Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao lãi suất huy động lại tăng cao? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.32 KB, 3 trang )

Vì sao lãi suất huy động lại tăng cao?
Huy động vốn của toàn ngành tiếp tục tỏ ra vượt trội so với tăng trưởng tín
dụng nhưng thời gian gần đây nhiều ngân hàng trên thị trường lại ráo riết
huy động vốn bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Phải chăng thanh khoản của các
ngân hàng đang có vấn đề?
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 7/9, tăng trưởng tín dụng
toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 1,82%, trong khi đó tăng trưởng huy động vốn
vẫn gấp hơn 10 lần tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy, dòng vốn trong ngân
hàng vẫn đang “dư thừa” nhưng các ngân hàng vẫn rất thận trọng khi cho vay vốn
ra nền kinh tế. Trong bối cảnh đó nhiều ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn bằng
cách đưa lãi suất huy động lên vượt trần để hút khách hàng.

Lãi suất huy động lên tới 13%

Khác với những lần tăng lãi suất huy động trước đây, đợt tăng lãi suất huy động
lần này lại bắt đầu từ các ngân hàng thương mại cổ phần lớn. Cụ thể, sau khi ACB,
Eximbank lần lượt đẩy lãi suất lên mức cao nhất từ 12,8-13%/năm, thì 1-2 ngày
trở lại đây, thị trường lại đón nhận thêm ngân hàng thương mại lớn là Sacombank
tăng lãi suất huy động VND lên tới 13%/năm.

Tương tự ACB và Eximbank, mức lãi suất này được Sacombank áp dụng cho kỳ
hạn 13 tháng. Không chỉ nâng lãi suất trung và dài hạn lên cao, nhiều ngân hàng
trên thị trường cũng đã đưa lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên tới từ 12,3 -
12,5%/năm.

Ngoài 3 ngân hàng trên thì còn có một số ngân hàng thương mại cổ phần khác
tham gia vào cuộc đua này Nhưng có một thực tế là đợt tăng lãi suất huy động
lần này chỉ bắt đầu nóng hơn sau khi Thông tư 21 nhằm siết hoạt động cho vay
trên thị trường liên ngân hàng có hiệu lực khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh huy
động vốn tại thị trường dân cư.


Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong tuần đầu tiên Thông tư 21 có
hiệu lực, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm rất mạnh. Cụ thể,
doanh số giao dịch bằng VND chỉ đạt xấp xỉ 49.698 tỉ đồng, giảm 58% so với tuần
trước đó.

Theo lý giải của lãnh đạo một ngân hàng thương mại, việc đưa lãi suất huy động
lên cao sẽ giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn tốt hơn. Khi có nguồn vốn
dồi dào sẽ giúp các ngân hàng đảm bảo duy trì các chỉ số an toàn tài chính tốt hơn,
đồng thời cũng sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm. Hơn nữa, với
diễn biến lạm phát hiện tại, các ngân hàng cũng sẽ dự báo lạm phát sẽ quay trở lại
trong năm 2013.

“Có thể mức lạm phát trong năm 2013 không cao nhiều hơn so với năm 2012
nhưng việc đẩy lãi suất lên cao như hiện nay sẽ giúp ngân hàng có thêm nhiều vốn
hơn để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Còn Giám đốc Ban vốn và kinh doanh vốn của một ngân hàng thương mại lớn trên
thị trường cho rằng, bên cạnh nguyên nhân tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng
thì một nguyên nhân cũng khá quan trọng là do trước đây nhiều ngân hàng thương
mại đã vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước, thì nay đã đến kỳ hạn trả nợ, vì
vậy, ngân hàng phải tăng huy động để có nguồn tiền chi trả.

Cùng với đó là những khó khăn của kinh tế vĩ mô, cầu tiêu dùng chưa khởi sắc, đã
khiến nhiều khoản vay của doanh nghiệp không trả được đúng hạn, trong khi đó,
ngân hàng vẫn phải trả cả gốc và lãi vay cho người gửi tiền cho nên các ngân hàng
phải tăng huy động để trả cho người gửi tiền.

Thanh khoản của ngân hàng “có vấn đề”


Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên gia tài chính ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu cho
rằng, việc ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên cao cho thấy thanh khoản của một
số ngân hàng đang có vấn đề và nhiều khả năng những ngân hàng đó đang “đói
vốn”.

Có thể nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng đói vốn là do nợ xấu tăng cao và điều
này quay ngược trở lại ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra,
vốn huy động của các ngân hàng nhiều khi cũng chỉ là vốn ảo, nên làm cho tình
trạng thiếu thanh khoản của các ngân hàng ngày càng trầm trọng.

×