Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuỗi cung ứng bền vững của IKEA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.44 KB, 17 trang )

“Chuỗi cung ứng bền vững của IKEA”
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Phát triển bền vững.
1. Khái niệm về phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không
phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
II. Quản lý chuỗi cung ứng bền vững.
1. Khái niệm chuỗi cung ứng bền vững và quản lý chuỗi cung ứng.
1.2. Quản lý chuỗi cung ứng bền vững.
Quản lý CCU bền vững (SSCM) đề cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã
hội và môi trường vào quản lý CCU.
2. Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững.
- Thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Chọn lọc và thu mua nguyên vật liệu xanh.
- Sản xuất xanh.
- Phân phối xanh.
- Logistic ngược.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG
TẠI CƠNG TY IKEA.
I. Giới thiệu cơng ty IKEA.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của IKEA.
IKEA là một doanh nghiệp tư nhân của Thụy Điển, được thành lập năm 1943
Thụy Điển).
2.

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt

lõi. 2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh.
IKEA gói gọn tầm nhìn và sứ mệnh của mình như sau: “Ở IKEA, chúng tôi
giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Không chỉ hướng tới trải nghiệm tuyệt vời mà IKEA cịn hướng tới một mơi


trường sống sạch cho mọi người.
II. Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng bền vững tại công ty IKEA.


Mọi người có thể theo dõi sơ đồ chuỗi cung ứng của IKEA trên hình.
Một số Nguyên vật liệu sản xuất chính của IKEA đó là: Gỗ, len, cotton, sợi tổng
hợp, vật liệu kim loại, vật liệu hóa chất và vật liệu tổng hợp. Được IKEA thu mua
từ nhiều quốc gia trên Thế giới như Ba Lan, Nga, Thụy Điển, Đức, Romania hoặc
Trung Quốc...
❖ Sản xuất.
IKEA có 50 cơ sở sản xuất tại 10 quốc gia.
❖ Sau khi sản xuất, sản phẩm của IKEA sẽ được chuyển đến Trung tâm phân
phối.
IKEA có 2 loại hình trung tâm phân phối là truyền thống và sử dụng kho bãi.
Với 33 trung tâm phân phối và 11 trung tâm phân phối khách hàng.
Từ trung tâm phân phối nói trên, sản phẩm của IKEA đến tay khách hàng thông
qua các cửa hàng bán lẻ và kênh online
• Logistics ngược.
Khách hàng có thể trả lại hàng thông qua một trung tâm thu gom đặt tại mỗi
thành phố có cửa hàng IKEA, hoặc Người tiêu dùng có thể trả lại sản phẩm cho
các cửa hàng IKEA họ mua. Sau khi kiểm tra họ sẽ gửi nó đến các trung tâm phân
phối cung cấp sản phẩm này. Sản phẩm được tiếp tục gửi đến các công ty đầu mối

2


ở Thụy Điển để tái chế các sản phẩm và tái phân phối nó một lần nữa thông qua
chuỗi cung ứng.
1. Thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.
IKEA đã thiết lập một chiến lược bền vững được gọi là “Con người và hành

tinh Tích cực” - Chiến lược bền vững này của IKEA bao gồm các kế hoạch độc lập
về tài nguyên và năng lượng, nhằm hạn chế việc tiêu thụ tài nguyên của hành tinh,
thay thế chúng bằng các vật liệu tái chế và tái tạo, đồng thời giảm thiểu chất thải.
Để đạt được chiến lược nói trên, IKEA đã khởi xướng “Chiến lược thiết kế
dân chủ” chiến lược thiết kế này liên quan đến một số yếu tố để cung cấp một sản
phẩm có chất lượng tốt, với mức giá thấp và bền vững. Chiến lược thiết kế dân chủ
gồm có 4 mặt tương ứng với cách nhìn nhận và kết hợp với chiến lược bền vững:
Thiết kế sản phẩm của IKEA, sử dụng nguyên liệu xanh, phối hợp với nhà cung
cấp và sử dụng sản phẩm tại gia đình.
Theo một nghiên cứu mới đây của nhật báo Times London, hơn 50% các sản
phẩm của IKEA được làm từ các vật dụng có tính bền vững môi trường hoặc có
thể tái chế được. IKEA tìm kiếm cách thức để sử dụng ít nguyên liệu nhất có thể
tạo ra sản phẩm mà không vi phạm các cam kết về chất lượng và độ bền, điều này
cũng giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận chuyển do sử dụng ít nhiên liệu
và nhân cơng hơn trong việc giao nhận nguyên liệu và sản phẩm.
Sản phẩm chủ lực của IKEA hiện nay là các thiết bị gia dụng, đồ nội thất sử
dụng nguồn nguyên liệu chính gồm các vật liệu tự nhiên. Lựa chọn nguyên liệu
thô là một phần của quá trình thiết kế sản xuất và những nguyên liệu này phải đáp
ứng các nguyên tắc về tính bền vững của IKEA trong khi vẫn giữ giá ở mức thấp
nhất.
Nguyên liệu thô được sử dụng trong các sản phẩm của IKEA có thể tái tạo,
tái chế và tái sử dụng.
2.

