Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 68 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN
NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:........ /QĐ-... ngày ………tháng...... năm……
của Hiệu trưởng

Quảng Ninh, năm 20....

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện cơ bản được biên soạn theo chương
trình khung của nghề điện công nghiệp đã được thông qua. Nội dung các bài thực hành
được xây dựng sát với thực tế. Các kỹ năng được mô tả và hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu phù
hợp với đối tượng học sinh học nghể
Khi biên soạn giáo trình này chúng tơi đã bám sát vào chương trình khung đã được
xây dựng và nhận thấy tầm quan trọng của môn học Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện


cơ bản là môn học thực hành chun mơn đầu tiên trong tồn bộ chương trình học
Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời gian là 60 tiết bao gồm:
Bài 1: Đấu dây động cơ 1 pha
Bài 2: Xác định cuộn dây 1 pha
Bài 3: Đấu dây động cơ 3 pha (Y, Δ)
Bài 4: Xác định cực tính động cơ 3 pha
Bài 5: Chuyển đổi động cơ 3 pha về động cơ 1 pha chạy tụ
Bài 6: Tháo lắp, bảo dưỡng quạt bàn
Bài 7: Tháo, lắp, bảo dưỡng quạt trần
Bài 8: Tháo, lắp, bảo dưỡng máy bơm 1 pha
Trong quá trình biện soạn giáo trình này với sự đóng góp những ý kiến quý báu từ
các thầy cô trong khoa Điện- Điện tử và các thầy, cô đồng nghiệp tôi đã cố gắng để đưa
những phần kiến thức phù hợp và kỹ năng cần thiết cho người học. Tuy nhiên khơng
tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thầy cơ để giáo trình
được hồn thiện hơn
Quảng Ninh , ngày……tháng……năm………
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Vũ Thị Thơ

3


MỤC LỤC
TRANG
1.LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 3
2. BÀI 1: ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA .......................................................... 6
3.BÀI 2: XÁC ĐỊNH CUỘN DÂY ĐỘNG CƠ MỘT PHA............................................. 10
4. BÀI 3: ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ 3 PHA(Y, Δ) ............................................................... 19
5.BÀI 4: CÁC ĐỊNH CỰC TÍNH ĐỘNG CƠ 3 PHA ...................................................... 28
6. BÀI 5: CHUYỂN ĐỔI DỘNG CƠ 3 PHA VỀ ĐỘNG CƠ 1 PHA CHẠY TỤ ........... 36

7. BÀI 6: THÁO, LẮP, BẢO DƯỠNG QUẠT BÀN ....... Error! Bookmark not defined.
8. BÀI 7: THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG QUẠT TRẦN ..... Error! Bookmark not defined.
9.BÀI 8: THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ BƠM NƯỚC MỘT PHA ..........Error!
Bookmark not defined.

4


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơ đun:Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện
Mã mơ đun:MĐ14
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí:Là mơ đun thuộc phần các môn học/mô đun chuyên môn bắt buộc
- Tính chất: Là mơ đun chun mơn bắt buộc tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:Cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về việc bảo
dưỡng, sửa chữa động cơ điện và rèn luyện các kỹ năng đấu, lắp, sửa chữa, bảo hành
động cơ điện trong công nghiệp.
Mục tiêu của mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật, trình tự đấu dây, xác định cực tính động cơ điện
xoay chiều 1 pha và 3 pha.
+ Phân tích được nguyên tắc chuyển động cơ 3 pha về động cơ 1 pha chạy tụ.
+ Ứng dụng được quy trình tháo lắp, bảo dưỡng quạt bàn, quạt trần, động cơ bơm nước
vào thực tế.
- Về kỹ năng:
+ Xác định được cực tính và đấu được dây động cơ điện 1 pha, 3 pha đạt yêu cầu kỹ và
mỹ thuật.
+ Chuyển đổi được động cơ 3 pha về động cơ 1 pha chạy tụ đạt yêu cầu.
+ Tháo lắp, bảo dưỡng được động cơ quạt bàn, quạt trần, máy bơm nước 1 pha.
+ Sửa chữa và khắc phục được các sai phạm và hư hỏng thường gặp

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực hành
đúng yêu cầu kỹ và mỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của mô đun:

