Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................vi
CHƯƠNG MỘT.............................................................................................viii
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG
ĐÀ....................................................................................................................viii
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư
Sông Đà........................................................................................................viii
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xây lắp và
Đầu tư Sông Đà............................................................................................xii
1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty........................xvi
1.3.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty...............................................xviii
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán....................................................xix
1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty.................................xxi
* Vận dụng tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty...............................xxiv
Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà............................................xxiv
CHƯƠNG HAI ............................................................................................xxvi
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU
TƯ SÔNG ĐÀ...............................................................................................xxvi
2.1. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại Công ty......................................xxvi
2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất...................................................xxviii
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT).............xxviii
2.2.1.1. Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...................xxviii
2.2.1.2. Tài khoản sử dụng..................................................................xxix
2.2.1.3. Quy trình hạch toán.................................................................xxx
Ta có thể khái quát quy trình ghi sổ đối với chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp tại Công ty như sau :......................................................................xxx
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ( CP NCTT).............................43
2.2.2.1. Đặc điểm của chi phí nhân công trực tiếp.................................43
2.2.2.2. Quy chế trả lương.......................................................................44
2.2.2.3. Tài khoản sử dụng......................................................................44
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.2.2.4. Quy trình hạch toán....................................................................45
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC).........................................53
2.2.3.1. Đặc điểm của chi phí sản xuất chung........................................53
2.2.3.2. Tài khoản sử dụng......................................................................53
2.2.3.3. Quy trình hạch toán....................................................................54
2.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất....................................................................60
2.3. Xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ.......................63
2.4. Tính giá thành sản phẩm.....................................................................64
2.4.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm........................64
2.4.2. Nội dung hạch toán giá thành............................................................65
CHƯƠNG BA..................................................................................................68
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ...................................................68
3.1. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty........................................................................68
3.1.1. Ưu điểm..............................................................................................69
3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý........................................................69
3.1.1.2. Về tổ chức công tác kế toán.......................................................69
3.1.1.3. Về hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán.................70
3.1.1.4. Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
..................................................................................................................70
3.1.2. Hạn chế...............................................................................................73
3.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý........................................................73
3.1.2.2. Về tổ chức bộ máy kế toán........................................................73
3.1.2.3. Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán...................73
3.1.2.4. Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
..................................................................................................................74
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.....................................................76
3.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý................................................................77
3.2.2. Về tổ chức bộ máy kế toán................................................................77
3.2.3. Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán............................78
3.2.4. Một số kiến nghị khác........................................................................86
3.2.4.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...................................87
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
3.2.4.2. Về chi phí nhân công trực tiếp...................................................87
3.2.4.3. Về chi phí sử dụng máy thi công...............................................88
3.2.4.4. Về chi phí sản xuất chung..........................................................88
KẾT LUẬN......................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................91
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
CP: Chi phí
CP NCTT: Chi phí nhân công trực tiếp
CP NVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX: Chi phí sản xuất
CP SXC: Chi phí sản xuất chung
CP SDMTC: Chi phí sử dụng máy thi công
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CP SXKDDD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
CT: Công trình
Ckỳ: Cuối kỳ
Cty: Công ty
Đkỳ: Đầu kỳ
HĐQT: Hội đồng quản trị
KH: Khấu hao
TK: Tài khoản
TSCĐ: Tài sản cố định
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Xây
lắp và Đầu tư Sông Đà.....................................................................................xi
Bảng 1.2: Kết quả tăng trưởng một số chỉ tiêu của Công ty cổ phần Xây
lắp và Đầu tư Sông Đà......................................................................................xi
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