Chọn lọc và thu mua nguyên vật liệu xanh.
IKEA là một nhà bán lẻ với khối lượng rất cao – họ mua sản phẩm từ hơn

978 nhà cung cấp tại 50 quốc gia.
IKEA luôn từ chối sử dụng các sản phẩm có hoá chất, các loại gỗ từ rừng
nhiệt đới đang bị xâm hại.

2.1. Linh kiện bằng kim loại.
3


IKEA đã nhận ra rằng bằng cách sử dụng thép có độ bền cao trong sản phẩm
nó có thể nâng cao sự tiện dụng và an toàn của các thiết kế của mình, trong khi
giảm trọng lượng của các sản phẩm, giúp giảm chi phí và góp phần bảo vệ môi
trường.
2.2. Gỗ.
IKEA là nơi tiêu thụ gỗ lớn thứ 3 thế giới. Đối với sản phẩm gỗ, IKEA chỉ
tìm những nguồn cung cấp chính thức và được phép khai thác nguyên liệu. Các
sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của thế giới để đảm bảo rằng không
gây hại cho con người và mơi trường.
❖ Quy trình lựa chọn nhà cung cấp đồ gỗ của IKEA:
Trước tiên, IKEA lựa chọn khu vực có nguồn gỗ được quản lý tốt và được
kiểm chứng, đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội. Nhà cung cấp
phải đảm bảo:


Nguồn cung hàng của mình cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn/ yêu

cầu của IKEA về môi trường, xã hội và kinh tế.

-



Có thể cung cấp đầy đủ thơng tin theo yêu cầu của IKEA




Chấp nhận để IKEA kiểm tra quy trình cung ứng gỗ hàng năm.

Bên cạnh việc hợp tác với các nhà cung cấp khác, IKEA cũng có cho mình

một nhà cung cấp chủ chốt đó là SWEDWOOD. Đây là công ty thuộc IKEA
Group, họ mua lại rừng và tự quản lý.
2.3. Vải dệt & da:
Hiện nay, nguồn cung ứng của IKEA từ châu Á chiếm 32% nguồn cung ứng
toàn cầu của mình; 64% từ châu Âu và phần còn lại đến từ Mỹ. Riêng ở Nam Á,
70% tổng khối lượng dệt may toàn châu Á, bao gồm cả thảm và khăn tắm.
Năm 2013, IKEA Greentech, một công ty đầu tư mạo hiểm của IKEA Group,
công bố rằng họ đã đầu tư vào DyeCoo Textile Systems, phát triển các công nghệ
về thuốc nhuộm thương mại đầu tiên sử dụng carbon dioxide tái chế (CO2),
Với nhà cung cấp da chủ yếu là Royal Leather Industries
2.4. Hóa chất:

4


IKEA hạn chế sử dụng hóa chất và các chất có thể gây hại cho con người và
môi trường. Tất cả các sản phẩm của IKEA cho tất cả các thị trường trên toàn cầu,
được thực hiện theo các hạn chế hóa chất theo luật
-

Và một số nhà cung cấp đến từ Bulgaria, Trung Quốc và các nước khác.
3. Sản xuất xanh.
IKEA chịu trách nhiệm một cách nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng
của mình và tổ chức các hoạt động có tác động tích cực đến mơi trường. Cụ thể họ:




Hướng đến những sản phẩm và nguyên liệu có được từ khâu thứ nhất khơng
gây hại cho mơi trường.
IKEA làm việc với các nhà cung cấp và đối tác để đảm bảo các nguyên liệu họ sử
dụng tốt cho môi trường và người dân ở các nước cung cấp nguồn nguyên liệu ấy.
Rác thải của IKEA được phân loại, tái chế và xử lý sao cho không gây tác hại đến
môi trường. Các nguyên liệu thừa được chọn lọc và phân loại để được sử dụng vào
những mục đích khác.



Sản phẩm được sản xuất theo quy trình an tồn, thân thiện với mơi trường.
Nhà thiết kế của IKEA phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để thiết kế sản phẩm có
thể được sản xuất với chi phí thấp và cũng để giảm thiểu nguyên liệu. Một ví dụ
điển hình là họ bỏ qua lớp sơn mài mặt sau của tấm bàn khi nhận ra mọi người
chẳng bao giờ phải “chạm” đến nó.



