BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Mơn học:
Tên chủ đề/vấn đề
bài thu hoạch:
Ngày chấm:
SỐ PHÁCH
ĐIỂM
Bằng số:
Bằng chữ:
Môn học:
Tên chủ đề/vấn đề
bài thu hoạch:
SỐ PHÁCH
Họ và tên học viên
Mã số học viên
Lớp
Ngày nộp
Giảng viên chấm 1
Giảng viên chấm 2
(Ký, ghi rõ họ, tên)
(Ký, ghi rõ họ, tên)
2
MỞ ĐẦU
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là đặc
biệt quan trọng. Chính quan điểm này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nhân dân Việt Nam. Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và
mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh
phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành. Đó cũng chính là mục tiêu tổng quát theo cách diễn đạt của Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã
hình thành một hệ thống quan điểm hết sức đặc sắc về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Trong phương thức tiếp cận chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có nhiều
định nghĩa khác nhau: Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như một chế độ xã hội
hoàn chỉnh đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa; Định nghĩa chủ nghĩa xã hội
bằng cách chỉ ra các mặt riêng biệt của nó (về kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hố, quan hệ quốc tế...); Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bắng cách nêu bật mục
tiêu (tổng quát và cụ thể) của nó, v.v.
Trong các cách tiếp cận đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, theo Người, mục tiêu là sự thể hiện cô đọng
nhất các bản chất đặc trưng, tính ưu việt vốn hàm chứa trong chế độ xã hội
tương lai mà chúng ta xây dựng. Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của
chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là
tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung
3
và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng
khác nhau ở nước ta. Chính thơng qua q trình đề ra các mục tiêu đó, chủ
nghĩa xã hội được biểu hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu
của người lao động, theo các nấc thang từ thấp đến cao, tạo ra tính hấp dẫn,
năng động của chế độ xã hội mới.
1.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được bắt đầu hình thành từ
khi Nguyễn Ái Quốc phát hiện ra đường lối giải phóng dân tộc, đặt cách
mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa xã hội. Từ đó, trong cuộc đời cách mạng phong phú vừa
đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm cơng tác thực tế,
nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ngày càng hoàn thiện, sáng
tỏ hơn.
Con đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là trong quá trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa
yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp cận
chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Đó
là từ: lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc; phương diện đạo
đức; và, từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Chính từ các
cách tiếp cận này đã tạo nên bản sắc đặc thù về bản chất và mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, Hồ Chí Minh khẳng định:
Chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn: Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm của chủ nghĩa xã hội là:
1- Công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất đều là của chung. ở nơng thơn thì có
nơng trường chung; 2- Tư bản, địa chủ, phú nơng khơng có nữa; Chỉ có cơng
nhân và nơng dân. Khơng ai bóc lột họ; 3- Nguyên tắc sinh hoạt là: "Ai không
4
làm thì khơng được ăn" và "làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít"; 4- Kinh
tế có kế hoạch; 5- Khơng có sự đối lập giữa thành thị và thơn q, giữa lao
động chân tay và lao động trí óc.
Chủ nghĩa xã hội tiến sang chủ nghĩa cộng sản, cần có ba điều: 1- Mọi
ngành sản xuất phát triển rất cao và không ngừng; 2- Nông trường công cộng
biến dần thành của chung cả nhân dân; 3- Nâng văn hoá lên thật cao (bớt giờ
làm việc, mỗi ngày chỉ làm độ 5, 6 giờ, để cho mọi người đủ thì giờ học văn
hoá và kỹ thuật). Dưới chế độ cộng sản, nguyên tắc là "Mọi người làm hết tài
năng; ai cần dùng gì có nấy". Đến ngày cộng sản thực hiện khắp thế giới, thì
sẽ khơng cịn giai cấp chống nhau, dân tộc chống nhau; sẽ hết áp bức, hết
chiến tranh. Toàn thế giới sẽ sống như anh em. Mọi người đều tự do, bình
đẳng, sung sướng.
