độ trên
đại học tăng 1 lao động tương ứng tăng 50% và trình độ cao đẳng, đại học
tăng 4 lao động tương ứng tăng 14,29% so với năm 2009. Năm 2011, trình độ
trên đại học tăng 2 lao động tương ứng tăng 66,67% so với năm 2010.
Kinh doanh ngân hàng là một ngành kinh doanh nhạy cảm, trong thời
gian trên mặc dù chịu nhiều áp lực từ nhiều phía như khủng hoảng kinh tế,
lạm phát, sự cạnh tranh khốc liệt nhưng ngân hàng vẫn khắc phục được.
2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng
Kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Vì vậy tài sản và
nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành và
phát triển của ngân hàng.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán trên ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn
của ABBANK có chiều hướng biến đổi qua các năm.
Trong mục Tài sản thì khoản mục Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ
trọng lớn nhất. Điều đó nói lên rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng thực
sự được chú trọng. Năm 2010 tổng tài sản tăng 288,743 tỷ đồng tương ứng
34,83%.
19
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại ABBANK-Huế

(ĐVT: tỷ đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
+/- (%) +/- (%)
I. TÀI SẢN 829,087 100.00 1.117,830 100.00 955,696 100.00 288,743 34.83 -162,134 -14.50
1. Vốn khả dụng & các
khoản đầu tư
19,764 2.38 14,170 1.27 16,567 1.73 -5,594 -28.30 2,397 16.92
2. Hoạt động tín dụng 661,282 79.76 917,330 82.06 812,880 85.06 256,048 38.72 -104,450 -11.39
3. Tài sản cố định 33,041 3.99 18,873 1.69 5,091 0.53 -14,168 -42.88 -13,782 -73.02
4. Tài sản có khác 115,000 13.87 167,457 14.98 121,158 12.68 52,457 45.61 -46,299 -27.65
II. NGUỒN VỐN 829,087 100.00 1.117,830 100.00 955,696 100.00 288,743 34.83 -162,134 -14.50
1 Các khoản phải trả 671,899 81.04 796,966 71.30 736,573 77.07 125,067 18.61 -60,393 -7.58
2. Hoạt động thanh toán 23,505 2.84 129,135 11.55 99,469 10.41 105,630 449.39 -29,666 -22.97
3. Nguồn vốn chủ sở hữu 1,114 0.13 1,615 0.14 3,467 0.36 501 44.97 1,852 114.67
4. Nguồn vốn khác 132,569 15.99 190,114 17.01 116,187 12.16 57,545 43.41 -73,927 -38.89
Nguồn: ABBANK-Huế
20
Với chính sách thắt chặt tiền tệ để điều chỉnh lạm phát dẫn đến việc

tăng lãi suất cơ bản làm cho lãi suất tiền vay tăng, đồng thời do nhu cầu sản
xuất kinh doanh của người dân không thể trì hoãn nên phải đi vay ngân hàng
để chi tiêu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy hoạt
động quan hệ tín dụng với khách hàng của ngân hàng là mục chiếm tỷ trọng
lớn nhất, tuy nhiên hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trong năm 2010, cụ
thể là tăng 38,72% tương ứng 256,048 tỷ đồng so với năm 2009. Sang năm
2011 hoạt động tín dụng có giảm so với năm 2010, cụ thể là giảm 104,450 tỷ
đồng tương ứng 11,39%.
Về nguồn vốn, ngân hàng đã hoạt động rất tốt về mặt huy động vốn từ
khách hàng. Hiện nay ở thành phố Huế, mức sống của người dân đang trên đà
phát triển vì vậy người dân có nhiều khoản tiền nhàn rỗi. Kéo theo sự phát
triển đó đã có rất nhiều NHTM được mở ra nhằm huy động nguồn tài sản tử
dân cư nên có sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng.
ABBANK-Huế đã làm rất tốt công tác này, cụ thể là năm 2010 các
khoản phải trả của ABBANK-Huế đạt 796,966 tỷ đồng chiếm 71,3% trong
tổng nguồn vốn, tăng 18,61% so với năm 2009. Sang năm 2011, do nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn nên các khoản phải trả của chi nhánh đạt 736,573 tỷ
đồng chiếm 77,07% trong tổng nguồn vốn, giảm 7,58% so với năm 2010.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK-Huế giai đoạn 2009 -
2011
Trong năm 2010 lãi suất biến động không mạnh như trước nhưng ngân
hàng chịu áp lực về vốn do phải thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của
chính phủ và nhu cầu đáo hạn của các khoản tiền lớn vào cuối năm vì vậy chi
phí hoạt động tăng trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay giảm cộng với dự
phòng rủi ro tăng kéo theo lợi nhuận của ngân hàng giảm.
Năm 2011 lãi suất cơ bản thường xuyên tăng, cộng với biến động kinh
tế thị trường tác động mạnh, nhất là thị trường vàng và đôla liên tục tăng cao
làm cho việc huy động vốn ở nhiều ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng với
21
sự uy tín và đội ngũ nhân viên có trình độ cao Ngân hàng ABBANK-Huế đã

thực hiện rất tốt hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn. Chi phí do
hoạt động tín dụng tăng cao vì vậy một phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi
nhánh.
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ta
nhận thấy lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 20,676 tỷ đồng trong khi đó lợi
nhuận sau thuế năm 2010 giảm còn 16,994 tỷ đồng tương ứng giảm 17.81%.
Năm 2011, lợi nhuận sau thuế đã tăng lên 18,866 tỷ đồng tương ứng
tăng 11.02%.
Mặc dù ngân hàng đã thực sự thực hiện tốt những chính sách và kế
hoạch của mình, song cần có giải pháp giữ tốc độ tăng chi phí luôn được đảm
bảo để không lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu nhằm giúp
ABBANK – Huế đạt được mức lợi nhuận ổn định trong những năm tiếp theo.
Như vậy trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của ABBANK-Huế
mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2010 nhưng vẫn phấn đấu để vượt qua
và đạt được kết quá tốt trong năm 2011.
Thành quả kinh doanh trong năm 2011 của ngân hàng tuy chưa được
như mong đợi, nhưng trong cơn chấn động của cuộc khủng hoảng tài chính
dẫn đến hàng loạt các ngân hàng lâu đời trên thế giới bị phá sản, sáp nhập và
rất nhiều ngân hàng trong nước cũng gặp khó khăn thì việc ABBANK vẫn
tiếp tục phát triển và có lãi là một kết quả đáng ghi nhận.
22
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
+/_ % +/_ %
1. Thu nhập 142,569 190,114 228,656 47,545 33.35 38,542 20.27
Thu từ hoạt động tín dụng 106,335 168,874 218,115 62,539 58.81 49,241 29.16
Thu từ hoạt động dịch vụ 2,585 3,282 4,075 697 26.96 793 24.16
Thu từ hoạt động KD ngoại tệ 2,349 1,512 599 -837 -35.63 -913 -60.38
Thu từ hoạt động KD khác 31,300 16,446 5,867 -14,854 -47.46 -10,579 -64.33

2. Chi phí 115,001 167,456 203,502 52,455 45.61 36,046 21.53
CP cho hoạt động tín dụng 80,978 121,773 169,492 40,795 50.38 47,719 39.19
CP cho dịch vụ 440 482 488 42 9.55 6 1.24
CP cho ngoại hối 2,072 988 278 -1,084 -52.32 -710 -71.86
CP khác 31,511 44,213 33,244 12,702 40.31 -10,969 -24.81
3. Lợi nhuận trước thuế 27,568 22,658 25,154 -4,910 -17.81 2,496 11.02
4. Thuế TNDN 6,892 5,665 6,289 -1,228 -17.81 624 11.02
5. Lợi nhuận sau thuế 20,676 16,994 18,866 -3,683 -17.81 1,872 11.02
Nguồn: ABBANK-Huế
23
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An
Bình - Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Với bề dày kinh nghiệm 20 năm hoạt động tại thị trường tài chính ngân
hàng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình được đánh giá là
một trong những ngân hàng có sự phát triển nhanh chóng nhưng bền vững
trong nhiều năm gần đây.
Nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển đồng thời với chủ
trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên
Huế có tiềm năng du lịch lớn, đông dân cư và khách du lịch nên nhu cầu vay
vốn của các thành phần kinh tế cung theo đó mà tăng cao. Nhằm đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế, ABBANK – Huế ra đời và đi vào hoạt động. Được sự
quan tâm giúp đỡ của ABBANK Hội sở chính nên ABBANK – Huế ngày một
đi vào ổn định và tạo được vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng trên địa
bản tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy nên ABBANK-Huế là một địa điểm
đáng tin cậy để khách hàng lựa chọn nhằm mục đích vay vốn để tiêu dùng và
sản xuất. Đối với mảng tín dụng của ABBANK-Huế thì khoản mục cho vay
chiếm 60% lợi nhuận. Hoạt động cho vay của ngân hàng được thể hiện ở số
liệu bảng 2.4.
* Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của ABBANK-Huế có sự tăng trưởng. Năm 2010
doanh số cho vay đạt 560,917 tỷ đồng tương ứng tăng 48,67%. Đến năm 2011
doanh số cho vay đạt 757,410 tỷ đồng tương ứng tăng 35,03%. Đồng thời
nhìn vào bảng trên ta thấy chi nhánh đang chú trọng việc tăng doanh số cho
vay ngắn hạn và giảm doanh số cho vay dài hạn.
Sở dĩ có điều này là do nhu cầu vay của khách hàng chủ yếu là vay
ngắn hạn, do khách hàng của chi nhánh là những khách hàng ít làm dự án và
do ngân hàng cũng chưa đẩy mạnh đầu tư dự án nên chủ yếu là cho vay ngắn
hạn.
24
Bảng 2.4: Tình hình về hoạt động cho vay tại Ngân hàng (ĐVT: tỷ đồng)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
+/- (%) +/- (%)
*Doanh số cho vay: 377,287 100,00 560,917 100,00 757,410 100,00 183,630 48,67 196,493 35,03
-Ngắn hạn 331,824 87,95 482,052 85,94 692,019 91,37 150,228 45,27 209,967 43,565
-Trung, dài hạn 45,463 12,05 78,865 14,06 65,391 8,63 33,402 73,47 -13,474 -17,08
*Doanh số thu nợ: 278,935 100,00 448,254 100,00 548,247 100,00 169,319 60,70 99,993 22,30
-Ngắn hạn 254,166 91,12 430,638 96,07 492,652 89,86 176,472 69,43 62,014 14,40
-Trung, dài hạn 24,769 8,88 17,616 3,93 55,595 10,14 -7,153 -28,88 37,978 215,59
* Dư nợ: 166,352 100,00 279,015 100,00 488,178 100,00 112,663 67,73 209,163 74,96
Theo thời gian

-Ngắn hạn 80,298 48,27 120,004 43,01 183,799 37,65 39,706 49,45 63,795 53,16
-Trung, dài hạn 86,054 51,73 159,011 56,99 304,379 62,35 72,957 84,78 145,368 91,42
Theo đối tượng khách hàng
- Cho vay các tổ chức kinh tế 116,879 70,26 201,477 72,21 374,774 76,77 84,598 72,38 173,298 86,01
- Cho vay cá nhân 49,473 29,74 77,538 27,79 113,404 23,23 28,065 56,73 35,865 46,26
Nguồn: ABBANK-Huế
25

×