Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án bài vùng biển nước ta - địa lý 5 - gv. ng thiên bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.22 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
Bài 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
i. mục tiêu
Sau bài họ, HS có thể:
• Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
• Chỉ được vùng biển nước ta trên bản đồ (lược đồ).
• Nêu tên và chỉ trên bản đồ (lược đồ) một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng.
• Nêu được vau trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.
• Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một
cách hợp lí.
ii. đồ dùng dạy - học
• Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam.
• Lược đồ khu vực biển Đông.
• Các hình minh hoạ trong SGK.
• Phiếu học tập của HS.
• HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh về một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng.
• GV chuẩn bị một số miếng bìa nhỏ cắt hình chiếc ô (kí hiệu của điểm du lịch
biển); các thẻ từ ghi tên một số bãi tắm, khu du lịch biển nổi tiếng như:

Trà Cổ ; Vịnh Hạ Long ; Cát Bà ; Đồ Sơn ; Sầm Sơn
Cửa Lò ; Lăng Cô ; Quy Nhơn ; Mũi Né ; Vũng Tàu ;
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời
các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó
nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu
hỏi sau:
+ Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5


- GV giới thiệu bài: Trong bài học đầu
tiên của chương trình, các em đã biết
nước ta giáp biển Đông và có đường
bờ biển dài. Vậy vùng biển nước ta có
đặc điểm gì? Vùng biển có vai trò như
thế nào đối với khí hậu, đời sống và
sản xuất của nước ta? Chúng ta cùng
tìm hiểu qua bài học hôm nay.
sông của nước ta.
+ Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
+ Nêu vai trò của sông ngòi.
Hoạt động 1
vùng biển nước ta
- GV treo lược đồ khu vực biển Đông và
yêu cầu HS nêu tên, nêu công dụng
của lược đồ.
- GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên
biển Đông và nêu: Nước ta có vùng
biển rộng, biển của nước ta là một bộ
phận của biển Đông.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và
hỏi HS: Biển Đông bao bọc ở những
phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của Việt
Nam trên bản đồ (lược dồ)
- HS nêu: Lược đồ khu vực biển Đông
giúp ta nhận xét các đặc điểm của
vùng biển này như: Giới hạn của biển
Đông, các nước có chung biển
Đông,

- HS nêu: Biển Đông bao bọc phía đông,
phía nam và tây nam phần đất liền
của nước ta.
- 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ vào lược đồ
trong SGK cho nhau xem, khi HS này
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
- GV kết luận: Vùng biển nước ta là một
bộ phận của biển Đông.
chỉ HS kia phải nhận xét được bạn chỉ
đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại cho
bạn. Sau đó GV gọi 2 HS lần lượt lên
bảng chỉ trên bản đồ, cả lớp cùng theo
dõi.
Hoạt dộng 2
đặc điểm của vùng biển nước ta
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng
đọc mục 2 trong SGK để:
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt
Nam.
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào
đến đời sống và sản xuất của nhân
dân ta?
- GV gọi HS nêu các đặc điểm của vùng
biển Việt Nam.
- GV yêu cầu HS trình bày tác động của
- HS làm việc theo cặp, đọc SGK, trao
đổi, sau đó ghi ra giấy các đặc diểm
của vùng biển Việt Nam.
- 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi, bổ
sung ý kiến và đi đến thống nhất:

Các đặc điểm của biển Việt Nam:
• Nước không bao giờ đóng băng.
• Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
• Hằng ngày, nước biển có lúc dâng
lên, có lúc hạ xuống.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. Mỗi HS
nêu 1 ý, cả lớp theo dõi, nhận xét và
thống nhất câu trả lời:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
mỗi đặc điểm trên đến đời sống và
sản xuất của nhân dân.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả trên
kẻ và hoàn thành sơ đồ sau vào vở
theo 2 bước
+ Bước 1: Điền thông tin phù hợp vào ô
trống.
+ Bước 2: Vẽ mũi tên cho thích hợp.
• Vì biển không bao giờ đóng băng nên
thuận lợi cho giao thông đường biển
và đánh bắt thuỷ hải sản trên biển.
• Bão biển đã gây ra những thiệt hại
lớn cho tàu thuyền và những vùng ven
biển.
• Nhân dân vùng biển lợi dụng thuỷ
triều để lấy nước làm muối và ra khơi
đánh cá.
- HS thực hành vẽ sơ đồ thể hiện mối
quan hệ giữa đặc điểm của biển nước
ta và tác động của chúng đến đời sống
và sản xuất của nhân dân.

vùng biển việt nam
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
Hoạt động 3
vai trò của biển
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với
yêu cầu: Nêu vai trò của biển đối với
khí hậu, đối với đời sống và sản xuất
của nhân dân, sau đó ghi các vai trò
mà nhóm tìm được vào phiếu thảo
luận.
- GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm
gặp khó khăn, có thể nêu các câu hỏi
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 4 - 6 HS nhận nhiệm vụ, sau đó
thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.
Nước không bao giờ
đóng băng



Hằng ngày, nước biển
có lúc dâng lên, có lúc hạ
xuống



Lấy nước để làm muối
và ra khơi đánh bắt hải
sản




GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
sau để gợi ý cho HS:
• Biển tác động như thế nào đến khí
hậu của nước ta?
• Biển cung cấp cho chúng ta những
loại tài nguyên nào? Các loại tài
nguyên này đóng góp gì vào đời sống
và sản xuất của nhân dân ta?
• Biển mang lại thuận lợi gì cho giao
thông ở nước ta?
• Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp
phần phát triển ngành kinh tế nào?
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày ý
kiến.
- GV sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho
HS
- Nêu câu hỏi và nhờ GV giúp đỡ nếu
gặp khó khăn. Có thể dựa theo các câu
hỏi gợi ý của GV để nêu các vai trò của
biển:
• Biển giúp cho khí hậu nước ta trở
nên điều hoà hơn.
• Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên
làm nhiên liệu cho ngành công
nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho
đời sống và ngành sản xuất chế biến
hải sản.
• Biển là đường giao thông quan trọng.

• Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ
mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để
phát triển ngành du lịch.
- 1 nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các
nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến
để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- GV kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông
quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.
củng cố dặn dò
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Hướng dẫn viên du lịch" như sau:
+ Chọn 3 HS tham gia cuộc thi theo tinh thần xung phong.
+ Phát cho mỗi HS một số miếng bìa vẽ kí hiệu của điểm du lịch biển (hình cái ô),
các thẻ từ ghi tên một số bãi tắm, khu du lịch biển nổi tiếng đã nêu (ở phần II.
Đồ dùng dạy - học).
+ Yêu cầu lần lượt từng HS vừa giới thiệu về tên, địa chỉ của khu du lịch biển nổi
tiếng (nằm ở tỉnh nào), vừa dán kí hiệu và bảng tên vào đúng vị trí của nó trên
bản đồ (lược đồ) - Lưu ý: Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam cho HS dễ phát
hiện vị trí các khu du lịch biển.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
+ Tuyên dương HS được cả lớp bình chọn là giới thiệu đúng và hay nhất , tặng
danh hiệu "Hướng dẫn viên du lịch giỏi" cho HS đó.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài, thực hành chỉ vị trí của các khu
du lịch biển nổi tiếng của nước ta trên lược đồ và chuẩn bị bài sau.

×