Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Thẩm quyền của TAND cấp huyện trong giải quyết các vụ việc dân sự và thực tiễn tại TAND huyện Hiệp Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.7 KB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

MC LC
Ni dung
A. LỜI NÓI ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục của chuyên đề
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC
VỤ VIỆC DÂN SỰ
1.1. Những vấn đề lý luận về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân
dân
1.1.1. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án nhân dân
1.1.2. Ý nghĩa của xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải
quyết các vụ việc dân sự
1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền dân
sự của tòa án nhân dân


1.3. Lịch sử thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ việc dân sự
1.4. Vai trò của Tòa án nhân dân trong giải quyế các vụ việc dân sự
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN
DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN HIỆP HÒA, BẮC GIANG
2.1. Thực trạng quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp
huyện
2.1.1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa
án nhân dân cấp huyện
2.1.2. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ dân sự của Tòa án
nhân dân cấp huyện
2.1.3. Quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án
nhân dân cấp huyện
2.2. Thực tiễn áp dụng thẩm quyền dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Hiệp Hòa, Bắc Giang
2.2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy TAND huyện Hiệp Hòa
2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
2.2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung
2.2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án

1
1
2
2
2
3

3
3

4
5
6
8
10

10
10
12
13
43
43
43
44
44
47

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu

__________________________________________________________________

2.2.1.2.3. Nhim vụ, quyền hạn của Phó Chánh án
2.2.1.2.4. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Thẩm phán
2.2.1.2.5. Nhiệm vụ, quyền hạn các chức danh khác
2.2.1.3. Nhiệm vụ cơ bản hoạt động trong thẩm quyền dân sự
2.2.2. Giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa Bắc Giang
2.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết vụ, việc dân sự tại Tòa án nhân dân huyện
Hiệp Hòa - Bắc Giang
2.2.2.2. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Hiệp
Hòa - Bắc Giang
2.2.3. Đánh giá hoạt động thực hiện thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân
dân huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
2.2.3.1. Thành tựu của Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa trong giải quyết
vụ việc dân sự
2.2.3.2. Ưu điểm
2.2.3.3. Tồn tại, hạn chế
2.2.3.4. Nguyên nhân của ưu điểm, tồn tại, hạn chế
CHƯƠNG 3. GIẢI PHAP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM
QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tịa án nhân dân
3.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án nhân dân
cấp huyện trong giải quyết vụ việc dân sự
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc
dân sự của Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
KẾT LUẬN

47
48
49

53
54
54
55
58
58
29
60
60
61
61
62
63

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

DANH MC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Hiến pháp năm 2013
Bộ luật dân sự năm 2005
Bộ luật dân sự năm 2015
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Luật Trong tài Thương mại 2010
Luật Thương mại 2005
Luật Thi hành án dân sự 2008
Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2014

Luật tổ chức Tòa án 1960
Luật tổ chức Tòa án 2002
Luật tổ chức Tòa án 2014
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
Giáo trình Luật tố tụng dân sự
Quy chế làm việc của Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hịa - Bắc
Giang
Báo cáo cơng tác hàng năm (Từ năm 2013-2017) của Tòa án nhân
dân huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

DANH MC CỤM TỪ VIẾT TẮT
1
2

3
4

TAND
HĐND
UBND
THADS

Tòa án nhân dân
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Thi hành án dân sự

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

A. LI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, bằng hoạt động xét xử nói chung, giải quyết các vụ
việc dân sự nói riêng, Tịa án đã góp phần tích cực bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, so với các
lĩnh vực như hình sự, hành chính thì trong lĩnh vực dân sự, số lượng vụ việc đã
được giải quyết tại TAND nói chung và TAND cấp huyện nói riêng là rất lớn,
nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đang trong giai đoạn phát triển nên
mâu thuẫn, tranh chấp trong cuộc sống hằng ngày cịn có chiều hướng gia tăng, vai
trị của Tịa án trong lĩnh vực này rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân, đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của xã hội.
Bộ luật Tố dụng dân sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua
ngày 25/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/7/2016 đã làm rõ thẩm quyền dân sự của
Tòa án. Đồng thời phù hợp với các luật và bộ luật khác đã quy định. Cũng từ đó mà
quyền lợi, trách nhiệm của những người tham gia tố tụng được quy định cụ thể chi
tiết, thuận lợi khi tham gia tố tụng, tuy nhiên vẫn còn một số vụ án dân sự gặp nhiều
khó khăn trong khi giải quyết và thời gian giải quyết vẫn kéo dài chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế. Để hiểu rõ hơn về thẩm quyền của TAND cấp huyện trong
việc giải quyết các vụ việc dân sự em đã lựa chọn đề tài: “Thẩm quyền của TAND
cấp huyện trong giải quyết các vụ việc dân sự và thực tiễn tại TAND huyện Hiệp
Hòa” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành liên quan trực
tiếp đến vấn đề thẩm quyền của TAND cấp huyện trong việc giải quyết các vụ, việc
dân sự, thực tiễn xét xử của TAND cấp huyện, mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm
làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất và nội dung của chế định thẩm của
TAND cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, chỉ ra những bất cập, hạn
chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật về thẩm quyền dân sự của Tòa án cấp
huyện, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về thẩm của TAND
cấp huyện trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, tiền đề cho cải cách tư pháp,
tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, bình đẳng,

văn minh.

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

3. i tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các quy phạm pháp luật hiện hành liên
quan trực tiếp đến vấn đề thẩm quyền của TAND cấp huyện trong việc giải quyết
các vụ, việc dân sự, đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung
và những văn bản có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các quy định pháp luật về thẩm
quyền dân sự của Tịa án. Ngồi những lý luận chung về thẩm quyền dân sự của
TAND cấp huyện, phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề tập trung vào quy
định của pháp luật về thẩm dân sự trong xét xử của TAND cấp huyện theo quy định
Bộ Luật tố tụng dân sự và vấn đề thực hiện thẩm quyền của TAND cấp huyện trong
thực tiễn giải quyết các vụ, việc dân sự.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: phân tích quy phạm, diễn giải, quy nạp, so sánh ...

là các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học pháp luật.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thẩm quyền của TAND cấp huyện trong
giải quyết các vụ việc dân sự
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thẩm quyền dân sự và thực tiễn áp dụng
tại TAND huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền dân sự của TAND
cấp huyện.

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

B. NI DUNG
CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

1.1. Những vấn đề lý luận về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án
nhân dân
1.1.1. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án nhân dân
Phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp
luật quy định được hiểu là thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đó. Trong hệ
thống các cơ quan tư pháp thì Tịa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu.
Tòa án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự,
hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp luật, bảo
đảm sự công bằng xã hội. Việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm khoa học về thẩm
quyền của Tòa án và thẩm quyền dân sự của Tòa án có ý nghía thiết thực trong việc
xây dựng và thực hiện các quy định về thẩm quyền của Tòa án.
Trong tiếng Việt, thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một
vấn đề theo pháp luật. Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp
các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ
thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Ở một số nước trên thế giới, thuật
ngữ này cũng được sử dụng với nghĩa tương tự. Điểm chung về thẩm quyền của
Tòa án đều được các nước thừa nhận là quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong
phạm vi pháp luật cho phép và quyền hạn trong việc đưa ra các quyết định khi giải
quyết vụ việc đó. Quyền xem xét giải quyết vụ việc và quyền ra các quyết định khi
giải quyết vụ việc đó là hai nội dung quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau
tạo thành thẩm quyền của Tòa án.(1)
Ở Việt Nam, xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa án cho nên
quan niệm về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự cũng có những điểm khác
biệt. Khái niệm về thẩm quyền của Tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm
quyền theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án các cấp và thẩm quyền của Tịa án theo
lãnh thổ. Trên có sở đó, thẩm quyền dân sự của Tòa án được định nghĩa như sau:

1()

. Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản: Công an nhân dân năm 2017


