Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI VIB BANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.51 KB, 26 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI VIB
BANK
3.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ tại VIB Bank
VIB định hướng phát triển dịch vụ thẻ năm 2008 và những năm tiếp theo
với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tối đa hóa tiện ích và giá trị gia
tăng cũng như chất lượng dịch vụ... không ngừng nâng cao uy tín, vị thế của
ngân hàng và trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trong
lĩnh vực thẻ ở Việt Nam.
Sản phẩm thẻ của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi ngân
hàng. Đây là một kênh huy động vốn rẻ và hiệu quả, đồng thời là kênh quảng bá
hình ảnh, thương hiệu của VIB nhanh nhất. Ngoài ra, thẻ thanh toán đang là xu
hướng phát triển tất yếu tại Việt Nam. Thanh toán thẻ là mảng thị trường có
tiềm năng phát triển, song các ngân hàng mới chỉ khai phá được một phần rất
nhỏ. Chiến lược phát triển của VIB Bank là sẽ tập trung phát triển mảng thị
trường bán lẻ, trong đó dịch vụ thẻ nói chung. Từng bước, VIB sẽ tiếp tục phát
triển nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Trong thời gian tới Khối kinh doanh thẻ
của VIB Bank sẽ tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ cả về số lượng và
chất lượng. Tổng số thẻ mục tiêu đề ra là gần 400.000 thẻ, trong đó có 2.500 thẻ
tín dụng quốc tế. Tăng cường mạng lưới ATM/POS trên phạm vi tồan quốc (đạt
gần 200 ATM, 2.700 POS vào cuối năm 2008). Kèm theo đó là đẩy mạnh doanh
thu qua POS (phấn đấu đạt xấp xỉ 30.000.000 triệu USD doanh số thanh toán
chấp nhận thẻ trong năm 2008). Đẩy mạnh liên kết với các cơ quan, tổ chức,
đơn vị hành chính sự nghiệp, thong qua các thỏa thuận, hợp đồng hợp tác, liên
kết phát hành thẻ đồng thương hiệu và dịch vụ “Ủy thác chi trả lương qua tài
khoản” (Với các trường đại học, cao đẳng, trung học, các doanh nghiệp, cơ
quan,...). Tăng cường các tiện ích mới cho cho các sản phẩm thẻ của VIB Bank
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Đa dnạg phát
hành các dòng thẻ nhằm vào các đối tượng, phân đoạn thị trường khác nhau.
Bên cạnh việc tăng cường các tiện ích mới cho các sản phẩm thẻ hiện có,
Khối kinh doanh thẻ cũng có kế hoạch phát triển các dòng thẻ như Visa Prepaid,
Visa Debit Master Card Prepaid. Ngoài ra, VIB sẽ gia tăng giá trị và sự hài lòng


cho cho khách hàng thông qua nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại, chăm
sóc khách hàng...
* Chỉ tiêu kinh doanh của VIB năm 2008
- Số dư tiền gửi thanh toán: 1.500 tỷ
- Thẻ Debit: 270.000 đơn vị
- Thẻ Prepaid: 80.000 đơn vị
- Thẻ Tín dụng: 25.000 đơn vị
* Đầu tư
- ATM: tổng số ATM tăng lên 180 máy
- POS: Trong năm 2008 tổng số ĐVCNT tăng lên đến 2.700 đơn vị
- Các sản phẩm thẻ quốc tế : Triển khai cung cấp thẻ thông minh
(chip) cho thẻ VIB Visa và VIB Master Card.
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại VIB Bank
3.2.1. Đẩy mạnh công tác marketing, quảng cáo, tuyên truyền về dịch vụ thẻ
của VIB Bank
Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực thẻ nói
chungvà thẻ của VIB Bank nói riêng cho các tầng lớp dân cư là một trong
những nhiệm vụ trọng điểm trong phương hướng hoạt động của VIB Bank.
Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, lượng tiền mặt sử dụng trong thanh
toán của nước ta còn rất lớn, chiếm từ 20- 30% trên tổng phương tiện thanh
toán, trong đó thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 2% trong tổng các phương
tiện thanh toán. Một trong các nguyên nhân đó là do nhận thức về thẻ của người
dân còn hạn chế.
Thực tế, trong thời gian qua, việc sử dụng và thanh toán bằng thẻ mới chỉ
tập trung ở tầng lớp cán bộ, công chức, chủ yếu là giới trẻ, mà chưa thực sự đến
với quảng đại quần chúng, hoặc chưa biết đến những tiện ích của thẻ. Người
dân vẫn có tâm lý thẻ là một thứ gì đó xa xỉ, chỉ phù hợp với những người có
thu nhập cao. Do đó việc tuyên truyền quảng bá về thẻ VIB và những tiện ích
của thẻ VIB trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi hội thảo
giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin trên bảng tin thẻ của VIB trong thời

gian qua đã được chú trọng, tuy vậy vẫn cần phải đẩy mạnh hiệu quả cung cấp
thông tin thêm nữa trong thời gian tới đây. Bên cạnh việc cung cấp thông tin về
tiện ích cần cung cấp thông tin tăng cường hiểu biết của người dân về quản lý,
bảo mật thẻ, sử dụng thẻ an toàn.
Bên cạnh đó VIB Bank cần chú trọng hoàn thiện phương hướng
marketing toàn diện. Thực hiện chính sách đãi ngộ khách hàng thường xuyên
dựa theo kết quả phân loại khách hàng và thị trường trọng điểm. Ngân hàng
phải theo dõi đánh giá thường xuyên chất lượng phục vụ khách hàng, hướng tới
đăng ký áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO) cho VIB Bank.
Đặc điểm của hoạt động ngân hàng được hình thành trên cơ sở các đặc tính của
sản phẩm dịch vụ nói chung đó là tính vô hình, không tách rời, tính không ổn
định, và tính không lưu giữ được. Do đó chứng chỉ ISO sẽ là một sự thể hiện cụ
thể đối với khách hàng về chất lượng hoạt động của Ngân hàng.
3.2.2. Phát triển số lượng khách hàng và giảm bớt số lượng thẻ “non active”:
Để dịch vụ thẻ của VIB Bank phát triển mạnh, có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường, yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là phải tạo dựng được thị
trường ban đầu cho dịch vụ thẻ, điều này VIB Bank đã làm được trong thời gian
qua, bên cạnh đó VIB Bank cũng phải có những chính sách hướng người sử
dụng tiếp cận dịch vụ thẻ của VIB Bank. Trên cơ sở đó, người sử dụng sẽ nhận
thức được những giá trị mà dịch vụ thẻ của VIB Bank mang lại, cụ thể:
* Chính sách khách hàng nhằm phát triển số lượng khách hàng với mục
tiêu gia tăng tính trung thành cho khách hàng hiện có và phát triển khách hàng
mới.
Để có một chính sách khách hàng phù hợp và hiệu quả, VIB Bank cần
phải phân đoạn thị trường và xác định đối tượng khách hàng của từng đoạn thị
trường cụ thể:
- Với khách hàng truyền thống: Cần tiếp tục xây dựng quan hệ với các đối
tác chiến lược là khách hàng lâu năm của VIB Bank. Các khách hàng này đã có
những giao dịch nhất định trong quá khứ với VIB Bank và đã chứng minh được
tính trung thành với thương hiệu VIB Bank. Đối với những khách hàng này,

VIB Bank cần có chính sách ưu đãi đặc biệt dưới hình thức khuyến mại miễn
phí phát hành thẻ hoặc cung cấp một số ưu đãi khác khi khách hàng sử dụng các
dịch vụ khác của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần phải luôn thăm hỏi, chăm
sóc khách hàng một cách thường xuyên, có như vậy VIB Bank mới giữ được
khách hàng đồng thời mở rộng thêm lựa chọn của khách hàng khi quyết định sử
dụng thẻ của VIB Bank.
