HUỲNH THỊ THANH
HƯƠNG
Mã số SV : 4054121
Lớp: KTNN 1 K31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HINHD TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
CỬU LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ĐINH CÔNG THÀNH
Tháng 05/2009
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 1 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO,
điều tiên quyết này đã mang lại nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải
đương đầu với những khó khăn và thách thức lớn. Vì vậy đòi hỏi các doanh
nghiệp phải hiểu rõ bản thân để điều chỉnh phương thức kinh doanh cho phù hợp
với nền kinh tế hiện tại của đất nước, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới để
khắc phục được khó khăn, vượt qua thử thách và đẩy lùi những nguy cơ làm cho
doanh nghiệp bị đào thải bởi những quy luật cạnh tranh khắc nghiệt do cơ chế thị
trường mang lại.
Chính những quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường đã đòi hỏi các
doanh ngiệp chúng ta ngày càng nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình
và nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể đương đầu với làn
sóng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, để làm được
điều này thì trước hết các doanh nghiệp trong nước cần phải củng cố lại các hoat
động như: đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, không ngừng hoàn thiện bộ
máy quản lý, khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát huy tối đa thế mạnh
của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đầu tư vào quá trình sản xuất thì hiện nay doanh nghiệp cần
phải đẩy mạnh vào việc đầu tư tài chính vì tài chính là vấn đề đặc biệt cần quan
tâm, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng là cơ sở để xác định được điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đó. Hoạt động đầu tư tài chính này cho phép
các doanh nghiệp tận dụng mọi nguồn vốn và tài sản nhàn rỗi hoặc tài sản sử
dụng kém hiệu quả của các lĩnh vực kinh doanh khác nhằm đạt được mức lợi
nhuận cao hơn vì khi một cá nhân hay một tổ chức quyết định bỏ vốn đầu tư cho
một doanh nghiệp thì phải dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài
chính của đó để quyết định có đầu tư hay không, ngoài ra doanh nghiệp thường
xuyên tiến hành phân tích tài chính còn giúp cho các nhà quản trị thấy rõ thực
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 2 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
trạng của công ty nhằm xác định đúng đắn những mặt hạn chế của doanh nghiệp
mình nhằm đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để giữ vững và tăng cường sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích
tài chính trong doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài
chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài tập trung phân tích tình hình tài chính của công ty qua 3 năm, trong
đó chủ yếu phân tích các tỷ số tài chính từ bảng cân đối kế toán và tình hình lợi
nhuận từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh để thấy mặt mạnh và mặt yếu về tài
chính. Từ đó đề ra giải pháp phòng ngừa hoặc khắc phục nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh cũng như năng lực tài chính của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Dược Phẩm
Cửu Long.
- Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua ba
năm 2006, 2007 và 2008.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.
- Đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà công ty đang
gặp phải nhằm góp phần làm cho công ty phát triển tốt hơn.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Qua quá trình phân tích, đề tài trả lời được những vấn đề sau: Tình hình tài
chính là gì? Dựa vào đâu để phân tích tình hình tài chính của công ty?
Nói đến tài chính là nói đến tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty vì
vậy sự thay đổi cơ cấu tài sản và nguồn vốn thì có ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của công ty không? Các bộ phận cấu thành nguồn vốn có hợp lí không?
Dựa vào đâu để biết tình hình tài chính là tốt hay xấu? Qua 3 năm thì tình hình
tài chính của công ty là tốt hay xấu?
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 3 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
Bên cạnh đó ta cũng tìm hiểu được tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty qua 3 năm là tốt hay xấu? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian: đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu
Long.
1.4.2. Thời gian:
Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu trong các báo cáo tài chính qua ba
năm từ 2006 đến 2008
Do giới hạn về thời gian thực tập nên luận văn chỉ được thực hiện từ ngày
2/2/2009 đến ngày 25/4/2009
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Một số tài liệu được lược khảo chủ yếu là các luận văn về phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh và phân tích tình hình tài chính của các công ty. Cụ
thể như sau:
- Dương Thị Minh Tuyền (2006), “Phân tích tình hình tài chính tại Xí
Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ”, nội dung nghiên cứu:
+ Phân tích tình hình tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài
chính đặc trưng và sử dụng các công cụ phân tích để có cái nhìn khách quan từ
các góc độ khác nhau.
+ Thông qua các kết quả phân tích vừa tổng hợp được, để đề xuất với nhà
quản lý những phương pháp, những định hướng có thể sẽ được thực hiện trong
thời gian tới nhằm giúp xí nghiệp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và đóng
góp những ý kiến góp phần cải thiện tình hình tài chính, thúc đẩy công việc sản
xuất kinh doanh ngày càng đi lên.