___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

Thm quyn dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và
quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố
tụng dân sự của tòa”.
Khác với thẩm quyền xét xử hình sự và thẩm quyền xét xử hành chính của
Tịa án, thẩm quyền dân sự của Tịa án có những đặc điểm sau:
- Tịa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải
quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính
tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau;
- Thẩm quyền dân sự của Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như Tòa án độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vơ tư, khách quan v.v. thì Tòa án khi xem xét
giải quyết các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạn của
đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của Tòa án được giới

hạn bởi yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thỏa thuận của họ về
những vấn đề có tranh chấp. (2)
1.1.2. Ý nghĩa của xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải
quyết các vụ việc dân sự.
Việc xác định thẩm quyền của TAND trong giải quyết vụ việc dân sự là một
cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa
Tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tịa với nhau, góp phần tạo điều kiện cần
thiết cho Tịa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao
được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm
quyền của TAND trong giải quyết vụ việc dân sự một cách hợp lý, khoa học còn tạo
thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tịa
án, giảm bớt những phiền hà cho đương sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của TAND cấp huyện trong việc giải
quyết vụ việc dân sự một cách hợp lý và khoa học cịn có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ
ở mỗi Tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho
Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.

2()

. Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản: Công an nhân dân năm 2017

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


9

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

To iu kiện thuận lợi cho việc thi hành án dân sự, đảm bảo sự phối hợp
giữa Tòa án và cơ quan thi hành án và thuận lợi cho các đương sự trong việc tham
gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án.
1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền sơ
thẩm dân sự của Tòa án nhân dân
Việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các
Tòa án được dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:
- Bảo đảm đường lối chính sách của Đảng về hoạt động tư pháp.
- Tính chất phức tạp của từng loại vụ việc. Theo đó, những vụ việc mang tính
chất phức tạp (như: một số vụ việc có yếu tố nước ngồi ...) sẽ thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND cấp tỉnh, còn những vụ việc đơn giản hơn sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự độc lập,
khách quan của cán bộ Tịa án.
- Sự thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc. Việc giải quyết
các vụ việc dân sự ở TAND cấp huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự
trong việc tham gia vào quá trình tố tụng như cung cấp chứng cứ, đi lại, có mặt khi
được Tịa án triệu tập.
Các quy định cụ thể đã được quy định tại:
- Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định nhiệm vụ của TAND: “bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
- Điều 2 Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định “... Tòa án nhân danh nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác
theo quy định của pháp luật; ...”
- Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của TAND
cấp huyện:
“1. TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều
28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của
Bộ luật này;

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều

27 của Bộ luật này;
b) u cầu về hơn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều
31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà
có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan
đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ
quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái
pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, muôi con nuôi và giám hộ giữa công
dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư
trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định
khác của pháp luật Việt Nam”.
1.3. Lịch sử thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ việc dân sự
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989
- Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1960, thời kỳ đầu tiên nói đến Sắc lệnh số 13
ngày 24/01/1945 về tổ chức các Tòa án và ngạch thẩm phán và Sắc lệnh số 51 ngày
17/4/1946. Đây là những văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tố tụng dân sự của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hai văn bản này đã đề cập đến vấn đề thẩm
quyền Tòa án sơ cấp (ở các quận).
- Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1989, trong thời kỳ này, đáng chú ý nhất là
các văn bản: Luật Tổ chức TAND năm 1960, Công văn số 03-NCPL ban hành ngày
03/03/1966 của TAND tố cao hướng dẫn trình tự giải quyết việc ly hôn; Thông tư số
39-NCPL ngày 21/01/1972 của TAND tối cao hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và
tạm xếp những việc kiện về hơn nhân và gia đình và tranh chấp về dân sự... Trong
những văn bản pháp luật nói trên, vấn đề phân định thẩm quyền các cấp tòa bắt đầu

được quy định.