Hiện nay, chế độ tư bản có những mâu thuẫn to, nó khơng giải quyết
được. Mâu thuẫn ấy gây ra nạn thất nghiệp và nạn kinh tế khủng hoảng. Chỉ
có chế độ xã hội chủ nghĩa (cộng sản chủ nghĩa) mới giải quyết được mâu
thuẫn ấy. Mác và Lênin đã vạch rõ con đường để giải quyết: phải kinh qua
giai cấp công nhân tổ chức, đấu tranh cách mạng. Kinh qua trường kỳ xây
dựng, để thực hiện chế độ cộng sản. Chúng ta có thể đoán chắc rằng: chủ
nghĩa cộng sản nhất định thành cơng khắp thế giới.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa tưu
tưởng của chủ nghĩa Mác Lê nin trong điều kiện Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội
trong tư tưởng của Người có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thống nhất về
bản chất với lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, nhưng được Việt Nam
hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Thứ hai, tư tưởng của Người về chủ
nghĩa xã hội lại rất phong phú và đa dạng; Thứ ba, chủ nghĩa xã hội mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói tới đó là chủ nghĩa xã hội thực tế, gần gũi với đời sống,
5
vì con người, do con người và cho con người; Thứ tư, chủ nghĩa xã hội theo
Người là dựa trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, thấm nhuần truyền thống văn
hóa dân tộc và kết tinh những giá trị nhân văn của văn hóa nhân loại.
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư
tưởng về chủ nghĩa xã hội của Người cũng có một q trình hình thành và
phát triển hồn thiện. Thật vậy, chẳng hạn về những quan niệm cụ thể như:
chủ nghĩa xã hội là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội ra sao? Chỉ từ năm 1954,
khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa là chủ
nghĩa xã hội đã trở thành mục tiêu trực tiếp, Hồ Chí Minh mới có điều kiện đi
sâu nghiên cứu.
Với câu hỏi, chủ nghĩa xã hội là gì, Người đã giải thích một cách vắn
tắt như sau: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh” 1 ; “Chủ
nghĩa xã hội là gì? Là mọi người ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do.” 2; "Chủ
nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
khơng làm thì khơng hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà
nước giúp đỡ chăm nom" 3; "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã
hội là trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm
cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc"4; "Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được áo ấm cơm no, nhà ở tử
tế, được học hành" 5; "Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc ngày
càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng" 6; "Chủ nghĩa xã hội
là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no mặc ấm và có
1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.8. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.226
2 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.8. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.326
3 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.9. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.175
4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.17
5 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.375
6 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.285
6
nhà ở sạch sẽ" 7.
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội của người cũng biến đổi linh hoạt theo
từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam:
Vào những năm hai mươi thế kỷ XX, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu
chung của chủ nghĩa xã hội là đảm bảo cho mọi người không phân biệt chủng
tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no, việc làm cho
mọi người và niềm vui, hồ bình, hạnh phúc cho mọi người. Nghĩa là, chủ
nghĩa xã hội hướng tới bảo đảm các giá trị làm người chân chính trong quá
trình phát triển các quan hệ xã hội mang đúng bản chất người cao quý.
Vào những năm năm mươi, sáu mươi, khi miền Bắc trực tiếp xây dựng
chủ nghĩa xã hội, Người xác định rõ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là thoả
mãn các nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người: chủ nghĩa xã hội trước
hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người
có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc; hoặc ở mức độ
khái quát cao hơn: mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là không ngừng cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân, cả đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần.
Đây là cách diễn đạt Người thường dùng nhất. Lúc này, chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, theo Người, đó là xã hội do nhân dân lao động làm chủ, mọi quyền
lực đều thuộc về nhân dân, là xã hội dân giàu, nước mạnh; một xã hội ln
chăm lo đến lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của mỗi người; nơi kết hợp
hài hòa giữa lợi ích cá nhân với tập thể và lợi ích xã hội; nơi giải quyết
thỏa đáng giữa cống hiến và hưởng thụ; nơi mà sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người; hạt nhân lãnh đạo
của xã hội ấy là Đảng cộng sản - Đảng của giai cấp cơng nhân, theo chủ
nghĩa Mác - Lênin.
