Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.53 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
1
SV: Lê Thị Thanh Hòa Lớp: Ngân hàng (BN) - K17
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC TẾ
1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng:
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
s VIB được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần nên có:
- Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
Ngân hàng được khai trương hoạt động vào ngày 18/09/1996 với số vốn
điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam và thời gian hoạt động là 99 năm.
Sau hơn mười năm hoạt động cho đến 25/12/2007 thì vốn điều lệ của ngân
hàng đã tăng lên 2000 tỷ đồng và tổng tài sản đã đạt trên 35000 tỷ đồng.
Cổ đông sáng lập của VIB bao gồm các cá nhân, doanh nhân thành đạt tại
Việt Nam và trên trường quốc tế cùng với hai hệ thống ngân hàng lớn là
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn (Agribank).
Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập vào tháng 7/2005 có trụ sở tại
183 Trường Chinh. Chi nhánh Thanh Xuân có phòng giao dịch trực thuộc là
PGD Chợ Mơ. Phòng giao dịch Chợ Mơ được mở theo quyết định mở số
420/2008/QĐ- HĐQT ngày 19/2/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân
hàng thương mại quốc tế và chính thức đi vào hoạt động ngày 16/04/2008.
Quyết định mở PGD nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động
của ngân hàng, hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng với trụ sở
đặt tại số 496 Bạch Mai-quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.Với đặc điểm địa bàn
tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các cá
nhân buôn bán…nên luôn có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh


doanh của mình. Tuy nhiên cùng tại khu vực này cũng có khá nhiều ngân
2
SV: Lê Thị Thanh Hòa Lớp: Ngân hàng (BN) - K17
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
hàng cùng hoạt động như Sacombank, Agribank, ngân hàng Phương Nam,
ngân hàng Đại Dương do đó có sự cạnh tranh rất gay gắt, thị phần bị san sẻ
nhiều tuy nhiên chi nhánh luôn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ các khách hàng
trung thành đồng thời thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng đến với chi
nhánh. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng VIB Thanh Xuân luôn vươn lên để
khẳng định chính mình.Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang bị hiện đại,
đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhưng rất tận tụy với nghề với số lượng
25 người có trình độ đại học và trên đại học. Bên cạnh đó PGD được tách ra
từ chi nhánh Thanh Xuân (PGD nằm trên địa điểm cũ của chi nhánh Thanh
Xuân) nên PGD vẫn giữ chân được những khách hàng cũ đồng thời thu hút
được thêm nhiều khách hàng mới. Định hướng phát triển của chi nhánh là
tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân những hộ buôn
bán nhỏ lẻ tại địa bàn hoạt động, do xác định được rõ đối tượng mà mình
phục vụ nên Chi nhánh cũng như PGD luôn đưa ra những phương châm
phục vụ cho phù hợp.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh:
Chi nhánh Thanh Xuân có PGD trực thuộc là PGD Chợ Mơ, sơ đồ cơ
cấu tổ chức như sau:
3
SV: Lê Thị Thanh Hòa Lớp: Ngân hàng (BN) - K17
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân
Giám đốc chi nhánh

Phòng
Kinh doanh
Phòng Dịch vụ
khách hàng
Khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng cá nhân
Giao dịch
tín dụng
Phòng
Giao dịch
chợ Mơ
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng:
Chi nhánh có 25 nhân viên, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh- Nguyễn
Anh Thơ là người có thẩm quyền cao nhất ra các quyết định về điều hành
kinh doanh của chi nhánh, phòng giao dịch đứng đầu là trưởng phòng - Thái
Thị Quỳnh Trang.Chi nhánh Thanh Xuân gồm hai phòng chính là phòng
kinh doanh và phòng dịch vụ khách hàng.
1.1.3.1. Phòng kinh doanh:
4
SV: Lê Thị Thanh Hòa Lớp: Ngân hàng (BN) - K17
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Gồm bộ phận: tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp và Giao dịch
tín dụng.
* Tín dụng cá nhân có các trách nhiệm chính như sau:
 Chuyên môn hóa theo sản phẩm: tín dụng cá nhân phải có hiểu biết sâu
rộng về nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân khác nhau để có cơ sở
quản lý rủi ro thuộc phạm vi danh mục sản phẩm mà họ phụ trách được tốt
hơn cũng như không bỏ qua các cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng.
 Phát triển kênh phân phối:

- Phát triển mối quan hệ với các đối tác phân phối hàng hóa dịch vụ
tiêu dùng (bảo hiểm, chứng khoán, các siêu thị…) để tránh tình trạng các
khách hàng này bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo.
- Thường xuyên đến thăm đối tác có tiềm năng để kịp thời nắm bắt
được nhu cầu hợp tác của họ và xúc tiến liên kết với ngân hàng.
 Phát triển cơ sở khách hàng tiềm năng:
- Tổ chức thu nhập, mua hoặc hợp tác chia sẻ danh sách khách hàng
tiềm năng để phân đoạn chào bán phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ khách
hàng cá nhân.
- Tổ chức bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân trong các
khách hàng doanh nghiệp và định chế của ngân hàng.
 Lập kế hoạch khai thác khách hàng:
- Kế hoạch khai thác khách hàng theo từng khu vực, địa bàn chi nhánh
được phân công trên cơ sở chỉ tiêu định hướng của Trưởng phòng.
- Kế hoạch khai thác khách hàng chi tiết cụ thể đến số khách hàng và
doanh số ước cho từng sản phẩm.
 Đề xuất:
5
SV: Lê Thị Thanh Hòa Lớp: Ngân hàng (BN) - K17
5

×