IKEA có dịch vụ đóng gói, vận tải và phân phối thơng minh góp phần giảm
thiểu rác thải, khí thải CO2, bảo vệ mơi trường và sức khỏe con người.
IKEA đã đưa ra các giải pháp như: tối ưu hóa quá trình đặt hàng, thiết bị, sản
phẩm, đóng gói để tăng khối lượng vận chuyển nhưng giảm số lần vận chuyển.
Tăng cường sử dụng vận tải đường sắt và đường biển để giảm khí thải CO2 so với
vận tải đường bộ. Hay hợp tác với các nhà cung cấp vận tải để tăng sử dụng các
phương tiện vận tải hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng và phát triển các nguồn
nhiên liệu bền vững.
Đồ nội thất được đóng gói “phẳng”, vuông vắn để khách hàng tự lắp ráp, dễ
dàng mua mang về, cũng như giảm chi phí kho và giao hàng.

Sản xuất IKEA ln lấy giá cả làm tiêu chí để lập ra quy trình sản xuất hiệu
quả nhất.
5


Để tiết kiệm chi phí, IKEA khơng cịn tự thực hiện toàn bộ tất cả các khâu.
Mà họ tìm những nguồn cung ứng giá rẻ và chất lượng từ khắp nơi trên thế giới.
Các nhà máy của họ chiếm 12% lượng hàng của cơng ty, phần cịn lại thuộc về hơn
1.000 nhà cung cấp khác.
Nhà cung cấp của IKEA nhận được một hợp đồng dài hạn từ công ty. Đổi lại
IKEA yêu cầu một hợp đồng độc quyền và giá thấp.
Công ty cũng chú trọng đặt hàng ở những quốc gia có nguồn nhân công giá
rẻ. Các nước châu Á ngày càng trở thành đối tác quan trọng của IKEA, đặc biệt là
Trung Quốc với nguồn lao động dồi dào và gần đây là các nước ASEAN. Hiện
nay, sản phẩm và các bộ phận Ikea được sản xuất với 31% đến từ châu Á.
Những chiến lược nói trên cho phép IKEA theo kịp đối thủ của mình về chất
lượng, trong khi cắt giảm thấp hơn họ đến 3% và vẫn duy trì mức tăng trưởng
doanh thu sau thuế thu nhập khoảng 7%
4. Phân phối.
4.1.

Kênh và mạng lưới phân

phối.
IKEA là nhà bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới, có gần 1600 nhà cung cấp để
sản xuất ra các sản phẩm và phân phối hiệu quả các sản phẩm này đến hơn 500 địa
điểm bán hàng trên toàn thế giới.
Hệ thống nhượng quyền IKEA.
Hoạt động kinh doanh bán lẻ của IKEA được vận hành thông qua một hệ
thống nhượng quyền thương mại với các bên nhận quyền được phép tiếp thị và bán

các dòng sản phẩm IKEA trong các lãnh thổ địa lý cụ thể.
Inter IKEA Systems BV là chủ sở hữu của IKEA Concept và là đại lý nhượng
quyền IKEA trên tồn thế giới. Ngày nay, 12 nhóm cơng ty khác nhau có quyền sở
hữu và vận hành các kênh bán hàng IKEA theo thỏa thuận nhượng quyền thương
mại với Inter IKEA Systems BV
4.1.1. Trung tâm phân phối.
IKEA sử dụng 33 trung tâm phân phối khác nhau và 11 trung tâm phân phối
khách hàng để giúp vận chuyển sản phẩm của mình đến khách hàng một cách hiệu
quả. Các trung tâm phân phối này được đặt tại 16 quốc gia (nơi IKEA nhận được
6


nhiều đơn đặt hàng nhất). Hiện nay IKEA đã bắt đầu sử dụng kho hàng làm
trung tâm phân phối.
Vai trò của trung tâm phân phối là tập hợp hàng hóa và sản phẩm từ khắp nơi
trên thế giới, sau đó thống nhất vận chuyển các sản phẩm đó đến các khu vực khác
nhau.
Trung tâm phân phối khách hàng sẽ tập trung vào việc giao hàng dặm cuối
cùng trực tiếp đến nhà khách hàng và sẽ bổ sung cho các cửa hàng của nhà bán lẻ
và trung tâm phân phối khách hàng khác. Khách hàng được phục vụ bởi trung tâm
mới dự kiến sẽ thấy thời gian giao hàng ngắn hơn.
Nhiều trong số 33 trung tâm phân phối được xây dựng chủ yếu gần các cảng
biển để tăng vận tải đường biển và giảm vận tải đường bộ.
Đối với chiến lược phân phối hàng hóa và sản phẩm, IKEA thực hiện theo ý
tưởng 'Nghĩ toàn cầu, hành động theo địa phương'. Tại đây, trung tâm phân phối
được sử dụng để xử lý các sản phẩm có khối lượng thấp cho toàn bộ khu vực và
các cửa hàng địa phương có thể tập trung xử lý các sản phẩm giao vận nhanh theo
yêu cầu của khách hàng địa phương.
4.1.2. Nhà kho.
Hiện nay, IKEA đang có khoảng hơn 80 nhà kho trên toàn cầu, nhà kho đang

ngày càng được tăng cường các giải pháp tự động hóa để quản lý hàng tồn kho,
giúp nhân viên thuận tiện trong làm việc để tập trung vào các nhiệm vụ gia tăng
giá trị.
Ở IKEA Thụy Sĩ đang sử dụng máy bay không người lái do công ty khởi
nghiệp Verity phát triển cho mục đích kiểm sốt hàng tồn kho. Toàn bộ quá trình
được thực hiện tự động trong đêm hoặc giữa các ca làm việc bằng máy bay không
người lái. Điều này sẽ làm tăng độ chính xác của hàng tồn kho, tiết kiệm thời gian
và giúp hiển thị cho khách hàng những gì còn hàng tại một cửa hàng IKEA nhất
định trong ngày.
Bên cạnh đó IKEA cũng quan tâm đến Chi phí “chạm tay” của hàng tồn kho:


Có một ngun tắc chi phí trong chuỗi cung ứng như sau: Càng nhiều bên chạm
vào sản phẩm thì chi phí vận hành của sản phẩm đó càng cao. Đó là lý do IKEA
ln khuyến khích khách hàng lấy trực tiếp các sản phẩm đã được đóng hộp gọn
gàng và tự chở về nhà.
7


4.1.3. Cửa hàng IKEA.
Mỗi cửa hàng IKEA thường rộng tới 27.000 mét vng (gần bằng 5 sân bóng đá)
với ít nhất 9.500 sản phẩm khác nhau. Hiện nay IKEA đang có khoảng hơn 445
cửa hàng tại 60 thị trường trên tồn thế giới.
Mỗi cửa hàng IKEA đóng ln vai trị của một kho hàng. Khách hàng khi
mua sắm tại IKEA có thể dễ dàng với lấy các sản phẩm trên giá cao bằng tầm tay
người lớn. Nhưng ở trên nữa là những sản phẩm tồn kho đang được lưu trữ cao
đến 5-6 tầng!
IKEA hướng tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động bán lẻ
của mình bằng việc sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt tại các
cửa hàng và trung tâm phân phối giúp giảm ảnh hưởng của hoạt động bán lẻ với

biến đổi khí hậu.
IKEA đã đầu tư vào 547 tuabin gió và 2 trang trại năng lượng mặt trời ở 14
quốc gia và có 935.000 tấm pin mặt trời trên mái của các cửa hàng IKEA và nhà
kho.

4.2. Giao vận.
IKEA sử dụng vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường bộ và đường sắt.
Trong đó vận tải đường bộ chiếm khoảng 50%, đường sắt chiếm khoảng 8% và
đường biển là 42%.

8


IKEA không sở hữu đội xe của riêng mình mà các sản phẩm của họ được
giao thông qua khoảng 10.000 phương tiện trên toàn cầu do các đối tác chuyển
phát như DHL, UPS và PostNord
Theo báo cáo của IKEA 2020, thì IKEA đang có khoảng 244 nhà cung cấp
vận tải đường bộ và đường biển trên toàn thế giới giúp vận chuyển sản phẩm từ
nhà cung cấp đến các cửa hàng và trung tâm phân phối.
• Về giao hàng chặng cuối
Tại New York, IKEA US đã hợp tác với Fluid Truck, một nền tảng cho thuê
xe trực tuyến. Việc tiếp cận đội xe điện khí hóa của Fluid Truck thơng qua quan hệ
đối tác này sẽ cho phép IKEA US cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối không
phát thải, đồng thời làm cho IKEA dễ tiếp cận và tạo nên chuỗi cung ứng bền vững
hơn.
Tại Thượng Hải, IKEA đã làm việc với đối tác phân phối Beiye New Brother
Logistics và công ty cho thuê xe điện DST để phát triển nền tảng xe điện và sạc
điện.
Với Click & Collect, khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến các sản phẩm của
mình và lấy hàng sau đó tại địa điểm nhận hàng mà khách hàng chọn trong khu

vực lân cận của họ, việc giao hàng nhanh hơn và khả thi chỉ với một tài xế, làm
giảm chi phí xuống. Cụ thể, Click & Collect từ cửa hàng đã giảm đáng kể chi phí
dịch vụ và có giá bằng khoảng 1/5 giá giao hàng tại nhà.
Vận chuyển đường biển: Sử dụng nhiên liệu nặng có nguồn gốc hóa thạch để
cung cấp năng lượng cho tàu gây ra ô nhiễm. Do vậy, IKEA đã đầu tư phát triển
một loại nhiên liệu sinh học được làm từ “tàn dư rừng" - chất thải từ sản xuất giấy
và dầu ăn. IKEA và hãng vận tải biển khổng lồ CMA CGM đã cùng nhau hợp tác
để thử nghiệm loại nhiên liệu sinh học bền vững này. Việc chuyển đổi sang nhiên
liệu sinh học mới rất dễ dàng - không cần phải nâng cấp các động cơ hiện có và nó
giúp giảm lượng khí thải CO2 từ 80-90%.
Vận chuyển bằng đường sắt: IKEA sử dụng vận tải đường sắt liên phương
thức - việc sử dụng nhiều hơn một loại hình vận tải cho một hành trình nhằm tối
ưu hóa hiệu quả khí hậu - hiện chiếm 8% vận tải hàng hóa của IKEA. Và trong
tương lai IKEA đang cố gắng tăng vận chuyển bằng phương thức này lên.
5. Logistics ngược trong chuỗi cung ứng bền vững của IKEA.
9


5.1. Logistics ngược theo kiểu truyền thống:
Khách hàng không hài lịng với IKEA có thể trả lại hàng thơng qua một trung
tâm thu gom đặt tại mỗi thành phố có cửa hàng IKEA hoặc trả lại sản phẩm cho
các cửa hàng IKEA họ mua. Sản phẩm được tiếp tục gửi đến các công ty đầu mối
ở Thụy Điển để tái chế các sản phẩm và tái phân phối nó một lần nữa thơng qua
chuỗi cung ứng.
Vào Black Friday năm ngối tại Anh và Ireland, IKEA đã mua lại những món
đồ nội thất cũ từ khách hàng của mình và bán lại dưới hình thức sản phẩm đã qua
sử dụng với giá gần nửa giá gốc. Những món đồ được mua trước đây ở IKEA, từ
tủ bát đĩa, tủ sách, kệ, bàn ăn, bàn nhỏ cho đến hộc kéo văn phòng, các loại bàn,
ghế hay ghế đẩu không bọc đều có thể được mang đổi lại sau khi khách hàng hoàn
tất việc đăng ký yêu cầu trên mạng. Chương trình cũng áp dụng cho một số sản

phẩm dành cho trẻ em. Những món đồ đã được sử dụng thường xuyên, có nhiều
vết xước sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá 30% so với giá trị ban đầu và những
món đồ nào mà tình trạng vẫn còn “như mới” có thể được quy đổi với giá trị lên
đến một nửa giá gốc.
Những món đồ được mua lại sẽ lên kệ tại các cửa hàng trong khi những món
đồ khơng cịn giá trị thương mại sẽ được đem đi về các xưởng sản xuất hoặc các
trung tâm phân phối của IKEA tại Châu Âu để được tái chế.
5.2. Logistics ngược tích hợp với công nghệ thông tin của IKEA:
IKEA gần đây đã công bố khoản đầu tư 220 triệu đô la vào chiến lược tích
cực với khí hậu, tập trung vào năng lượng xanh và giảm tác động chung của hoạt
động kinh doanh lên môi trường. Hiện đang hoạt động tại 50 địa điểm thực tế của
Hoa Kỳ, IKEA có kế hoạch tích hợp nền tảng AI Optoro vào quy trình hồn trả
thương mại điện tử của mình. Hệ thống Optoro, tích hợp vào phần mềm bán lẻ và
hệ thống điểm bán hàng, cho phép các cộng sự nhập thông tin và tình trạng sản
phẩm khi trả lại hàng. Sau đó, hệ thống sử dụng các thuật toán máy học để dự đoán
giá bán mới và kênh bán lại tối ưu của nó.
Hiện tại, nó đang vận hành tại 430 cửa hàng ở 52 quốc gia, theo dữ liệu từ
trang web công ty của nhà cung cấp.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
BỀN VỮNG CỦA IKEA.
10


1. Thành công.
Có thể nói IKEA đã đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng mô hình
chuỗi cung ứng xanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh bán lẻ ngành hàng đồ
nội thất. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh gắn chặt với tổ chức hoạt động
kinh doanh tạo nên thương hiệu bán lẻ của IKEA, một doanh nghiệp có trách
nhiệm xã hội trong con mắt của khách hàng.
Để thực hiện được điều này, IKEA thiết lập các chiến lược và mục tiêu cụ thể

cho hoạt động cung ứng xanh để làm cơ sở và động lực đưa đến các phương thức
cải tiến quản lý hoạt động theo hướng xanh hóa. Trong nội bộ, hệ thống vận hành,
tiêu chuẩn, quy trình, giám sát của IKEA đã phát triển ở các cấp độ rất chi tiết,
giúp cho doanh nghiệp này thực hiện được các hoạt động ở cấp độ chiến lược,
chiến thuật và vận hành trong quản lý chuỗi cung ứng.
Thứ nhất, IKEA đã kiểm soát được chuỗi cung ứng một cách tồn diện, vừa
đảm bảo tính hiệu quả trong vận hành và bảo vệ môi trường nhưng vẫn đồng thời
đạt được các mục tiêu về lợi nhuận cho tổ chức. IKEA là doanh nghiệp vốn có
truyền thống trong hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường do đặc thù kinh doanh
ngành hàng đồ nội thất – vốn là ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu trực
tiếp từ môi trường sinh thái tự nhiên như gỗ, bông… IKEA nắm bắt được vai trò
quan trọng của doanh nghiệp bán lẻ trong hệ thống các mắt xích của chuỗi cung
ứng và đưa ra các chiến lược quản lý phù hợp. Với đặc thù của một doanh nghiệp
bán lẻ ngành hàng nội thất, IKEA cũng thấu hiểu tầm quan trọng của nguồn
nguyên liệu cung ứng với sản xuất, kinh doanh do vậy những biện pháp kiểm soát
ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm từ đầu ra trong chuỗi cung
ứng được chú trọng để đảm bảo các yếu tố giá cả, chất lượng và các tác động tới
môi trường. Khởi đầu của quá trình quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của sản phẩm
và đánh giá vòng đời của sản phẩm theo hướng phát triển bền vững được IKEA
chú trọng bởi đây là yếu tố quyết định không chỉ với thành công trong quản lý
chuỗi cung ứng và mà cịn là thành cơng của cả doanh nghiệp. Sự kiểm sốt tồn
diện cịn thể hiện từ đầu chuỗi cung ứng nơi nguồn nguyên liệu được thu nhập cho
tới khi sản phẩm đưa tới tay khách hàng, hay thậm chí kể cả khi sản phẩm quay trở
lại doanh nghiệp hoặc kết thúc vòng đời. IKEA đưa vào những sáng kiến xanh và
nắm vai trò chủ đạo trong quản lý từng giai đoạn quản lý chuỗi cung ứng, từ việc
11


tìm nguồn cung ứng, thu mua xanh, phân phối xanh, logistics xanh tới logistics
đảo ngược. Những sáng kiến này đã góp phần giúp cho IKEA đạt được những

thành công trên nhiều thị trường khó tính trên thế giới, tạo cho IKEA trở thành một
thương hiệu mạnh.
Một trong những hoạt động thành cơng của IKEA đó là kiểm sốt được số
lượng nhà cung cấp trên phạm vi toàn cầu với hệ thống các tiêu chuẩn linh hoạt,
bằng cách thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp. Với việc áp dụng các
hoạt động có mức độ ảnh hưởng lớn tới hành vi của các nhà cung cấp như tổ chức
kiểm tra, thanh tra nhà cung cấp, tổ chức giáo dục và hợp tác, IKEA đã giúp cho
các đối tác của mình cùng thực hiện các hoạt động xanh hóa chuỗi cung ứng một
cách đồng bộ. Nhờ việc đặt vai trò quan trọng của giai đoạn thiết kế sản phẩm,
IKEA đã kiểm soát được chuỗi cung ứng của mình thông qua việc quản lý nguồn
nguyên liệu, cách thức sản xuất, vận chuyển và cả sử dụng sản phẩm thông qua các
thiết kế sinh thái và phương thức đánh giá vòng đời sản phẩm.
Hoạt động bán lẻ của IKEA được quản lý chặt chẽ về hoạt động bán lẻ, phân
phối, logistics. Nguồn năng lượng và nguyên liệu được sử dụng một cách hệ thống
và mang tính chiến lược tồn cầu, không chỉ áp dụng các chiến lược bền vững với
một vùng hay một quốc gia cụ thể, IKEA sử dụng hệ thống quản lý với các công
cụ tiêu chuẩn để đạt được các chỉ tiêu theo kế hoạch. Một điểm nổi bật khác của
IKEA đó là chiến lược vòng tròn khép kín được IKEA vận dụng một cách sáng tạo
trên tồn chuỗi cung ứng, từng giai đoạn trong vịng đời sản phẩm được chú trọng
xử lý. Tại IKEA, logistics ngược đã được vận dụng một cách hợp lý, không chỉ
góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mà còn giúp cho IKEA khai
thác được một nguồn lợi mới trong doanh nghiệp theo hướng chiến lược hóa thay
vì chỉ là một hoạt động bổ sung trong doanh nghiệp. Cho đến nay, IKEA vẫn là
một trong những doanh nghiệp tiên phong áp dụng các chiến lược quản lý chuỗi
cung ứng xanh một cách hiệu quả trên thế giới. Những thành tựu của IKEA về các
yếu tố môi trường đang là những kết quả rất khả quan, cho thấy quyết tâm của
doanh nghiệp này để duy trì vị trí dẫn đầu không chỉ là nhà bán lẻ đồ nội thất hàng
đầu thế giới xây dựng doanh nghiệp phát triển theo hướng phát triển bền vững.
Quan điểm, chiến lược kinh doanh cũng như cách thức doanh nghiệp này đang áp
12