- Phạm Thị Thảo Châu (2006), “Phân tích tình hình tài chính tại công ty
xăng dầu Bến Tre”, nội dung nghiên cứu.
+ Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình tài chính của công ty qua 3 năm:
2003, 2004, 2005 thông qua bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh
doanh để từ đó thấy được nguyên nhân làm tăng giảm các loại tài sản, nguồn vốn
và tình hình hoạt động của công ty.
+ Phân tích các tỉ số tài chính để thấy được khả năng tài chính của công ty.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 4 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và doanh lợi trong quá trình kinh doanh.
+ Đưa ra các nhận xét và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại công ty.
- Uông Ngọc Minh (2008), “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ
phần dược phẩm Cửu Long”, nội dung nghiên cứu:
+ Phân tích tình hình tài chính qua từ 2005 đến 2007
+ Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong ba năm, từ đó xem xét
những giải pháp để cải thiện tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 5 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm:
2.1.1.1. Tài chính:
Là tất cả các mối quan hệ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong
quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, tồn tại trong quá trình tái sản
xuất của doanh nghiệp. Tài chính là từ được dùng để mô tả các nguồn tiền tệ có
thể sử dụng được (hay sẵn có để dùng) cho chính phủ, công ty hoặc cá nhân và
sự quản trị các nguồn này.
2.1.1.2. Tài chính doanh nghiệp:
Là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp, biểu hiện bằng hình thái vật chất
của các quỹ bằng tiền như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vốn bằng
tiền và các loại chứng từ có giá khác….
2.1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính:
Là những biểu mẫu do bộ tài chính ban hành bao gồm: Bảng cân đối kế
toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, bảng thiết minh báo cáo tài chính, theo những chỉ tiêu nhất định và được cấp
theo định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) nhằm thông báo kết quả kinh
doanh, tình hình tài chính cho nhà quản trị, người sử dụng báo cáo tài chính và
các cấp cơ quan để có những quyết định hợp lý đối với việc sản xuất kinh doanh
của đơn vị. Mỗi báo cáo tài chính riêng sẽ cung cấp khía cạnh khác nhau của
doanh nghiệp vì vậy muốn biết khái quát về tình hình tài chính thì ta phải kết hợp
các báo cáo tài chính nên gọi là hệ thống báo cáo tài chính.
2.1.2. Phân tích tài chính:
2.1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính:
Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài
chính hiện hành và quá khứ thông qua các báo cáo tài chính đây là một khâu rất
quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính thể
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 6 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
hiện cả ở hình thái về tiền tệ lẫn vật chất, phân tích tài chính để doanh nghiệp có
thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai.
2.1.2.2. Giới thiệu các báo cáo tài chính: gồm có
a) Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản
và nguồn vốn của một công ty tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý
hoặc cuối năm. Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần là tài sản và nguồn
vốn.
Tài sản ngắn hạn
Nợ phải trả
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Tổng nguồn vốn
Tài sản: được trình bày phía bên trái, bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Nguồn vốn: được trình bày phía bên phải, bao gồm: nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu
Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán phải đảm bảo nguyên tắc:
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
b) Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh
doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: còn gọi là báo cáo ngân lưu, đây là báo cáo
tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của
doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích giúp DN đều phối lượng tiền mặt một cách
cân đối giữa các lĩnh vực.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 7 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
d) Thuyết minh báo cáo tài chính: là bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty trong kỳ .
2.1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh
giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lí các loại vốn, nguồn
vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của đơn vị.
2.1.2.4. Tác dụng của phân tích tài chính: để đáp ứng nhu cầu sử dụng
thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài
chính của doanh nghiệp, vì vậy phân tích tài chính giúp cho:
Đối với nhà quản lý: phân tích tài chính giúp các nhà quản lý có thể định
hướng họat động, lập kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá
trình hoạt động sao cho có lợi nhất.
Đối với đơn vị chủ sở hữu: thông qua phân tích sẽ giúp họ đánh giá hiệu
quả điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hay bãi miễn
nhà quản trị cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh.
Đối với chủ nợ (ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp): mối quan tâm
của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp vì vậy cần chú ý tình hình
và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở
hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không
trước khi quyết định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
Đối với nhà đầu tư trong tương lai: điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự
an toàn của lượng vốn đầu tư vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình
hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng, sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Để có
cơ sở quyết định nên đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và
đầu tư vào lĩnh vực nào.