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

Nh vy, việc nghiên cứu các quy định về thẩm quyền của TAND cấp huyện
trong giải quyết vụ việc dân sự trong giai đoạn từ 1945 đến 1989 cho thấy các quy
định trong thời kỳ này đã đặt ra quy tắc để xác định thẩm quyền của TAND cấp
huyện trong giải quyết vụ việc dân sự có điều kiện tốt nhất để giải quyết các vụ kiện
tại cấp huyện.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004
Trong thời gian này, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày
29/11/1989 được ban hành có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/1990 là văn bản pháp
luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án lao động năm 1996 đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc
giải quyết các tranh chấp kinh tế và lao động. Ba pháp lệnh về thủ tục tố tụng đều xây
dựng những quy định về thẩm quyền sở thẩm dân sự của Tịa án cấp huyện.

Theo đó, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa
án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa
án, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh (Điều 11 Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự 1989, Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế 1994 và Điều 12 Pháp lệnh thụ tục giải quyết các vụ án lao động 1996).
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án được quy định cụ thể tại các
Điều 33, 34, 35 và 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Do cịn có những hạn chế
nhất định nên năm 2011 Bộ luật tố tụng dân sự đã đã sửa đổi bổ sung cho phù hợp
và có hiệu lực ngày 01/01/2012. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 đã quy định về
thẩm quyền của Tòa án mở rộng hơn những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của
Tòa án và tăng thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
Hiện nay, để thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, đổi mới cải cách thủ tục
tố tụng dân sự theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc
trong thực tiễn để giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, kịp thời. Quốc
hội đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 có hiệu
lực ngày 01/7/2016, Đáng chú ý, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có sự thay đổi
lớn là Tịa án khơng được từ chối u cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có
điều luật để áp dụng. Thẩm quyền dân sự của Tòa án được quy định tại Điều 26, 27.

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12


GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

28, 29, 30, 31, 32, 33 và thẩm quyền dân sự của TAND cấp huyện được quy định tại
Điều 35 Bộ luật này.
1.4. Vai trò của Tòa án nhân dân trong giải quyết các vụ việc dân sự
- Về mặt pháp lý: Trong pháp luật nước ta, TAND có vai trị rất quan trọng
trong việc thực hiện quyền hành pháp. Tòa án là cơ quan tư pháp có quyền nhân
danh ý chí quyền lực của nhà nước khi xét xử các vụ tranh chấp dân sự và ra quyết
định về các việc dân sự. Các bản án và quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp
luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tôn trọng và thực hiện. Trong
trường hợp bản án không được tự nguyện thi hành sẽ bị cưỡng chế bởi quyền lực
nhà nước. Khi có những mâu thuẫn, tranh chấp dân sự xảy ra có nguy cơ đe dọa làm
sai lệch tính hợp lý, công bằng của pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân, tổ chức ... thì được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của
TAND. Những mâu thuẫn, tranh chấp dân sự xảy ra khi không thể giải quyết được
bằng những phương thức khác như hịa giải, thương lượng, trọng tài thương mại
v.v... thì TAND là “công cụ” duy nhất để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp
dân sự đó một cách hiệu quả.
Tịa án nhân dân có vai trị đặc biệt trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền
công dân, quyền con người.
- Về mặt xã hội: Dù ở chế độ xã hội nào thì sự hình thành, tồn tại và phát triển
của TAND cũng đều có một vai trị hết sức quan trọng, như ta đã thấy, trong các bản
Hiến pháp của nước ta đều quy định về vai trị, vị trí, chức năng nhiệm vụ của TAND,
trong phạm vi chức năng của mình, TAND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền cơng dân, quyền con người v.v... Tịa án nhân dân
đã giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp dân sự trong xã hội đời sống của

người dân đem lại sự cơng bằng, dân chủ, văn minh cho người dân nói riêng và cũng
như cho toàn xã hội. Việc giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp trong đời
sống xã hội của người dân đã góp phần vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền để từ
đó làm nền tảng cho sự phát triển đi lên của đất nước xã hội chủ nghĩa với phương
châm “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” và là cơ sở để hợp
tác quốc tế tạo đà phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta.
- Về mặt kinh tế: Trên thực tế cho thấy phương thức giải quyết các mâu thuẫn,
tranh chấp dân sự ngoài phương thức thương lượng, hịa giải thì phương thức lựa
chọn TAND để giải quyết vẫn được các đương sự lựa chọn nhiều nhất bởi: Hiệu quả

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

gii quyt các mâu thuẫn, tranh chấp cao và chi phí cho việc giải quyết các mâu
thuẫn, tranh chấp đó thấp hơn so với các phương thức khác.

___________________________________________________________
Lớp Luật K48


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

CHNG 2.
THC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN HIỆP HÒA, BẮC GIANG
2.1. Thực trạng quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân
cấp huyện
2.1.1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án
nhân dân cấp huyện
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có
u cầu Tịa án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.
Thẩm quyền giải quyết việc dân sự được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 35
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
“2. TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1,2,3,4,6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27
của Bộ luật này;
b) u cầu về hơn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định quy định tại khoản 1 và
khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật
này”.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết việc dân sự như sau:
- Những yêu cầu về dân sự: Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên
bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Yêu cầu thông báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; Tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên
bố một người là đã chết; Yêu cầu tuyên bố văn bản cơng chức vơ hiệu; Cơng nhận
kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án; u cầu cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt
Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô
chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 470 của Bộ luật
này; Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung
để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự; Các yêu

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu

__________________________________________________________________

cu khỏc về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức khác theo quy định của pháp luật.(3)
- Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình: u cầu hủy việc kết hơn trái pháp
luật; u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly
hôn; Công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau kh
ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ
quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình; u
cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom
con sau khi ly hôn; Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; Yêu cầu liên quan đến
việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình; Cơng nhận
thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã
được thực hiện theo bản án, quyết định của Tịa án; Tun bố vơ hiệu thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình; u
cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình; Các u cầu khác về hơn nhân và gia đình, trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
(4)

- Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại: Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của
Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp
luật về doanh nghiệp; Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
(5)

- Những yêu cầu về lao động: Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước
lao động tập thể vô hiệu; Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. (6)
Những yêu cầu trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải

ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm
quyền giải quyết của TAND cấp huyện. TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân
Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn giữa công dân Việt
nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu
3()

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.
5()
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.
6()
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.
4()

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________


vc biờn giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các quy
định khác của pháp luật Việt Nam.(7)
2.1.2. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ dân sự của Tòa án
nhân dân cấp huyện
Vụ dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đương sự tự bảo vệ hoặc thông qua người đại diện
hợp pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Thẩm quyền dân sự của TAND cấp huyện giải quyết việc dân sự được quy
định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
“1. TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều
28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của
Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết vụ dân sự như sau:
- Tranh chấp về dân sự: Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với
cá nhân; Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; Về giao
dịch dân sự, hợp đồng dân sự; Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ, trừ
trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp về thừa kế tài sản; Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào
nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước; Tranh chấp đất đai theo quy
định của pháp luật về đất đai; Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng
theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng; Tranh chấp liên quan đến hoạt
động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí; Tranh chấp liên
quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi
hành án dân sự; Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh tốn phí tổn đăng
ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; Các

tranh chấp khác về dân sư, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,
tổ chức khác theo quy định của pháp luật. (8)
7()
8()

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

Cỏc tranh chấp về hơn nhân và gia đình: Ly hơn, tranh chấp về nuôi con, chia
tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn; Tranh chấp về chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con
sau khi ly hôn; Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha,
mẹ; Tranh chấp về cấp dưỡng; Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Tranh chấp về nuôi con nuôi, chia tài sản của
nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi

hủy kết hôn trái pháp luật; Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường
hợp thuộc thẩm quyền giải quyết các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp
luật.(9)
Những tranh chấp trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, trừ trường hợp tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám
hộ giữa công dân Việt nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.(10)
2.1.3. Quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án
nhân dân cấp huyện
Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại TAND cấp huyện được quy định từ
Điều 186 đến Điều 269 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
2.1.3.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
2.1.3.1.1. Khởi kiện vụ án dân sự
Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể
khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn u cầu Tịa án có thẩm
quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.
Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ
thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở pháp lý làm phát
sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Khơng có hoạt động khởi kiện thì cũng
khơng có q trình tố tụng dân sự cho các giai đoạn tiếp theo. Tòa án chỉ thụ lý giải
quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể.
9()

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nhà xuất bản Lao động.


10()

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

iu kin khởi kiện vụ án dân sự: Điều 186 và Điều 187 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015 đã quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự và đồng thời cũng là điều
kiện khởi kiện vụ án dân sự. Vì vậy, các chủ thể khởi kiện phải đáp ứng được các
điều kiện khi thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự, cụ thể:
- Về chủ thể khởi kiện: Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo
quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Các chủ
thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do
pháp luật quy định.
+ Trường hợp chủ thể là cá nhân, khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực
hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp.
Đối với những cá nhân khơng có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải
được bảo vệ thì họ khơng thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại
diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi

khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc
tranh chấp (Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Quy định này hoàn toàn
phù hợp với nguyên tức tự định đoạt trong tố tụng dân sự, nó khơng cho phép người
không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. (11)
+ Trường hợp chủ thể là cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi
kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị
xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra các cơ quan tổ chức còn khởi kiện vụ án dân
sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài những trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ
án về hơn nhân và gia đình theo quy định tại các điều 10, 51, 84, 86, 92, 102 và 119
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định các cơ
quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi
kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích cơng cơng, lợi ích của Nhà nước
thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Cơ quan quy định tại Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 là các cơ quan nhà nước như UBND các cấp, các bộ, ngành ở trung ương,
các sở, ngành ở địa phương, các cơ quan chuyên môn khác ở từng lĩnh vực như cơ
quan thuế, thị trường, dân số, môi trường, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp
v.v... có tư cách pháp nhân. Các bộ phận, đơn vị, văn phịng đại diện của các cơ
11()

. Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản: Công an nhân dân năm 2017

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

quan nh nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào cơ quan
nhà nước không phải là pháp nhân, khơng có quyền khởi kiện vụ án dân sự. Các tổ
chức quy định trong Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là các tổ chức kinh tế,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chưc xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp v.v... bao gồm các tổ chức có tư cách pháp
nhân và các tổ chức khơng có tư cách pháp nhân. Các tổ chứ khơng có tư cách pháp
nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được páp luật quy định có
quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các tổ chức khơng có tư
cách pháp nhân là một bộ phận của doanh nghiệp, hợp tác xã như tổ, đội, chi nhánh,
văn phịng đại diện v.v... khơng được pháp luật quy định có quyền tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập thì khơng được tự mình khởi kiện vụ án dân sự.
(12)

- Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để giải
quyết tốt các vụ án dân sự, Tịa án có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ cho các
chủ thể khởi kiện thực hiện hành vi khởi kiện vụ án đúng quy định của pháp luật.
Yêu cầu pháp luật đặt ra là việc khởi kiện phải đúng thẩm quyền xét xử về dân sự
của Tòa án, cụ thể là:
+ Vụ án chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
quy định tại các điều 26, 28, 30, 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết

quy định tại các điều 35, 36, 37, 38 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Vụ án được khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy
định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải
quyết trước thì chủ thẻ khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu
quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó như:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất, theo điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định
tranh chấp quyền sử dụng đất phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn. Như vậy, tranh chấp quyền sử dụng đất chỉ sau khi hòa giải tại Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới
được khởi kiện ra Tịa án u cầu giải quyết; Tranh chấp lao động, theo quy định tại
Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 201, Điều 205 Bộ luật lao động
năm 2012, đối với các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người
12()

. Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản: Công an nhân dân năm 2017

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu

__________________________________________________________________

s dng lao động phải qua hòa giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về
lao động huyện, quận, thị xã, thành phối thuộc tỉnh cử tiến hành hòa giải. Đối với
tranh chấp lao động tập thể về quyền phải qua chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
trước, các bên không đồng ý với quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện hoặc quá
thời hạn mà chủ tịch UBND cấp huyện khơng giải quyết thì các bên có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết. (13)
- Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của Tịa án
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ
trường hợp có quy định khác của pháp luật.
Nếu sự việc đã được Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương
sự không được khởi kiện vụ án nữa, trừ các trường hợp sau đây:
+ Bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn;
+ Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường
thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản;
+ Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử
dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do
chưa đủ điều kiện khởi kiện;
+ Các trường hợp khác pháp luật quy định.
Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một
vụ án dân sự. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ án dân sự của Tịa án được nhanh
chóng và đúng đắn. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự
tại Điều 188 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân,
cơ quan, tổ chức khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau
trong cùng một vụ án;
- Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện đối với một cá nhân,
một cơ quan, một tổ chức khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan

đến nhau trong cùng một vụ án.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại Điều 187 Bộ luật dân
sự năm 2015 có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau
để giải quyết trong cùng một vụ án.
13()

. Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản: Công an nhân dân năm 2017

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

Hỡnh thc khởi kiện vụ án dân sự: Theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi
kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án phải rõ ràng, đầy đủ. Nội dung đơn khởi kiện
phải trình bày được những vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 189 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015. Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài
liệu, chứng cứ để chứng minh cho những u cầu của mình là có căn cứ và hợp

pháp. Tùy theo từng loại vụ việc cụ thể, người khởi kiện phải gửi kèm đơn khởi
kiện các chứng cứ, tài liệu cần thiết như sau:
+ Đối với tranh chấp về hợp đồng: Bản hợp đồng do các bên kí kết hoặc giấy
tờ xác nhận các bên đã giao kết hợp đồng, các chứng cứ, taiflieeuj có liên quan khác.
+ Đối với các tranh chấp về hơn nhân và gia đình: Giấy chứng nhận sở hữu
tài sản chung của vợ chồng hoặc sở hữu riêng của từng người, các chứng cứ, tài liệu
khác có liên quan.
+ Đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Các chứng cứ,
tài liệu xác định có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại, lỗi của người bị hại, bản
kê những thiệt hại thực tế xảy ra kèm theo các hóa đơn, chứng từ chi sửa chữa, khắc
phục thiệt hại, các giấy tờ tài liệu khác.
+ Đối với tranh chấp về thừa kế: Di chúc nếu có, giấy chứng tử của người để
lại di sản, bản kê khai các di sản và các giấy tờ sở hữu của người để lại di sản, giấy
khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, hộ khẩu, giấy giao nhận nuội con nuôi để xác
định diện và hàng thừa kế.
- Việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự: Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật dân
sự năm 2015, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
đến Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án qua bưu điện;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thơng tin điện tử của Tịa án.
Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có
dấu bưu điện nơi gửi. Nếu gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn. Trường
hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ luật dân sự năm
2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án trước đó đã thụ lý.
2.1.3.1.2. Thụ lý vụ án dân sự
a) Khái niệm và ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự:

___________________________________________________________
Lớp Luật K48


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

Th lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kienj và vào
sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.
Theo Điều 191 và 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sau khi nhận được
đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì Tịa án phải ghi vào sổ nhận
đơn và chánh án Tịa án phải phân cơng một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong
thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của
mình thì Tịa án phải báo cáo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án
phí. Sau khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì
Tịa án quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lí vụa án dân sự. Các hoạt động đó
của Tịa án được gọi là thụ lí vụ án dân sự.
Thụ lý vụ án là cơng việc đầu tiên của Tịa án trong q trình tố tụng. Nếu
khơng có việc thụ lý vụ án của tịa sẽ khơng có các bước tiếp theo của quá trình tố
tụng. Thụ lý vụ án dân sự báo gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem
xét và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.
Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lí quan trọng vì nó đặt trách nhiệm
cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lí vụ án,
thẩm phán triệu tập các đương sự đến Tòa án để xác minh và hòa giải; đối với

những việc pháp luạt quy định khơng được hịa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện
hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
Thụ lý vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời
những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế,
lao động và hơn nhân gia đình; giải quyết kịp thời mâu thuẫn, tranh chấp trong nội
bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó Tịa
án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.
Ngồi ra, việc Tịa án thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định
các thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự.
b) Thủ tục thụ lý vụ án dân sự
- Nhận đơn khởi kiện và xử lý đơn khởi kiện
Theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Tòa án phải nhận
đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện hoặc gửi
trực tuyến và phải ghi vào sổ nhận đơn. Khi nhận đơn khởi kiện theo các hình thức
pháp luật quy định thì Tòa án phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn hoặc thông
báo cho người khởi kiện biết. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

