Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Việt Nam - Khu Công Nghiệp Tiên Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.5 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự ủng
hộ và góp ý của thầy cô, bạn bè và ý kiến quý báu của nhiều người.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ: Đỗ Quế Lương -
Người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian qua, được sự chỉ
bảo và khích lệ của thầy là nguồn động viên lớn giúp em hoàn thành tốt bài luận
văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài chính - Kế toán,
cảm ơn các thầy cô trong trường đã truyền đạt cho em tri thức và kinh nghiệm
quý báu, cảm ơn những tình cảm trìu mến mà suốt 4 năm học qua các thầy cô đã
dành cho chúng em.
Nhân đây em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, các cô chú, anh chị cán bộ
Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời
gian thực tập tại chi nhánh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28/08/2006
Sinh viên
Nguyễn Thị Thủy Hằng
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng
thương mại để tồn tại và phát triển. Họ luôn tìm tòi nghiên cứu để đưa ra chính
sách hoạt động mang lại hiệu quả tốt nhất. Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn
cũng vậy, là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thuộc hệ thống NHCTVN nằm trên
địa bàn khu công nghiệp Tiên Sơn - Thành phố Bắc Ninh, so với nhiều ngân
hàng khác trên địa bàn thì Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn về tuổi đời còn
rất non trẻ. Đi lên từ một phòng giao dịch, với sự nỗ lực phấn đấu, Chi nhánh
NHCTVN-KCN Tiên Sơn nay đã trở thành chi nhánh cấp 1. Để hoạt động ngân
hàng có hiệu quả chi nhánh luôn chú trọng việc hoàn thiện áp dụng công nghệ
mới. Thanh toán thể tuy là một loại hình dịch vụ mới ở nước ta nhưng nó hứa
hẹn sẽ là một loại hình thanh toán phổ biến và chủ yếu trong thời gian tới. Nhất
là đối với nước ta, với dân số hơn 80 triệu thì tiềm năng thị trường thẻ là vô


cùng lớn, đó cũng là cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và của
các NHTM nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Quản lý và Kinh
doanh Hà Nội và thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn với
mục đích tiếp cận hoạt động thực tế của ngân hàng nhằm bổ sung kiến thức đã
học tại trường. Em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ
tại Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn" cho bài viết khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương
sau:
Chương I: Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ thanh toán
trong nền kinh tế thị trường
Chương II: Thực trạng về nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Chi
nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển
hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn
Do thời lượng và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không
tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và chỉ
dẫn của các thầy cô để bổ sung kiến thức cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28/08/2006
CHƯƠNG I
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ THẺ
THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1. Khái niệm và sự cận thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
* Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là sự chuyển dịch giá trị từ
tài khoản này sang tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán của các tổ
chức tín dụng để thanh toán cho việc mùa hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ của
người thanh toán. Sau khi nhận "giấy báo Có", "giấy báo Nợ" do chi nhánh

NHTM gửi đến, cơ quan doanh nghiệp hoặc cá nhân sau khi hạch toán vào tài
khoản thích hợp sẽ đồng thời ghi tăng hoặc giảm TK "Tiền gửi không kỳ hạn"
của mình mở tại đơn vị thanh toán.
* TTKDTM thể hiện nền văn minh nhân loại trong việc chi trả và thanh
toán tiền hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các quan hệ khác cơ liên quan đến tiền
mà không cần đến tiền mặt. Điều này đã giúp làm giảm lượng tiền trong lưu
thông, từ đó giảm các chi phí giao dịch như: in cấn, bảo quản, vận chuyển tiền...
Thông qua cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng tập trung được
một khối lượng tiền nhàn rỗi để cho vay, phục vụ quá trình tái sản xuất.
Có thể nói hình thức TTKDTM ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát
triển ngày càng cao của sản xuất lưu thông hàng hoá, nhanh chóng chiếm ưu thế
và trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.
2. Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế.
* Đối với nền kinh tế:
TTKDTM góp phần giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng nhanh
khối lượng chu chuyển thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản
xuất xã hội. Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô, biện pháp kích cầu của Nhà
nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu
hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài, đem lại lợi ích cho xã hội.
* Đối với khách hàng
Sự linh hoạt trong phương thức TTKDTM tiết kiệm thời gian mua, giá trị
thanh toán cao hơn, an toàn và tiện lợi hơn.
* Đối với ngân hàng
Lợi ích mà phương thức TTKDTM đem lại cho các ngân hàng là lợi
nhuận thu từ phí dịch vụ. Đây là một phần thu nhập có tính ổn định so với các
hoạt động dịch vụ khác. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là
lợi ích lớn nhất cho ngân hàng. Tiếp đến là tạo hiệu quả cao trong thanh toán.
* Đối với ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện các chính
sách của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Vai trò quản lý vĩ mô của

