Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đánh giá về hiệu quả hoạt động logistics của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.34 KB, 5 trang )

Đánh giá về hiệu quả hoạt động logistics của Vinamilk
Ưu điểm
Mạng lưới phân phối rộng khắp, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và
truyền thống
Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Vinamilk là yếu tố thiết yếu
dẫn đến thành công trong hoạt động logistics, cho phép Vinamilk chiếm lĩnh được số
lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp
thị hiệu quả trên cả nước. Hiện nay, Vinamilk phân phối rộng khắp 64 tỉnh thành với
250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: Sản phẩm được phân
ịphối thông qua hệ thống Metro, siêu thịngười tiêu dùng (kênh hiện đại); nhà phân
phối; điểm bán lẻ; người tiêu dùng (kênh truyền thống).
Có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo được
nguồn nguyên liệu ổn định, đáng tin cậy với giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
Là nhà thu mua sữa lớn nhất cả nước nên Vinamilk có khả năng mặc cả với
người chăn ni.
Vinamilk đã xây dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thơng qua
chính sách đánh giá, hỗ trợ tài chính cho nơng dân để mua bị sữa và mua sữa có chất
lượng tốt với giá cao. Cơng ty đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa
và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước. Các nhà máy
sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nơng trại bị sữa, cho phép Vinamilk duy
trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời công ty cũng tuyển chọn rất
kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. Sữa nhập
khẩu của công ty là sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Thiết bị và công nghệ hiện đại
Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà
máy. Cơng ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để
ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Đây là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ
thống máy móc sử dụng cơng nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế
giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Ngồi ra, cơng ty cịn sử dụng các dây


chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và
các sản phẩm giá trị công thêm khác. Hệ thống robot là những chiếc xe tự động vận
chuyển nâng, xếp hàng, máy móc được tích hợp thành một hệ thống và hoạt động
đồng bộ, giúp nâng hiệu quả và năng suất vượt xa so với chế độ vận hành thủ công.
Việc xuất-nhập hàng được hoàn thành bằng 8 SRM, loại Exyz, thế hệ SRM hiện đại


và hiệu quả nhất hiện có trên thị trường.Việc xuất-nhập hàng được hoàn thành bằng 8
SRM, loại Exyz, thế hệ SRM hiện đại và hiệu quả nhất hiện có trên thị trường
Vinamilk ứng dụng đồng thời ba giải pháp ERP quốc tế của Oracle, SAP và
Microsoft trong quản lý kênh phân phối
Điểm yếu
Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu
Vinamilk chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nhiều vào ngun
liệu nhập khẩu (60%) vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và
biến động tỷ giá.
Khó khăn trong quản lý các đại lý nhỏ lẻ ở các tỉnh vùng sâu vùng xa
Do công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với cơng ty. Mặc khác, những quầy tạp hóa,
nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” cơng ty cũng khó kiểm sốt được hết.
Hạn chế trong việc vận chuyển
Theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối đa 8 thùng chồng lên nhau,
nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng,và không cẩn
thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm.
Hạn chế trong bảo quản
Do sản phẩm của cơng ty có mặt ở khắp nơi, đối với một số sản phẩm sữa tươi
phải đảm bảo bảo quản dưới 6oC thì bảo quản được 45 ngày, cịn 15 độ C thì được 20
ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua mà các cửa hàng khơng có
máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong việc bảo quản những sản
phẩm có yêu cầu phải bảo quản lạnh.

Giá thành vẫn còn ở mức khá cao
Theo bà Liên( tổng giám đốc của vinamilk) năm 2015 Vinamilk đã chi đến 131
triệu USD (tương ứng 2.800 tỷ đồng) để mua sữa của bà con nông dân thay thế nguồn
nguyên liệu nhập khẩu.
Tuy nhiên, với giá thu mua 13.000-14.000 đồng/lít mà Vinamilk đang trả cho các
hộ nơng dân như hiện nay, cao hơn giá sữa của thế giới đến 40%.
Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định


Ngành chăn ni bị sữa hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình (95%).
Tổng sản lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 20-25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại là phải
nhập khẩu. Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát triển của ngành
chăn ni bị sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là
trong vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô và tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở chăn nuôi.
Điều này trở thành một thách thức đối với sự ổn định nguồn ngun liệu.
Chi phí thức ăn chăn ni bị sữa chiếm 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí
này ơ Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân chính
dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty
chế biến sữa thấp, người nông dân ni bị sữa khơng mặn mà với cơng việc của mình.
Người chăn ni bị sữa hầu như khơng có lợi nhuận, trong khi lại bị các nhà mua
nguyên liệu ép giá, điều này có thể làm cho nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước
giảm đi, đẩy Vinamilk vào thế cạnh tranh mua với các doanh nghiệp thu mua sữa khác.
Tình hình chính trị trên thế giới cịn nhiều bất ổn
Thị trường xuất khẩu của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế,
chính trị của các nước trên thế giới. Đặc biệt là một số nước là mà các sản phẩm của
Vinamilk có mặt ở Trung Đơng như Iraq, Kuwait, UAE tình hình chính trị cịn nhiều
bất ổn.
Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào
Mặc dù Vinamilk ngoài việc thu mua sữa ở các trang trại nhỏ lẻ của nông dân,
đã xây dựng 5 trang trại ni bị, với Nghệ An là trang trại bị sữa lớn nhất Việt Nam

hiện nay. Song nhìn chung, Việt Nam khơng có các điều kiện thuận lợi để chăn ni bị
sữa, do khí hậu nhiệt đới và quỹ đất chật hẹp.
Các ảnh hưởng từ hội nhập kinh tế
Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh
ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế
quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác
động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt Nam. Hiện nay, các sản
phẩm sữa trong nước chỉ chiếm 30% thị phần nội địa.
Đề xuất, cải tiến cho Doanh nghiệp
Tập trung đầu tư vào nguồn nguyên vật liệu bằng cách “thâu tóm”từ những
người nơng dân.


Hiện nay nguồn nguyên vật liệu của Vinamilk, cụ thể hơn là nguồn cung sữa
phần lớn bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nước ngoài (65%). Chúng ta chưa biết xây
dựng một hệ thống chuỗi cung ứng. Do đó, giá sữa vẫn cao, sự cạnh tranh của các
công ty cùng ngành ngày càng khốc liệt hơn. Để cải tiến chuỗi logistics hiệu quả hơn
ta phải bắt tay ngay vào xây dựng một mơ hình có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa
các thành phần của chuỗi logistics.
Chúng ta chỉ biết mở rộng quy mô nhà máy rồi nhập khẩu bị từ các nước trên
thế giới mà khơng biết thay vì nhập khẩu với số lượng bị lớn như vậy ta có thể cử
chun gia của cơng ty mình sang các nước nhập khẩu bò học hỏi cách phối giống,
chăm sóc bị như thế nào để về áp dụng tại công ty. Vấn đề thứ 2 là nguồn nguyên vật
liệu từ người nơng dân khơng được ổn định. Đó là điều tất nhiên, hơn là nơng dân vì
thế nếu khơng có gì đảm bảo cho cuộc sống của họ thì cứ nơi nào thu mua nguyên liệu
đắt hơn họ sẽ bán.
Vậy nên cách tốt nhất ở đây khơng cịn là hợp tác mà là “thâu tóm” những
hộ nơng dân ni bị này. Hãy coi những trang trại ni bị của họ là một nhà

máy mini và cần có sự đầu tư vào đó. Đầu tư ở đây phải được thực hiện ngay từ
khâu chọn giống bị, cách chăm sóc bị, cách trồng cỏ đúng như tiêu chuẩn an
toàn …đến khâu đào tạo các khóa học về cách ni bị sạch đạt tiêu chuẩn cho
người nông dân… cuối cùng là khâu thu mua sữa. Tất cả các công đoạn đều nhận
được sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia đến từ công ty. Chỉ như vậy, người nông dân
mới yên tâm làm việc, quan trọng hơn nguồn nguyên liệu này sẽ khơng bị biến động.
Ngày nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Vinamilk như TH True Milk,
Nutifood, Hanoi milk, Dutch lady, Abbott…. Vì vậy 1 mặt cơng ty cần tích cực nghiên
cứu xu hướng thị trường ,bổ sung hồn thiện các danh mục sản phẩm tăng sự lựa chọn
cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó giá cả và chất lượng luôn là vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm
hàng đầu vì vậy ngồi việc đảm bảo về chất lượng sữa thì việc nghiên cứu chi phí,
cắt giảm những chi phí khơng hiệu quả tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cũng
rất quan trọng. Mặt khác Vinamilk cũng cần đẩy mạnh chiến lược marketing, quảng
cáo, tiếp thị, các chương trình tích điểm đổi quà,... nhằm thu hút người tiêu dùng
hướng đến sản phẩm của mình.
Một vấn đề nữa cũng rất đáng quan tâm là đối với các đại lý nhỏ lẻ ở vùng sâu
vùng xa Vinamilk vẫn chưa kiểm soát được vấn đề chất lượng sản phẩm, vận chuyển,
bảo quản,... Do đó cơng ty nên có chiến lược quản lý phù hợp, kiểm soát chặt chẽ
hơn tới các hoạt động này để người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm với chất
lượng cao nhất.
Ngoài việc tiếp tục phát triển mạng lưới phân phối trong nước thì sắp tới đây
khi Việt Nam ra nhập TPP, tiến hành hội nhập kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh


nghiệp nói chung Vinamilk nói riêng mở rộng mạng lưới phân phối của mình vươn ra
thị trường nước ngồi




×