23

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu

__________________________________________________________________

n khi kiện, thẩm phán được phân công phải xem xét đơn và có một trong các
quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý và vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi
kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Theo Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, trong trường hợp
đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán thơng báo cho người khởi kiện biết để họ sửa
đổi, bổ sung trong một thời hạn do thẩm phán ấn định nhưng không quá 1 tháng;
trong trường hợp đặc biệt, thẩm phán có thể gia hạn nhưng khơng q 15 ngày.
Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán tiếp tục làm thủ tục thụ lý
vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của thẩm phán thì thẩm phán trả
lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. (14)
- Xác định tiền tạm ứng án phí và thơng báo cho người khởi kiện
Theo Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, sau khi nhận đơn
khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tịa án thì thẩm phán phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo
ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí
trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán dự tính số tiền tạm
ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền
tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. (15)
- Vào sổ thụ lý vụ án dân sự và thông báo việc thụ lý vụ án
Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì

thẩm phán thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm
ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo.
14()
15()

.Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản: Cơng an nhân dân năm 2017.
. Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam - Nhà xuất bản: Công an nhân dân năm 2017.

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

24

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

Trong thi hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán phải
thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cho viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý
vụ án (Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
2.1.3.1.3. Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự

a) Những trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện
Khi xem xét thụ lý vụ án, nếu thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều
kiện khởi kiện nên không thể thụ lý được vụ án thì thẩm phán trả lại đơn khởi kiện
và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện. Khi trả lại đơn khởi kiện,
thẩm phán phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời
gửi cho việc kiểm sát cùng cấp.
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán có
quyền trả lại đơn kiện cho người nộp đơn trong các trường hợp sau:
- Người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện hoặc khơng có đủ năng lực
hành vi dân sự;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tịa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác;
- Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 172 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí
cho Tịa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;
- Chưa đủ điều kiện khởi kiện;
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án;
- Người khởi kiện khơng sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của
thẩm phán;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
b) Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn
khởi kiện
Theo Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp có
quyền kiến nghị với chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Ngay sau khi nhận
được đơn khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, chánh án phải phân
công một thẩm phán khác xem xét giải quyết khiếu nại, kiến nghị.


___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

25

GVHD: TS.

Nguyn Th Hu
__________________________________________________________________

Trong thi hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phân cơng, thẩm phán
mở phiên tịa họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị với sự tham gia của đại
diện viện kiểm sát cùng cấp và đương sự; trường hợp đương sự vắng mặt thì thẩm
phán vẫn tiến hành phiên họp. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, ý kiến của đại diện
viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, thẩm phán có quyết định. Tùy
trường hợp thẩm phán ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông
báo cho đương sự, viện kiểm sát cùng cấp hoặc nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ để thụ lý vụ án dân sự.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lời
khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của thẩm phán, người khởi kiện có
quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền kiến nghị với chánh án Tòa án trên một cấp
trực tiếp xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị
về việc trả lại đơn khởi kiện, chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải giải quyết
khiếu nại, kiến nghị. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của chánh án Tịa án

trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và phải được gửi ngay cho người khởi
kiện, viện kiểm sát cùng cấp, việc kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định
trả lại đơn khởi kiện.
Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của chánh án Tòa án
trên một cấp trực tiếp có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền kiến
nghị với chánh án TAND cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của
Chánh án TAND tỉnh hoặc với Chánh án TAND tối cao nếu quyết định bị khiếu nại,
kiến nghị là của Chánh án TAND cấp cao. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận
được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của viện kiểm sát thì Chánh án phải giải
quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
2.1.3.2. Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
2.1.3.2.1. Hòa giải vụ án dân sự
a) Khái niệm và ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự
Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ
các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.
Việc hòa giải thành vụ án dân sự có ý nghĩa như sau:

___________________________________________________________
Lớp Luật K48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


×