7 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.329
7
Tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội ngày càng được thể hiện rõ cả
về lý luận và thực tiễn. Những điểm chung đó là: chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
là một chế độ xã hội dân chủ, do nhân dân làm chủ; là xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân và có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; là xã hội dân giàu, nước
mạnh, nền kinh tế phát triển cao với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu; là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức con người; là một xã
hội được xây dựng theo nguyên tắc công bằng, hợp lý; là do quần chúng nhân
dân tự xây dựng nên và dưới sự lãnh đạo của Đảng; là các dân tộc đều bình
đẳng, đồn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có mối quan hệ hịa bình, hữu
nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
2.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa ở Việt Nam
Hồ Chí Minh đã phân tích tính chất thuộc địa và nửa phong kiến của xã
hội Việt Nam khi đó và khẳng định rằng, cách mạng Việt Nam phải chia làm
hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, thực hiện
"người cày có ruộng", xây dựng chính trị và kinh tế dân chủ mới. Trong giai
đoạn này, phải bảo vệ tư sản dân tộc, vì họ cũng chống đế quốc, chống phong
kiến, và họ là một lực lượng để phát triển công nghệ, nông nghiệp và thương
nghiệp. Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ
mới (tức là cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân hiện nay) theo con đường
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Bước thứ
hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.
Tuy nhiên không thể ngay lập tức chúng ta có chủ nghĩa xã hội được, đi
lên chủ nghĩa xã hội là quá trình lâu dài, trải qua một thời kỳ quá độ, nhiều
bước trung gian, quá độ nhỏ. Đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ
Chí Minh cho rằng: "Chúng ta phải xây dựng một xã hội hồn tồn mới xưa
nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để
8
những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn
năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây
dựng quan hệ sản xuất mới khơng có bóc lột áp bức. Muốn thế, chúng ta phải
dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công
nghiệp... Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn
hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc"8. Quá trình biến đổi dần dần đó chính
là thời kỳ q độ, Người nói: “Một chế độ này biến đổi thành một chế độ khác
là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt,
giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn
và cái đang phát triển. Kết quả là cái mới, cái đang tiến bộ nhất định thắng”9.
Người cịn phân tích một số điều kiện chủ quan để bảo đảm thắng lợi
cho sự phát triển khơng ngừng của con đường giải phóng để đi lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của các nước thuộc địa phụ thuộc là:
phải có Đảng cộng sản lãnh đạo trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, phải xây dựng và phát huy vai trị nền tảng của liên minh cơng
nơng, phải đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước và quốc
tế. Có thể chia tư tưởng của Hồ Chí minh về thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa ở Việt Nam thành các giai đoạn nhỏ sau đây:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ
tự bản chủ nghĩa (giai đoạn 1920-1945)
Trong tác phẩm Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Lênin (1960),
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ
chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế
thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa
8 Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 8, Nxb. CTQG, H, 1995, tr 493-494.
9 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.11. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.238
9
xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và
những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ lệ”(8). Trước đó, vào các năm
1923 - 1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản
thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” 10. Vậy là, sau khi
đọc Luận cương của Lênin, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành nên
quan điểm: cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam muốn thắng lợi phải đi
theo con đường cách mạng vô sản.
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nêu rõ: “… tư bản bản xứ khơng có thế lực gì ta khơng nên nói cho họ đi về
phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế
quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư bản dân quyền C.M và thổ địa C.M để
đi tới xã hội cộng sản”11. Như vậy, theo Người, mục tiêu cao nhất của con
đường cách mạng vô sản là “đi tới xã hội cộng sản”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam (giai đoạn 1945-1954)
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng
Tháng Tám là tuyên bố sự ra đời của chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân
dân: “Cách mạng là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt.
Chúng ta làm cách mạng để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, để xây
dựng dân chủ mới”12.