5


BÀI 1: ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA
Mục tiêu:
- Trình bày được sơ đồ đấu dây, trình tự đấu dây, các sai phạm nguyên nhân và biện pháp
phòng tránh.
- Đấu dây và vận hành được động cơ 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực theo đúng trình
tự đảm bảo kỹ và mỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hiện kỹ năng đạt yêu cầu, rèn luyện tính cẩn
thận, an tồn, chính xác, tác phong cơng nghiệp.
Nội dung chính:
1. Đọc sơ đồ nguyên lý động cơ 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực
Sơ đồ nguyên lý gồm có:
- Cuộn dây làm việc: Ký hiệu KĐ, hai đầu dây
được đấu trực tiếp vào nguồn điện Un_
220VAC.
- Cuộn dây khởi động ( còn gọi là cuộn đề): ký
hiệu KĐ, đấu nối tiếp với tụ C trước khi đưa ra
nguồn Un_ 220VAC.

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý đấu nối động cơ 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực dùng
cầu dao
2. Trình tự đấu dây, vận hành động cơ 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực dùng
cầu dao
* Điều kiện bài học

Hiện trường luyện tập

- Xưởng thực hành điện công nghiệp
6


- Nguồn điện 1 pha
- Sơ đồ nguyên lý
- Bảng quy trình
- Bảng sai hỏng thường gặp
- Bàn thực hành điện cơng nghiệp
Dụng cụ vật tư

- Kìm (cắt, tuốt dây-ép đầu cốt)
- Tuốc nơ vít (dẹt, bốn chấu)
- Bút thử điện
- Đồng hồ vạn năng (VOM)
- Dây dẫn điện 1.0mm

Thiết bị, mơ hình

- Cầu dao 1 pha, động cơ 1 pha có cuộn phụ và tụ thường
trực loại có 4 đầu dây ra

2.1. Đọc sơ đồ
Quy ước các đầu dây của động cơ như sau:

(1)

Hình 1.2: Sơ đồ mã hóa đấu nối động cơ 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực dùng cầu

dao
- Bảng quy ước theo sơ đồ nguyên lý:
TT

Kí hiệu

Ý nghĩa

2

ĐLV

Đầu cuộn dây làm việc

3

CLV

Cuối cuộn dây làm việc

4

ĐKĐ

Đầu cuộn dây khởi động
7


5


CKĐ

6

C

7

CD

Cuối cuộn dây khởi động
Tụ điện thường trực
Cầu dao 1 pha

2.2. Đấu dây
Bước

Phương pháp - Thao tác đấu dây

Yêu cầu kỹ thuật

1

Đấu chung đầu cuộn làm việc và đầu cuộn - Các mối nối an toàn, chắc và đẹp
khởi động, đầu vào đến đầu ra tải của cầu - Lắp đặt đúng theo sơ đồ
dao (ĐLV → ĐKĐ → (1) của CD

2

Cuối cuộn khởi động nối với tụ điện (Đấu

CKĐ→ 1 đầu tụ C)

3

Đầu dây còn lại của tụ điện nối với cuối
cuộn làm việc và đưa ra đầu còn lại của cầu
dao(Đầu tụ C còn lại→ CLV → (2) của CD)

2.3. Kiểm tra nguội
- Kim đồng hồ chỉ giá trị 0  Mạch chập  Kiểm tra lại cuộn dây, cách đấu dây
- Kim đồng hồ chỉ giá trị vô cùng (∞)  mạch không thông  Kiểm tra lại cuộn dây, cách đấu
dây

2.4. Cấp nguồn, hoạt động thử
-Bật nguồn, dùng bút thử điện,kiểm tra đảm có điện. Chú ý an toàn khi thử.
- Ngắt nguồn. Nối 2 đầu dây nguồn vào 2 đầu cầu dao ( cầu dao ở trạng thái mở)
- Cấp nguồn, đóng cầu dao. Động cơ hoạt động
- Quan sát, lắng nghe hoạt động của động cơ.
Yêu cầu: động cơ hoạt động bình thường, tiếng kêu êm.
8


3. Bảng sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, khắc phục

TT
1

Những sai phạm
thường gặp


Nguyên nhân

Động cơ khơng hoạt - Khơng có nguồn
động
- Tiếp xúc các tiếp điểm
khơng tốt hoặc dây dẫn
bị đứt.