..........................................................................................................................xiii
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây lắp và ...............xvii
Đầu tư Sông Đà..............................................................................................xvii
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư
Sông Đà............................................................................................................xix
Sơ đồ 1.4 : Quy trình ghi sổ tại....................................................................xxiv
Sơ đồ 2.1 : Quy trình ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...................xxx
Biểu số 2.1 : Phiếu chi...................................................................................xxxi
Biểu số 2.2 : Hoá đơn giá trị gia tăng.........................................................xxxii
Biểu số 2.3: Phiếu xuất kho.........................................................................xxxv
Biểu số 2.4 : Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.......................................xxxvii
Biểu số 2.5 : Sổ chi tiết tài khoản 621.............................................................39
Biểu số 2.6: Sổ Nhật ký chung........................................................................41
Biểu số 2.7: Sổ Cái tài khoản 621...................................................................42
Sơ đồ 2.2 : Quy trình ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp.............................45
Biểu số 2.8: Bảng chấm công..........................................................................46
Biểu số 2.9: Bảng thanh toán tiền lương........................................................47
Biểu số 2.10: Hợp đồng giao khoán................................................................47
Biểu số 2.11: Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp......................................49
Biểu số 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 622............................................................50
Biểu số 2.13: Sổ Cái tài khoản 622.................................................................52
Sơ đồ 2.3 : Quy trình ghi sổ chi phí sản xuất chung.....................................54
Biểu số 2.14: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ...................................56
Biểu số 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 6271..........................................................58
Biểu số 2.16: Sổ Cái tài khoản 6271...............................................................59
Biểu số 2.17: Sổ chi tiết tài khoản 154............................................................61
Biểu số 2.18: Sổ Cái tài khoản 154.................................................................62
Biểu số 2.19: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp......................................65
Biểu số 2.20: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm công trình......................67
Biểu số 3.1: Sổ Nhật ký chi tiền......................................................................80
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu số 3.2: Biên bản giao nhận vật tư..........................................................81
Biểu số 3.3: Biên bản đánh giá giá trị vật tư, phế liệu thu hồi.....................82
Biểu số 3.4: Biên bản đánh giá khối lượng công việc hoàn thành...............84
Biểu số 3.5: Bảng theo dõi thời gian sử dụng máy thi công.........................85
LỜI NÓI ĐẦU
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có
những thành tựu đáng tự hào. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ước
đạt 6,23 %. Cùng với sự tăng trưởng chung của cả nước, ngành xây dựng đã tạo
nên một hệ thống cơ sở vật chất vững chắc cả về số lượng và chất lượng, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và cũng là cơ sở để phát triển mọi mặt
của xã hội. Mặc dù hội nhập tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
vi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hơn trước nhưng cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thử thách hơn và khó khăn, thử thách cũng phức tạp hơn. Để
đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây
dựng nói riêng phải có hướng đi đúng đắn, có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp
lý, không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Mục tiêu của các doanh nghiệp luôn là tăng lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Một trong những biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất đối với doanh
nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng là một khoản
mục hết sức quan trọng. Vì thế, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm luôn là trọng tâm của công tác kế toán tại các doanh
nghiệp xây dựng. Làm tốt công tác này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho quá
trình quản lý, giúp Ban lãnh đạo Công ty nhìn nhận đúng đắn thực trạng quá
trình sản xuất, từ đó đề ra phương hướng, chiến lược nhằm tiết kiệm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, tăng khả
năng cạnh tranh và khẳng định vị thế của Công ty trên thương trường.
Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, được sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Đặng
Thuý Hằng và tập thể các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty,
em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà” làm đề tài
cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề sẽ cho thấy thực trạng công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty, đồng
thời đưa ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất
cho Công ty.
Chuyên đề ngoài Lời nói đầu và Kết luận có kết cấu gồm 3 chương:
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
vii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương một: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông
Đà
Chương hai: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
Chương ba: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thuỳ Thương
CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐẦU
TƯ SÔNG ĐÀ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu
tư Sông Đà
Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà (SODACO) được thành lập
theo Quyết định số 1156 QĐ/BXD ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
viii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
về việc chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Sông Đà
12 - Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần. Công ty hoạt động theo
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103005151 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 19 tháng 08 năm 2004; Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 23
tháng 01 năm 2008.
Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là: Công ty Cổ phần Xây lắp
và Đầu tư Sông Đà
Tên giao dịch quốc tế: SONG DA CONSTRUCTION AND
INVESTMENT JOIN STOCK COMPANY. Tên viết tắt là: SODACO
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 37/464 Đường Âu Cơ - Phường
Nhật Tân - Quận Tây Hồ - Hà Nội Mã số thuế: 0101528854
Số điện thoại: 043.7534070 Fax: 043.7534070
Email: ; Website:
Tài khoản giao dịch: 43110104007 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Bắc Hà Nội, chi nhánh Kim Mã.