- Với khách hàng chiến lược: là các cán bộ công nhân viên tại các doanh
nghiệp, cơ quan nhà nước, sinh viên, ...Ngân hàng phải có những hoạt động tiếp
thị đến tận nơi, hoặc đưa ra các chương trình khuyến mại, đưa ra các mức phí
cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
- Với khách hàng tiềm năng: là những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp,
tổ chức đã có tài khoản tại ngân hàng hoặc là những khách hàng trong tương lai
sẽ sử dụng thẻ, gồm: người về hưu, giới tiểu thương, sinh viên ...Với những đối
tượng này, VIB Bank nên dùng hình thức tuyên truyền kiến thức về dịch vụ thẻ
thông qua các buổi nói chuyện, khuyến khích người dân làm quen với hình thức
thanh toán tiên tiến này.
Dịch vụ thẻ sẽ là mảng kinh doanh tiềm năng cho các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong thời gian tới đây. Để có lợi nhuận như mong muốn cần phải
có biện pháp chính sách cụ thể trong mọi hoạt động của ngân hàng. Khi phát
hành thẻ ra thị trường VIB Bank cần phải làm tốt công tác dự báo thị trường, dự
báo thái độ tiếp nhận của khách hàng, xây dựng sẵn các kế hoạch đối phó với sự
biến động của thị trường,...
Như vậy, chính sách khách hàng là một chính sách quan trọng, có liên
quan tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của ngân hàng. Trung tâm thẻ cần phải
phối hợp với bộ phận quan hệ khách hàng, phòng kinh doanh và các phòng ban
có liên quan thực hiện việc tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu dịch vụ thẻ trên
các phương tiện thông tin đại chúng và kênh thông tin khách hàng, đồng thời
chủ động giới thiệu đến các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh với ngân hàng.
Có như vậy, VIB Bank mới hình thành được mạng lưới khách hàng phát triển
sẵn sàng chấp nhận dịch vụ thẻ của VIB Bank không chỉ thông qua các chương

trình tiếp thị quảng cáo mà còn do những tiện ích, thế mạnh mà Ngân hàng
mang lại.
Để gia tăng số lượng khách hàng và tần số sử dụng dịch vụ của khách
hàng, một trong các giải pháp mới hiện nay mà VIB nên đẩy mạnh thực hiện, đó
là việc “bán chéo” (còn gọi là cross- sale) cho khách hàng. Cross-sale sản phẩm
là việc gợi ý, giới thiệu, án các sản phẩm hoặc dịch vụ phụ trợ (có liên quan với
nhau) cho các khách hàng đã đang và sẽ mua các sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp. Việc bán chéo sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng: tăng
lợi nhuận; củng cố văn hóa doanh nghiệp; xây dựng, củng có mối quan hệ với
khách hàng; thuận lợi cho công việc thẩm định do ngân hàng trước đó đã có
những thông tin nhất định về khách hàng. Đối với ngân hàng, nhóm sản phẩm
có thể bán chéo đó là tín dụng- tiền gửi thanh toán- kiều hối - sản phẩm thẻ.
Hoặc ngân hàng có thể bán chéo sản phẩm cho các đơn vị liên kết (viễn thông,
bảo hiểm, các nhà cung cấp).
* Giảm bớt số lượng thẻ “non active”:
Theo thống kê, hiện nay số lượng thẻ không hoạt động, thẻ “non active” ở
Việt Nam tương đối cao, khoảng 20-30% trong số thẻ đã phát hành. Trong khi
đó con số này của VIB Bank là khoảng 15%. Lý do, có nhiều ngân hàng cạnh
tranh nhau trong việc chiếm lĩnh thị phần nên đã không ngừng có các chieu thức
khuyến mại như gửi tiết kiệm được khuyến mại thẻ, miễn phí phát hành thẻ, nên
số lượng khách hàng liên tục gia tăng. Chính điều này sẽ làm cho khách hàng
cảm thấy thẻ cũng như món hàng khuyến mãi, được ngân hàng tặng kèm khi sử
dụng sản phẩm mà không hề tìm hiểu những tiện ích của nó. Khá nhiều chiếc
thẻ bị bỏ xó, trong khi ngân hàng tốn chi phí, công sức và thời gian để phát hành
thẻ và duy trì tài khoản cho khách hàng. Bên cạnh đó, có một bộ phận khách
hàng đã không sử dụng thẻ do nhiều lý do như đã trung thành với một thẻ khác,
hoặc đơn thuần chưa có thói quen thanh toán thẻ, chưa thấy tiện ích do thẻ
mang lại, hay do dịch vụ thẻ chưa đáp ứng yêu cầu về tính thuận tiện (số lượng
ATM còn thấp, hiện tính trạng quá tải ATM là phổ biến, ATM lỗi, ...) hoặc bản
thân khách hàng chưa tin tưởng vào sự an toàn khi thanh toán thẻ. Bên cạnh đó,

số lượng ĐVCNT còn thấp. Theo một lãnh đạo cao cấp của một nhà phát hành
thẻ có uy tín tại Việt Nam, khâu marketing, tuyên truyền của các nhà phát hành
thẻ đang có vấn đề, khiến nhiều khách hàng không biết hết tính năng, tiện ích
của thẻ và chủ yếu dùng thẻ chỉ để rút tiền. Thậm chí có lãnh đạo doanh nghiệp
đi công tác nước ngoài vẫn phải mang theo va-li tiền mặt để chi tiêu, mà không
biết có thể giải quyết việc đó dễ dàng chỉ bằng một chiếc thẻ tín dụng nhỏ gọn
nằm trong ví.
Trong số các sản phẩm, dòng thẻ ghi nợ nội địa có tỷ lệ non active thấp
nhất, bởi nó phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Mảng sản phẩm mà các ngân hàng lo nhất chính là thẻ tín dụng quốc
tế, tỷ lệ thẻ chết cao hơn nhiều so với mức bình quân. Dùng thẻ tín dụng rất có
lợi, khách hàng được sử dụng vốn của ngân hàng không mất phí. Song tâm lý
người Việt Nam vẫn ngại mang tiếng vay tiền ngân hàng để tiêu. Các chủ thẻ tín
dụng chủ yếu chỉ dùng đến thẻ khi đi công tác nước ngoài.
Để gia tăng hiệu quả dịng vụ thẻ, giảm chi phí phát hành, quản lý cho các
loại thẻ non active, VIB nên có các biện pháp sau đây:
- Thứ nhất, kết hợp tổ chức phát hành thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, đem lại
những lợi ích kinh tế như chiết khấu, giảm giá, hay những khuyến mại cho chủ
thẻ. Rõ ràng, sẽ có nhiều người sử dụng loại thẻ mang lại nhiều khuyến mại hơn
các loại thẻ khác không có khuyến mãi hay được khuyến mại ít hơn. Ví dụ, VIB
có thể liên kết với một số đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ để bán hàng với
mức giá thấp hơn mức giá thông thường cho người sử dụng thẻ của chính ngân
hàng đó để thanh toán, thậm chí người sử dụng thẻ có thể mua hàng với mức giá
đặc biệt nhân dịp lễ tết hoặc các sự kiện khác. Bên cạnh đó là các ưu đãi khác
dành cho chủ thẻ tại các trung tâm mua sắm hay, chuỗi nhà hàng, trung tâm
spa,...Điều này làm tăng thêm sự trung thành của khách hàng với việc sử dụng
thẻ VIB. Tuy vậy, VIB cần lưu ý đến kĩ năng đàm phán với các đơn vị cung ứng
hàng hóa dịch vụ về việc phân bổ chi phí phát sinh từ những khuyến mại hay
giảm giá, phải cân nhắc giữa thu nhập và chi phí và phải trả lời câu hỏi: nên
khuyến mại quanh năm hay chỉ vào những dịp đặc biệt?

- Thứ hai, đưa ra những chương trình tích điểm nhằm gia tăng sự trung
thành. Khách hàng sẽ được tặng điểm cho mỗi đồng giao dịch. Điểm tích lũy sẽ
là căn cứ để khách hàng được nhận những phần thưởng, ví dụ như được tặng
quà, được chiết khấu, du lịch hay được quy đổi thành tiền để khách hàng có thể
tùy ý sử dụng,... Người sở hữu thẻ sẽ tập trung vào việc sử dụng một loại thẻ
thanh toán để có số điểm thưởng cao hơn.
- Thứ ba, chiếc thẻ được mở lần đầu tiên sẽ có khả năng trở thành “thẻ
chính” hơn là những loại thẻ được mở sau đó, lí do là người sử dụng đã có thói
quen trong việc sử dụng chiếc thẻ này. Kể cả khi khách hàng đã có thêm nhiều
loại thẻ khác, chiếc thẻ được sử dụng đầu tiên thường trở thành “thẻ chính” của
chủ thẻ. Do đó, VIB Bank có thể cung cấp hay “ban chéo” thẻ ngay cho khách
hàng khi họ sử dụng dịch vụ của ngân hàng lần đầu tiên, ví dụ khi họ mở tài
khoản tiền gửi hay có yêu cầu cấp tín dụng. Vấn đề đặt ra ở đây là độ rủi ro của
các khách hàng này khó xác định bởi họ là khách hàng mới , VIB còn chưa có
nhiều thông tin về lịch sử vay trả hay thói quen trong chi tiêu của họ, đó là vấn
đề định mức tín nhiệm của các khách hàng này. Câu trả lời là vẫn có thể cung
cấp cho họ thẻ tín dụng và áp dụng hạn mức thấu chi ban đầu ở mức độ thấp, có
thể gia tăng nếu trong quá trình sử dụng tài khoản của khách hàng là tốt.
- Thứ tư, vấn đề đặt giá, phí. Các ngân hàng mở thẻ miễn phí, hay miễn
phí thường niên thường có thế mạnh hơn trong việc thu hút khách hàng, cho dù
phí mở thẻ hay phí thường niên thường không cao và tùy thuộc tính chất từng
loại thẻ, tuy vậy khách hàng thường có xu hướng mở thẻ tại các ngân hàng này.
Để thu hút khách hàng, có ngân hàng không tính lãi trên doanh số mà khách
hàng đã thấu chi trong một thời hạn nhất định, hoặc tính lãi thấp hơn các ngân
hàng khác. VIB Bank hiện nay đưa ra mức phí còn chưa được cạnh tranh so với
các ngân hàng khác. Nếu cứ giữ nguyên phí như vậy khó có thể th hút nhiều
khách hàng trong tình trạng người tiêu dùng Việt Nam còn quen với việc được
“miễn phí” khi sử dụng dịch vụ.
- Thứ năm, sự yêu thích của khách hàng với một loại thẻ cụ thể nào đó
còn phụ thuộc vào thiết kế, hình dáng, kiểu cách của thẻ. Khách hàng thích

những chiếc thẻ có thiết kế đẹp, độc đáo. Ví dụ , việc có ảnh của của chủ thẻ ở
không chỉ làm tăng thêm tính bảo mật của chiếc thẻ, nó còn làm tăng thêm tính
cá nhân và độc đáo chỉ rêng có của mỗi người sử dụng, cũng làm cho chiếc thẻ
được yêu thích hơn. Hiện nay, đã có những chiếc thẻ được thiết kế với một
trong bốn góc có đường cong độc đáo thay vì có hình chữ nhật như thông
thường, hay thẻ được làm bằng chất liệu nhựa trong suốt khiến cho nó có vẻ độc
đáo và sành điệu, cho phép chủ thẻ có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích, thẻ
Mint ở Anh quốc, thẻ MC2 và Air Asia ở Singapore, thẻ tín dụng VPBank
MC2 MasterCard là những ví dụ tiêu biểu cho loại thẻ được thiết kế độc đáo
này. Vì vậy, Trung tâm thẻ của VIB Bank có thể kết hợp với phòng kĩ thuật
nghiên cứu thiết kế các loại thẻ có hình dáng, phong cách ấn tượng, gắn với
hình ảnh của VIB Bank, đồng thời có những yếu tố độc đáo nhằm thu hút sự
yêu thích của khách hàng.
- Thứ sáu, đó là lợi ích về mặt tâm lí khi chủ thẻ sử dụng thẻ của những
ngân hàng danhh tiếng hay của những tổ chức thẻ toàn cầu. Chủ thẻ cảm thấy
họ có đẳng cấp cao hơn khi sở hữu những chiếc thẻ danh tiếng. Đặc biệt đối với
những người thường xuyên phải di chuyển hay công tác ở nhiều quốc gia, họ
thường sử dụng thẻ của những ngân hàng được chấp nhận toàn cầu, ví dụ như
Citibank hay HSBC hơn là của những ngân hàng nội địa. Đây cũng là thế mạnh
của những ngân hàng quốc tế so với các ngân hàng nhỏ, hoạt động trong phạm
vi hẹp. Dó đó, để thu hút thêm khách hàng , VIB Bank phải không ngừng gia
tăng uy tín của mình trên thương trường, tăng cường mối liên kết với các ngân
hàng và tổ chức thẻ quốc tế.
3.2.3. Phát triển mạng lưới ATM và đơn vị chấp nhận thẻ:
Phát triển ĐVCNT cùng là lời khuyên của tổ chức thẻ Visa đối với các
ngân hàng thành viên nhằm gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ. Số lượng
các đơn vị chấp nhận thẻ mà hiện tại VIB Bank đang kết nối thanh toán thẻ VIB
Bank trong liên minh (đặc biệt là Smartlink) đa số chỉ tập trung ở các trung tâm
thương mại lớn, các siêu thị, nhà hàng... nơi thường có sự xuất hiện của những
người có thu nhập cao và người nước ngoài. Nhưng với mục tiêu đã đặt ra VIB

Bank không chỉ phát triển dịch vụ thẻ cho riêng đối tượng này, cái đích mà VIB
Bank muốn hướng đến là phần đông người tiêu dùng muốn sử dụng dịch vụ thẻ
mà ngân hàng có thể khai thác theo trình độ quản lý và năng lực của ngân hàng.
Chính vì vậy, VIB Bank cần có kế hoạch đầu tư các ĐVCNT của ngân hàng ở
nhiều nơi. Việc này là nhân tố quan trọng khuyến khích và thức đẩy khách hàng
mở và dùng thẻ của VIB Bank trên cở sở gia tăng sự thuận tiện, sẵn có của việc
tiêu dùng bằng thẻ.
Phát triển khách hàng với phát triển màng lưới ĐVCNT phải song song
với nhau và bổ xung cho nhau, không thể coi trọng phát triển một thứ hoặc
không cân xứng. Có như vậy, VIB Bank mới có thể gia tăng thu nhập từ phí
phát hành, phí thường niên, hoa hồng từ ĐVCNT...
3.2.3.1. Đầu tư và phát triển mạng lưới máy ATM:
Phát triển được hiểu là không chỉ đầu tư số lượng các máy rút tiền hiện
đại, có nhiều tính năng, an toàn cho người sử dụng mà còn nâng cao chất lượng
của mỗi máy khi đưa vào hoạt động. Trước hết, VIB Bank cần cân đối tài chính
để đầu tư trang thiết bị máy rút tiền tự động dùng cho thẻ phát hành của chính
ngân hàng mình và thực hiện chính sách phân bổ máy trên từng địa bàn sao cho
hợp lý, đem lại doanh số cao mà lại không chồng chéo với các ngân hàng khác
trong liên minh thẻ của Smartlink. Sau đó, VIB Bank cần phải có kế hoạch sao
cho đảm bảo máy sử dụng có chất lượng, hiệu quả, thực sự đem lại tiện ích cho
người sử dụng thẻ của VIB Bank, cụ thể như:
- Phân công cán bộ phụ trách công việc quản lý máy ATM : Đảm bảo
máy có đủ tiền thường xuyên cho giao dịch, tránh tình trạng thiếu cán bộ quản
lý máy gây nên tình trạng máy ngừng giao dịch do thiếu tiền. Để không có tình

×