Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thực trạng và Giải pháp hoàn thiện hạch tóan lưu chuyển hàng hóa XK tại Cty XNK Dệt - May VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.5 KB, 61 trang )

TRNG I HC KINH T QUC DN H NI
Khoa kế toán
-------***-------
ơ
cHUYÊN
Đề
thực tập tổng hợp
đề TàI:
THC TRNG V GII PHP HON THIN HCH TON
LU CHUYN HNG XUT KHU TI CễNG TY XUT
NHP KHU DT MAY VIT NAM
S
Giáo viên hớng dẫn
:
TS. PHạm Quang
Sinh viên thực hiện
:
Hoàng Thu Hơng
Lớp
:
Kế toán 44B
Hà Nội - 2006
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Đất nước ta
đang thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tranh
thu các yếu tố bên ngoài, phát huy nội lực và lợi thế so sánh để Nước ta cơ bản đến năm
2020 cơ bản trở thành một nước Công nghiệp như mục tiêu Đảng đã đề ra.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra các
chính sách mở cửa, hội nhập, khuyến khích đẩy mạnh tăng cường hợp tác Kinh tế đối
ngoại. Thực hiện mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, thâm nhập vào các thị trường


đầy tiềm năng. Chiến lược kinh tế ngoại thương được xem xét, nghiên cứu một cách
khoa học, hợp lý ”Khuyến khích hàng hoá xuất khẩu”. Khuyến khích hàng hoá xuất
khẩu được thực hiện cụ thể và chi tiết thông qua việc hỗ trợ xuất khẩu, thông qua các cơ
chế: Chính sách hỗ trợ về vốn, tài chính tín dụng, tổ chức các hội nghị hội thảo xúc tiến
tín xuất khẩu, triển lãm hàng thường xuyên được tổ chức trong và ngoài nước…Chính
sự nỗ lực này đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thích ứng với môi trường, nắm bắt cơ
hội tốt nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chiến lược xuất khẩu không chỉ mang tính vĩ mô mà nó được áp dụng thực tiễn
tới các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu hay cả các doanh nghiệp kinh doanh nói chung phải quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh phù hợp, thiết kế kế hoạch cụ thể và linh hoạt với thị trường. Tổ
chức phối hợp thực hiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đó chính là sự đóng góp của
doanh nghiệp vào kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cũng như thu nhập của tổng thể nền
kinh tế Quốc dân.
Bằng việc kết hợp giữa chức năng thông tin và giám sát về tình hình hạch toán
hàng hoá xuất khẩu cũng như tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế
toán của Công ty giữ một vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu về thực trạng và giải
pháp nhằm hoàn thiện hạch toán trong một doanh nghiệp là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu, nhằm đáp ứng việc hạch toán ngày càng phức tạp của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động xuất
khẩu và qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu Dệt - May Việt nam. Em
quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán lưu chuyển
hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Dệt - May Việt nam”
Qua đây Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- Ts. Phạm Quang và Các Cô, Chị
tại Công ty xuất nhập khẩu Dệt - May Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ Em trong
thời gian vưa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thu Hương
2

CHƯƠNG I
Những lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng xuất khẩu
I. Đặc điểm và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh
tế thị trường.
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa một quốc gia này
với một quốc gia khác, bằng Nghị định thư ký kết giữa hai chính phủ hoặc ngoài
Nghị định thư. Thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá mà mỗi nước tham
gia vào thị trường Quốc tế thực hiện một cách có hiệu quả tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu có vai trò tạo vốn cho nhập khẩu, mở rộng thị trường cho sản
xuất trong nước, tạo tiền đề vật chất để giải quyết mục tiêu kinh tế đối ngoại
khác của Nhà nước. Hàng xuất khẩu là hàng được sản xuất, chế biến, thu mua
trong nước, hoặc hàng tái xuất. Việc kinh doanh xuất khẩu là một bộ phận của
lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi
quốc tế
Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì trú trọng hoạt
động kinh doanh xuất khẩu là cần thiết. Sự phát triển mạnh mẽ của xuất khẩu
góp phần giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, đặc biệt là trong
lĩnh vực kinh tế đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa
Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cải thiện cán cân thương mại,
và cán cân thanh toán, tăng dự trự ngoại tệ, tạo điều kiện nhập khẩu một lượng
máy móc thiết bị công nghiệp hiện đại, tiếp thu thành tựu khoa học tiên tiến
trên thế giới
Thông qua xuất khẩu thị trường tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước
được mở rộng, sản xuất phát triển hơn, ổn định hơn nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hoá trong nước về giá cả và chất lượng. Các doanh nghiệp
ngày càng phải không ngừng đổi mới hoàn thiện, năng động nâng cao năng lực
quản lý của doanh nghiệp từ đó hoàn thiện cơ cấu quản lý xuất khẩu cấp Nhà
nước
Xuất khẩu góp phần đáng kể trong giải phóng phát triển kinh tế thị trường

ở nước ta. Phát triển đồng bộ các loại thị trường: Thị trường hàng hoá tiêu dùng,
thị trường lao động, thị trường vốn, quản lý đất đai bất động sản và bước đầu
hình thành nên thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ. Qua
việc mở rộng các khu công nghiệp phát triển nghành công nghiệp hướng vào
xuất khẩu mở ra khả năng thu hút được một lực lượng lao động ngày càng lớn,
rèn luyện một đội ngũ công nhân cán bộ lành nghề có trình độ kỹ thuật, phát
huy nội lực lợi thế so sánh. Xuất khẩu còn sử dụng được một cách hiệu quả
3
nguồn tài nguyên thiên nhiên đất nước. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Mở cửa
chủ động hội nhập thị trường thế giới thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá các
quan hệ kinh tế đối ngoại thúc đẩy sự phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại
như dịch vụ tài chính, tín dụng quốc tế, bảo hiểm hàng hoá, thông tin liên lạc,
vận tải Quốc tế … Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội thông qua việc
thực hiện các mục tiêu chung về y tế giáo dục, phúc lợi cộng đồng .
1. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu phản ánh đến công tác hạch toán
kế toán
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá diễn ra trong xu thế toàn cầu hoá, mở cửa
và hội nhập kinh tế. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày càng phức tạp. Với
các chủ thể tham ra hợp đồng là các doanh nghiệp, tổ chứa, cá nhân thuộc các
quốc gia khác nhau. Các chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia khác nhau,
ngôn ngữ phong tục tập quán tách biệt. Chính vì vậy hoạt động xuất khẩu
thường được tiến hành qua biên giới các quốc gia cần phải đặc biệt chú trọng,
quan tâm điều chỉnh nhằm đảm bảo đúng theo định hướng phát triển của đất
nước.
Trên cơ sở pháp lý: Hoạt động xuất khẩu không chỉ chịu sự điều chỉnh
của các quy định pháp lý trong nước mà phải tuân thủ nguyên tắc và thông lệ
quốc tế trong INCOTER 2000
Đối tượng xuất khẩu: Đó chính là những hàng hoá thuộc thế mạnh của
mỗi nước. Đối với Việt Nam thông thường là hàng hoá của ngành nông, lâm,
thuỷ sản, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép, những mặt hàng này

về cơ bản đã phát triển tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thị
trương lớn, thị trường “khó tính” như: Mỹ, Nhật, EU… Xu hướng của nước ta
hiện nay là đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu đồng thời chú trọng nâng cao
tính cạnh tranh về mặt chất lượng.
1.1 Phạm vi và thời điểm xác định hàng xuất khẩu
* Phạm vi xác định hàng xuất khẩu
Hàng xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã và hợp thị
hiếu. Theo quy định của Việt Nam những hàng hoá được tính là hàng xuất khẩu
bao gồm:
Hàng xuất bán cho nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, thanh
toán bằng ngoại tệ, hàng gửi triển lãm hội chợ ở nước ngoài sau đó bán thu
ngoại tệ. Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua nghị định thư do chính phủ ký
kết giao cho các doanh nghiệp thực hiện. Hàng bán cho khác nước ngoài, Việt
Kiều thanh toán bằng ngoại tệ. Các doanh nghiệp sửa chữa tàu biển
* Thời điểm xác định hàng xuất khẩu:
4
Trong kinh doanh xác định thời gian thanh toán và thời gian giao hàng có
khoảng cách rất xa. Kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính toán
chính xác các khoản thu nhập trong kinh doanh.
1.2 Phương thức giao dịch xuất khẩu
Các phương thức giao dịch khác nhau sẽ dẫn đến các hình thức giao hàng,
quan hệ thanh toán khác nhau do vậy hạch toán kế toán cũng phải tiến hành theo
những tuần tự khác nhau. Các phương thức giao dịch trực tiếp, qua trung gian,
buôn bán hàng đổi hàng , tái xuất, gia công Quốc tế, đấu thầu Quốc tế, giao dịch
tại trụ sở giao dịch hàng hoá, giao dịch tại trụ sở triển lãm. Phương pháp giao
dịch ngày càng khuyến khích giao dịch đó là phương pháp giao dịch tại trụ sở
triển lãm Quốc tế
Phương thức tiến hành hoạt động xuất khẩu:
*Xuất khẩu theo nghị định thư: Đó là phương thức xuất khẩu dựa trên
các Hiệp định hoặc Nghị định thư về trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các quốc

gia. Nước ta tiến hành xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực
hiện theo đúng nội dung đã ký kết. Phía doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức các
nguồn hàng và giao cho nước bạn với các định khoản nghi theo Nghị định. Đối
với tiền hàng được thanh toán trừ đi chi phí, số ngoại tệ thu được doanh nghiệp
phải nộp vào Quỹ tập trung của Nhà nước sau đó doanh nghiệp thanh toán bằng
tiền Việt Nam theo tỷ giá quy định. Do phát triển điều kiện kinh tế thị trường
hiện nay các doanh nghiệp thường hạch toán độc lập, tự do, tự chủ tìm kiếm các
đối tác của mình vì vậy xuất khẩu ngoài Nghị định thư( Tự cân đối) được sử
dụng nhiều hơn. Sử dụng phương pháp xuất khẩu ngoài nghị định thư các doanh
nghiệp hoàn toàn có quyền tự chủ trong kinh doanh, số tiền do xuất khẩu hàng
hoá được sử dụng theo mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra thông qua hợp đồng xuất khẩu: Đó là kết
quả của quá trình giao dịch ngoại thương thể hiện dưới hình thức văn bản. Nội
dung hợp đồng xuất khẩu do hai bên chủ thể cùng thoả thuận và đi đến sự thống
nhất: Giới thiệu chủ thể, điều kiện, phẩm chất, số lượng sản phẩm hàng hoá,
điều kiện giao hàng, điều khoản bảo hành, điều kiện về phạt bồi thường, khiếu
nại, điều kiện về thiên tai bảo hiểm, điều kiện về hình thức và đồng tiền thanh
toán
Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh xuất khẩu với tư
cách là chủ thể hợp đồng phải thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng nội dung đã
quy định trong hợp đồng. Tuân thủ luật pháp quốc gia, quốc tế để thực hiện các
giai đoạn cơ bản của hợp đồng xuất khẩu
Chuẩn bị hợp đồng xuất khẩu sau đó kiểm tra chất lượng hàng, uỷ thác
thuê tàu mua bảo hiểm hàng hoá( nếu có) sau đó làm thủ tục hải quan tại cửa
5
khẩu, giao hàng. Hoàn thành thủ tục thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng
và giải quyết tranh chấp nếu có
1.3 Các hình thức xuất khẩu
Mỗi phương thức ký kết hợp đồng thì theo đó hoạt động xuất khẩu được
diễn ra dưới hai hình thức:

Xuất khẩu trực tiếp: Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có đủ
điều kiện về cơ sở vật chất cũng như có năng lực và trình độ chuyên môn, có
điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, sẽ được nhà nước, Bộ thương mại cấp giấy
phép để trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng
Xuất khẩu uỷ thác: Theo hình thức này, các doanh nghiệp có hàng hoá
nhưng không có đủ khả năng hoặc không có đủ điều kiện về pháp lý để thực
hiện các hợp đồng xuất khẩu một cách trực tiếp mà phải nhờ đến các doanh
nghiệp khác có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp xuất khẩu xuất khẩu hộ. Doanh
nghiệp nhận uỷ thác sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu lô hàng đó.
Khi có đầy đủ giấy tờ xác nhận là hàng đã xuất khẩu cho bên nhận uỷ thác giao
lại thì doanh nghiệp giao uỷ thác mới xác định là đã xuất khẩu lô hàng, đồng
thời tiến hành thanh toán tiền hoa hồng, uỷ thác và các khoản chi phí khác với
bên nhận uỷ thác thông qua một biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu
đã được ký kết giữa bên giao và bên nhận hợp đồng uỷ thác
Hiện nay, để tận dụng hết khả năng của mình, các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu thường sử dụng cả hai hình thức trên. Doanh nghiệp vừa thực hiện
xuất khẩu trực tiếp vừa nhận xuất khẩu uỷ thác, vừa là đơn vị nhận uỷ thác, vừa
là đơn vị giao uỷ thác. Hai hình thức xuất khẩu trên đều có thể thực hiện theo
nghị định, hiệp định thư hoặc tự cân đối
1.4 Các phương thức tính giá và phương pháp xác định giá khi xuất
khẩu
Trong hợp đồng xuất nhập khẩu, do có sự khác nhau giữa các nước, các
vùng miền, khu vực.Vấn đề giá hết sức phức tạp. Theo điều kiện thương mại
Quốc tế có các phương thức tính giá sau:
EXW-EX work : Giá giao tại xưởng
FCA-Free Cassies : Giá giao cho người vận tải
FAS- Free Alóngide Ship : Giao dọc mạn tàu
FOB- Free on Board : Giao lên tàu
C&F- Cost and Freght : Tiền hàng cộng cước
CIF- Cost Insurance & Freight : Tiền hàng cộng bảo hiểm cộng

CPT- Carriage paid to : Cước
6
CIP- Carriage & Insurance paid to : Cước trả tới đích, cước và bảo
hiểm trả tới đích
DES- Delivered ex Ship : Giao tại tàu
DEQ- Delivered ex Quay : Giao trên cầu cảng
DAF- Delivered at Frontier : Giao tại biên giới
DDU- Delivered Dutyunpaid : Giao tại đích chưa nộp thuế
DDP- Delivered Dutypaid : Giao tại đích đã nộp thuế
Hiện nay, các doanh nghịêp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam thường
sử dụng các loại giá:
FOB: Người bán chuyển trách nhiệm hàng hoá, trách nhiệm chi phí và rủi
ro sang người mua khi hàng được giao cho người mua qua lan can tàu tại cảng
bốc hàng quy định. Người bán phải chịu chi phí lo các thủ tục hải quan để xuất
khẩu hàng hoá, người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro về mất mát, hư hại kể
từ khi nhận hàng trên tàu.
CIF: Người bán chuyển trách nhiệm hàng hoá sang người mua khi giao
hàng lên tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán chịu phí tổn để hoàn thành
các thủ tục hải quan cần thiết cho xuất khẩu hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc
dỡ hàng đến cảng và cả tiền mua bảo hiểm hàng hoá. Mọi rủi ro và phí tổn khác
do người mua chịu kể từ khi người mua nhận hàng tại cảng bốc hàng quy định,
ngoại trừ chi phí và rủi ro mà người bán đã trả. Người mua cần chú ý, theo điều
kiện CIF người bán chỉ mua bảo hiểm ở mức tối thiểu nếu không có thoả thuận
riêng.
* Tuỳ theo phương pháp tính giá quy định có các điều khoản giá
sau: Giá cố định, giá quy định sau, giá linh hoạt, giá di động
1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu
a. Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán là một trong những điều kiện quan trọng trọng
điều khoản thanh toán. Hiện nay trong quan hệ buôn bán quốc tế, người ta sử

dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau và mỗi phương thức thanh toán
đều có ưu nhược điểm của nó. Tuy nhiên việc áp dụng phương thức thanh toán
nào còn phụ thuộc vào những điều khoản đã ký kết trong hợp động và tập quán
thanh toán quốc tế của từng nước
* Các phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment): Theo
phương thức này người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung
ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu nợ
số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Các thanh toán
nhờ thu gồm có:
7
Nhờ phiếu thu trơn (clear collection): Căn cứ để ngân hàng thu nợ hộ của
người bán là hối phiếu, chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua
Sơ đồ 1:Thanh toán nhờ thu
Người bán gửi hàng và chứng từ cho người mua, sau đó lập một hối phiếu
và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ
Ngân hàng phục vụ bên bán gửi thư uỷ nhiệm kèm hối phiếu cho ngân
hàng đại lý của mình ở nước người mua để nhờ trả tiền
Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu
Người mua trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu
Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho ngân hàng phục vụ bên bán
Ngân hàng phục vụ cho bên bán thanh toán tiền hàng cho người bán
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Căn cứ thu nợ là cả hối
phiếu và bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo. Chỉ khi người mua trả tiền hoặc
chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để người mua
nhận hàng
* Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng( Letter of Credit- L/C): Là một sự
thoả thuận mà một ngân hàng( ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách
hàng( người yêu cầu mở L/C) sẽ trả số tiền nhất định cho người khác( người
hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu cho người này ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ

chứng từ thanh toán phù hợp quy định đề ra trong thư tín dụng. Đây là phương
thức thanh toán phổ biến nhất vì nó đảm bảo quyền lợi đồng thời cho cả hai bên
8
Ngân hàng phục
vụ bên bán

Ngân hàng đại lý
Người bán Người mua
mua và bán: Người bán yên tâm khi xuất hàng ra sẽ thu được tiền còn người
mua yên tâm rằng chỉ thanh toán khi đã nhận được hàng .
Phương thức chuyển tiền( Remittance): Là phương thức thanh toán trong
đó một khách hàng( người nhập khẩu) tại một địa điểm nhất định
Sơ đồ 2: Phương thức thanh toán
Giao dịch thương mại
Viết đơn yêu cầu chuyển tiền bằng thư hoặc điện ghi rõ nội dung
quy định cùng với uỷ nhiệm chi( nếu có tài khoản mở tại Ngân hàng)
Chuyển tiền ra nước ngoài qua Ngân hàng đại lý
Giấy báo Nợ, giấy báo Có cho người chuyển tiền
Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi và gửi giấy báo Có
cho người hưởng lợi.
* Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản(Open
Account): Người bán mở một tài khoản( hoặc sổ) để ghi nợ cho người mua sau
khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ người mua trả tiền
cho người bán
9
Ngân hàng chuyển
tiền
Ngân hàng đại lý
Người chuyển tiền Người hưởng lợi
Sơ đồ 3: Phưong thức mở tài khoản

Giao hàng dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá
Báo nợ trực tiếp
Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến
định kỳ thanh toán
b. Các phương tiện thanh toán quốc tế trong ngoại thương
Các phương tiện lưu thông tín dụng được làm phương tiện thanh toán
quốc tế trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng Ngân hàng.
Khác biệt hoàn toàn với tiền kim loại đầy đủ giá trị, các phương tiện lưu thông
tín dụng không có giá trị nội tại của nó mà chỉ là dấu hiệu của tiền tệ. Các
phương tiện thanh toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thanh toán quốc
tế, bao gồm:
- Hối phiếu (Bill of exchange)
- Séc (Cheque)
- Kỳ phiếu (Promissory note)
1.6 Các quy định chung về công tác kế toán hoạt động kinh doanh
xuất khẩu.
a. Quy định chung:
Trước hết, các doanh nghiệp đều cần phải quan tâm đến những quy
định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – “ Chuẩn mực chung” mới được
ban hành nêu rõ nguyên tắc kế toán cơ bản, yêu cầu cơ bản đối với kế toán, các
yếu tố của báo cáo tài chính, ghi nhận các yếu tố các yếu tố của báo cáo tài
chính. Đây là những tiền đề quan trọng và cần thiết cho công tác hạch toán kế
toán ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sau đó, mỗi doanh nghiệp cần đi sâu
nghiên cứu để áp dụng chế độ và các chuẩn mực kế toán có liện quan cho phù
hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình.
10
Ngân hàng bên
bán
Ngân hàng bên
mua

Người muaNgười bán
b. Cách xác định giá mua hàng và chi phí mua:
Trong hạch toán nghiệp vụ thu mua hàng xuất khẩu, hàng hoá được
tính theo giá thực tế. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp
thì thuế GTGT đầu vào được tách khỏi giá mua và theo dõi riêng. Công thức
tính giá thực tế hàng hoá thu mua như sau:
Trong hạch toán thu mua hàng xuất khẩu, hàng hoá được tính theo giá
thực tế. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp thì thuế
GTGT đầu vào được tính vào trị giá mua của hàng hoá, còn trường hợp doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào được
tách khỏi giá mua và theo dõi chi tiết: Công thức tính giá thực tế hàng hoá thu
mua như sau:
Giá thực tế của
hàng hoá thu mua nhập
kho
=
Giá mua theo
hoá đơn
+ Thuế nhập khẩu+
Chi phí thu
mua
-
Giảm giá
(nếu có )
Theo VSA 02, chi phí thu mua bao gồm giá mua, các loại thuế không
được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp bảo quản trong quá trình mua hàng
và các chi phí khác liên quan đến việc mua hàng. Các khoản triết khấu thương
mại và giảm giá hàng mua do hàng không đúng quy cách, phẩm chất được trừ
khỏi chi phí mua
c. Giá trị ghi sổ của hàng hoá tồn kho:

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02, SIC- 1 và chuẩn mực kế toán
Việt Nam VAS 02 thì theo giá trị ghi sổ của hàng tồn kho là giá thấp hơn giữa
giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Trong đó, giá gốc bao gồm: Giá mua thực tế, số chênh lệch dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải lập thêm, hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi trừ tiền bồi
thường trách nhiệm; còn các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được ghi giảm giá gốc. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính
trừ chi phí ước tính cho tiêu thụ
d. Phương pháp giá vốn hàng xuất khẩu:
Lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng xuất khẩu quan trọng như
việc xác định giá bán:
Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Và đối với mỗi phương pháp tính giá hàng xuất kho khác nhau sẽ thu
được giá trị “Giá vốn hàng bán” khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến “Lãi gộp” từ
đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ cũng như kỳ kế tiếp. Vì
vậy đơn vị phải áp dụng một phương pháp tính giá xuất kho cho hàng xuất khẩu
11
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
của mình
Giá vốn hàng xuất khẩu bao gồm hai bộ phận:
Giá mua: giá mua thực tế của hàng xuất kho đi xuất khẩu (trường hợp
bán hàng chuyển qua kho) và giá mua thực tế của hàng hoá được ghi trong hoá
đơn (Trường hợp hàng mua được xuất khẩu thẳng không qua kho)
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất khẩu trong kỳ
Như vậy, để xác định đúng đắn giá vốn của hàng xuất khẩu cần xác
định đúng đắn giá mua, chi phi thu mua phân bổ như trên
* Đối với việc xác định giá mua của hàng xuất kho: theo chế độ và
chuẩn mực kế toán hàng tồn kho VAS 02 thì các đơn vị xuất khẩu có thể lựa
chọn và áp dụng một trong bốn phương pháp: Phương pháp tính theo giá đích
danh, phương pháp giá bình quân gia quyền , phương pháp nhập trước xuất

trước ( FIFO), phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO). Các phương pháp này
cũng được đề cập đến trong chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 02 –
INVENTORIES và SIC-1, tuy nhiên SIC-1 cho phép áp dụng các phương pháp
khác nhau cho các khoản mục hàng tồn kho có bản chất khác nhau. Các phương
pháp được áp dụng cụ thể như sau:
* Phương pháp tính giá bình quân gia quyền: Giá đơn vị bình quân của
từng loại hàng hoá tồn kho tồn kho được tính theo giá trung bình hàng tồn kho
đầu kỳ và giá trị hàng được mua trong kỳ. Giá trị trung bình này có thể được
tính cho cả kỳ hoặc theo thời điểm nhập một lô hàng về trong kỳ, phụ thuộc vào
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là chính
xác và dễ áp dụng, không mang lại tính áp đặt cho từng đơn vị cụ thể. Nhưng
phương pháp này lại có nhược điểm là che giấu sự biến động của giá cả hàng
nhập - xuất trong kỳ.
* Đối với phương pháp bình quân cả kỳ, căn cứ vào lượng hàng xuất trong kỳ có
thể tính ra giá thực tế xuất:
Giá thực tế của hàng xuất kho
trong kỳ
=
Giá bình quân 1 đơn vị hàng
hoá
x
Lượng hàng xuất kho
trong kỳ
Giá đơn vị bình quân
của 1 đơn vị hàng hoá
=
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong kỳ
Lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Lượng hàng nhập trong kỳ
Đối với phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi đợt nhập thì sau
mỗi lần nhập, kế toán lại xác định giá bình quân của từng doanh điểm hàng hoá.

Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng hàng xuất kho giữa hai lần nhập kế
tiếp để xác định giá trị hàng hoá xuất kho kịp thời hơn phương pháp giá bình
quân cả kỳ nhưng khối lượng công việc tính toán rất nhiều.
12
* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): áp dụng dựa trên giả
định là hàng tồn kho được mua trước thì được xuất trước theo đúng thứ tự mua
vào và hàng tồn kho gần đúng với luồng nhập - xuất hàng trong thực tế, cung
cấp một cách đánh giá hàng tồn kho trên bảng Cân đối kế toán sát với giá hiện
hành của hàng hoá thay thế nhất. Nhưng sử dụng phương pháp này có thể làm
cho doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại vì được tạo ra từ giá
trị của hàng mua vào từ cách đó rất lâu
* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): lại được áp dụng dựa trên
giả định là hàng tồn kho được mua sau thì được xuất trước, hàng tồn kho tồn lại
cuối kỳ là hàng được mua trước đó. Do vậy, sử dụng phương pháp LIFO sẽ
mang lại kết quả là sự tương xứng nhất giữa chi phí hiện tại và khoản doanh thu
trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên phương pháp này bỏ qua việc nhập xuất hàng
trong thực. Đồng thời chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể cao
vì phải mua thêm hàng hoá nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phí mới
nhất với giá cao, điều này trái ngược với xu hướng quản lý hàng tồn kho một
cách hiệu quả, giảm tối thiểu lượng hàng tồn kho nhằm cắt giảm chi phí quản lý
Đối với chi phí mua: Vào thời điểm cuối kỳ kế toán, chi phí mua phân
bổ cho hàng xuất khẩu trong kỳ được kết chuyển vào giá vốn được xác định như
sau:
Chi phí thu mua phân bổ
cho hàng xuất khẩu trong
kỳ
=
Chi phí thu mua
hàng tồn đầu kỳ
+

Chi phi thu mua
phát sinh trong kỳ
+
Chi phí thu mua phân
bổ cho hàng tồn cuối kỳ
Chi phí thu mua
phân bổ cho hàng tồn
cuối kỳ
=
Chi phí thu mua tồn đầu kỳ+
Chi phí thu mua phát
sinh trong kỳ
Trị giá mua của hàng xuất
khẩu trong kỳ
+
Trị giá mua của hàng tồn
cuối kỳ
x
Trị giá mua của
hàng tồn kho cuối
kỳ
e. Phương pháp tính giá bán hàng xuất khẩu:
Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương được quy định bởi điều
kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng hay nói cách khác là sự phân chia trách
nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí, rủi ro. Các điều kiện
thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương đều được quy định chi tiết
trong INCOTERM 2000. Theo đó, một số điều kiện được sử dụng một cách phổ
biến nhất ở nước ta là các điều kiện áp dụng cho trường hợp vận tải bằng đường
biển hoặc đường thuỷ nội địa
13

Điều kiện FOB: Là giá giao tại cầu cảng bên bán, quy định người mua
phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mát hư hại đối với hàng hoá kể từ sau
thời điểm giao hàng qua lan can tàu tại cảng. Người bán có nghĩa vụ cung cấp
hàng theo đúng hợp đồng và hoàn thành thủ tục thông qua xuất khẩu cho hàng
hoá. Như vậy, giá xuất khẩu chỉ bao gồm tiền hàng
Điều kiện CIF: Là giá giao tại cầu cảng bên mua, được hiểu là người
bán giao hàng khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng và phải trả các phí
tổn, cước vận tải cần thiết để đưa hàng hoá tới cảng đến quy định, phải chịu
trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu, Những rủi ro về mất
mát, hư hại hàng hoá sau thời điểm giao hàng được chuyển sang cho người
mua. Tuy nhiên, người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải về bảo vệ cho
người mua trước những rủi ro trong quá trình chuyên chở. Trong trường hợp
này giá xuất khẩu bao gồm tiền hàng, giá bảo hiểm, và cước phí vận chuyển
Điều kiện CFR: Có thời điểm giao hàng và địa điểm giao hàng cũng
tương tự như trên. Trách nhiệm của người bán cũng tương tự như quy định
trong điều kiện CIF nhưng sự khác biệt là người bán không phải có nghĩa vụ
mua bảo hiểm cho hàng hoá sau thời điểm giao hàng nên tàu nên giá xuất khẩu
chi bao gồm tiền hàng và cước phí vận chuyển
f. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Được thực hiện khi giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc
hàng tồn kho và số dự phòng là số chênh lệch giữa hai loại giá trên. Việc ước
tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải phụ thuộc vào mục đích dữ trữ
hàng tồn kho và phải dựa trên những bằng chứng tin cậy thời điểm ước tính .
Cuối kỳ kế toán thực hiện đánh giá mới giá trị thuần có thể thực hiện được cuối
năm đó. Khi đó, nếu khoản dự phòng phải lập năm nay thấp hơn khoản dự
phòng đã lập cuối kỳ năm trước thì số chênh lệch đó phải được hoàn nhập.
g. Chuẩn mực IAS 18- “ Doanh thu” và VAS số 14- “Doanh thu và thu
nhập khác “.
Theo như quy định của chuẩn mực này, doanh thu bao gồm tổng lợi ích
của giá trị kinh tế mà doanh nghiệp đã và sẽ thu được, doanh thu được xác định