Vốn điều lệ của Công ty do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp
bằng nguồn vốn hợp pháp của mình, tại thời điểm thành lập là:
11.000.000.000VND (Mười một tỷ đồng Việt Nam). Trong đó cổ phần Nhà
nước chiếm 38,5%, cổ phần của các cổ đông khác chiếm 61,5%.
Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với bề dày kinh
nghiệm thi công, kinh doanh vật tư thiết bị, các cán bộ công nhân của
SODACO đã tham gia thi công nhiều dự án trọng điểm quốc gia như: Thuỷ
điện Hoà Bình, Yaly; Xi măng Hoàng Thạch, Sông Đà; Nhà máy thép Việt
Ý… SODACO đã lớn mạnh về mọi mặt, mở rộng thị trường, phát triển lĩnh
vực thi công xây lắp, đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh và không ngừng lớn
mạnh. Với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
ix
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
SODACO đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000 vào quản lý.
Đơn vị trực thuộc Công ty:
1. Chi nhánh tư vấn thiết kế SODACO
2. Ban chỉ huy công trường Thủy điện Tuyên Quang.
3. Ban chỉ huy công trường Nhà máy xi măng Hạ Long.
4. Ban chỉ huy công trường Nhà máy thủy điện Bình Điền - Huế.
5. Ban chỉ huy công trường Tòa nhà HH4 Twin Tower.
6. Ban chỉ huy công trường Thủy điện Nậm Mở 3.
7. Các đội xây lắp các công trình: 12 đội.
Tiền thân là Xí nghiệp Vật tư vận tải Sông Đà 1 trực thuộc Công ty vật
tư thiết bị được thành lập theo Quyết định số 63 TCT-TCLĐ ngày 01/01/1994
của Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà, quá trình hình thành và phát triển
của Công ty được thể hiện bằng những dấu mốc quan trọng sau:
- Đổi tên Xí nghiệp vật tư vận tải Sông Đà 1 thành “Xí nghiệp xây lắp vật tư
vận tải Sông Đà 12-1” theo QĐ số 04TCT/TCLĐ ngày 19/11/1996 của Tổng
giám đốc Tổng công ty xây dựng Sông Đà;
- Đổi tên Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12-1 thành “Xí nghiệp Sông
Đà 12-1” theo QĐ số 21TCT/TCĐT ngày 21/3/2003 của Hội đồng quản trị
Tổng công ty xây dựng Sông Đà nay là Tổng công ty Sông Đà;
- Quyết định số 1156 QĐ/BXD ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về
việc chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước: Xí nghiệp Sông Đà 12-1 thành
Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà.
Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, ta cùng
xem xét bảng sau:
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
x
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Xây lắp và
Đầu tư Sông Đà
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn cố định 17,657 22,432 27,308
Vốn lưu động 96,766 151,218 171,041
Doanh thu 198,455 240,693 204,667
Lãi trước thuế 2,896 3,427 3,741
Thuế và các khoản phải nộp NN 457 480 524
Lợi nhuận sau thuế 2,649 2,947 3,217
Số lao động (người) 756 1,028 1,450
Thu nhập bình quân đầu người 3 3.5 3.8
( Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty đã có sự tăng trưởng. Cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Kết quả tăng trưởng một số chỉ tiêu của Công ty cổ phần Xây lắp và
Đầu tư Sông Đà
Chỉ tiêu
Tăng trưởng
Năm 2007 so với
năm 2006
Năm 2008 so với
năm 2007
± % ± %
Vốn cố định 4,775 127 4,876 121.7
Vốn lưu động 54,452 156.3 19,823 113.1
Doanh thu 42,238 121.3 -36,026 85
Lãi trước thuế 531 118.3 314 109.2
Thuế và các khoản phải nộp NN 23 105 44 109.2
Lợi nhuận sau thuế 298 111.2 270 109.2
Số lao động 272 136 422 141.1
Thu nhập bình quân đầu người 0.5 117 0.3 108.6
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Năm 2007 so với năm 2006, chỉ tiêu Vốn cố định tăng 27%; Vốn lưu
động tăng 56.3%; Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc, trang thiết bị mới
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty cũng tăng các tài
sản lưu động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Chỉ tiêu Doanh thu tăng
21.3%; Lãi trước thuế tăng 18.3%; Lợi nhuận sau thuế tăng 11.2% chứng tỏ kết
quả kinh doanh của Công ty tăng lên rõ rệt. Số lao động tăng 272 người; thu
nhập bình quân đầu người tăng 0.5 triệu đồng chứng tỏ năng lực kinh doanh và
khả năng đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty được cải
thiện rõ rệt.
Năm 2008 so với năm 2007, chỉ tiêu Vốn cố định tăng 21.7%; Vốn lưu
động tăng 13.1%; chỉ tiêu Doanh thu giảm 15% do chịu tác động bất lợi từ thị
trường, tuy nhiên Lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 270 triệu đồng, do Công ty được
hưởng khuyến mại tiêu thụ tăng từ nhà cung cấp xi măng, được vay vốn Ngân
hàng với lãi suất giảm…Số lao động tăng 422 người, thu nhập bình quân đầu
người tăng 0,3 triệu đồng. Điều này chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân
viên trong Công ty ngày càng được nâng cao, là một yếu tố quan trọng để nâng
cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xây lắp
và Đầu tư Sông Đà
MÔ HÌNH TỔ CHỨC:
1. Hội đồng quản trị Công ty
- Chủ tịch Hội đồng quản trị
- 04 Ủy viên Hội đồng quản trị
2. Ban kiểm soát Công ty
- Trưởng ban kiểm soát
- 02 Uỷ viên ban kiểm soát
3. Ban Giám đốc điều hành
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
a. Giám đốc điều hành
b. Các phó Giám đốc:
- Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế, kỹ thuật
- Phó Giám đốc phụ trách thi công, an toàn
- Phó Giám đốc phụ trách Vật tư cơ giới
Bộ máy của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà được tổ chức
theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
G.ĐỐC ĐIỀU HÀNH
P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH PHỤ TRÁCH PHỤ TRÁCH
THI CÔNG KỸ THUẬT KINH TẾ, VTCG
PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG CHI NHÁNH TƯ
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KINH TẾ KỸ THUẬT VẬT TƯ VẤN ĐẦU TƯ XD
HCHÍNH KẾ TOÁN KẾ HOẠCH AN TOÀN CƠ GIỚI SODACO
Các đội BCH CT BCH CT BCH CT BCH CT TĐ BCH CT
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xiii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
xây lắp Nậm Mở 3 Toà nhà HH4 XM Hạ Long Bình Điền Tuyên Quang
Các tổ Các đội Các đội Các đội Các đội Các đội
xây lắp xây lắp xây lắp xây lắp xây lắp xây lắp
Trạm trộn BT Đội thi công Trạm trộn BT Trạm trộn BT Trạm trộn BT Đội vận
45m³/h HN cơ giới 45m³/h 30m³/h 45m³/h chuyển
Tầu hút
800m³/h
Trạm trộn
Bê tông 30m³/h
( Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà)
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến đa
chức năng. Được hình thành phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, sự phối hợp phân công nhiệm vụ
và chức năng của tưng phòng ban, Ban chỉ huy công trường và các đội xây lắp
trong bộ máy đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản. Từng người,
từng bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng với nhau
nhằm đảm bảo cho sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của Công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): do Đại Hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra
để quản lý Công ty. HĐQT có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Ban kiểm soát: do HĐQT bầu ra. Ban kiểm soát giúp HĐQT kiểm tra,
giám sát các công việc điều hành của Giám đốc, các Phó Giám đốc và phòng
ban trong Công ty.
Giám đốc điều hành: do HĐQT bổ nhiệm,là người đại diện hợp pháp
của Công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xiv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được giao.
Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: là người giúp Giám đốc quản lý, điều
hành hoạt động của Công ty trong lĩnh vực kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế, VTCG: là người giúp Giám đốc quản
lý, điều hành hoạt động của Công ty trong lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh, Tài
chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật về nhiệm vụ được
phân công.
Phó Giám đốc phụ trách Thi công: là người giúp Giám đốc quản lý, điều
hành hoạt động của Công ty trong lĩnh vực thi công, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phòng Tổ chức hành chính: giúp Giám đỗc về tổ chức cán bộ, công tác
kỷ luật, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ chính sách về lao động.
Phòng Tài chính - Kế toán: giúp Giám đốc về công tác kế toán, thống kê
tài chính, hạch toán tài sản, lương, tổ chức hạch toán, quyết toán báo cáo tài
chính.
Phòng Kỹ thuật an toàn: giúp Giám đốc trong công tác hồ sơ đấu thầu,
chỉ đạo công tác kỹ thuật, thi công an toàn lao động tại các công trình xây
dựng.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch: là đầu mối giúp Giám đốc trong công tác tiếp
thị, có trách nhiệm đầu tư, tổ chức ác nghiệp vụ cho cả Công ty và tổ chức điều
độ, đẩy mạnh việc thanh quyết toán bàn giao các công trình kịp thời.
Phòng Vật tư cơ giới: chịu trách nhiệm cung cấp vật tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, quản lý theo dõi số vật tư để đưa vào trong quá trình sản
xuất.
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ngoài các phòng ban trên, Công ty còn có các đội xây dựng trực tiếp và
các ban chỉ huy các công trường.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Đầu tư kinh doanh nhà ở và khu đô thị
- Đầu tư các công trình thủy điện nhỏ
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
- Xây dựng các công trình giao thông (đường bộ, cầu, sân bay)
- Xây dựng các công trình thủy lợi ( Đê, đập, kênh mương, hồ chứa, trạm bơm)
- Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, hệ thống điện
- Xây lắp hệ thống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp
- Khai thác nguyên vật liệu phi quặng
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng máy xây dựng
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội - ngoại thất đối với các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp
- Thiết kế kết cấu , hạ tầng kĩ thuật công trình dân dụng, công nghiệp
- Giám sát thi công xây dựng công trình dân công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
- Lập tổng dự toán xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ
thuật, KĐT, KCN
- Tư vấn lập hồ sơ thầu và lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng
- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thẩm tra dự án, kiểm tra thiết kế, thẩm tra tổng dự toán công trình
- Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính)
- Sản xuất và lắp đặt cửa kính, khung nhôm, cửa cuốn
- Sản xuất, lắp đặt vách ngăn, trần giá bằng mọi chất liệu, gia công lắp dựng
cửa hoa, cửa sắt, lan can inox
- Nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân.
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xvi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Quy trình sản xuất kinh doanh:
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, Công ty thường tự mình tìm kiếm
các công trình để thi công.
Quy trình hoạt động kinh doanh được tiến hành theo trình tự sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Xây lắp và
Đầu tư Sông Đà
Đấu thầu Lập kế hoạch Tiến hành Mua sắm vật
và nhận thầu xây lắp thi công liệu, thuê
xây lắp công trình xây lắp nhân công
Giao nhận công trình,
hạng mục công trình
hoàn thành
Duyệt, quyết toán
công trình, hạng mục
công trình
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xvii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Thanh lý hợp đồng,
bàn giao công trình
(Nguồn : Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà)
Sau khi đấu thầu thành công và nhận thầu các công trình, Phòng Kinh tế-
Kế hoạch sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch thi công, xây lắp công trình. Kế hoạch
sản xuất sẽ được trình lên Giám đốc duyệt rồi đưa xuống các Ban chỉ huy công
trình. Phó Giám đốc phụ trách Thi công sẽ là người chịu trách nhiệm chính
trong việc tổ chức, điều hành việc thi công công trình. Sau khi công trình hoàn
thành, tiến hành duyệt quyết toán công trình hoàn thành, giao cho khách hàng
và thanh lý hợp đồng xây lắp.
Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm của Công ty chính là các công trình, hạng mục công trình xây
dựng, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian xây dựng cũng như
sử dụng lâu dài và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Mặt khác, các công trình thường nằm
rải rác ở nhiều nơi, xa Công ty nên việc quản lý thi công chủ yếu do các đội, tổ
thi công chịu trách nhiệm, dưới sự giám sát của các cán bộ quản lý cấp trên.
Công tác thi công thường tiến hành ngoài trời nên đôi khi tiến độ và chất lượng
thi công chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.
Đặc điểm tiêu thụ:
Các công trình, hạng mục công trình Công ty thi công tại các địa điểm
mà chủ đầu tư yêu cầu nên thị trường của Công ty rất rộng lớn, trải khắp mọi
miền đất nước. Doanh thu các công trình, hạng mục công trình được xác định
dựa trên phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng.
1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xviii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông
Đà được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo mô hình này thì toàn
bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại Phòng Tài chính kế toán của
Công ty. Tại các đội xây lắp, thi công trực thuộc Công ty có nhân viên của
Phòng Tài chính kế toán là kế toán đội thi công được cử làm nhiệm vụ hạch
toán ban đầu như thu thập, kiểm tra, xử lý số liệu rồi gửi về Phòng Tài chính -
Kế toán Công ty. Kế toán Công ty sẽ tiến hành hạch toán dựa trên các số liệu
này.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư
Sông Đà
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ
TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN
TỔNG THANH NGÂN TIỀN TÀI CÔNG
HỢP TOÁN HÀNG MẶT SẢN TRÌNH
CÔNG NỢ CỐ ĐỊNH
(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà)
Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty bao gồm 10 người. Trong đó,
nhân sự được phân công thực hiện từng công việc cụ thể, cơ cấu phù hợp với
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xix
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
công việc, các phần hành kế toán. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ
và khoa học để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chức năng, nhiệm
vụ của nhân viên Phòng Tài chính kế toán :
Kế toán trưởng : trực tiếp quản lý các nhân viên và phân công công việc
trong phòng kế toán. Đồng thời Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc về mặt
cân đối tài chính Công ty, tham mưu đắc lực nhất về việc sử dụng vốn kinh
doanh để đạt hiệu quả tối ưu. Nhiệm vụ cụ thể của Kế toán trưởng :
- Tổ chức việc lập kế hoạch tài chính tín dụng.
- Phối hợp với các Phòng ban liên quan lập kế hoạch đầu tư, sản xuất...
- Thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban lãnh đạo
Công ty…
Phó phòng kế toán : kiểm tra, rà soát lại toàn bộ tính hợp lý của các hoá
đơn, chứng từ, số liệu khi đưa lên Kế toán trưởng.
Kế toán tổng hợp : ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ, tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng, theo dõi tình
hình tăng giảm tài sản, khấu hao tài sản. Đồng thời hàng quý lập báo cáo lên
cấp trên.
Kế toán tiền mặt : phụ trách thanh toán, theo dõi các nghiệp vụ liên quan
đến tiền mặt.
Kế toán Tài sản cố định : phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm tài sản
cố định, trích khấu hao tài sản cố định và theo dõi phân bổ những công cụ,
dụng cụ có giá trị tương đối lớn được phân bổ thành nhiều kỳ.
Kế toán ngân hàng : kế toán vay trả với ngân hàng, thu nộp ngân sách
Kế toán công trình: tổng hợp chi phí, giá thành của từng công trình.
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xx
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Kế toán thanh toán công nợ: theo dõi về thanh toán, vay trả công nợ,
thu, chi của nội bộ Công ty và bên ngoài, kê toán tiền lương và các khoản trích
theo lương : BHXH, BHYT.
1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
* Chính sách kế toán:
Chế độ kế toán : Công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, Chế
độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ báo
cáo tài chính tại Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002, Thông tư
105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003, Thông tư 23/2005/TT-BTC ngày
30/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán : Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung
Đơn vị tiền tệ : Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi sổ kế toán và lập
Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh không phải là
Đồng Việt Nam được quy đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ.
Hàng tồn kho (HTK) :
- Nguyên tắc đánh giá : giá gốc, bao gồm : chi phí mua và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được nguyên vật liêụ, công cụ dụng cụ đến
địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Phương thức hạch toán HTK : Kê khai thường xuyên.