dụng với chuỗi cung ứng của mình là bài học quý giá đối với những doanh nghiệp
muốn phát triển kinh doanh theo hướng bền vững từ trong sản xuất, kinh doanh.
Các yếu tố quan trọng mà IKEA có thể tác động trực tiếp để tạo ra những
thay đổi giúp xanh hóa chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào cho tới quá trình
sản phẩm kết thúc vòng đời đó là: quản lý sản phẩm, thực hiện giám sát mua
nguyên vật liệu và hàng hóa, phối hợp với nhà cung cấp sản phẩm, sản xuất xanh,
phân phối xanh. IKEA đã có những nỗ lực không nhỏ để có thể từng bước thay đổi
cách thức vận hành của chuỗi cung ứng mình trở nên xanh hơn, thân thiện với môi
trường hơn không chỉ ở phạm vi khu vực mà còn thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
Thực tiễn hoạt động chuỗi cung ứng xanh của IKEA đã mang lại cho doanh nghiệp
này những lợi ích khơng nhỏ khơng chỉ về mặt lợi nhuận mà củng cố thêm cho
IKEA sức mạnh thị trường trong ngành bán lẻ đồ nội thất. Hơn thế nữa, những
hoạt động trong chuỗi cung ứng xanh của IKEA đang có những đóng góp tích cực
đối với sự cải thiện môi trường sống, điều kiện làm việc tại nơi mà doanh nghiệp
này hoạt động kinh doanh.
2. Đề xuất giải pháp/ bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển bền vững: Trong bối cảnh hiện nay, biến
đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và các đối tác, người tiêu dùng quan tâm
tới sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường nhiều hơn. Do đó, để tồn tại lâu dài
và phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng được chiến
lược phát triển bền vững trong kế hoạch kinh doanh của mình. Cần phải xác định
trọng tâm mà doanh nghiệp hoạt động để từ đó thiết lập các kế hoạch, mục tiêu cụ
thể cho từng giai đoạn khi áp dụng vào chuỗi cung ứng.
Chiến lược phát triển bền vững không chỉ đặt ra các mục tiêu về tăng trưởng
trong doanh nghiệp mà còn đặt ra những yêu cầu về hoạt động doanh nghiệp làm
giảm sự tác động tới môi trường, tăng cường ảnh hưởng xã hội một cách tích cực.

Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ phương châm
kinh doanh, định hướng kinh doanh cũng là việc cần thiết để giúp doanh nghiệp
định rõ hướng đi mà doanh nghiệp cần đi tới, kết hợp với các chính sách, nhận
định mang tính vĩ mơ của cơ quan nhà nước và chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp cần có sự chủ động hơn nữa, phải có sự thay đổi về tư duy và hành động
trong quản lý chuỗi cung ứng.
13




Tuân thủ pháp luật môi trường trong hoạt động của chuỗi cung ứng: Hiện nay,
trong hệ thống pháp luật Việt Nam có khá nhiều văn bản liên quan đến môi trường
như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật khoáng sản… Tuy
nhiên, quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tội phạm môi trường là hạn chế hình
sự hóa, lấy giáo dục, phịng ngừa là chính. Điều này đã và đang tạo nên những lỗ
hổng lớn trong hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, làm hạn chế tính răn đe và thực thi của luật pháp. Vì vậy các doanh
nghiệp Việt Nam cần có ý thức tự giác hơn trong việc thực hiện các quy định pháp
luật trong kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về giám sát và quản lý các
sản phẩm sản xuất và kinh doanh để loại bỏ những sản phẩm vi phạm pháp luật
quy định về môi trường.
Việt Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế về bảo về môi trường
như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Cơng ước về các
vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế… Đây là hệ thống quy định chung
mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn tầm quốc tế phải có sự đầu tư nghiên
cứu và tuân thủ chặt chẽ ngay cả khi hoạt động kinh doanh ở nội địa.




Sử dụng nguyên liệu sản phẩm xanh: Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và
khai thác các loại ngun vật liệu có tính thân thiện với mơi trường để đưa vào sản
phẩm như các vật liệu tự nhiên với giá thành thấp. Giống như IKEA việc nghiên
cứu về nguyên vật liệu là hướng đi sống còn đối với một doanh nghiệp hướng về
sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu cần được xem xét từ khâu lên kế hoạch thu mua,
chọn lọc nhà cung cấp nguyên liệu, chọn lựa nguyên liệu, kiểm soát nguyên liệu,
phát triển nguồn nguyên liệu. Từng khâu thiết kế đều được lên kế hoạch cụ thể
giúp doanh nghiệp kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong
sản phẩm của mình cũng như trong các sản phẩm được cung cấp.



Tăng cường ứng dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh
doanh và đặt ra sự kiểm soát chặt chẽ trong các quy trình: Các doanh nghiệp Việt
Nam có thể học hỏi và ứng dụng những biện pháp từ IKEA trong quản lý hậu cần
chuỗi cung ứng để hướng đến một chuỗi cung ứng xanh hơn, sạch hơn.
- Đối với hoạt động xử lý sản phẩm:
+ Thiết lập hệ thống dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
14


