Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài toán cho hiệu quả kinh doanh...Outsourcing doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.92 KB, 3 trang )

Bài toán cho hiệu quả kinh doanh Outsourcing
Hơn chục năm trước, Eastman Kodak đã làm cả thế giới kinh doanh sửng sốt
khi tuyên bố về khoản tiền 250 triệu đô la Mỹ mà công ty này chi trả cho
dịch vụ outsourcing trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kể từ đó, con số các
thương vụ outsourcing đã tăng vọt, và cùng với đó là giá trị hợp đồng gia
công cũng tăng lên chóng mặt.
Theo một nghiên cứu mới đây, chi phí hàng năm cho outsourcing trên toàn
thế giới đã trên 1 tỷ tỷ đô la. Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh khốc
liệt như ngày nay, các công ty đang phải đối mặt với áp lực vô tiền khoáng
hậu từ thị trường. Những kẻ sống sót và thịnh vượng trên thị trường chính là
những kẻ biết kinh doanh bằng phương pháp hiệu quả hơn đối thủ - giảm chi
phí kinh doanh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cao của hàng hóa hay dịch
vụ
Ở Việt Nam, khi nhắc đến từ này, rất nhiều người trong trong chúng ta
thường nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc lập trình. Tuy nhiên, trên
thực tế, thuật ngữ này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: kế toán,
luật, nhân sự, công nghệ thông tin, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning),
logistic/vận tải… Và nguyên tắc của outsourcing là: “Tôi dành cho mình
những công việc mà biết chắc sẽ thực hiện tốt hơn những người khác và
chuyển giao cho bên thứ ba phần việc mà họ làm tốt hơn tôi và những người
khác”.
Ở đây, chúng ta cần lưu ý đến hình thức thuê ngoài ngoại biên của các tập
đoàn Tây Âu (trong trường hợp chuyển một phần công việc ra nước ngoài)
và hình thức gia công bên ngoài doanh nghiệp nhưng ở trong lãnh thổ một
quốc gia.
Thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing)
Quan niệm đánh đồng outsourcing với lĩnh vực gia công phần mềm hay lập
trình có lẽ xuất phát từ xu hướng di chuyển một phần việc làm của các
doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển vào
đầu thập niên 90. Đây là khoảng thời gian mà các công ty phần mềm lớn ở
Mỹ ồ ạt đổ bộ vào các quốc gia mới phát triển ở châu Á như Ấn Độ, Trung


Quốc hay để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra ưu thế cạnh
tranh. Nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ đã xây dựng nhà máy, các trung tâm
nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á và đang ngày
càng ăn nên làm ra do áp dụng thành công mô hình kinh doanh outsourcing.
Quá trình này được gọi là thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing), hay
khái niệm outsource mà ta thường nghe nói đến.
Ví dụ điển hình cho cuộc đổ bộ đó là sự ra đời của khu công nghệ cao
Bangalore – thủ phủ bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ, được mệnh
danh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ” – địa điểm lý tưởng được các công
ty phần mềm Tây Âu chọn lựa: IBM, Microsoft, Intel, Sun Microsystems,
Dell, Cisco, Oracle Thậm chí, Reuters – một hãng truyền thông tên tuổi
của Mỹ cũng đã chọn Bangalore làm đại bản doanh cho các họat động
outsourcing nhằm thu thập thông tin tài chính của các công ty lớn trên thế
giới. Việc chuyển một phần công việc sang Ấn Độ đã giúp Reuters giảm
được nhiều chi phí. Với mức lương chỉ bằng một phần năm so với mức trả
cho các phóng viên ở New York , Reuters đã tiết kiệm được khoản tiền
lương mà không phải cắt giảm nhân sự tại văn phòng chính.

×