Đối với cơ quan chức năng: như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo
cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước; cơ quan thống kê
tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,…
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 8 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
2.1.2.5. Phân tích các tỷ số tài chính:
Phân tích các tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng
nhất của phân tích báo cáo tài chính, phân tích các tỷ số tài chính là việc sử dụng
các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Các tỷ số tài chính được chia làm năm nhóm là:
a) Các tỷ số thanh khoản: là đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của DN bằng các tài sản lưu động, tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng
đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp cho các tổ chức này đánh giá được khả
năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty
Tỷ số thanh toán hiện thời: được xác định dựa trên các số liệu được trình
bày trong bảng cân đối kế toán. Tải sản lưu động bao gồm: Tiền mặt, các khoản
phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm:
Phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế
và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Tỷ số thanh toán nhanh: là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng
tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản khác nên giá trị của nó
không được tính vào giá trị tài sản lưu động có tính thanh toán nhanh.
b) Các tỷ số hiệu quả hoạt động: là đo lường hiệu quả quản lí các loại tài
sản của DN
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của
một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho
càng cao, bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm bớt chi
phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
Tỷ số thanh toán hiện thời
=
Các khoản nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán nhanh
=
Các khoản nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 9 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của
một công ty, tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một
khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân được tính như sau:
Vòng quay tài sản cố định: tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố
định, được tính bằng công thức:
* Tỷ số này cho biết bình quân trong một năm một đồng giá trị tài sản cố
định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, tỷ số này càng lớn có
nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định này càng cao.
Vòng quay tổng tài sản: tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số
vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty.
Hàng tồn kho bình quân
=
Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối
năm
2
Tỷ số vòng quay hàng tồn
kho
=
Hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán
Kỳ thu tiền bình quân
=
Doanh thu bình quân một ngày
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình
quân một ngày
=
365
Doanh thu hàng năm
Vòng quay tổng tài
sản cố định
=
Tổng giá trị tài sản cố định
ròng bình quân
Doanh thu
thuần
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 10 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
b) Các tỷ số quản trị nợ: phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty vì nguồn
vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của
một doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản: còn được gọi là tỷ số nợ; đo lường mức độ sử
dụng nợ của một doanhn nghiệp trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: là đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ
sở hữu của một doanh nghiệp. Tỷ số này được tính bằng công thức:
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: đo lường khả năng trả lải bằng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay của một công ty. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của
một doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử
dụng nợ của doanh nghiệp.
Vòng quay tổng
tài sản
=
Tổng giá trị tài sản
bình quân
Doanh thu
thuần
Tỷ số nợ trên
tổng tài sản
=
Tổng giá trị tài sản
Tổng nợ phải trả
=
Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu
Tỷ số khả năng thanh toán lãi
vay
=
Chi phí lãi vay
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 11 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
c) Các tỷ số khả năng sinh lời:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ( ROS ): phản ánh khả năng sinh lời
trên cơ sở doanh thu tạo ra trong kì. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta
biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): đo lường khả năng sinh lợi
của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kì một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE ): đo lường mức độ sinh lời
của vốn chủ sở hữu. Đây là một tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó
gắn liền với hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp họ, tỷ số này cho biết một đồng
vốn sở hữu đầu tư thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận được hưởng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính
qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long như
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng lưu
chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2.2. Phương pháp xử lí số liệu: kết hợp nhiều phương pháp phân tích như
phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối.
2.2.2.1. So sánh bằng số tuyệt đối: là biểu hiện qui mô, khối lượng của
một chỉ tiêu kinh tế nào đó, mà ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế và nó là
ROS
=
Doanh thu
thuần
Lợi nhuận ròng
ROA
=
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận ròng
ROE
=
Vốn chủ sở hữu
bìnhquân
Lợi nhuận ròng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 12 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
cơ sở để tính toán các loại số liệu khác, công thức:
Số tuyệt đối = Mức năm hiện tại – Mức năm trước
Phương pháp này là ta so sánh giữa trị số chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so
với kỳ gốc, kết quả so sánh nhằm biểu hiện biến động khối lượng và quy mô của
các hiện tượng kinh tế.
* Ý nghĩa:
+ Số tuyệt đối > 0: Mức năm hiện tại tăng hơn mức năm trước bằng một số
tuyệt đối
+ Số tuyệt đối < 0: Mức năm hiện tại giảm hơn mức năm trước bằng một số
tuyệt đối
+ Số tuyệt đối = 0: Mức năm hiện tại bằng mức năm trước
2.2.2.2. So sánh bằng số tương đối: có nhiều phương pháp so sánh bằng số
tương đối nhưng trong luận văn này chủ yếu so sánh bằng số tương đối hoàn
thành kế hoạch theo tỉ lệ, công thức:
x 100
* Ý nghĩa:
+ Số tương đối > 0%: Mức năm hiện tại tăng hơn mức năm trước bằng một
số tương đối, tức là bằng bao nhiêu %
+ Số tương đối < 0%: Mức năm hiện tại giảm hơn mức năm trước bằng một
số tương đối, tức là bằng bao nhiêu %
+ Số tương đối = 0%: Mức năm hiện tại bằng mức năm trước
Số tương đối
=
Mức kỳ kế hoạch
Mức năm hiện tại – Mức năm trước
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 13 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
PHẨM CỬU LONG
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY
3.1.1. Giới thiệu về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
Tên Thương mại viết tắt: PHARIMEXCO
Tên tiếng anh: Cuu Long Pharmaceutical Joint Soint Corporation
Trụ sở: 150 Đường 14/9-Phường 5-Thị xã Vĩnh Long-Tỉnh Vĩnh Long
Email:
Website: www.pharimexco.com.vn
Giấy CNĐKKD: Số 5403000021 đăng ký lần đầu ngày 09/11/2004 và đăng
ký thay đổi lần 02 ngày 18/12/2007 d0 phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế Hoạch
đầu tư Tỉnh Vĩnh Long cấp
Vốn điều lệ: 81.000.000.000 (Tám mươi mốt tỷ đồng)
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Đầu năm 1976, hai tỉnh là Vĩnh Long-Trà Vinh sáp nhập thành tỉnh Cửu
Long, ngành y tế tỉnh Cửu Long được thành lập. Xí nghiệp Dược Phẩm Cửu
Long và công ty Dược Phẩm Cửu Long ra đời trên cơ sở xưởng Dược của Tỉnh
Trà Vinh cùng với một số cán bộ Dược của Tỉnh Vĩnh Long được tổ chức lại để
làm nhiệm vụ sản xuất, phân phối Dược Phẩm, đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Năm 1984 để tăng cường năng lực chung của ngành Dược trong hoạt động
sản xuất kinh doanh nên xí nghiệp Dược Phẩm Cửu Long và công ty Dược Phẩm
Cửu Long đã sáp nhập thành Xí Nghiệp Liên Hiệp Dược Cửu Long. Tổng số cán
bộ công nhân viên của xí nghiệp Liên Hiệp Dược Cửu Long khoảng 280 người,
xí nghiệp sản xuất trên 10 loại sản phẩm bằng kỹ thuật thô sơ và thao tác thủ
công, chủ yếu là sản xuất đông dược, có giá trị từ 10-15 triệu đồng/năm, nhiệm
vụ chính lúc bấy giờ là phân phối hàng trăm sản phẩm từ nguồn dự trữ chiến lược
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 14 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
cho các bệnh viện, tổ chức bán lẻ thông thường ở khắp các trạm y tế trong Tỉnh,
doanh thu mỗi năm từ vài chục cho đến hàng trăm triệu đồng, vốn kinh doanh
chủ yếu là vốn cấp của ngân sách địa phương và vốn vay tín dụng ngắn hạn ngân
hàng.
Năm 1992 theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội thì tỉnh Cửu Long được
tách thành hai là tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, xí nghiệp Liên Hiệp Dược Cửu
Long tiếp tục được phân chia tài sản để thành lập công ty Dược Trà Vinh và tái
lập công ty Dược Cửu Long, sau đó đổi tên thành công ty Dược & Vật Tư Y Tế
Cửu Long (Pharimexco) theo quyết định số 538/QĐ-UBT ngày 20/11/1992 của
UBND tỉnh Vĩnh Long.
Tháng 08/2004 thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Chính Phủ, công ty
Dược & Vật Tư Y Tế Cửu Long chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công
ty cổ phần với tên gọi mới là công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long theo quyết
định số 2314/QĐUB ngày 09/08/2004 của Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh
Long, với số vốn điều lệ ban đầu là 56 tỉ đồng.
Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long là doanh nghiệp đầu tiên trong
nước cùng một lúc đạt ba tiêu chuẩn là GMP, GLP, GSP. Hiện nay nhà máy sản
xuất Dược Phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, phòng thí nghiệm đạt
ISO/IEC 170:2005 và GLP, hệ thống kho đạt GSP và đang tiếp tục đầu tư xây
dựng hệ thống phân phối đạt tiêu chuẩn GPP.
Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long là doanh nghiệp đầu tiên và duy
nhất ở Việt Nam (đến thời điểm này) có nhà máy sản xuất viên nang cứng rỗng
(Capsule) theo công nghệ Hoa Kỳ và Canada, đảm bảo sản xuất viên nang phục
vụ cho sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra còn có nhà máy sản
xuất dụng cụ y tế gồm các sản phẩm như: ống bơm tiêm, kim tiêm, dây truyền
dịch các loại sử dụng một lần theo công nghệ Hàn Quốc, góp phần đảm bảo sản
phẩm phục vụ các bệnh viện, các cơ sở y tế trong nước và xuất khẩu.