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xxi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Phương pháp hạch toán thuế GTGT : Khấu trừ
Tài sản cố định (TSCĐ) :
TSCĐ của Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn
luỹ kế. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng áp dụng cho
tất cả các tài sản theo tỷ lệ tính toán để phân bổ nguyên giá trong suốt thời gian
sử dụng ước tính phù hợp với quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thời gian ước tính sử dụng cho mục đích tính toán này như sau :
- Nhà cửa, vật kiến trúc : 6 năm
- Máy móc, thiết bị : 3-10 năm
- Phương tiện vận tải : 8-10 năm
- Dụng cụ quản lý : 3-8 năm
- TSCĐ khác : 10 năm
Ghi nhận doanh thu :
Doanh thu đối với hợp đồng xây dựng dựa trên phương pháp xác định
phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng, căn cứ vào : Biên bản nghiệm thu
khối lượng thi công xây dựng hoàn thành được xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà
thầu, tư vấn giám sát; Giá trị thanh toán tương ứng với phần khối lượng thiết kế
được duyệt trong bảng thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành được A-B ký
chấp nhận thanh toán; Hoá đơn giá trị gia tăng phát hành được khách hàng chấp
nhận thanh toán.
Doanh thu đối với hoạt động kinh doanh khác được ghi nhận trên cơ sở
hoá đơn bán hàng phát hành và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không
phụ thuộc đã thu tiền hay chưa.
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xxii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư
các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng.
Trích l ập dự phòng: Công ty tiến trích lập các khoản dự phòng hàng quý.
* Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ :
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ dùng trong các Doanh nghiệp do Bộ
Tài chính ban hành. Đây là cơ sở cho việc hạch toán tại đơn vị, phù hợp với
quy định và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Các chứng từ bắt buộc như : Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Hoá đơn giá trị
gia tăng, Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn…
Một số chứng từ khác như : Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công,
Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng… được
thiết kế dựa trên mẫu được hướng dẫn (ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/
QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và phù hợp với đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Vận dụng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty
Công ty áp dụng chế độ tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và việc mở tài khoản chi tiết
tại Công ty phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nhân viên kế toán, thuận
tiện cho việc ghi sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu. Tuy nhiên, Công ty không sử
dụng tài khoản 623.
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xxiii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ví dụ tài khoản 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết
thành :
15408- Công trình Thanh thiếu niên Tuyên Quang.
15410- Công trình Nhà khách Kim Bình
15415- Công trình Thuỷ điện Bình Điền
15421- Toà nhà hỗn hợp HH4
v.v...
* Vận dụng tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty
Công ty sử dụng hình thức kế toán máy với phần mềm kế toán SAS
(Song Da Accounting System) áp dụng chung cho cả Tổng Công ty Xây dựng
Sông Đà và áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung.
Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty
như sau :
Sơ đồ 1.4 : Quy trình ghi sổ tại
Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xxiv
Chứng từ gốc hoặc bảng tổng
hợp chứng từ gốc cùng loại
Nhật ký chung
Sổ quỹ,
báo cáo quỹ
Sổ chi tiết,
thẻ chi tiết
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
(Nguồn : Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà)
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
Hệ thống Số kế toán chi tiết, Sổ kế toán tổng hợp đã cung cấp được
thông tin về hoạt động của Công ty. Sổ chi tiết mở theo yêu cầu của Công ty
nhằm tập hợp chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Sau khi số liệu được cập nhật vào Sổ Nhật ký chung sẽ được chuyển
vào Sổ Cái các tài khoản. Ngoài ra, Công ty còn lập các Sổ chi tiết theo dõi tình
hình nhập - xuất - tồn cho từng loại hàng hoá, Sổ chi tiết theo dõi tài sản cố
định, Sổ chi tiết theo dõi chi phí các công trình xây dựng cơ bản.
* Vận dụng tổ chức hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty
Hệ thống báo cáo tài chính được sử dụng tại Công ty gồm :
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Đỗ Thuỳ Thương - Kế toán 47C
xxv
Sổ cái tài khoản
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết