ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN MẠNH THẮNG
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHŨ A THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM
(trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Hà Nam)
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tổ tụng hình sự
Mã số: 8380101.03
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC
•
•
•
•
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN VÃN HUYÊN
HÀ NỘI ■ 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa được công
hổ trong hất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn bảo đảm tính chính xác và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đế
tơi có thê bảo vệ Luận văn
Tơi xin chân thành cảm cm!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Mạnh Thắng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHƯNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA................................................................ 7
1.1.
Khái niệm địa vị pháp lý của Người bào chữa.................................7
1.1.1.
Người bào chữa....................................................................................... 7
1.1.2.
Địa vị pháp lý của người bào chừa........................................................10
1.2.
Vai trị, vị trí và địa vị pháp lý của người bào chữa trong
pháp luật tố tụng hình sự................................................................. 13
1.2.1.
VỊ trí của người bào chữa...................................................................... 13
1.2.2.
Vai trị của người bào chữa................................................................... 18
1.2.3.
Đặc điểm địa vị pháp lý của người bào chừa trong pháp luật tố
tụng hình sự........................................................................................... 20
1.3.
Địa vị pháp lý của người bào chữa trong một số mơ hình tố
tụng hình sự trên thế giói................................................................ 23
r
1.3.1.
Địa vị pháp lý của người bào chữa trong mơ hình tơ tụng tranh tụng .... 23
1.3.2.
Địa vị pháp lý của người bào chữa trong mơ hình tố tụng xét hỏi.... 26
1.3.3.
Địa vị pháp lý của người bào chữa trong mơ hình tố tụng đan xen... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................... 29
CHU ƠNG 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TĨ TỤNG HÌNH sụ
VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHƯA
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH HÀ NAM................. 30
2.1.
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự từ năm 1945 đến trước
khi bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành............ 30
2.2.
Quy định của luật tố tụng hình sự 2015 về địa vị pháp lý của
người bào chữa...................................................................................35
2.2.1.
Quyền của người bào chữa.................................................................... 35
2.2.2.
Nghĩa vụ của người bào chữa................................................................52
2.2.3.
Mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người bào chữa và trong
bối cảnh hiện nay................................................................................... 59
2.3.
Thực tiễn thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của người
2.3.1.
bào chữa tại tỉnh Hà Nam................................................................. 61
Những kết quả đã đạt được................................................................. 61
2.3.2.
Những hạn chế, thiếu sót......................................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: MỘT SĨ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỤC HIỆN ĐÚNG
CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮ A............................................ 76
3.1.
Yêu cầu bảo đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của
3.1.1.
ngưòi bào chữa................................................................................. 76
Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa của người bị
buộc tội..................................................................................................76
3.1.2.
Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa................77
3.1.3.
Nâng cao vai trò của người bào chữa trong việc đảm bảo quyền
bào chữa của người bị buộc tội............................................................ 79
3.2.
Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng
hình sự và nâng cao chất lượng thực hiện địa vị pháp lý cùa
3.2.1.
người bào chữa...................................................................................80
Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015,
văn bản về địa vị pháp lý của người bào chữa.................................... 80
3.2.2.
Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa......... 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 95
KÉT LUẬN...................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 98
DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT
BLTTHS:
Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT:
Cơ quan điều tra
CQTHTT:
Cơ quan tiến hành tố tụng
NBC:
Người bào chữa
NBBT:
Người bị buộc tội
NBTG:
Người bị tạm giữ
TTHS:
Tố tụng hình sự
THTT:
Tiến hành tố tụng
DANH MỤC CÁC BẢNG
r
So niêu
•
Tên bảng
Bảng 2.1
Thống kê số vụ án khởi tố theo nhóm tội trên địa bàn
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2020
Bảng 2.2
65
SỐ lượng người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý tại
tỉnh Hà Nam từ năm 2018 đến năm 2020
Bảng 2.6
65
Số lượng người bị buộc tội được trợ giúp pháp lý tại
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2017
Bảng 2.5
63
Số lượng Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư của
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2020
Bảng 2.4
63
Thống kê số bị can khởi tố theo nhóm tội trên địa bàn
tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến năm 2020
Bảng 2.3
Trang
66
số liệu thống kê bị can có người bào chừa tại tỉnh Hà
Nam từ năm 2016 đến năm 2020
67
MỞ ĐÀU
rwi F___1
-A.___4_1_ • Ạ J______ V___ -* A
A y
•___________ 1
• A__________ F_____
I. Tính cap thiêt cua đê tai nghiên cứu
Cơng cuộc cải cách tồn diện về tư pháp hình sự theo tinh thần Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính Trị; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về
việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ
Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử
hình sự và mở rộng hơn nữa địa vị pháp lý của người bào chữa. Đây là cơ sờ
vững chắc để nâng cao hiệu quả đảm bảo tính cơng bằng của pháp luật, tính
dân chủ, cơng khai của q trình giải quyết vụ án hình sự bảo vệ tốt hơn
quyền con người, quyền và lợi ích của cơng dân.
Thơng qua các quy định về quyền bào chữa, người bào chữa sử dụng
nó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội đồng thời làm
cho các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra một cách
khách quan, toàn diện, triệt để và chính xác, đảm bảo quyền con người trong
hoạt động tố tụng làm tránh việc xảy ra tình trạng làm oan người vơ tội. Chính
vì vậy, địa vị pháp lý của người bào chữa trong hoạt động tố tụng là một trong
những vấn đề quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp, nhằm đạt được
mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xác định được tàm quan trọng của người bào chữa trong các hoạt động
tố tụng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: “Các cơ
quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện đế luật sư tham gia vào quá trình tố
tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại
phiên toà...” [4, tr.3]. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã thể hiện sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước về địa vị pháp lý của người bào chữa thể hiện
ở chế định bổ trợ tư pháp bằng việc phát triến đội ngũ Luật sư, lực lượng
chính là chủ thế của người bào chữa, Nghị quyết nêu rõ:
Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính
trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo đảm để
luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định
rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp
lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm
của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình [5, tr.6].
Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc buộc tội bị can, bị cáo ln xun
suốt q trình tố tụng do đó một quyết định có chính xác, khách quan và đúng
quy định của pháp luật hay khơng, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc
tội có được đảm bảo hay khơng, có để xay ra oan sai hay khơng phụ thuộc nhiều
vào hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, địa vị pháp lý của
người bào chữa trong các hoạt động tố tụng đóng vai trò quan trọng trong việc
hạn chế những quyết định sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội. Trong Hiển pháp,
pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng đã có quy định về
việc thể chế hóa địa vị pháp lý của NBC. BLTTHS năm 2015 lần đầu tiên quy
định chính thức về khái niệm NBC, quy định thêm chủ thể NBC, mở rộng đối
tượng bào chừa, tăng quyền hạn NBC. Tuy nhiên, một số quy định về địa vị
pháp lý của NBC trong pháp luật TTHS cũng còn nhiều bất cập, vướng mắc khi
áp dụng như việc BLTTHS năm 2015 chỉ qui định cho phép NBC có quyền gặp
và hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, mà chưa
quy định rõ về trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan khác như gặp riêng hay
có sự giám sát, việc bào đảm bí mật thơng tin trao đổi giữa hai bên... Hay như
2
qui định vê việc NBC được báo trước vê thời gian, địa điêm lây lời khai, hỏi
cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định,
BLTTHS năm 2015 lại không qui định về thời hạn và cách thức thơng báo. Vì
vậy có một số trường hợp CQĐT chỉ thông báo bằng điện thoại cho NBC sát giờ
tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, tiến hành hoạt động điều tra khác dẫn đến NBC
không kịp đến để tham gia các hoạt động trên... Bên cạnh đó, trên thực tế, cịn
nhiều trường họp người THTT chưa thực sự coi trọng quyền bào chừa của
NBBT cũng như vai trị của NBC trong TTHS, dẫn đến có những hành vi cản trở
sự tham gia tố tụng của NBC như không cấp thông báo bào chữa, không cho
NBC gặp mặt bị can đang bị tạm giam, Thấm phán hạn chế thời gian tranh luận,
không cho NBC tham gia việc hỏi và tranh luận tại phiên tịa...
Mặc dù có nhiều cơng trình đã nghiên cứu về NBC trong TTHS, tuy nhiên
chưa có một cơng trình nào đi sâu và tồn diện về địa vị pháp lý của NBC, nhất
là từ thực tiễn tỉnh Hà Nam. Chính vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Địa vị
pháp lý của người hào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở
thực
tiễn tại
tỉnh Hà Nam)Z ” làm đề tài luận
văn thạc
sĩ của mình.
•
•
•
•
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Địa vị pháp lý của NBC là chế định rất quan trọng và cần thiết trong
TTHS do xuất phát từ vai trò của NBC trong hoạt động tố tụng. Tác giả đã
nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan đến địa vị pháp lý của NBC
trong hoạt động tố tụng và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhận thấy có
một số cơng trình nghiên cứu liên quan như:
- Phạm Hồng Hải, “Bảo đảm quyền bào chữa cùa người bị buộc tội’’,
NXB Công an nhân dân 1999; “Địa vị pháp lý của Luật sư trong hoạt động
tranh tụng”, Nghiên cứu lập pháp 2003.
- Trần Văn Bảy, “Người bào chữa trong tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa
học pháp lý 1/2000.
- Nguyễn Ngọc Chí, “Việc lựa chọn mơ hình tố tụng trong q trình
3
cải cách tư pháp ở Việt Nam”,Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2010; “Bào
chữa cho các nhóm dề bị tơn thương theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam ”,
NXB Đại học quốc gia 2011.
- Đinh Văn Quế, “về chế định người bào chừa”, Tạp chí Tịa án nhân
dân số 2/2004.
- Lê Cảm, “Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống trong hệ thông
nguyên tắc cơ bản của Luật tổ tụng hình sự”, Tạp chí Luật học số 6/2004.
- Nguyễn Ngọc Chí, “Ngun tắc suy đốn vơ tội trong Luật tổ tụng
hình sự Việt Nam ” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2011.
- Nguyễn Văn Tuân, “Địa vị pháp lý và mối quan hệ của bị can, bị cáo
trong tố tụng hĩnh sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11/2008.
- Nguyễn Ngọc Chí, “Quyền con người trong lình vực tư pháp hình
sự”, NXB Hồng Đức 2015.
Mồi bài viết khoa học, cơng trình nghiên cứu đều có những cách tiếp
cận trên những khía cạnh khác nhau về NBC trong TTHS. Có tác giả thì đi
sâu vào khía cạnh bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo; Tác giả khác đi
sâu vào nghiên cứu quyền bào chừa của bị can, bị cáo; Lại có tác giả nghiên
cứu về địa vị pháp lý của NBC những lại chỉ nghiên cứu về khía cạnh quyền,
nghĩa vụ của NBC trong hoạt động xét xử. Chưa có cơng trình nào tập trung
nghiên cứu chuyên sâu về địa vị pháp lý của NBC theo pháp luật TTHS và
thực tiễn áp dụng. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “£>/«
vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam (trên
cơ sở thực tiễn tại tỉnh Hà Nam) ” là khơng có sự trùng lặp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về địa
vị pháp lý của NBC trong hoạt động TTHS, cũng như phân tích thực tiễn về
địa vị pháp lý trong các hoạt động TTHS trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai
4
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 để đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị
nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của NBC.
Để đạt
được
mục
tiêu nghiên
cứu ấy, nhiệm vụ của luận văn được đặt
•
•
•
C2
J 7
•
•
•
•
•
ra nhàm làm rõ các vấn đề là:
- Nghiên cứu, phân tích các vân đê lý luận vê khái niệm NBC, vị trí, vai
trị, địa vị pháp lý của NBC, những đặc điểm trong địa vị pháp lý của NBC và
địa vị pháp lý của NBC trong một số mơ hình TTHS trên thể giới.
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích nội dung những quy định của pháp
luật TTHS Việt Nam về địa vị pháp lý của NBC.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, qua đó chỉ ra được những vấn
đề cịn hạn chế, vướng mắc về địa vị pháp lý của NBC, tìm ra nguyên nhân
của những hạn chế, vướng mắc đó trong q trình thực hiện.
y
- Đưa ra những giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn
nữa địa vị pháp lý của NBC trong pháp luật TTHS Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về địa vị pháp lý của
NBC theo pháp luật TTHS Việt Nam, quy định của pháp luật TTHS liên quan
cũng như thực tiễn địa vị pháp lý của NBC trong hoạt động tố tụng của các cơ
quan tiến hành tổ tụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
về nội dung: Luận văn nghiên cứu về địa vị pháp lý của NBC theo các
quy định của pháp luật TTHS Việt Nam qua các thời kỳ và quy định về địa vị
pháp lý của NBC trong BLTTHS năm 2015.
về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện
các quy định TTHS về địa vị pháp của NBC trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn của mình, tác giả nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điềm của Đảng và Nhà nước
về cải cách tư pháp. Ngoài ra, luận vãn còn kế thừa các thành tựu nghiên cứu
khoa học của chuyên ngành pháp lý, luận điểm nghiên cứu của các nhà luật
học, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết pháp lý được đăng trên các trang
điện tử, báo, tạp chí về địa vị pháp lý của NBC theo pháp luật TTHS.
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với nội
dung, cụ thể như: Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu, diễn
dịch, quy nạp và phương pháp tổng hợp, kết hợp với việc phân tích thực tiễn
áp dụng các quy định về địa vị pháp lý của NBC trong các hoạt động TTHS.
6. Ý nghĩa
khoa học
và thực
tiễn của luận
văn
CT
•
•
•
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hồn thiện, bố sung lý luận
về địa vị pháp lý của NBC theo pháp luật TTHS Việt Nam, nâng cao chất
lượng, vị thế của NBC, góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm
quyền bào chữa của người bị buộc tội”.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sừ dụng làm tài liệu tham khảo, tài liệu
nghiên cúu trong quá tành học tập và giảng dạy. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích đối với NBC, người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng khác trong
các vụ án hình sự, vận dụng trong giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế.
7. Bô cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Phần nội dung của luận văn bao gồm ba
chương với kết cấu như sau:
Chương r. Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của người bào chữa.
Chương 2\ Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về địa vị pháp lý
của người bào chữa và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hà Nam.
Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm thực hiện đúng các quy định của
pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa.