Công ty được cấp giấy phép sản xuất trên 250 mặt hàng, các sản phẩm của
công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long được sản xuất trên các thiết bị, quy trình
công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng WHO như đã đăng ký
với bộ y tế.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 15 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
Từ năm 2000 đến 2004, công ty vinh dự đón tiếp các vị Lãnh đạo đứng đầu
của Đảng và Nhà Nước, cán Bộ, Ban ngành Trung Ương, các vị Đại sứ đặc mệnh
toàn quyền và Tổng lãnh sự các nước Mỹ, Đức, Canada, Hàn Quốc, Lào,
Campuchia và Ấn Độ đến thăm.
Năm 2005, công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long được Chủ tịch nước
tặng Huân chương Lao động Hạng III.
Năm 2006, công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long tiếp tục được Bộ Khoa
Học Công Nghệ tặng Giải Vàng Chất Lượng Việt Nam.
Năm 2007, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc công ty được
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng danh hiệu là Doanh
nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007.
Tất cả các hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dược
Phẩm Cửu Long được quản trị bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000.
Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, mỹ
phẩm,dụng cụ y tế nhiều dạng khác nhau, từ sản phẩm hóa dược đến các chế
phẩm dược liệu tự nhiên bằng Công nghệ mới đạt tiêu chuẩn Quốc gia (ISO
9001:2000, GMP-GLP-GSP0), sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị
trường nội địa và bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên
thế giới.
Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long có quan hệ với nhiều công ty Dược
phẩm, hóa dược các nước để xuất khẩu sản phẩm Dược, trao đổi hợp tác kỹ thuật
và nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm, mỹ phẩm, hóa dược, dụng cụ y tế và các
thiết bị chuyên dùng cho ngành Dược, ngành Y tế, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu
dùng ở Việt Nam và một số nước lân cận.
Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long có một đội ngũ chuyên viên kỹ
thuật nhiệt tình giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật kiến thức, không
ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, rất coi trọng sự hợp tác
nhằm thõa mãn các nhu cầu trước mắt và lâu dài cho mọi đối tượng khách hàng.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 16 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chính:
3.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh:
Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp: dược phẩm, capsule, các
loại dụng cụ, trang thiết bị y tế cho ngành dược, ngành y tế, thực phẩm chức
năng, dược liệu, hóa chất, nguyên liệu và các loại sản phẩm bao bì dùng trong
ngành dược.
3.1.3.2. Các sản phẩm chính:
Dược phẩm các dạng: viên, bột, cốm, capsule, dung dịch uống, nhỏ giọt,
tiêm, truyền, nhũ dịch, crème và thuốc mỡ.
Sản phẩm capsule các loại gồm các size: số 00, số 0, số 1, số 2, số 3, số 4.
Dụng cụ y tế, ống bơm tiêm, dây truyền dịch, truyền máu và các loại bông
băng.
Mỹ phẩm gồm: các sản phẩm chăm sóc da, nước hoa.
Thực phẩm chức năng các dạng và nước giải khát.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 17 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
3.1.4. Cơ cấu tổ chức:
3.1.4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
GĐ
NC
PHÁT
TRIỂN
GĐ
CHẤT
LƯỢNG
GĐ TÀI
CHÍNH
GĐ
HÀNH
CHÁNH
GĐ
KD
GĐ
XNK
GĐ
MAR
GĐ
CUNG
ỨNG
GĐ
KH
TỔNG
HỢP
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔ C.KHOÁN
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 18 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
3.1.4.2. Chức năng của từng bộ phận: công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu
Long có bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình công ty cổ phần bao gồm:
a) Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty, tất
cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu và đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông có
một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ
- Thông qua kế hoạch phát triển của công ty, thông qua báo cáo tài chính
hàng năm, báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và của các kiểm toán
viên.
- Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng
Giám Đốc.
b) Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công
ty giữa hai kỳ Đại hội gồm các thành viên Hội đồng quản trị được cổ đông bầu.
Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Số thành viên của Hội đồng
quản trị có từ 5 đến 9 thành viên và có nhiệm kỳ tối đa là năm năm, hiện tại Hội
đồng quản trị công ty có 5 thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty
là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
c) Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Hiện tại ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành
viên có nhiệm kỳ năm năm. Ban Kiểm Soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty.
Ban Kiểm Soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc,
Ban Kiểm Soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về mọi
mặt hoạt động và những công việc chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
d) Ban Tổng Giám Đốc: Ban Tổng Giám Đốc của công ty gồm có Tổng
Giám Đốc và 2 Phó Tổng Giám Đốc là Phó Tổng Giám Đốc phụ trách tài chính,
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách sản xuất và kỹ thuật.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 19 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
- Tổng Giám Đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người lãnh đạo quản lý
và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công
ty, theo quy định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông,
điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan. Chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách sản xuất và kỹ thuật: chịu trách nhiệm về
lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất. Trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động kỹ thuật,
sản xuất của công ty.
- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách tài chính: là người giúp cho Tổng Giám
Đốc, được Tổng Giám Đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về
lĩnh vực tài chính của công ty.
e) Các Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc:
- Phòng kế hoạch tổng hợp: tham mưu giúp cho Ban Tổng Giám Đốc công
ty điều hành công tác kế hoạch như: xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch
phát triển sản xuất kinh doanh trung và dài hạn, đề xuất các giải pháp, biện pháp
để chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện các kế hoạch đề ra; tổ chức công tác
thống kê, soạn thảo các báo cáo cho Ban Tổng Giám Đốc; chịu trách nhiệm triển
khai, hướng dẫn, điều hành, thống kê, theo dõi, đánh giá và quản lý hệ thống chất
lượng trong toàn công ty theo đúng yêu cầu của GMP, GLP, GSP và ISO 9001:
2000, ISO/IEC 17025
- Phòng kinh doanh: tham mưu giúp cho ban Tổng Giám Đốc điều hành các
hệ thống kinh doanh theo các kế hoạch kinh doanh của Cty đề ra; phòng kinh
doanh có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu thị trường, thực hiện kế hoạch kinh
doanh, xây dựng các kênh phân phối, xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp,
lập chương trình khai thác và mở rộng thị trường, tham gia đấu thầu cung cấp
thuốc chữa bệnh, máy móc thiết bị, dụng cụ y tế cho các bệnh viện, các cơ sở
khám chữa bệnh trong cả nước.
- Phòng Marketing: thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến
lược phát triển thị phần, lập các chương trình quảng bá thương hiệu, quảng cáo
giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, xúc tiến bán hàng, đưa các sản phẩm mới thâm
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 20 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
nhập thị trường và các đề xuất các dự án, phương án cạnh tranh, đầu tư phát
triển sản phẩm mới, sản phẩm thay thế…
- Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện công tác kinh doanh đối ngoại, trực tiếp
đàm phán với các đại diện công ty, đối tác nước ngoài trong việc nhập khẩu
nguyên liệu, hàng hóa phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và xuất
khẩu hàng hóa, dược liệu cho các công ty nước ngoài. Tổ chức giao nhận, vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và điều hành các chi nhánh, văn phòng đại diên
tại nước ngoài thực hiện các công tác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu,
đầu tư ra nước ngoài.
- Phòng cung ứng vật tư: thực hiện việc cung ứng vật tư, nguyên liệu, phụ
liệu, bao bì phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời, đồng bộ, đúng kế hoạch, đảm
bảo chất lượng, có khối lượng dự trữ hợp lý…thực hiện chế độ quyết toán vật tư
theo lô sản phẩm, theo định mức tiêu hao cho từng sản phẩm, tiết kiệm vật tư
trong sản xuất, theo dõi thực hiện và thanh lí hợp đồng mua bán vật tư, nguyên
liệu với khách hàng, giữ gìn uy tín và tín nhiệm của khách hàng đối với công ty.
- Phòng hành chánh nhân sự: có trách nhiệm quản trị hành chánh, quản trị
nhân sự và quản lý chế độ tiền lương; điều hành mọi hoạt động về công tác hành
chánh, thực hiện các chính sách lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế đối với người lao động, trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác bảo vệ, an toàn
phòng cháy, chữa cháy cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công ty.
- Phòng tài chính kế toán: tham mưu giúp ban Tổng Giám Đốc trong lĩnh
vực quản trị tài chính, điiều hành, bảo toàn, phát triển các nguồn vốn; hạch toán
kế toán, lập các báo cáo tài chính, kế toán quản trị toàn công ty, thực hiện việc
nộp thuế theo qui định của pháp luật và thi hành các chính sách, chế độ tài chính
kế toán do Nhà Nước và công ty đề ra.
- Phòng kỹ thuật bảo trì: thực hiện công tác liên quan đến thiết bị kỹ thuật
sản xuất và hệ thống thiết bị phụ trợ, phục vụ sản xuất, đảm bảo năng xuất, chất
lượng, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả-đáp ứng nguyên tác tiêu chuẩn GPS & ISO.
- Phòng quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý chất
lượng theo các hệ thống liên quan đến chất lượng sản phẩm phù hợp với các quy
định của bộ y tế, các quy định của pháp luật, qui chế quản lý điều hành của công
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 21 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
ty đề ra; trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm nghiệm, kiểm soát quá
trình và thử nghiệm sự ổn định an toàn sản phẩm theo các qui định của bộ y tế và
các nguyên tắc của GLP, ISO/IEC 17025. Tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm
định kỳ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký, xử lí các rủi
ro về chất lượng khi phát hiện hoặc khi có vấn đề về chất lượng đặt ra.
- Phòng nghiên cứu phát triển (R&D): thực hiện công tác nghiên cứu khoa
học, công nghệ, nghiên cứu triển khai phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công
nghệ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện các chương trình cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị
trường.
- Tổng kho: thực hiện việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát hàng hóa theo yêu
cầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định về bảo quản hàng hóa,
dược phẩm của GSP; bảo đảm an toàn về phòng chống cháy nổ, thực hiện
nghiệm chỉnh nội qui làm việc, bảo vệ an ninh kho tàng theo qui định của cty đề
ra.
- Các nhà máy, xưởng sản xuất: tổ chức sản xuất các loại, các dạng sản
phẩm theo tiêu chuẩn đăng kí với cục quản lý Dược Việt Nam; thực hiện nghiêm
chỉnh chế độ đảm bảo chất lượng, bảo quản máy móc thiết bị, tiết kiệm vật tư,
năng lượng; thực hiện đúng các quy định về quy trình sản xuất, nguyên tắc, tiêu
chuẩn GMP, ISO và quy chế điều hành quản lý sản xuất do công ty đề ra.
- Các chi nhánh trong và ngoài tỉnh: thực hiện việc giao dịch xúc tiến bán
hàng, phân phối các sản phẩm do công ty sản xuất và cung cấp đến các đại lý tiêu
thụ, đại lý bán lẻ, thu tiền bán hàng và chuyển hoặc nộp tiền bán hàng kịp thời,
đầy đủ, chính xác về công ty theo quy định; bảo quản, giữ gìn tốt tài sản của công
ty đã đầu tư.
- Ban kiểm toán nội bộ: là cơ quuan chuyên môn của Tổng Giám Đốc có
nhiệm vụ kiểm tra sổ sách, kế toán, nhập xuất tồn kho, chi phí của các cơ sở sản
xuất, đơn vị kinh doanh theo định kỳ, thường xuyên phân tích, nhận xét tình tài
chính kế toán, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cảnh báo
phòng ngừa rủi ro và đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, xử lí, hạn chế các thiệt
hại, góp phần quản lý an toàn tài sản, tiền vốn trong nội bộ công ty.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 22 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
3.2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006-2008)
3.2.1. Vị thế của công ty so với các công ty khác trong cùng ngành:
Theo thống kê của cục quản lý Dược Việt Nam, hiện nay trên toàn quốc có
897 công ty dược phẩm các thành phần đang hoạt động (trong đó có 370 doanh
nghiệp nước ngoài) bao gồm 174 Cty chuyên sản xuất thuốc tân dược và đông
dược, trong đó có 56 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP/ASEAN; 19 nhà máy đạt tiêu
chuẩn GMP/WHO và 723 Cty nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, cung ứng thuốc cho
dự phòng (hiệu thuốc, nhà thuốc tây) hàng năm các công ty dược đã cung cấp
cho thị trường khoản 1256,4 USD thuốc phòng, chữa bệnh.
Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long là một trong những công ty sản
xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Capsule) và dụng cụ y tế dùng một lần; một
trong những công ty lớn của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP, từ
sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ và được quản trị theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000,
ISO/IEC 17025 từ nhiều năm qua.
Công ty hiện đang sản xuất và cung cấp cho thị trường hơn 250 loại dược
phẩm, nhiều loại sản phẩm Capsule, nhiều loại ống bơm tiêm, dây truyền dịch
bằng nguồn nguyên liệu trong nước, nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu tự
nhiên (dược liệu) tự cung cấp.
Sản phẩm của công ty được công nhận là “Sản phẩm Việt uy tín, chất lượng
năm 2006”, đạt giải vàng chất lượng Việt Nam 2006, thương hiệu của công ty
(VPC) là thương hiệu topten Thương hiệu Việt uy tín, chất lượng năm 2007, Chủ
tịch hội đồng quản trị công ty đã được bình chọn và nhận giải thưởng (1/100)
Doanh nhân tiêu biểu quốc gia năm 2007.
3.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư:
- Cơ sở hạ tầng: hiện công ty có 5 nhà máy
+ Nhà máy Dược Phẩm I (Non Beta – Lactam): giá trị sản lượng 300 tỉ/năm
+ Nhà máy Dược Phẩm II (Non Beta – Lactam): giá trị sản lượng 500tỉ/
năm, hiện đang trong giai đoạn hoàn thành và đã đưa vào hoạt động chính thức
trong quí IV/2008.
+ Nhà máy Capsule I: công suất thiết kế 2 tỉ viên / năm
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 23 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
+ Nhà máy Capsule II: công suất thiết kế 2,25 tỉ viên / năm, hiện đang trong
giai đoạn chạy thử và đã đưa vào hoạt động chính thức trong tháng 9/2008.
+ Nhà máy Vikimco I: công suất thiết kế 100 triệu sản phẩm/ năm
- Nguồn nhân lực: gồm 734 người, cán bộ có trình độ đại học, trên đại học
chiếm 22,89%
- Hệ thống phân phối: có mạng lưới phân phối khá rộng lớn gồm nhiều hệ
thống hoạt động trong cả nước, có khả năng đưa thuốc và các sản phẩm dụng cụ
y tế đến tận giường bệnh, tiêu thụ một lượng lớn hàng sản xuất trong nước và
nhập khẩu, tuy nhiên các hệ thống hoạt động không đồng đều.
- Sản phẩm:
+ Chất lượng sản phẩm cao: có các nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO – GMP,
ISO 9001:2000
+ Số lượng sản phẩm: thuốc chữa bệnh (trên 250 sản phẩm), sản phẩm
capsule, sản phẩm dụng cụ y tế vikimco (trên 20 sản phẩm), thuốc NK (hơn 50
sản phẩm). Dự kiến năm 2008 sẽ tạo ra 100 sản phẩm mới đáp ứn g nhu cầu theo
đơn đặt hàng hoặc trúng thầu.
3.2.3. Thuận lợi:
Trước hết, nhà nước đã tạo ra môi trường đầu tư và khuyến khích cạnh
tranh lành mạnh, chủ trương cho phép phát triển mạnh ngành công nghiệp Dược
Việt Nam, tiến kịp các nước trong khu vực, sản xuất được nhiều sản phẩm có
chất lượng cao sớm thay thế hàng nhập khẩu. Chính phủ cũng đã có chính sách
quốc gia về sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, khuyến khích các cơ sở y tế, người
tiêu dùng sử dụng thuốc trong nước, đó là cơ hội tốt để công ty phát triển sản
xuất, mở rộng kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật
đã được đào tạo đạt trình độ chuyên môn cao, cùng với một đội ngũ công nhân
chuyên nghiệp đã được đào tạo lâu năm trong nước, nước ngoài (Canada và Hàn
Quốc) có thời gian làm việc nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm, nắm bắt kịp
thời tiến bộ khoa học và công nghệ, để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,
trong tương lai công ty sẽ có nhiều sản phẩm cạnh tranh tốt được bán ra thị
trường, chắc chắn góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận ngày một cao hơn.
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long
GVHD: ĐINH CÔNG THÀNH 24 SVTH: HUỲNH THỊ THANH HƯƠNG
3.2.4. Khó khăn:
Do chịu ảnh hưởng của những biến động về chính trị, an ninh quốc tế và
khu vực như chiến tranh, bạo loạn, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh làm cho giá cả
mặt hàng như xăng dầu, hóa chất, nguyên liệu tăng lên, làm tăng giá nguyên liệu
làm thuốc, sản xuất dụng cụ y tế, giá cả hóa dược, hóa chất, dược liệu luôn thay
đổi, giá cả xăng dầu, điện nước hàng năm đã tăng lên, giá cả nhập khẩu cũng
tăng theo, nên làm cho giá thành sản xuất sản phẩm, các sản phẩm khác mất dần
lợi thế ban đầu.
Vốn kinh doanh của công ty hiện đang còn thiếu nên không đủ vốn dự trữ
nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu bao bì, phụ tùng thay thế kịp thời, thời gian cung
cấp cách xa gây lãng phí công suất máy móc, thiết bị, lãng phí năng suất lao
động, chi phí sản xuất, chi phí tài chính tiếp tục tăng, hiệu quả sản xuất kinh
doanh suy giảm, lợi nhuận có tăng lên nhưng chưa xứng với tiềm lực, tiềm năng
sẵn có.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường cung ứng thuốc chữa bệnh đang diễn
ra không lành mạnh, tính chất cạnh tranh ngày càng phức tạp, nhất là cạnh tranh
về giá không hợp lí, sự can thiệp của nhà nước chưa hữu hiệu, tạo ra cơ hội rủi ro
trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong dược phẩm thiếu an toàn, dễ gây
khủng hoảng hoặc làm tổn thất, thiệt hại khi thị trường thiếu sự kiểm soát.
Trong những tháng đầu năm 2008 nhằm kiềm chế lạm phát, chính phủ và
bộ y tế đã không cho phép các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước không
được tự ý tăng giá thuốc. Điều này cũng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty.