Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.53 KB, 3 trang )

Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện
Tình tiết sự kiện:
Công ty vận tải T (Nguyên đơn - Bên mua bảo hiểm) ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo
hiểm N (Bị đơn - Bên bảo hiểm). Trong văn thư ngày 26/09/2009, Bên mua bảo hiểm đã
thông báo sự cố của tàu cho Bên bảo hiểm. Theo Hội đồng Trọng tài, thời gian từ văn thư
đến ngày Bên bảo hiểm khẳng định khơng bảo hiểm khơng tính vào thời hiệu khởi kiện.
Bài học kinh nghiệm:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu cơ quan tài
phán giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn
đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại năm 2010,
“trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng
tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”.
Bên cạnh đó, Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện khi xảy ra một số sự kiện nhất định và
Hội đồng Trọng tài đã áp dụng quy định này. Cụ thể, theo Hội đồng Trọng tài, “ngay sau khi
xảy ra sự cố mắc cạn tàu TB 05, tại văn thư đề ngày 26/09/2009, Nguyên đơn đã thông
báo cho Bị đơn về sự cố mắc cạn và Bị đơn đã biết được sự cố mắc cạn này của tàu TB 05.
Trong các văn thư ngày 08/10/2009, 13/10/2009, Bị đơn yêu cầu Nguyên đơn cung cấp
đầy đủ tài liệu, hồ sơ vì trách nhiệm của Bị đơn đối với sự cố mắc cạn của tàu TB 05 là chưa
rõ ràng. Tại Công văn 260/2010/CV/GĐBT đề ngày 13/05/2010 Bị đơn khẳng định “Công
ty giám định D được Bị đơn chỉ định giám định sự cố mắc cạn của tàu TB 05 vẫn đang thu
thập tài liệu liên quan và chưa hoàn chỉnh hồ sơ giám định, Bị đơn đang đơn đốc để có kết
luận sớm nhất. Tiếp đó, tại Công văn 724/2010/CV/GĐBT đề ngày 22/11/2010 Bị đơn
thông báo cho Nguyên đơn: Ngay sau khi nhận được chứng thư giám định và các hồ sơ liên
quan do Công ty giám định D và các bên liên quan cung cấp, Bị đơn sẽ có cơng văn phúc

1


đáp Nguyên đơn về hướng giải quyết bồi thường sự cố tàu TB 05 bị mắc cạn tại Zamboanga,
Philippines. Trong Công văn 103/2010/CV/GĐBT đề ngày 02/03/2011, Bị đơn tiếp tục đề


nghị Nguyên đơn cung cấp cho Bị đơn các hồ sơ liên quan đến sự cố để có cơ sở giải quyết
nhanh chóng cũng như đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Ngày
06/02/2012, Bị đơn thông báo “Tổn thất mắc cạn của tàu TB 05 xảy ra ngày 26/09/2009
tại vùng biển Zamboanga, Philippines là không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bị đơn”.
Hội đồng Trọng tài nhận thấy, từ ngày 27/09/2009 đến trước ngày 06/02/2012, Bị đơn
khơng có bất cứ văn thư nào từ chối trách nhiệm của mình. Ngược lại, Bị đơn chỉ thơng báo
chờ kết luận giám định và bổ sung hồ sơ mà Bị đơn gửi cho Nguyên đơn để đưa ra ý kiến
giải quyết vụ việc. Điều này cho thấy vụ việc vẫn đang trong quá trình giải quyết của Bị đơn,
vì vậy, Nguyên đơn vẫn chờ đợi kết luận cuối cùng của Bị đơn nên chưa thực hiện quyền
khởi kiện của mình như quy định của pháp luật. Vì vậy, khoảng thời gian từ 27/09/2009 đến
06/02/2012 khơng được tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân
sự năm 2005, tức là thời hiệu khởi kiện được bắt đầu tính từ ngày 06/02/2012”.
Ở đây, Hội đồng Trọng tài xác định khoảng thời gian từ thời điểm thông báo sự cố bảo
hiểm cho Bên bảo hiểm đến khi Bên bảo hiểm từ chối trách nhiệm là khoảng thời gian
khơng tính vào thời hiệu. Hướng giải quyết này có thể lý giải bởi khoản 1 Điều 161 Bộ luật
dân sự năm 2005, khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó “thời gian khơng tính
vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời
gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây: trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu” và “trở ngại
khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền,
nghĩa vụ dân sự khơng thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc
không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình”.
Thực ra, trong hồn cảnh như nêu trên, chúng ta cũng có thể coi quyền lợi của Bên
mua bảo hiểm chỉ bị xâm phạm bởi Bên bảo hiểm từ thời điểm Bên bảo hiểm từ chối bảo
hiểm như thông báo ngày 06/02/2012 (quyền lợi của Bên mua bảo hiểm bị xâm phạm).

2


Nếu theo hướng này, thời hiệu khởi kiện của Bên mua bảo hiểm đối với Bên bảo hiểm thực

sự cũng chỉ bắt đầu từ thời điểm này.
Cho dù cách xác định như thế nào đi chăng nữa (theo một trong hai cách nêu trên),
doanh nghiệp mua bảo hiểm biết rằng thời hiệu khởi kiện 2 năm chỉ thực sự được tính từ
khi bên bảo hiểm từ chối trách nhiệm. Cách tính như vậy có lợi cho doanh nghiệp mua bảo
hiểm và thực sự thuyết phục.
---------------------------------------------------

3



×