theo giá trị hợp lý ( giá trị tài sản có thể trao đổi , hoặc giá trị một khoản nợ
được thanh toán tự nguyện giữa các bên có hiểu biết trong sự trao đổi ngang
giá). Các nghiệp vụ như thu hộ bên thứ 3( ví dụ: Thuế GTGT) thu mà không là
tăng giá trị sở hữu và nghiệp vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ tương tự về bản chất
thì đều không tạo ra doanh thu
h.Tỷ giá hối đoái:
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì thường xuyên phát sinh các
nghiệp vụ liên qua đến ngoại tệ, cơ sở để hạch toán các nghiệp vụ đó là Chuẩn
mực VAS 10 về ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái. Quy định trước đây
cho phép khi hạch toán có thể áp dụng hai loại tỷ giá để quy đổi ngoại tệ thành
tiền Việt Nam: tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán. Kế toán có thể sử dụng một
trong hai phương pháp hạch toán ngoại tệ: Phương pháp sử dụng cả hai loại tỷ
14
giá và phương pháp sử dụng tỷ giá thực tế. Chuẩn mực mới cũng tương tự như
chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 17 –“ Ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá ngoại tệ”
đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế
toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch ( tỷ giá giao ngay). IAS 17 cho phép ghi
nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản có tính chất tiền tệ
thành một khoản thu nhập, còn đối với các khoản mục không có tính chất tiền tệ
thì sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay.
VAS 10 quy định cụ thể là doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ
với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch, như tỷ giá trung bình nhưng nếu tỷ
giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung
bình. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ
giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ
và được tính cho từng kỳ từ thời điểm giao dịch đến thời điểm thanh toán
m. Hạch toán lưu chuyển hàng xuất khẩu:
- Nhiệm vụ hạch toán:
Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã gây ra tình trạng
mọi chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh và việc chỉ đạo đôn đốc thực hiện đều do Nhà

nước quản lý, xử lý. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về các quyết định của
mình trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng được toàn quyền
quyết định về thành quả kinh doanh hợp pháp của mình, hướng tới mục tiêu lợi
nhuận, đạt được lợi nhuận một cách tối đa. Do vậy, các doanh nghiệp luôn phải
tự chủ, sáng tạo, năng động tìm các phương án tối ưu nhất phối hợp việc sử
dụng các nguồn lực một cách hiệu quả
Do đặc điểm của hoạt động xuất khẩu và đặc điểm của ngành nghề
xuất khẩu, nhiệm vụ kế toán trong lĩnh vực xuất khẩu:
Lập ra các mục tiêu, xây dựng kế hoạch, xây dựng các chỉ tiêu về thu
mua và xuất khẩu hàng . Sau đó, theo dõi kịp thời ghi chép phản ánh đầy đủ các
nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu .Thực hiện thanh toán và quyết toán hợp đồng.
Kiểm tra tình hình thực hiện chi phí xuất khẩu, kiểm tra đôn đốc và thu
hồi công nợ đồng thời thanh toán công nợ với khách hàng và nhà cung cấp tránh
tình trạng bị chiếm dụng vốn. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ
nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho việc quản lý hợp
đồng xuất khẩu
Nếu như nhiệm vụ lập kế hoạch là quan trọng, kế toán phản ánh, hạch
toán phản ánh, giám đốc tình tình hình lập kế hoạch xuất khẩu cũng vai trò to
lớn và quan trọng. Thông qua việc kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch, kế toán rút ra những đề xuất, kiến nghị chi ban lãnh đào doanh nghiệp để
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
2. Kế toán nghiệp vụ tổ chức nguồn hàng xuất khẩu
2.1 Đặc điểm chung:
15
Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu là giai đoạn tiền đề cho hoạt động xuất
khẩu hàng hoá, đảm bảo cho việc xuất ra liên tục theo kế hoạch. Tuỳ theo từng
hình thức xuất khẩu, với hình thức xuất khẩu trực tiếp đây là quy trình đi đến
việc ký kết hợp đồng thu mua hàng xuất khẩu với cơ sở trực tiếp sản xuất, hay

các doanh nghiệp thương mại trong nước nhờ một quá trình nghiên cứu lựa
chọn các nguồn hàng. Sau đó, là quá trình tiếp nhận và bảo quản hàng hoá.
Doanh nghiệp có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng hàng hoá đi xuất khẩu
Đối với hình thức xuất khẩu uỷ thác thì đây là quá trình giao dịch để đi
đến việc ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu với các đơn vị kinh doanh xuất
khẩu trong nước, hàng hoá có thể chuyển qua kho hoặc chuyển thẳng tới cảng
xuất nhưng hàng hoá này không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Trong hai hình thức xuất khẩu này thì với hình thức xuất khẩu trực tiếp
là nội dung mà kế toán cần quan tâm.
2.2 Phương thức hàng thu mua xuất khẩu:
Có nhiều phương thức thu mua hàng xuất khẩu. Tuỳ theo từng thể loại hàng,
điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng phương thức thu mua cụ thể:
Phương thức thu mua trực tiếp, phương thức đặt hàng, phương thức gia công
chế biến, phương thức đổi hàng, phương thức nhập khẩu.
2.3 Phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
Căn cứ vào hoá đơn chứng từ bên mua sẽ xuất quỹ tiền mặt trả trực
tiếp cho người bán khi nhận được hàng hoá. Cũng có thể người mua xuất quỹ
tiền mặt ứng trước cho người bán một khoản tiền nhất định theo thoả thuận sau
khi nhận hàng mới nhận hàng mới thanh toán nốt số tiền còn lại
Phương thức thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt: Thông qua
trung gian là Ngân hàng việc thanh toán thực hiện bằng cách chuyển tiền từ tài
khoản của doanh nghiệp sang tài khoản của nhà cung cấp hoặc bù trừ giưa các
đơn vị.
Với phương thức thanh toán này rất thuận lợi vì nó bao gồm rất nhiều hình thức
thanh toán linh hoạt: Hình thức thanh toán nhờ thư, hình thức thanh toán theo kế
hoạch, thanh toán bù trừ, thanh toán bằng uỷ nhiệm thư, thanh toán bằng séc
2.4 Hạch toán tổng hợp thu mua hàng xuất khẩu:
Tuỳ theo đặc điểm về số lượng, tần suất nhập xuất hàng từng thời điểm
mà doanh nghiệp có thể hạch toán hàng tồn kho theo các phương pháp khác
nhau như kê khai thường xuyên ( KKTX), Kiểm kê định kỳ (KKĐK).

Theo phương pháp KKTX, kế toán tiến hành ghi chép thường xuyên,
liên tục về biến động Nhập - Xuất - Tồn của hàng hoá trong kho trên sổ kế toán
và trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho nên giá trị vật tư hàng hoá có thể
được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Phương pháp này
thường được áp dụng ở những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị
lớn
16
Theo phương pháp KKĐK, kế toán tiến hành ghi chép thường xuyên,
liên tục về biến động Nhập - Xuất - Tồn của hàng hoá trong kho trên sổ sách kế
toán và trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho nên giá trị vật tư hàng hoá có
thể được xác định ở bất cứ thờđiểm nào trong kỳ kế toán. Phương pháp này
thường được áp dụng ở những mặt hàng kinh doanh có tầm cỡ lớn
Với phương pháp KKĐK hàng tồn kho sẽ không được ghi một cách
thường xuyên, liên tục về biến động Nhập - Xuất - Tồn trên các tài khoản hàng
tồn kho mà chỉ được phản ánh tình hình tồn kho vào cuối kỳ. Mọi biến động về
hàng hoá trong kỳ sẽ được phản ánh trên một tài khoản riêng, cuối kỳ kế toán
xác định hàng tồn kho (= Số lượng thực tế x Đơn giá). Từ đó số lượng hàng
xuất trong kỳ sẽ được tính như sau:
Trị giá hàng xuất
kho kỳ
=
Trị giá hàng tồn đầu
kỳ
+
Trị giá hàng nhập kho
trong kỳ
-
Trị giá hàng
tồn cuối kỳ
a. Phương pháp kê khai thường xuyên( KKTX)

Tài khoản sử dụng: Để hạch toán quá trình thu mua hàng xuất khẩu
theo phương pháp KKTX, kế toán doanh nghiệp sử dụng các phương pháp sau :
TK 156 “ Hàng hoá ” để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm hàng
hoá tồn kho. Tài khoản có kết cấu như sau:
Bên nợ: - Trị giá mua vào của hàng hoá theo hoá đơn mua vào nhập trong kỳ
- Chi phí thu mua của hàng hoá
- Chi phí thu mua hàng hoá
- Trị giá của hàng hoá thuê ngoài gia công, chế biến nhập kho
- Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê
- Số điều chỉnh tăng khi đánh giá lại
Bên có: - Trị giá hàng xuất bán, ký gửi, thuê ngoài gia công chế biến …
- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
- Giảm giá, bớt giá hàng mua được hưởng
- Trị giá hàng xuất trả lại cho người bán
- Trị giá hàng hư hỏng, kém phẩm chất ..
Dư nợ: - Trị giá hàng tồn kho và chi phí mua của hàng tồn kho cuối kỳ
- TK 156 được chi tiết thành các tiểu khoản: TK 1561”Giá mua hàng
hoá”
- TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hoá”
- TK 133 (1331)-“Thuế GTGT được khấu trừ” sử dụng trong các
doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- TK 151- “Hàng mua đang đi đường”
- TK 157- “Hàng gửi bán” được sử dụng hạch toán hàng mua chuyển
thẳng đi xuất khẩu
- TK 333 (3331) – “Thuế nhập khẩu phải nộp” sử dụng trong trường
hợp nhập khẩu hàng hoá để tái xuất khẩu
17
Ngoài ra, còn có một số tài khoản liên quan khác ..TK 331, TK111,
TK112
* Trình tự hạch toán: Trị giá mua được theo dõi trên các tài khoản:

TK156, TK 157, TK 632…Trong đó, giá thực tế của hàng nhập kho (TK 156)
bao gồm hai bộ phận: Trị giá hàng mua (TK 1561) và bộ phận chi phí thu mua
TK 1562). Toàn bộ chi phí thu mua tập trung cho nhiều đối tượng hàng mua đến
cuối kỳ tiêu thụ thì được phân bổ cho hàng tiêu thụ theo phương pháp phù hợp
tuỳ theo số lượng hàng hoá tiêu thu, doanh thu thu được, …Từ đó tính ra chi phí
thu mua phân bổ cho hàng tồn cuối kỳ
Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực
tiếp, giá trị hàng hoá thu mua được phản ánh theo giá thanh toán ( Bao gồm cả
thuế GTGT)
b. Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
Phương pháp KKĐK hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để
phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ
đó tính giá trị hàng hoá vật tư cuối kỳ. Phương pháp này hạch toán nhanh, khối
lượng công việc không nhiều và đơn giản.Tuy nhiên, độ chính xác không cao so
với phương pháp kia và công tác hạch toán dồn nhiều vào cuối kỳ.
TK sử dụng TK 611- “ Mua hàng”. Trong đó, tiểu khoản TK 6112- “
Mua hàng hoá” được sử dụng để hạch toán biến động hàng hoá thực tế,
từng loại, từng kho và quầy hàng. Kết cấu của tài khoản:
Bên nợ: - Kết chuyển giá trị thực tế hàng tồn đầu kỳ
- Giá trị thực tế hàng hoá tăng trong kỳ do các nguyên nhân như mua vào,
nhận cấp phát, nhận góp vốn, thuế nhập khẩu, chi phí thu mua, chi phí hoàn
thiện …
Bên có: - Kết chuyển trị giá trị giá thực tế hàng hoá tồn cuối kỳ theo
kết quả kiểm kê
- Giảm giá hàng mua và hàng trả lại trong kỳ
- Trị giá hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
- TK 611 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ
* Các tài khoản 165, TK 151, TK 331, TK 133, TK 333(333)…
Trình tự hạch toán:
Căn cứ vào chứng từ nhận được, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu,

sau đó ghi cập nhật vào TK 6112. Đối với nghiệp vụ hàng xuất, kế toán không
ghi cập nhật mà chỉ ghi một lần vào cuối kỳ theo kết quả kiểm kê hàng tồn:
Hạch toán chi tiết hàng tồn kho:
Hạch toán chi tiết hàng tồn kho đòi hỏi chi tiết về mặt giá trị cũng như
hiện vật. Công việc theo dõi chi tiết phải được tiến hành chi tiết cho từng chủng
loại, quy cách hàng hoá: Mục đích sử dụng, địa điểm quản lý …Phải có sự trùng
khớp giữa số liệu thực tế và số liệu ghi trên sổ sách kế toán, giữa kế toán tổng
hợp và kế toán chi tiết, giữa mặt giá trị và hiện vật là yêu cầu cần thiết trong quá
trình hạch toán
18
Để hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo chế độ kế toán hiện hành hiện nay
tại Việt Nam có 3 phương pháp sau:
Phương pháp thẻ song song, Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển,
Phương pháp sổ số dư.
II. Kế toán các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản TK 157- “Hàng gửi bán” phản ánh trị giá vốn hàng bán đã
xuất khỏi doanh nghiệp nhưng chưa xác định là tiêu thụ hay nói cách khác đó là
việc chưa chấp nhận thanh toán
* Tài khoản TK 632 – “Giá vốn hàng bán” có nội dung và kết cấu như
sau:
Bên nợ: - Ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ
- Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi tiền bồi thường
- Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm
nay so với số đã trích lập năm trước
Bên có: - Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ
- Ghi nhận giá vốn hàng bán bị trả lại
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
Tài khoản này không có số dư
* Tài khoản TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Bên nợ: - Kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu trong kỳ
- Kết chuyển các khoản thuế phải nộp trong khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Kết chuyển doanh thu thuần cuối kỳ
Bên có: Ghi nhận doanh thu phát sinh trong kỳ
* Tài khoản này không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ
* Tài khoản TK 3333 “ Thuế xuất khẩu phải nộp”
* Tài khoản TK 413 “Chênh lệch tỷ giá” được áp dụng để phản ánh và
điều chỉnh chệnh lệch so sự biến động tỷ giá ngoại tệ trong kỳ với tỷ giá thực tế
cuối kỳ
* Tài khoản TK 131 “ Phải thu của khách hàng” để theo dõi tình hình
thanh toán số tiền hàng hoặc tiền hoa hồng uỷ thác xuất khẩu ( hình thức xuất
khẩu uỷ thác)
* Các tài khoản có liên quan khác như TK 111,112,007…Ngoài ra, còn có
các tài khoản thông dụng nhất TK111, 112, 131, 413, kế toán tại đơn vị xuất
khẩu còn cần thêm một số tài khoản sau:
* TK 3388 – “ Phải trả, phải nộp khác” được dùng để theo dõi số thuế
xuất khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp hộ đơn vị giao uỷ thác, theo dõi số
tiền đơn vị giao uỷ thác chuyển đến cho doanh nghiệp để nộp hộ thuế xuất khẩu
(nếu có) có nội dung kết cấu như sau:
Bên Nợ: Khoản phải trả, phải nộp khác, đã trả đã nộp
19
Bên Có: Ghi nhận các khoản phải trả, phải nộp phát sinh trong kỳ
Dư Có: Khoản phải trả, phải nộp khác chưa trả, chưa nộp.
* TK 138 – “ Phải thu khác” được mở chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ
thác để theo dõi tình hình thanh toán các khoản chi hộ cho đơn vị giao uỷ thác.
* TK 3331 – “ Thuế GTGT phải nộp”
* TK 003 – “ Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi” phản ánh trị giá lô
hàng nhận xuất khẩu uỷ thác theo giá CIF.
20
CH NG II

Thc trng cụng tỏc hch toỏn nghip v lu chuyn hng
xut khu
I. c im chung ca Cụng Ty Xut nhp khu dt may
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty XNK Dệt May.
Công ty xuất nhập khẩu Dệt-May là doanh nghiệp nhà nớc, thành viên hạch
toán phụ thuộc Tổng công ty Dêt-May Việt Mam, Công ty đợc thành lập theo
quyết định số 37/2000/ QĐ-BCN ngày 08/02/2000 của Bộ trởng Bộ Công nghiệp
trên cơ sở tổ chức lại Ban xuất nhập khẩu của Tổng công ty Dệt- May Việt Nam.
Công ty có t cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, có tài khoản tại các
Ngân hàng thơng mại và có trụ sở tại: Số 57B Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
Tên tiếng Anh của Công ty là: Viet Nam national textile and garment
corporation
Tên giao dịch quốc tế: Vinateximex
Công ty hoạt động theo đăng ký số 313453 ngày 14/07/2000 do Sở Kế hoạch và
Đầu t Hà Nội cấp; Đợc bổ xung lần một do Tổng công ty Dệt-May Việt Nam cấp
theo quyết định số 448/QĐ-HĐQT ngày 17/01/2001 của Bộ Công nghiệp.
Quá trình hoạt động và phát triển Công ty là một bằng chứng về phát huy
vai trò của doanh nghiệp Nhà nớc trong cơ chế thị trờng định hớng XHCN. Điều
đó đợc thể hiện qua các mặt sau:
Một là, vai trò của Công ty đợc khẳng định ở sự năng động sáng tạo trong
kinh doanh. Ngay trong những buổi đầu thành lập Công ty đã xây dựng và lựa
chọn cho mình một hớng đi đúng đắn, phù hợp. Đó là bám sát tình hình thực tiễn,
nghiên cứu thị trờng một cách nghiêm túc để lựa chọn loại sản phẩm nào sẽ là loại
sản phẩm chủ đạo, đi đôi với việc không ngừng phát triển thị trờng và phát triển
sản phẩm. Nắm vững và vận dụng có hiệu quả đờng lối đổi mới của Đảng, cơ chế
chính sách của Nhà nớc về quản lý Doanh nghiệp.
Hai là, Công ty đã xây dựng đợc một đội ngũ cán bộ công nhân giỏi có
trình độ chuyên môn, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, theo kịp yêu cầu
kinh doanh. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của Công ty luôn chú

trọng và phát huy nhân tố con ngời. Nhân tố này đợc biểu hiện qua các mặt cụ thể
nh: Tuyển dụng, đào tạo, việc làm và đời sống.
Ba là, Công ty phát huy đợc những thuận lợi để tiến đến ổn định và phát
triển. Đợc sự quan tâm của Tổng công ty và của các nghành có liên quan cùng với
việc không ngừng phát huy nội lực, năng động trong nắm bắt diễn biến của thị tr-
ờng nhằm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá phơng thức kinh doanh
với các nớc góp phần lớn vào công cuộc hội nhập kinh tế.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thơng mại Công ty
thực hiện kinh doanh các nghành nghề:
21
Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyên phụ
liệu thiết bị phụ tùng ngành dệt may, hoá chất thuốc nhuộm, hàng công nghệ thực
phẩm, nông lâm, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, ô tô, xe máy, các mặt hàng
công nghiệp tiêu dùng khác, trang thiết bị văn phòng, thiết bị tạo mẫu thời trang,
phơng tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su, kinh doanh kho vận, kho ngoại
quan, uỷ thác mua bán xăng dầu. Nhập khẩu sắt, thép, gỗ, máy móc, thiết bị, vật t,
nhiên liệu cho sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện tốt chức năng của mình, Công ty đề ra những nhiệm vụ cơ bản
sau:
Tuân thủ chế độ chính sách quản lý kinh tế của Nhà nớc. Khai thác sử dụng
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ với Tổng công ty và
Ngân sách Nhà nớc.
Nhiệm vụ cung ứng và tiêu thụ vật t, hàng hoá cho các đơn vị thành viên
của Tổng công ty Dệt-May Việt nam là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty XNK
Dệt-May.
Đối với thị trờng xuất khẩu, Công ty tổ chức tìm kiếm khách hàng sau đó
mới ký kết hợp đồng mua hàng của các Công ty trong nớc để thực hiện hợp đồng
với khách hàng nớc ngoài.
Đối với thị trờng trong nớc, Công ty vừa là trung tâm cung ứng các sản

phẩm dệt may và hớng dẫn tiêu dùng trong nớc. Đồng thời cũng là trung tâm cung
ứng bông, xơ, hoá chất nhuộm, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện dệt may phục vụ cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nớc.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp đoàn
kết gắn bó, năng động sáng tạo, văn minh công nghiệp.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động của Công ty.
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc
là ngời đứng đầu có trách nhiệm điều hành các hoạt động của Công ty, chịu sự
kiểm tra giám sát của Tổng công ty. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc. D-
ới Giám đốc và Phó Giám đốc là các phòng Ban chuyên môn.
Sơ đồ 4:
bộ máy tổ chức Công ty xuất nhập khẩu dệt may
22
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kế
hoạch
thị trư
ờng

Phòng
kinh
doanh
tổng
hợp
Phòng
kinh
doanh
vật tư
Phòng
kinh
doanh
XNK
dệt
Phòng
kinh
doanh
XNK
may
Phòng
xúc
tiến và
phát
triển
dự án
Ban giám đốc
Tại Công ty các phòng đều có chức năng rõ ràng nhng giữa các phòng có
quan hệ mật thiết với nhau:
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các chức năng trên các lĩnh vực nh:
sắp xếp và quản lý lao động, đào tạo cán bộ, hành chính, lễ tân, thi đua

Phòng kế hoạch thị trờng: nghiên cứu thị trờng, mở rộng thị phần, tìm
kiếm đối tác kinh doanh
Phòng xuất nhập khẩu dệt và phòng xuất nhập khẩu may: Trực tiếp kinh
doanh xuất nhập khẩu, phối hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch và thị trờng, khai
thác nguồn hàng xuất nhập khẩu bằng các hình thức tự doanh, xuất nhập khẩu uỷ
thác bao gồm cả hàng dệt và hàng may mặc đảm bảo hoàn thành và v ợt kế
hoạch của công ty.
Phòng Tài chính- Kế toán: Thuộc ban tài chính kế toán trên Tổng công ty
chuyển về, Tổng công ty chỉ còn ban quản lý ngành. Phòng chịu trách nhiệm hạch
toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên toàn bộ
hệ thống hoá đơn chứng từ do các phong ban liên quan nộp về. Xây dựng quy chế
tài chính của công ty, tham mu cho Ban Giám đốc xây dựng các kế hoạch tài
chính và chiến lợc kinh doanh.
3.2. Các hoạt động chính của Công ty:
Hoạt động xuất khẩu: Công ty thực hiện xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá
thuộc thế mạnh trong nớc mà Nhà nớc không cấm kinh doanh. Nhng Công ty chú
trọng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu thuộc Dệt-May nh đồ thảm len, hàng
may mặc ( áo Jacket, quần áo gió, quần áo thể thao ). Đối t ợng xuất khẩu uỷ
thác thì rộng lớn, hầu tất cả các chủng loại hàng khi tìm kiếm hợp đồng. Ngoài ra
còn những mặt hàng truyền thống nh đồ mây tre, đồ gốm, giày dép, gạo, thiết bị
máy móc
Thị trờng xuất khẩu chủ yếu của công ty là Canada, Ucraina, Nga, Nhật
Bản, Khối EU, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mỹ
Hoạt động nhập khẩu: Công ty chú trọng nhập các máy móc trang thiêt bị
phục vụ cho ngành dệt may (nh máy may công nghiệp, máy thêu, máy nhuộm,
máy là, máy cắt ), đồng thời nhập các nguyên liệu vật liệu nh bông, xơ, hoá
chất, thuốc nhuôm, phụ liệu may
Đối tợng nhập uỷ thác của Công ty là tất cả các mặt hàng mà bên uỷ thác
có nhu cầu và công ty ký kết với bên nớc ngoài.
Thị trờng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan,

Nga, Đức, ý, Mỹ
Hoạt động tạm nhập tái xuất nh các loại sợi, len acrilic
Hoạt động kinh doanh thơng mại trong nớc: Nhận uỷ thác nhập khẩu, làm
đại lý môi giới mua bán các mặt hàng cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh
tế trong và ngoài nớc theo quy định của Nhà nớc và Bộ Thơng mại.
Xây dựng kế hoạch phát triển đầu t, tạo nguồn đầu t sản xuất kinh doanh.
4. Các chính sách quản lý tài chính đang đợc áp dụng tại Công ty.
23
4.1. Quản lý sử dụng vốn và tài sản
Theo điều 4 (Quy chế tài chính Công ty) đợc Tổng công ty giao 30.338
triệu đồng vốn để quản lý và sử dụng phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh
của Công ty đợc Hội đồng quản trị phê duyệt. Công ty chịu trách nhiệm trớc Tổng
công ty và pháp luật về hiệu quả sử dụng, bảo toàn- phát triển số vốn và các nguồn
lực đợc giao, tự chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh trớc pháp luật
trong phạm vi vốn của Công ty.
Ngoài số vốn đợc Tổng công ty giao. Công ty đợc phép huy động vốn theo
quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh nhng không làm thay đổi hình
thức sở hữu của Công ty, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả huy động vốn.Trong tr-
ờng hợp cần thiết phải vay vốn kinh doanh đợc Tổng công ty bảo lãnh Công ty
phải có đầy đủ các điều kiện sau:
Hoạt động kinh doanh có lãi và có khả năng trả nợ vay ngân hàng
Có phơng pháp kinh doanh.
Cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Công ty đợc quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kinh
doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, trờng hợp sử dụng
vốn và các quỹ khác với mục đích sử dụng vốn đã quy định cho các nguồn vốn
phải theo nguyên tắc có hoàn trả.
Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nớc do Tổng công ty giao theo
các quy định sau:
Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn tài sản theo quy định của nhà

nớc.
Mua bảo hiểm theo quy định.
Đợc hạch toán vào chi phí kinh doanh các khoản dự phòng giảm giá các
khoản phải thu khó đòi, giảm giá các chứng khoán trong hoạt động tài chính theo
hớng dẫn của Bộ tài chính.
Đối với tài sản h hỏng, tài sản không cần dùng đã thu hồi đủ vốn Giám đốc
Công ty đợc quyền quyết định thanh lý, nhợng bán và báo cáo về Tổng công ty
kết quả thanh lý, nhợng bán.
Đối với tài sản cha thu hồi đủ vốn Công ty phải lập phơng án thanh lý, nh-
ợng bán báo cáo Tổng công ty phê duyệt trớc khi tổ chức thực hiện.
Để việc thanh lý, nhợng bán tài sản đúng quy định và tránh phát sinh tiêu
cực Công ty phải thành lập hội đồng thanh lý, phải thông báo công khai và tổ chức
thanh lý, đấu giá theo đúng quy định của Nhà nớc.
Khoản chênh lệch giữa giá trị thu hồi đợc do nhợng bán với giá trị còn lại
tài sản nhợng bán và chi phí thanh lý (đối với tài sản thanh lý nhợng bán) đợc
hạch toán vào kết quả kinh doanh của Công ty.
Việc đem tài sản cho thuê, cầm cố, thế chấp Công ty phải có phơng án trình
Tổng công ty phê duyệt trớc khi thực hiện. Việc cho thuê, cầm cố, thế chấp phải
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Đợc chủ động thay đổi cơ cấu vốn và tài sản theo yêu cầu của kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn , tài sản và nhiệm vụ Tổng công ty giao.
Việc đầu t ra ngoài Công ty phải lập phơng án báo cáo Tổng công ty trớc
24
khi thực hiện.
Công ty chịu trách nhiệm trớc Tổng công ty về hiệu quả đầu t vốn ra ngoài
doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển số vốn đó; cử ngời có trách nhiệm tham gia
Hội đồng quản trị và ngời có nghiệp vụ tài chính kế toán tham gia ban Kiểm soát
trực tiếp quản lý phần vốn góp của Công ty tại doanh nghiệp khác; thu lợi nhuận
từ phần vốn góp.
Công ty không đợc phép đầu t vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh

tế khác do ngời thân trong gia đình làm chủ hoặc chịu trách nhiệm chính nh: bố,
mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc và Kế toán trởng là ngời điều hành hoặc quản
lý.
Đối với vốn và tài sản tổn thất, công nợ khó đòi Công ty phải xác định rõ
nguyên nhân, quy định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân gây ra tổn thất. Lập
phơng án xử lý, báo cáo Tổng công ty để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trớc
khi thực hiện. Sau khi xử lý theo quyết định của cấp trên Công ty phải báo cáo
bằng văn bản kết quả xử lý về Tổng công ty.
Chịu sự điều động vốn và tài sản của Tổng công ty theo phơng án đã đợc
Hội đồng quản trị phê duyệt. Trong trờng hợp Tổng công ty huy động theo hình
thức vay, Công ty đợc trả lãi vay theo lãi suất nội bộ do Hội đồng quản trị quyết
định.
4.2 Quản lý doanh thu và chi phí:
Theo điều 5 (Quy chế tài chính Công ty), Doanh thu của Công ty bao gồm doanh
thu về kinh doanh và thu nhập từ các hoạt động khác.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty là toàn bộ tiền bán sản
phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trờng sau khi đã trừ đi các khoản chiết
khấu bán hàng, giảm giá bán hàng, hàng bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) đợc
khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay cha thu đợc tiền)
Hàng hoá bị trả lại phải có văn bản đề nghị của ngời mua ghi rõ số lợng,
đơn giá và giá trị hàng trả lại kèm theo chứng từ nhập lại kho số lợng hàng nói
trên.
Thu nhập từ hoạt động khác gồm các khoản thu nhập từ hoạt động tài
chính và các khoản thu nhập bất thờng.
Khoản doanh thu và thu nhập đợc xác định là số tiền phải thu không có
thuế Giá trị gia tăng đầu ra (nếu nộp thuế theo phơng pháp khấu trừ)
Theo điều 6 (Quy chế hoạt động Công ty) Chi phí của Công ty bao gồm chi
phí hoạt động kinh doanh chi phí các hoạt động khác; các chi phí phải theo đúng
chế độ, định mức của nhà nớc quy định, phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp
lệ.

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí nh: Nguyên nhiên liệu,
vật liệu, tiền lơng, phụ cấp lơng, BH y tế, tiền ăn ca, công tác phí, chi phí vận
chuyển, đóng gói, bảo quản , chi hoa hồng cho môi giới, thiết bị, quảng cáo, chi
sáng kiến cải tiến, các khoản dự phòng, khấu hao tài sản và các khoản chi bằng
tiền khác.
25

×