Tuy nhiên, khi khẳng định Cách mạng Tháng Tám khai sinh chế độ dân
chủ nhân dân thì một vấn đề nảy sinh: mục tiêu tổng quát của cuộc cách mạng
mà toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
10 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.11. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011, tr.441
11 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.3. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011, tr. 1-2
12 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.7 . Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011, tr.361
10
sản Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định một cách rõ ràng là
“chế độ cộng sản”, là “xã hội cộng sản”, vậy tại sao sau khi cách mạng thành
công lại không bắt tay thực hiện ngay mục tiêu ấy mà lại phải trải qua xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân?. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chế độ dân chủ
nhân dân không phải là chế độ xã hội chủ nghĩa, song đó là chế độ xã hội
hướng tới xã hội chủ nghĩa, hay nói cách khác, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam sẽ ra đời từ chế độ dân chủ nhân dân.
Năm 1954, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tức là bắt tay “xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ
nghĩa xã hội”13, song đây là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ngay trong
lòng chế độ dân chủ nhân dân. Từ 1945, Người luôn khẳng định chế độ ta là
chế độ dân chủ nhân dân, đặc biệt là về phương diện chế độ chính trị. Trong
những năm 1954-1955, Hồ Chí Minh nhiều lần nói rõ: “chế độ của ta là chế
độ dân chủ”, hay “nước ta là nước dân chủ”. Đến những năm 1964 - 1965, Hồ
Chí Minh vẫn tiếp tục khẳng định “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân
dân làm chủ”.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sau khi Cách mạng Tháng Tám
thành công, chế độ dân chủ nhân dân được tuyên bố ra đời và tồn tại hiện
thực. Với chế độ dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
Thứ nhất, mục tiêu “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân” là mục tiêu nhất quán của cách mạng Việt Nam, song ở
trình độ phát triển của xã hội Việt Nam, chế độ xã hội có thể thực hiện được
mục tiêu ấy trước hết phải là chế độ dân chủ nhân dân. Thứ hai, ở Việt Nam,
những mầm mống của chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa sẽ nảy
sinh và phát triển trong lòng chế độ dân chủ nhân dân.
Theo Người, bước chuyển từ chế độ dân chủ nhân dân lên chế độ xã
hội chủ nghĩa là bước chuyển về chất, và chuyển dần dần, “không thể một
13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia. H. 2011, tr. 435
11
sớm một chiều”14... Như vậy, quan hệ của chế độ dân chủ nhân dân và chế độ
xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quan hệ giữa hai giai đoạn
trong quá trình vận động của xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa là giai đoạn phát
triển cao hơn chế độ dân chủ nhân dân. Đây là sự vận động, phát triển đặc thù
của xã hội Việt Nam, vừa phù hợp, vừa khơng hồn tồn trùng khớp với lơgic
vận động chung của lịch sử tồn nhân loại.
Khi nói về con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ
một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” 15. Tiến thẳng hiểu theo nghĩa là
không phải “kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”, song để tiến tới
chủ nghĩa xã hội, chúng ta nhất định phải “kinh qua” một thời kỳ phát triển, đó
là chế độ dân chủ nhân dân. Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân không chỉ là
q trình từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ thực dân, phong
kiến, mà cịn là quá trình từng bước các mầm mống của chủ nghĩa xã hội phát
triển. Rõ ràng, đối với Hồ Chí Minh, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân là một
tất yếu lịch sử trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa (giai đoạn 1954-1969)
Sau năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Từ khi kháng chiến
thắng lợi và hịa bình lập lại, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai
đoạn mới. Miền Bắc nước ta hồn tồn giải phóng dưới chế độ dân chủ nhân
dân, đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” 16. Đây là thời kỳ
Người trực tiếp bàn nhiều về vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, quá độ lên chủ nghĩa xã
14 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.329
15 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.12. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.411
16 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.12. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.367
12
hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa là một tất yếu. Tính tất yếu của việc
lựa chọn định hướng xã hội chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
Hồ Chí Minh luận giải trên mấy phương diện sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là tương lai của xã
hội loài người. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chế độ xã hội cũng phát triển từ
cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư
bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội
chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển và tiến bộ đó khơng ai
ngăn cản được”17
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tích cực, là nhân sinh quan của
chủ thể hành động - những người cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Chế độ cộng sản là ai cũng no ấm, sung sướng, tự do; ai cũng
thơng thái và có đạo đức. Đó là một xã hội tốt đẹp vẻ vang. Trừ những bọn
phản động quá sá, thì chắc ai cũng tán thành chế độ cộng sản”18
Thứ ba, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, thời đại quá
độ lên chủ nghĩa xã hội đã trở thành xu thế phát triển của lịch sử khơng thể
đảo ngược. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Những thắng lợi bước đầu trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phép chúng tôi tin tưởng chắc
chắn ở sự cần thiết và khả năng của một nước như nước Việt Nam tiến lên
chủ nghĩa xã hội một cách thắng lợi không phải qua con đường phát triển
tư bản chủ nghĩa” 19.
Trên cơ sở nhận thức quy luật chung của lịch sử nhân loại và đặc điểm
riêng của Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định: “Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến
17 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.12. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.601 - 602
18 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.8. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.239
19 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.14. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.374 - 379
13
chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - nói chung thì lồi người phát
triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc
phát triển theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã
hội (cộng sản) như Liên Xơ. Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới,
rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - như các nước Đông Âu, Trung Quốc,
Việt Nam ta” 20.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là:
Mục tiêu chính trị: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ
chính trị phải là chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm
chủ; Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân
chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó
khơng tách rời nhau, mà ln ln đi đơi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân;
mặt khác, lại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi
ích của nhân dân, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ con
đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao
năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng; củng
cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý
của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ
chức năng của chúng.
Hồ Chí Minh xác định rõ dân chủ như một giá trị phổ biến mà loài
người mong muốn và đến chế độ xã hội chủ nghĩa giá trị phổ quát này mới
20 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.8. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.239
14
đạt đến mức độ hoàn bị nhất. Giá trị dân chủ là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
được Người diễn đạt bằng một thứ ngơn ngữ bình dị, nhưng ẩn chứa nhiều
điều lớn lao, hệ trọng: dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân; chế độ ta là
chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân,
bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Mặt khác, Người còn xác định dân chủ như một động lực của sự phát triển:
thực hành dân chủ là chiếc chìa khố vạn năng giải quyết mọi khó khăn; dân
chủ là chìa khố của mọi tiến bộ và phát triển... Quan niệm này đặt nền tảng
và giữ vai trò chủ đạo trong lý luận xây dựng Nhà nước, xây dựng mối quan
hệ giữa Đảng với nhân dân, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền và lãnh
đạo Nhà nước.
Mục tiêu kinh tế: nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học-kỹ thuật tiên tiến,
cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân
dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các
ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp,
trong đó "cơng nghiệp và nơng nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà".
Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm.
Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự
kết hợp lợi ích kinh tế của các chủ thể trên các quy mơ khác nhau.
Mục tiêu văn hóa-xã hội: theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu
cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt
tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục,
nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống
15
mới, thực hành vệ sinh phịng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan,
khắc phục phong tục tập quán lạc hậu…
Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người khẳng
định "phải xã hội chủ nghĩa về nội dung"; để có một nền văn hóa như thế ta
phải phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến
của thế giới. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học,
đại chúng. Hồ Chí Minh nhắc nhở phải làm cho phong trào văn hóa có bề
rộng, đồng thời phải có bề sâu. Trong khi đáp ứng mặt giải trí thì khơng được
xem nhẹ nâng cao tri thức của quần chúng, đồng thời Người luôn ln nhắc
nhở phải làm cho văn hóa gắn liền với lao động sản xuất…
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ
nghĩa là đào tạo con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định
nhất của công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới chính là con người. Trong lý
luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết
về mặt tư tưởng. Người cho rằng: "Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải
có tư tưởng xã hội chủ nghĩa", tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là
kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao
lòng u nước, u chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh ln luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức
cách mạng; đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo
điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội.
Tuy vậy, Hồ Chí Minh ln gắn tài năng với đạo đức. Theo người, "có tài mà
khơng có đức là hỏng"; dĩ nhiên đức phải đi đôi với tài, nếu không có tài thì
khơng thể làm việc được. Cũng như vậy, Người ln gắn phẩm chất chính trị
với trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ trong đó "chính trị là tinh thần,
chun mơn là thể xác". Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một con người.
16
Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa
có đức vừa có tài, vừa "hồng" vừa "chuyên".
Trên đây, là một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trên thực tế, các luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về vấn đề này rất
phong phú, đa dạng và còn những nội dung chưa được khái quát ở đây.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa được Người trình bày một cách khái quát
nhất trong Diễn văn khái mạc lớp học lý luận khoá I trường Nguyễn Ái Quốc.
Thay lời kết, xin trích ý kiến của Người: “Ở miền Bắc, chúng ta đang ở trong
giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là
một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một
xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta
phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc
rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ
giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới khơng có bóc lột áp bức.
Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc
hậu thành một nước công nghiệp. Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nơng
nghiệp. Chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương
nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp. Chúng ta phải biến một nước dốt
nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc.
Chúng ta lại phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều kiện đặc biệt
của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội vừa mới thoát khỏi ách thực
dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và trong hoàn cảnh nước ta đang bị chia cắt
làm hai miền. Trong những điều kiện như thế, chúng ta phải dùng những
phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã
hội? Đó là những vấn đề đặt ra trước mắt Đảng ta hiện nay. Muốn giải quyết
17
tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mị mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng
ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm
ấy một cách sáng tạo. Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin
mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn
những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu
được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường
lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp
với tình hình nước ta. Như thế là phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ
lý luận chung của Đảng, trước hết là của cán bộ cốt cán của Đảng”21.
3.
Kết luận
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được
Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển và ngày càng hoàn thiện dần
cùng với sự phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội nói chung. Điều này
được thể hiện rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (1991). 25 năm sau, quan niệm trên đây về mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội đã được Đại hội XI của Đảng sửa đổi, bổ sung và diễn đạt lại:
"Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện; các dân
tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau
cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với các nước trên thế giới"22.
21 Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2011. Tr.329
22 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. CTQG, H, 2011, tr. 70.
18
Nếu so sánh với quan niệm được V.I.Lênin trình bày trong "Nhà nước
và cách mạng" về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, có
thể thấy rằng có một gạch nối rất nhất quán giữa V.I.Lênin với Hồ Chí Minh,
Cương lĩnh (1991) hay Văn kiện Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều
đó cho thấy mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nói riêng, của chủ nghĩa cộng sản
nói chung có thể được thể hiện ra ở rất nhiều thuộc tính, thêm nữa, phần lớn
các thuộc tính ấy đều được nêu ra dưới dạng dự báo, cho nên việc liệt kê các
thuộc tính ấy ở các tác giả khác nhau có những khác nhau, kể cả ở các tác gia
kinh điển. Điều đó khiến cho nhu cầu tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ mục tiêu cơ
bản của nó đang dần trở nên bức thiết hơn so với cách liệt kê các đặc trưng
chế độ xã hội mà chúng ta xây dựng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, Nxb CTQG. H, 2017.
2. Cần kiệm liêm chính, Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2011.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị ngày 15-5-2016, về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị
quốc gia. H. 2011
5. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên): Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, NXB
6.
7.
8.
9.
CTQG, H, 1996.
Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 11, Nxb CTQG,H, 2011.
Di chúc, Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 15, Nxb CTQG, H, 2011.
Hồng Chí Bảo: Tìm hiểu phương pháp Hờ Chí Minh, CTQG, H, 2002.
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh, tồn
tập, tập 15, Nxb CTQG, H, 2011.
19
10. Song Thành (chủ biên): Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu về Hồ Chí Minh, NXBCTQG, H, 1997.
11. Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2011.
20
MỤC LỤC