Nhà nước đã thực sự phát huy tác dụng đầy đủ khi phần lớn khối lượng thanh
toán của toàn xã hội tập trung qua ngân hàng. Phương thức TTKDTM giúp ngân
hàng Nhà nước có điều kiện thực hiện tốt các chính sách tiền tệ, đẩy lùi lạm phát
góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế.
3. Một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay
Cùng với sự phát triển đa dạng trong phạm vi khác nhau của các phương
tiện thanh toán trong hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ cho các đối tượng khác
nhau, thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cũng có nhiều loại nhưng
phổ biến nhất là 6 loại sau:
- Séc (séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc được bảo lãnh): là một tờ mệnh
lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất
định trên tài khoản tiền gửi của mình ở tại ngân hàng để trả cho người thụ
hưởng.
- Ủy nhiệm chi: là lệnh chi tiền cảu chủ tài khoản cho ngân hàng trích tài
khoản của mình để trả cho đơn vị hoặc cá nhân được hưởng.
- Ủy nhiệm thu: là phương tiện thanh toán mà người được hưởng ủy
nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá, dịch vụ cung ứng.
- Thư tín dụng (L/C): là chứng từ thể hiện sự cam kết thanh toán tiền hàng
hoá dịch vụ của ngân hàng bên mở L/C (ngân hàng người mua) đối với người
bán khi họ thực hiện giao hàng và xuất trình đầy đủ chứng từ theo đúng nội
dung ghi trong L/C.
- Thẻ thanh toán: là một phương tiện hiện đại do các ngân hàng hoặc các
tổ chức phát hành cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ
và ứng rút tiền mặt.
- Ngân hàng thanh toán: là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do
ngân hàng Nhà nước phát hành. Ngân phiếu thanh toán có mệnh giá và thời hạn
in sẵn, không ghi tên, chuyển nhượng dễ dàng.
II. TỔNG QUAN VỀ THẺ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ
Xuất phát từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ

dựa trên uy tín của khách hàng đối với các tiệm này, năm 1914 chiếc thẻ đầu tiên
trên thế giới xuất hiện, cung cấp cho khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ
thanh toán trả chậm bởi tổ chức chuyển tiền của Mỹ Wesstern Union. Cũng tại
Mỹ năm 1946 thẻ ngân hàng John Biggins có tên là Oharg - It xuất hiện cho
phép các khách hàng thực hiện giao dịch nội địa tại các đại lý bằng các "phiếu"
có giá trị do ngân hàng hành. Thẻ Dinners-club được hình thành vào năm 1950
đến năm 1958 thẻ America Express ra đời và hiện nay đang là một tổ chức thẻ
du lịch giải trí lớn nhất thế giới hướng tới khách hàng là tầng lớp trung lưu và
thượng lưu trong xã hội.
Vào năm 1966 ngân hàng Bank of Merica chính thức trao quyền phát hành
thẻ Bank Mericard của mình cho các ngân hàng khác. Thẻ tín dụng lúc này
không chỉ dành cho những đối tượng giàu mà dần trở thành phương tiện thanh
toán thông dụng. Năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of Merica thật sự được
chấp nhận trên toàn cầu và thay bởi Bank Mericard bằng tên thẻ VISA.
Năm 1979 Marter Charge cũng trở thành một tổ chức thẻ quốc tế lớn có
tên là Marter card
Ngày nay VISA Card và Marter card là 2 loại thẻ được lưu hành phổ biến
nhất trên thế giới. Đến cuối năm 1990, có khoảng 257 triệu thẻ Visa card được
lưu hành với doanh thu 354 tỷ USD.
Còn Marter Card đến cuối năm 1993 có khoảng 215,8 triệu thẻ chiếm 32
tỷ USD và được lưu hành ở 22 nước trên thế giới.
Thẻ ngày càng được xem là một công cụ thanh toán văn minh, thuận lợi
cho giao dịch thương mại. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thẻ vốn đã
tiện lợi nay càng tiện lợi hơn. Với những tiện ích mang lại, thẻ ngân hàng đã và
đang trở thành phương tiện thanh toán chủ yếu của mọi tầng lớp dân cư tại các
nước phát triển.
2. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ
2.1. Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân
hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá,

dịch vụ hoặc để rút tiền mặt từ các máy rút tiền tự động ATM (Antomated Teller
Machine) hay các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi
hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ.
2.2. Đặc điểm cấu tạo thẻ
Hầu hết các loại thẻ quốc tế hiện nay đều được làm bằng plaotic với 3 lớp
ép sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa 2 lớp tráng mỏng, màu
sắc của thẻ thay đổi tùy theo ngân hàng phát hành và tùy theo quy định thống
nhất của mỗi tổ chức phát hành thẻ. Kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 55mm x
85mm dày 1mm có 4 góc lượn tròn. Thẻ gồm 2 mặt, mỗi mặt của thẻ là những
thông tin và ký hiệu khác nhau cụ thể là:
- Mặt trước của thẻ:
• Nhãn hiệu thương mại của thẻ
• Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ
• Số thẻ, tên chủ thẻ được in nổi
• Ngày hiệu lực của thẻ
Ngoài ra còn một số đặc điểm khác nhau như: hình của chủ thẻ, hình nổi
không gian ba chiều, còn chíp (với thẻ thông minh)
- Mặt sau thẻ:
• Giải băng từ chứa các thông tin đã được mã hóa
• Ô chữ ký dành cho chủ thẻ
2.3. Phân loại thẻ
2.3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất
- Thể khắc chữ nổi: trên bề mặt được khắc nổi những thông tin cần thiết,
ngày nay không còn sử dụng nữa vì nó thô sơ dễ bị lợi dụng.
- Thẻ bằng từ: sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một giải bằng từ chứa
2 rãnh thông minh.
- Thẻ thông minh: đây là hệ thống mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ thuật xử
lý tin học, gắn vào thẻ một "chíp" điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn
hảo.
2.3.2. Theo chủ thể phát hành

- Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho
khách hàng sử dụng linh động tài sản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số
tiền do ngânhàng cấp tín dụng
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: đó có thể là loại thẻ du lịch,
giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc cũng có thể là thẻ do các Công ty
xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành.
2.3.3. Theo tính chất thanh toán của thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo
đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng nhất định. Chủ thẻ được
phép chi tiêu trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận.
- Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn với tài
khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ. Thẻ này không có hạn mức tín dụng.
2.3.4. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Thẻ nội địa: là thẻ được sử dụng trong phạm vi quốc gia, chủ yếu cho
mục đích tiêu dùng, do vậy đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua bán hàng hóa
hay rút tiền phải là đồng bản tiền nước đó.
- Thể quốc tế: là loại thẻ do các tổ chức quốc tế phát hành, sử dụng các
loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, thẻ được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu.
2.3.5. Theo mục đích và đối tượng sử dụng
- Thẻ kinh doanh (Bursiness card): là loại thẻ phát hành cho nhân viên
Công ty sử dụng
- Thẻ du lịch, giải trí: là loại thẻ phát hành phục vụ du lịch, giải trí.
2.3.6. Phân loại theo hạn mức của thẻ
- Thẻ vàng (Gold card): thẻ được phát hành cho những đối tượng uy tín,
có khả năng tài chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn. Hạn mức tín dụng của
thẻ này lớn.
- Thẻ thường (Standard card): là loại thẻ tín dụng mang tính phổ thông,
được sử dụng rộng rãi trên thế giới, hạn mức tín dụng thấp hơn Gold card.
3. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ qua ngân hàng thương mại
3.1. Các thành phần tham gia thanh toán thẻ:

* Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng được phép thực hiện nghiệp vụ
phát hành thẻ, chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành
thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ. Đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng
với chủ thẻ.
* Ngân hàng thanh toán (NHTT): là ngân hàng được NHPHT ủy quyền
thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng, có thể là thành viên chính thức
hoặc thành viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế, thực hiện dịch vụ thanh
toán theo thỏa ước với tổ chức đó. NHTT thẻ ký hợp đồng trực tiếp với CSCNT
để tiếp nhận và xử lý các giao dịch thẻ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn cho
CSCNT.
* Cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT): là tổ chức hay cá nhân bán hàng hoá
dịch vụ có ký kết với NHTT về việc chấp nhận thanh toán thẻ. Các đơn vị này
được trang bị máy móc, kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền hàng hóa dịch
vụ trả thay cho tiền mặt.
* Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức ngân hàng phát hành thẻ cung cấp thẻ
để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
3.2. Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ (Sơ đồ 1)
Ngân hàng phát hành
3. Tại chi nhánh chuyển về TT thẻ
2. Thẩm định, quyết định phát hành
1. Tiếp nhận yêu cầu
4. Tại TT thẻ
5. Nhận DLPH
6. Chạy Batch
7. Mã hóa, in nổi
8. Mailing
9. Nhận thẻ từ TT
Sơ đồ 1: Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ mới
1): Khách hàng đến ngân hàng làm thủ tục cấp thẻ, ngân hàng thương dẫn
khách hàng làm theo mẫu và nộp lại cho ngân hàng.

2): Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ
3): Ngân hàng gửi hồ sơ về trung tâm phát hành thẻ
4), 5), 6), 7), 8): Tại trung tâm, các thông tin về khách hàng được mã hóa,
sau đó trung tâm gửi kèm theo số PIN cho chủ thẻ thông qua ngân hàng phát
hành.
9): Nhận được thẻ từ trung tâm. NHPH xác nhận bằng văn bản có chữ ký
của trưởng phòng nghiệp vụ hoặc người được ủy quyền cho trung tâm làm thẻ.
Ngân hàng phát hành sẽ hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt tại quỹ
Có: TK tiền gửi sử dụng thẻ của khách hàng (Phần khách hàng ký
quỹ tại ngân hàng)
Có: TK thu nhập từ hoạt động kinh doanh (phí phát hành thẻ)
Có: TK thuế GTGT phải nộp.
* Phát hành thay thế, in lại, nâng cấp thẻ: tai NHPH thẻ khi nhận được
yêu cầu in lại hay thay thế thì cần kiểm tra lại các thông tin và các điều kiện đảm
bảo như tiền ký quỹ hoặc thế chấp (nếu có).
3.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ (Sơ đồ 2)
Chủ thẻ
ĐVCNT
NHPH
NHTT
(4) Gửi bảng kê cho chủ thẻ
(7) thanh toán tiền mặt
(5) Nhận tiền theo hóa đơn
(2) Chuyển hóa đơn giao dịch
(3) Gửi hóa đơn thanh toán
(6) Chuyển tiền
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán thẻ
* Thanh toán thẻ tại ĐVCNT hoặc theo điểm ứng tiền mặt (ĐƯTM)
ĐVCNT phải kiểm tra mọi thông tin cần thiết trước khi giao dịch

Nếu giá trị giao dịch hàng hoá dịch vụ nhỏ hơn hạn mức thanh toán:
ĐVCNT có thể không xin cấp phép mà tiến hành giao dịch luôn (nhưng vẫn phải
kiểm tra đối chiếu với danh sachs thẻ cấm lưu hành).
Nếu ngược lại ĐVCNT phải liên hệ với NHPH để xin cấp phép các giao
dịch bằng các phương tiện có thể như điện thoại, telex...
* Thanh toán tại NHTT thẻ
- Thanh toán với ĐVCNT
Sau khi thực hiện giao dịch với chủ thẻ xong, ĐVCNT thực hiện việc
thanh toán với NHTT:
Hạch toán: Nợ: TK tạm ứng
Có: TK thích ĐVCNT
- Thanh toán với NHPH
+ NHTT gửi giữ liệu thanh toán thẻ tới NHPH
+ NHTT nhận được lệnh chuyển Có hoặc báo cáo số tiền và số giao dịch
được thanh toán từ NHPH gửi về. Tiến hành đối chiếu báo cáo thanh toán thẻ
gửi đi.
Hạch toán: Nợ: TK thanh toán với NHTM
Có: TK tạm ứng
* Thanh toán tại NHPH thẻ
NHPH thẻ tiếp nhận thông tin yêu cầu thanh toán từ NHTT, ghi Nợ cho
chủ thẻ, gửi lệnh chuyển Có cho NHPH
Nợ: TK thích hợp (chủ thẻ)
Có: TK thanh toán vốn với NHTT
III. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ
1. Yếu tố khách quan
1.1. Môi trường pháp lý
Kinh doanh thẻ cũng giống như bất kỳ một hoạt động nào khác, nó bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi các văn bản. Nếu môi trường pháp lý không thống nhất,
đồng bộ sẽ không đảm bảo được lợi ích của hoạt động kinh doanh thẻ.
1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Thẻ ngân hàng được xây dựng và vận hành dựa trên sự tiến bộ vượt bậc
của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, đem lại nhiều tiện ích kỳ
diệu. Thẻ ngày càng đem lại những tính năng mới an toàn, thuận tiện nhanh
chóng hiệu quả cho chủ thể nhờ sự phát triển của công nghệ.
1.3. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
* Thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch: từ lâu thói quen sử dụng
tiền mặt đã ăn sâu vào cuộc sống của người dân Việt Nam. Khi đưa dịch vụ thẻ
vào thị trường thanh toán, đa số người dân vẫn còn bỡ ngỡ và chưa hoàn toàn
tien tưởng vào những tính năng ưu việt mà thẻ đem lại.
* Thu nhập của người dân: điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của thị trường thẻ. Với khoản thu nhập hàng tháng ít ỏi chỉ đủ cho chi tiêu trong
tiêu dùng hàng ngày, họ sẽ muốn thanh toán bằng tiền mặt hơn là sử dụng công
cụ thanh toán hộ.
* Trình độ dân trí: thẻ đã xuất hiện trên thị trường thế giới từ rất lâu,
nhưng mới chỉ có mặt trên thị trường thương mại Việt Nam gần đây, nên chưa
thực sự thu hút được sự quan tâm của người dân. Người dân vẫn chưa biết được
tiện ích mà sản phẩm thẻ mang lại. Do vậy muốn người dân có thể đến với dịch
vụ thẻ thì đòi hỏi phải hiểu được thẻ là ghì và ý nghĩa của nó như thế nào trong
việc giao dịch thanh toán. Để làm được điều đó yêu cầu người dân phải được
trang bị kiến thức và trình độ nhất định, tăng khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ.
2. Các yếu tố chủ quan:
2.1. Khả năng vốn đầu tư của các ngân hàng
Vốn đầu tư là điều đóng vai trò rất quan trọng và là điều kiện đầu tiên đối
với các ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ thẻ. Hoạt động ngân hàng
đòi hỏi một lượng vốn lớn trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo
nguồn nhân lực bài bản...
2.2. Trình độ của cán bộ trực tiếp điều hành dịch vụ thẻ
Cần có đội ngũ cán bộ có năng lực, sáng tạo, nhiệt huyết với công việc.
Nhưng hiện nay đội ngũ cán bộ của dịch vụ thẻ vẫn còn bỡ ngỡ, ít kinh nghiệm
và chưa thực sự cập nhật thông tin về loại hình kinh doanh hiện đại này.

2.3. Môi trường cạnh tranh
Có thể nói cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh
doanh thẻ, nó đòi hỏi sự nghiên cứu tìm tòi nâng cấp và đổi mới các sản phẩm
thẻ. Vì vậy các ngân hàng phải hết sức chú ý để đảm bảo tính cạnh tranh của sản
phẩm và lợi nhuận của ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ
TẠI CHI NHANH NHCTVN-KHU CÔNG NGHIỆP
TIÊN SƠN BẮC NINH
I. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CHI NHÁNH NHCTVN-KCN TIÊN SƠN
1. Vài nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Chi
nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn
Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn là chi nhanh thuộc NHCTVN- tiền
thân là chi nhánh ngân hàng công thương khu công nghiệp Tiên sơn trực thuộc
NHCT tỉnh Bắc Ninh
Căn cứ vào quyết định 388/QĐ-HĐQT-NHCT 1 ngày 28/12/2005 của Hội
đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam về việc chuyển Chi nhánh
NHCTVN-KCN Tiên Sơn thuộc NHCT tỉnh Bắc Ninh thành chi nhánh phụ
thuộc ngân hàng công thương Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng công thương Việt Nam - Khu công nghiệp Tiên Sơn
có trụ sở tại khu công nghiệp Tiên Sơn - Thành phố Bắc Ninh, là đơn vị có con
dấu riêng, một thành viên hạch toán kế toán của ngân hàng công thương Việt
Nam, là đại diện cho ngân hàng công thương Việt Nam có quyền tự chủ kinh
doanh theo phân cấp của ngân hàng công thương Việt Nam, chịu sự ràng buộc
về quyền lợi và nghĩa vụ đối với ngân hàng công thương Việt Nam.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của ngân
hàng công thương Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả phục
vụ phát triển kinh tế xã hội

- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của ngân
hàng công thương Việt Nam
Cụ thể như sau:
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế dân
cư.
+ Phát hành các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu...
+ Chiết khấu thương phiếu kỳ phiếu và các giấy tờ có giả.
+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn
+ Thực hiện các nghĩa vụ thanh toán quốc tế
+ Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ.
Và một số nghiệp vụ khác do ngân hàng công thương Việt Nam giao.
3. Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn có 21 cán bộ có trình độ
chuyên ngành ngân hàng. Trong đó có 1 cán bộ có học vị thạc sỹ, 11 cán bộ có
trình độ đại học và 9 cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp.
Sau khi chia tách, bổ xung và chuyển mới, mô hình tổ chức của Chi nhánh
NHCTVN-KCN Tiên Sơn gồm 7 phòng ban nghiệp vụ và 2 quỹ tiết kiệm cơ sở.
Các phòng ban hoạt động theo chức năng riêng và được phân công theo sự chỉ
đạo điều hành của ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng gồm 7 phòng nghiệp vụ:
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Phòng khách hàng cá nhân
- Phòng quản lý rủi ro
- Phòng kế toán giao dịch
- Phòng thanh toán xuất - nhập khẩu
- Phòng tiền tệ kho quỹ.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHCTVN-KCN TIÊN
SƠN TRONG 2 NĂM 2004 - 2005
Để tạo dựng niềm tin và giá trị cho khách hàng. Chi nhánh NHCTVN-

KCN Tiên Sơn đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện sản phẩm dịch vụ
ngân hàng chất lượng cao, sáng tạo hữu ích đáp ứng tối đa nhu cầu và mong
muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà NHCT
hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện, đóng
góp vào quá trình phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt
Nam.
1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 1: Tình hình và kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHCTVN-KCN
Tiên Sơn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ %
(+) (-) (+) (-)
Tổng nguồn vốn
huy động
38.547 100 93.526 100
54.97
9
142,6
1. Phân theo đơn
vị tiền tệ

Tiền gửi VNĐ
36.725 95,3 81.763 87,4
45.03
8
122,6
Ngoại tệ quy
VNĐ
1.822 4,7 11.763 12,6 9.941 545,6
2. Phân theo
khách hàng
Tiền gửi tổ chức
kinh tế
32.580 84,5 78.320 83,7
45.74
0
140
Tiền gửi dân cư 5.967 15,5 15.206 16,3 9.239 154,8
(Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn)
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế
ngày càng tăng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vốn luôn được ưu tiên đóng
vai trò số 1. Cũng vậy, các ngân hàng thương mại hiện nay đã và đang nỗ lực
tìm các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Trong hệ thống ngân hàng nói
chung và trên địa bàn thành phố nói riêng, các ngân hàng đang cạnh tranh nhau
gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, dịch vụ khách hàng thuận
tiện. Chi nhánh NHCTVN-KCN Tiên Sơn bằng nỗ lực của bản thân đã tạo dựng
uy tín và không ngừng tích lũy giá trị niềm tin để có được thị phần trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh.
Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2005 đã đạt được nhiều
thành tích, khắc phục được khó khăn, giữ mức độ tốc độ phát triển trên tất cả các
mặt hoạt động, hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đề ra.

Các thông số ở bảng 1 cho thấy. Tổng nguồn vốn huy động đến
31/12/2005 là 93.256 triệu đồng tăng 54.979 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng
142,6%. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ (tiền gửi VNĐ) đạt 81.763 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 87,4% tăng 45038 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 122,6%,
so với năm 2004.
- Chi nhánh còn huy động các loại đồng ngoại tệ mạnh nhằm phục vụ
công tác thanh toán quốc tế. Chỉ riêng tiền gửi bằng USD trong năm 2005 là
11.763 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,6% và tăng trwongr 545,6% so với năm
2004 một tỷ lệ tăng trưởng rất lớn.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 78.320 chiếm tỷ trọng 83,7%, tăng
45.740 triệu đồng tăng với tỷ lệ 140%.
- Tiền gửi dân cư đạt 15.206 triệu đồng chiếm 16,3%, tăng 9.239 triệu
đồng tăng 154,8%.
2. Hoạt động tín dụng
Chiến lược "Bắc Ninh lựa chọn khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế là đầu
tư và phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đa nghề và
các khu công nghiệp làng nghề". Theo đó mục tiêu cụ thể từ năm 2006 - 2010
thành phố đề ra đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng từ 13,5% -
14,0%/năm
Như vậy, với sự phát triển hết sức năng động của Bắc Ninh hiện nay, mà
khi nền kinh tế phát triển đòi hỏi các ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ
ngân hàng, tài chính cũng phải phát triển theo để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách

×