6
Chương 1
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của Người bào chữa
1.1.1. Người bào chữa
NBC là một chế định pháp luật quan trọng của pháp luật TTHS Việt
Nam nhằm thể chế hóa, góp phần đảm bảo cho Quyền con người được qui
định trong Hiến pháp. Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có
những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội
tương ứng [35, tr.402]. Như vậy, có thể hiểu rằng chế định NBC là tổng thể
những quy định của pháp luật TTHS có đặc điểm chung giống nhau nhằm
điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội liên quan đến NBC.Để làm rõ được vấn đề
địa vị pháp lý của NBC, trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm NBC.
Theo từ điển tiếng Việt, bào chữa là việc “một người dùng lý lẽ, chứng
cứ đê bệnh vực cho ai đó đang bị coi là phạm pháp hoặc bị lên án ”[41] hoặc
là “gạt bỏ lý lẽ khác đê chữa tội mình hoặc chữa cho người khác” [40]. Như
vậy có thể hiểu NBC là việc một người dùng lý lẽ, chứng cứ để bênh vực cho
người khác đang bị coi là phạm pháp.
Đối với khái niệm NBC, trước khi có BLTTHS năm 2015, trong khoa học
pháp lý cũng như trong các quy định của pháp luật TTHS chưa có quan điểm
thống nhất nào về khái niệm NBC. Trên cơ sở nghiên cứu chế định NBC trong
luật TTHS Việt Nam và thực tiễn việc áp dụng pháp luật, tù’ các góc độ khác nhau
cũng có những quan điểm khác nhau về khái niệm NBC. cỏ quan điểm cho rằng:
NBC là người tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tở những
tình tiết của vụ án nhằm chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp bị can, bị cáo về mặt
pháp lý cần thiết [12, tr. 153].
7
Có quan điêm khác lại cho răng:
NBC trong TTHS là người tham gia tố tụng để chứng minh sự vô
tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội,
giúp Người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ, thơng qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa [ 1 ].
Hay như có quan điểm cho rằng:
NBC là người tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tở những
tình tiết liên quan đến sự thật của vụ án nhằm chứng minh về sự vô
tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp bị
can, bị cáo về mặt pháp lý cần thiết [42, tr. 128-129].
Mỗi quan điểm trên xuất phát từ nhũng góc độ khác nhau, tuy nhiên đều
có điểm chung là nhấn mạnh vào trách nhiệm, mục đích của NBC trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBBT, mà chưa đưa ra được các qui định của
pháp luật TTHS về điều kiện, tiêu chuẩn, cũng như vị trí, vai trị của NBC khi
tham gia TTHS. NBC được người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, gọi
chung là NBBT nhờ bào chữa hoặc được các CQTHTT chỉ định tham gia TTHS
với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích cho NBBT. NBC có thể là Luật sư, Bào
chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý hoặc Người đại diện của NBBT.
Để thống nhất về mặt nhận thức pháp luật, BLTTHS năm 2015 lần đầu
tiên đã đưa ra khái niệm về NBC được quy định tại khoản 1 Điều 72 BLTTHS:
“NBC là người được Người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thâm
quyền tiến hành tổ tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành to tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa’’' [30],
Tác già hoàn tồn nhất trí với khái niệm mà BLTTHS năm 2015 đưa ra.
Nó đã khắc phục được những hạn chế của nhũng khái niệm NBC trong khoa
học pháp lý, đưa ra định nghĩa một cách khái quát và đầy đủ về NBC. Từ khái
niệm trên có thể rút ra đặc điểm của NBC và phạm vi bào chữa như sau:
8
Thứ nhât, NBC là người được Người bị buộc tội bao gôm “Người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo" [30] nhờ bào chữa hoặc các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án chỉ định trong trường hợp Người bị buộc tội thuộc diện được chỉ định NBC
Thứ hai, NBC phải được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chừa cho người bị buộc tội, tức là NBC phải
có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn thì mới được các cơ quan tiến hành tố tụng
tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Theo qui định cua pháp luật, các tiêu chuẩn,
điều kiện trên bao gồm:
- Phải không thuộc một trong các trường hợp không được bào chữa
theo qui định tại BLTTHS năm 2015:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người
đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người
giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án
mà chưa được xố án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sờ cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bat
buộc [30, Điều 72, Khoản 4].
- Phải đáp ứng các điều kiện do các văn bán pháp luật khác qui định. Ví
dụ như đối với NBC là Luật sư thì phải đáp ứng các điều kiện do Luật Luật sư
và các văn bản hướng dẫn, đối với NBC là Trợ giúp viên pháp lý thì phải đáp
ứng các điều kiện do Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn...
Từ khái niệm NBC có thể thấy được sự khác nhau giữa NBC với người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị
khởi tố. Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 BLTTHS năm 2015 “Người bào
vệ quyền và lợi ích họp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
9
là người được người bị tô giác, người bị kiên nghị khởi tơ nhờ bảo vệ qun
và lợi ích hợp pháp ” [30]. Quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố là giai đoạn các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, xác
minh giải quyết nguồn tin tổ giác về tội phạm. Trong giai đoạn này, người bị
tố giác, bị kiến nghị khởi tố chưa bị coi là người bị buộc tội, bởi vậy người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ trong giai đoạn này không thể gọi là
NBC. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tổ giác, người bị
kiến nghị khởi tố là một chủ thế tham gia tố tụng mới được quy định trong
BLTTHS năm 2015 nên các quy định về chủ thể này chưa được hoàn thiện
như các quy định về NBC như: chưa quy định về trường họp nào bắt buộc
phải chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị
kiến nghị khởi tố, thủ tục đăng ký để tham gia trong giai đoạn này cũng chưa
được quy định, trong trường hợp nào thì khơng được tham gia bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, kiến nghị khởi tố.
NBC cũng khác với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 BLTTHS 2015, “Người bảo vệ
quyền và lợi ích họp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương
sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” [30], Quyền và lợi ích hợp pháp
của NBBT mà NBC bảo vệ bao giờ cũng xung đột với quyền và lợi ích hợp
pháp của bị hại. Trong BLTTHS 2015 cũng không quy định trường hợp nào
thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hai, đương sự không được
tham gia tố tụng và việc đăng ký tham gia như thế nào cũng không được qui
định cụ thể như NBC.
1.1.2. Địa vị pháp lý của người bào chữa
Theo quan điếm của chủ nghĩa Mác - Lê nin cho rằng con người là một
thực thể thống nhất giữa cái tâm sinh lý và cái xã hội. Sự tồn tại của con
người không tách được khởi môi trường xã hội và xét về mặt bãn chất thì con
10
người là tơng hịa của các mơi quan hệ xã hội. Tính đa dạng trong quan hệ xã
hội
nào đó
• của mồi người tạo
• nên địa
< vị• xã hội
• của họ.
• Xét ở một
• khía cạnh
•
địa vị pháp lý cũng là một bộ phận nằm trong địa vị xã hội của con người, xác
định vị trí của con người trong mối quan hệ với những người khác.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học, “địa vị” là:
Vị trí cá nhân trong quan hệ xã hội, do chức vụ, cấp bậc, quyền lực
mà có, về mặt được coi trọng nhiều hay ít [39, tr.321].
Cịn “địa vị pháp lý” được định nghĩa trong cuốn từ điến Luật học của
Viện khoa học pháp lý trực thuộc Bộ tư pháp là:
Vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể
pháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật. Địa vị pháp lý
của chú thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của chủ thề, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng
của chủ thể trong các hoạt động của mình. Ví dụ: địa vị pháp lý cơ
bản của công dân được thể hiện thành tống thể các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân được hiến pháp và pháp luật quy định. Một
sự kiện pháp lý như chết, thương tích do tai nạn..., một hành vi pháp
lý như mua, bán, tặng, cho để lại thừa kế tạo ra một loạt quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm... cho một chủ thề nhất định. Thông qua địa vị pháp
lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác,
đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chú thể
pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật [38].
Như vậy, địa vị pháp lý luôn gắn liền với chủ thể quan hệ pháp luật.
Khi đề cập đến địa vị pháp lý là nói về quyền và nghĩa vụ của một chủ thế
quan hệ pháp luật cụ thể.
Đời sống xã hội phức tạp làm nảy sinh vô vàn các quan hệ chồng chéo,
phức tạp, mn hình mn vẻ. Tham gia vào các quan hệ xã hội trên, mồi cá
11
nhân, tơ chức đêu có lợi ích riêng, nó có thê cùng chiêu, thơng nhât với nhau
nhưng cũng có thể mâu thuẫn, xung đột. Để sự mẫu thuẫn, xung đột về mặt
lợi ích khơng làm mất đi sự ổn định của xã hội, các quan hệ xã hội phải được
điều chỉnh bàng nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo
đức, tôn giáo, quy phạm của các tố chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và
quy phạm pháp luật.
Các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật được
gọi là quy phạm pháp luật và các bên tham gia vào quan hệ pháp luật được
gọi là chủ thể quan hệ pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ
chức. Vị trí của cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật trong mối quan
hệ với các cá nhân, tổ chức khác được gọi là địa vị pháp lý của cá nhân, tổ
chức đó. Địa vị pháp lý của cá nhân, tổ chức không tách rời khỏi cá nhân, tổ
chức khi tham gia các quan hệ pháp luật, ngược lại chính qua địa vị pháp lý
của cá nhân, tổ chức thì cá nhân, tổ chức mới tồn tại với tư cách là chù thể của
quan hệ pháp luật. Hay nói cách khác, địa vị pháp lý của cá nhân, tổ chức có
được là do pháp luật trao cho họ, đây là điểm khác biệt quan trọng giữa địa vị
pháp lý nói riêng và địa vị xã hội nói chung.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua việc thiết lập nên các
quy tắc, hành vi chuẩn mực, pháp luật đưa ra các quy tắc xử sự chung buộc
mọi người phải tuân theo. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho
các chủ thể pháp luật, toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý đó tạo thành tạo
thành địa vị pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà quy phạm
pháp luật điều chỉnh. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật là do Nhà nước,
qua việc ban hành các quy phạm pháp luật tạo nên thể hiện ở tổng thể các
quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định cho các chủ thể đó. Trong
quan hệ pháp luật, tương ứng với quyền pháp lý của chủ thể pháp luật này là
nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật khác. Lý luận nhà nước và pháp luật
12
cũng xác định nghĩa vụ pháp lý của chủ thê quan hệ pháp luật là hành vi xử sự
bắt buộc mà quy phạm pháp luật quy định trước mà một bên cùa quan hệ
pháp luật đó phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể khác. Không
giống với quyền pháp lý, nghĩa vụ pháp lý không phải là khả năng xử sự mà
là sự cần thiết phải xử sự của chủ thể quan hệ pháp luật.
NBC là người được Người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng kỷ bào chữa. Theo quy định của pháp
luật
• thì NBC làm nhiệm
< vụ• bào chữa cho người bị buộc tội.
• Khi thực
• hiện
•
nhiệm vụ bào chữa cho người bị buộc tội, NBC có những quyền hạn và nghĩa
vụ nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và những văn bản
pháp luật có liên quan. Thực chất, địa vị pháp lý của NBC là quyền pháp lý và
nghĩa vụ pháp lý của NBC khi tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự và do
pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh. Trong quan hệ pháp luật TTHS, tương
ứng với quyền pháp lý của NBC là nghĩa vụ pháp lý của chủ thế khác, buộc
các chủ thể này phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của NBC. Pháp luật trao
cho NBC càng nhiều quyền năng pháp lý thì địa vị của NBC càng được nâng
cao và ngược lại.
Từ đó, có thể định nghĩa khái niệm địa vị pháp lý của NBC là ‘"Địa vị
pháp lý của NBC trong tố tụng hình sự là tong thể các quyền và nghĩa vụ
pháp lý của NBC trong mối quan hệ với người tiến hành tổ tụng, người tham
gia tố tụng khác đế góp phần giải quyết vụ án hình sự, nhằm bào chữa và bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội".
1.2. Vai trị, vị trí và địa vị pháp lý của người bào chữa trong pháp
luật tố tụng hình sự
1.2.1. Vị trí của người bào chữa
Khốn 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015 qui định, NBC có thể là:
13
Thứnhât, Luật sư
Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo qui định của pháp luật,
tham gia tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức [27, Điều 2] nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tố chức đó theo qui định của pháp luật. Hoạt
động bào chữa của Luật sư là hoạt động có tính chất chun nghiệp [36, tr.137].
Đe trở thành Luật sư, công dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định tại
Điều 10 Luật Luật sư năm 2006, có chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia nhập
một Đoàn Luật sư [27, Điều 11]. Luật sư có thể tham gia TTHS khi được mời
theo một hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc được CQTHTT chỉ định.
Thứ hai, Người đại diện của NBBT
Hiện nay, trong khoa học pháp lý TTHS ở nước ta chưa có khái niệm
thế nào là người đại diện của NBBT, cũng như không qui định cụ thể người
đại diện của NBBT bao gồm những ai, dẫn đến trên thực tế có những cách
hiểu và áp dụng khác nhau về qui định này. Có quan điểm cho rằng người đại
diện của NBBT là người đại diện theo pháp luật, có quan điểm lại cho rằng
người đại diện của NBBT có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại
diện theo ủy quyền. Theo tác giả, Người đại diện của NBBT là người từ đủ 18
tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và có đủ điều
kiện làm người đại diện theo quy định tại các Điều 134, 135 và 136 Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Thứ ba, Bào chữa viên nhân dân
Theo qui định của BLTTHS năm 2015, Bào chữa viên nhân dân là công
dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tồ quốc, có phẩm chất đạo
đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được
giao, được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của
Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức
mình. Trong thực tiễn, Bào chữa viên nhân dân không được tổ chức thành
14
một hệ thơng cơ định. Ta có thê hiêu Bào chữa viên nhân dân là thành viên
của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận,
và chỉ tham gia bào chừa cho NBBT là thành viên của Mặt trận.
Thứ tư, Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà
nước có đủ tiêu chuẩn qui định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017,
được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc
Sở tư pháp [31, Điều 21]. Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng khi NBBT
thuộc một trong các trường họp được qui định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp
lý năm 2017. Qui định này thể hiện sự ưu việt, nhân văn của nhà nước ta đối
với những người nghèo, đối tượng chính sách, những người yếu thế trong xã
hội được quyền bình đẳng trong việc thực hiện quyền bào chừa của mình.
Theo quy định của BLTTHS từ trước đến nay ở nước ta, NBC được
quy định là người tham gia tố tụng. Theo khoa học Luật TTHS, có quan điểm
cho rằng “NBC được xếp vào nhỏm người hảo vệ cơng lý” [12, tr. 131-133],
cũng có quan điểm cho rằng “nhóm người tham gia tố tụng đê giúp đỡ người
có quyền và lợi ích liên quan bao gồm NBC và người bảo vệ quyền lợi của
đương sự” [22], Cá nhân tôi đồng ý với quan điểm rằng NBC là người tham
gia tố tụng để bảo vệ công lý, bởi lẽ quan điểm trên đã thể hiện được đầy đủ
vị trí của NBC trong TTHS. NBC không chỉ là người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của NBBT mà cịn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng làm sáng tỏ những tình tiết có liên quan đến vụ án, góp phần giải
quyết vụ án triệt đề, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Khi tham gia vào q trình tố tụng, NBC có phải là một chủ thể độc lập
hay không, hay phải phụ thuộc vào các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng hay người tham gia tố tụng khác. Đây là vấn đề cịn có nhiều
quan điểm trái chiều.
15
Quan điêm thứ nhât cho răng NBC là người tham gia tơ tụng với tư cách
độc lập. Vị trí độc lập của NBC trong TTHS được xác định bằng các quy phạm
pháp luật TTHS, trong đó quy định cụ thể quyền và nghía vụ của họ. Một số tác
giả đã dựa vào quy định của pháp luật TTHS thực định cho rằng NBC được
quyền tự mình kháng cáo theo hướng có lợi cho bị cáo trong trường họp bị cáo
là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; quyền
thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, u cầu; có quyền trình bày quan điểm
của mình mà khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bị can, bị cáo...từ đó
coi NBC là người tham gia tố tụng với vị trí độc lập [17, tr.27].
Quan điểm thứ hai không coi NBC là người tham gia tố tụng độc lập.
Bời lẽ, mối quan hệ giữa NBC và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chỉ được
thiết lập khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện họp pháp,
người thân của họ mời NBC hoặc được CQTHTT chỉ định và chấp nhận
thông qua việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa. Do đó, có thể khẳng định ý chí
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo luôn là yếu tố quyết định có hay khơng sự
tham gia tổ tụng của NBC. Xuất phát từ ý chí chủ quan từ chính bản thân, họ
có thể từ chối NBC ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu nhận thấy
sự tham gia của NBC là không càn thiết, không giúp đỡ gì cho họ hoặc làm
xấu hơn tình trạng của họ [37, tr. 13]
Các quan điểm trên xét trên một phương diện, khía cạnh nào đó đều có
tính thuyết phục, bởi các tác giả đều dựa trên thực tiễn và cơ sở pháp lý các
quy định về NBC được quy định trong pháp luật TTHS. Tuy nhiên, để làm rõ
vị trí của NBC trong TTHS cần đặt NBC trong mối quan hệ tương quan giữa
các CQTHTT, người tiến hành tố tụng, Người bị buộc tội và những người
tham gia tố tụng khác.
Trong mối quan hệ với các CQTHTT và người tiến hành tố tụng: Theo
quy định của BLTTHS hiện hành cũng như các BLTTHS thời kỳ trước, tư
16
cách tham gia tơ tụng của NBC khơng bình đăng với người tiên hành tô tụng.
NBC chỉ là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của Người bị
buộc tội còn người tiến hành tố tụng là chủ thể sử dụng quyền lực, nhân danh
quyền lực nhà nước để ra những phán quyết đối với người tham gia tổ
tụng.Tuy nhiên, đến BLTTHS 2015 thì vị trí của NBC so với các cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được qui định ngày càng bình đẳng
hơn. NBC có thể trực tiếp gặp, hỏi người bị buộc tội; Tham gia trong các hoạt
động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói; Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài
liệu, đồ vật; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ
vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra,
đánh giá [30, Điều 73, Khoản 1]. Vị trí ngồi của NBC khi tham gia phiên tịa
cũng đã bình đẳng hơn khi quy định “phịng xử án phải được bố trí thể hiện sự
trang nghiêm, an tồn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền
công tố và luật sư, NBC khác” [30, Điều 257, Khoản 1], Nếu trước đây, đại
diện Viện kiếm sát - Cơ quan thực hành quyền công tổ với chức năng buộc tội
ngồi phía trên, ngang hàng với Hội đồng xét xử thì hiện nay NBC ngồi đối diện,
ngang hàng với đại diện Viện kiểm sát, cùng phía dưới Hội đồng xét xử. Đây là
những quy định mới so với BLTTHS thời kỳ trước, thể hiện vị trí ngày càng
bình đẳng hơn của NBC với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
tụng. Tuy vậy, NBC là người tham gia tố tụng nên vị trí của họ khơng thể nào
bình đẳng được so với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Trong mối quan hệ với Người bị buộc tội: Trên cơ sở quy định của
BLTTHS hiện hành có thể thấy NBC và Người bị buộc tội đều là những
người tham gia tố tụng, tuy có vị trí khác nhau nhưng lại có mối quan hệ rất
chặt chẽ, mật thiết với nhau. NBC tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị buộc tội, và ngược lại Người bị buộc
tội muốn được quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo vệ tốt nhất trước
17
pháp luật thì phải cân đê sự trợ giúp của NBC. Môi quan hệ trên chỉ xuât hiện
khi Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của Người bị
buộc tội mời NBC và được CQTHTT tiếp nhận việc đăng ký bào chừa hoặc
do CQTHTT cử NBC cho Người bị buộc tội và được Người bị buộc tội chấp
nhận. Khi đó NBC sẽ có quyền tham gia tố tụng và là người đại diện cho
Người bị buộc tội nên quyền của Người bị buộc tội cũng là quyền của
NBC,trừ một số quyền riêng biệt của Người bị buộc tội mà NBC khơng thể
thay thế được như trình bày lời khai, quyền được nói lời sau cùng trước khi
nghị án... và NBC cũng có những quyền riêng mà Người bị buộc tội khơng
có như: thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; Kiểm tra, đánh giá về chứng cứ, tài
liệu, đồ vật liên quan... Có thể thấy, khi tham gia hoạt động tố tụng, NBC
cũng có sự độc lập tương đối, họ có những quyền riêng biệt mà Người bị buộc
tội khơng có, khơng bị bắt buộc phải làm những việc mà Người bị buộc tội
yêu cầu khi những việc đó là trái với quy định của pháp luật.
1.2.2. Vai trị của người bào chũ’a
Trong TTHS nếu chỉ có chức năng buộc tội mà không ghi nhận chức
năng gỡ tội thì sẽ khơng có sự kìm chế và đối trọng với bên buộc tội, dễ dẫn
đến chủ quan duy ý chí, sai lầm trong q trình giải quyết vụ án, không làm
sáng tỏ được sự thật khách quan của vụ án, làm oan người vơ tội. Có thể thấy,
vai trị của NBC được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất, việc tham gia của NBC trong TTHS không chỉ thể hiện sự
đảm bảo dân chủ của quá trình tố tụng mà còn là cơ sở cho việc thực hiện
quyền con người trong hoạt động tư pháp [18, tr. 18]. Bởi lẽ, nội dung cơ bản
của dân chủ là quyền con người và quyền công dân, và việc NBC tham gia
vào q trình TTHS với mục đích chính là để bào vệ quyền con người, quyền
cơng dân đó. Thực tiễn khẳng định, khơng có NBC và cơ chế đảm bảo quyền
bào chữa của cơng dân thì khó nói đến dân chủ trong hoạt động tư pháp.
18
Thứ hai, việc NBC được tham gia quá trình TTHS đê bào chữa cho
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều kiện để NBC kiểm tra, giám sát đối
với hoạt động của các CQTHTT. NBC thông qua công việc bào chữa của
mình góp phần loại bỏ được phần nào sự chuyên quyền của các cơ quan tiến
hành tố tụng, giúp cho các CQTHTT, người tiến hành tố tụng phát hiện, sửa
chữa những thiếu sót nếu có, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, qua đó giúp các CQTHTT ra được một bản án cơng
minh, chính xác.
Những năm trước đây, người dân, đôi khi cả CQTHTT thường quan niệm
rằng việc tham gia TTHS của NBC chỉ là hình thức, “cho đủ thành phần” vì họ
cho rằng mọi việc đã được CQTHTT quyết định từ trước khi vụ án được đưa
ra xét xử. Nếu có người biết đến NBC thì lại sợ tốn kém nên không mời NBC,
hoặc không tin tưởng NBC, sợ NBC chịu sự chi phối của hồn cảnh mà tìm
chứng cứ bất lợi đối với họ. Do vậy, vai trò của NBC luôn bị xem nhẹ. Tuy
nhiên, những năm gàn đây, sự tham gia của NBC trong các vụ án hình sự đã
chứng minh vai trị của NBC có những ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt
động khởi tổ, điều tra, truy tố, xét xử của các CQTHTT. Bên cạnh đó, cùng
với sự phát triển của xã hội, nhận thức của người dân từng bước được nâng
cao, vai trò của NBC ngày càng được coi trọng hơn, người dân tìm đến NBC
để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình ngày càng nhiều thay vì tự
mình bào chữa như trước đây. Có thể thấy, NBC đã từng bước tạo ra thế “kìm
chế, đối trọng” đối với CQTHTT, Người tiến hành tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự.
Thứ ba, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, sự tham gia của NBC trong TTHS cịn có vai trị trong
việc đảm bảo cơng lý, tơn trọng pháp luật. Mặc dù, NBC có chức năng bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đồng thời
19