+ Sử dụng các túi đựng được tiêu chuẩn hóa, dễ mang vác, chuyên chở.
+ Hàng nông sản sau khi thu hoạch được chuyển về kho trung tâm chung với
đầy đủ công nghệ lưu trữ lạnh và tiết kiệm điện năng (dùng điện năng từ gió và
năng lượng mặt trời).
+ Thiết lập các dịch vụ sơ chế hoặc chế biến sẵn ngay tại các kho trung tâm
giúp đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon và dễ vận chuyển. - Đối với hoạt động
phân bổ các địa điểm kinh doanh, nhà kho:
+ Các trung tâm phân phối chung, nằm ở ngoại ô của các thành phố, sẽ tập
kết hàng và dùng phương thức lưu chuyển hàng liên tục (cross-docking) để tiết

kiệm thời gian, trước khi chuyển hàng đến các điểm bán lẻ.
+ Các điểm phân phối sẽ được bố trí rất thuận tiện để đưa hàng đến người
tiêu dùng nhanh nhất, chẳng hạn giao hàng đến tầng trệt của một chung cư cao
tầng, giao về các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong một khu dân cư…
+ Giảm các trung tâm phân phối nhỏ và phân tán, tập trung vào các trung tâm
phân phối hiện đại và chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường (green
warehouse).
+ Sử dụng phương tiện chuyên chở tiết kiệm như xe tải có hệ thống làm lạnh
chạy bằng năng lượng mặt trời.
+ Sử dụng xe chuyên dụng (kích thước lớn), như thế sẽ tiết kiệm được số
lượng xe cần thiết và các bên đều có lợi.


Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các nhà cung ứng: Nhà
cung ứng có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tìm
được nhà cung ứng tốt không những sẽ giúp doanh nghiệp có được sản phẩm chất
lượng, đảm bảo số lượng, sự kịp thời mà còn tạo nên năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả, chuỗi cung ứng xanh nên được thực hiện
trong tất cả các giai đoạn. Trong giai đoạn lập kế hoạch, các công ty có thể bắt đầu
bằng cách sử dụng các công cụ như tính tốn chi phí mơi trường, phân tích vịng
đời mơi trường và thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trong giai đoạn tìm nguồn cung ứng, các chuyên gia thu mua có thể tham gia
vào khâu kiểm tốn mơi trường thực hiện bởi một bên thứ ba, và làm việc với các
nhà cung cấp có chứng chỉ môi trường. Số lượng mặt hàng trong một trung tâm
15


phân phối là hàng ngàn mặt hàng nhưng chỉ có vài đối tác chiến lược nên ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp bán lẻ. Hơn nữa, phải làm việc với hàng trăm thậm chí hàng ngàn nhà cung

cấp khác nhau, doanh nghiệp phân phối bán lẻ mất nhiều thời gian, chi phí và
nhiều vấn đề khác phát sinh. Trong bối cảnh như vậy, để có thể quan hệ với nhà
cung ứng trong chuỗi cung ứng và đặc biệt là hợp tác và phối hợp với nhà cung
ứng thì các doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần phải có những chiến lược quản trị
phù hợp.


Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp
Việt Nam nên cập nhật và đồng bộ dữ liệu trong toàn chuỗi cung ứng. Mỗi hành vi
mua sẽ được gửi tín hiệu đến cho trung tâm thông tin để quay ngược dần dần về
trung tâm phân phối, nhà máy và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Điều này hoàn
toàn có thể thực hiện nhờ công nghệ truyền dẫn đang ngày càng rẻ và thiết bị đầu
cuối cũng ngày càng phổ thông (như điện thoại di động).
Chia sẻ thông tin để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng của
các ngành hàng. Tận dụng xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
trong việc chia sẻ thông tin (RFID, đường truyền không dây tốc độ cao, các trung
tâm thông tin…)
Sử dụng các nhà kho chung cho một hoặc nhiều ngành hàng (tùy theo quy
mô). Nhà kho sẽ do một doanh nghiệp 3PL chuyên nghiệp điều hành để nhà sản
xuất chỉ cần tập trung vào năng lực lõi là sản xuất và tiếp thị.

16


KẾT LUẬN
Trong quá trình tìm hiểu các hoạt động xây dựng mơ hình chuỗi cung ứng
xanh của một tập đồn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới – IKEA bằng việc phân
tích các hoạt động và thực trạng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp cũng như đánh giá các kết quả thực tế mà IKEA đã đạt được, có thể nhận
thấy, IKEA là một doanh nghiệp có tổ chức chặt chẽ và thông minh, với các chiến

lược rõ ràng về hoạt động, IKEA đã gặt hái được những thành công trong việc xây
dựng một chuỗi cung ứng xanh trong hoạt động sản xuất và phân phối bán lẻ.
Chuỗi cung ứng bền vững của IKEA với các hoạt động mang tính liên kết chặt chẽ
giữa thực tế nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và sự tích lũy các giá trị tương
lai, trong các ứng dụng bảo vệ môi trường là một bài học điển hình cho các doanh
nghiệp bán lẻ trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam học tập.

Do còn nhiều rủi ro trong quá trình tìm hiểu và làm về đề tài, bài thảo luận của nhóm
không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các
bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

17



×