Biện pháp phịng tránh, khắc
phục
- Kiểm tra lại nguồn cấp
- Kiểm tra dây dẫn xem có bị
đứt ngầm khơng

- Đấu sai sơ đồ

- Đấu lại theo đúng sơ đồ
nguyên lý

- Tụ điện bị hỏng

- Thay thế tụ điện khác

2

Động cơ hoạt động Tụ có giá trị điện dung Thay thế tụ có giá trị lớn hơn
không đủ công suất
không đảm bảo

3


Động cơ quay ngược

Đấu đảo dây 2 trong 3 Kiểm tra, đấu lại
pha

4

Mạch chập

Đấu chập mạch hai dây Kiểm tra lại nguồn cấp, các vị trí
nguồn cấp
tiếp xúc các tiếp điểm xem có
đấu chạm chập khơng
CÂU HỎI ƠN TẬP BÀI 1
Câu hỏi lý thuyết

Câu 1: Trình bày được sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha, trình tự đấu dây, các sai phạm
nguyên nhân và biện pháp phòng tránh?
Bài tập thực hành
Bài 1:Đấu dây, vận hành động cơ 1 pha có cuộn phụ và tụ thường trực dùng cầu dao

9


PHIẾU ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH LUYỆN TẬP
Ngành/nghề: Điện cơng nghiệp
MH/MĐ: Sửa chữa, bảo dưỡng động cơ điện
BÀI 1: ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA
Họ và tên học sinh: ………………..

Lớp: …………. Khóa: …………….
Vị trí luyện tập:…………………….
Tiêu chí đánh giá: ………………….
TT

Nội dung
đánh giá

1

Chuẩn bị

2

Thao tác

3

4

Kỹ thuật

Thời gian

Điểm
chuẩn

Tiêu chí đánh giá
- Đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị


0,5đ

- Đấu dây

1,5đ

- Kiểm tra

1,0đ

- Các mối nối an toàn, chắc và đẹp

3,0đ

- Lắp đặt đúng theo sơ đồ

2,0đ

- Sử dụng đúng quy trình, an toàn

1,0đ

- Đấu dây động cơ điện một pha
hoàn chỉnh trong thời gian 30’

1,0đ

Tổng điểm:
Chú ý:


Điểm
đạt
được

Ghi
chú

10 điểm

- Bài làm có thời gian q 5 phút khơng tính điểm.
- Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị thì
khơng tính điểm, khơng đánh giá quá trình luyện tập.

Ngày …… tháng …… năm ……
GIÁO VIÊN HD

10


Mục tiêu

BÀI 2: XÁC ĐỊNH CUỘN DÂY ĐỘNG CƠ MỘT PHA

- Trình bày được nguyên tắc xác định cuộn dây, trình tự thực hiện, những sai phạm
nguyên nhân và biện pháp khắc phục
- Xác định được cuộn dây động cơ 1 pha 3 và 4 đầu dây, khắc phục được những sai phạm
thường gặp đạt yêu cầu kỹ, mỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hiện kỹ năng đạt u cầu, rèn luyện tính cẩn
thận, an tồn, chính xác, tác phong cơng nghiệp.
Nội dung chính

1. Xác định cuộn dây động cơ 1 pha 3 đầu dây
1.1. Sơ đồ xác định cuộn dây động cơ 1 pha 3 đầu dây


S
LV
R

RLV < RKÐ

C

Hình 2.1: Sơ đồ xác định cuộn dây động cơ 1 pha 3 đầu dây
- Cuộn dây làm việc có số vịng dây nhiều, tiết diện dây nhỏ; cuộn dây khởi động có số
vịng dây ít, tiết diện dây lớn ( do phải chịu dòng điện khởi động) do đóRlv< Rkđ
Theo sơ đồ nguyên lý động cơ 1 pha 3 đầu dây, cuộn khởi động và cuộn làm việc đã
được nối chung và đưa ra 1 đầu dây ký hiệu là C, các đầu dây còn lại của cuộn làm việc
ký hiệu R và cuộn khởi động ký hiệu S.

-

- Trên cơ sở RKĐ RRS = max; RSC = min
* Điều kiện bài học
Hiện trường luyện tập

- Xưởng thực hành điện công nghiệp
- Nguồn điện 1 pha
- Sơ đồ nguyên lý
- Bảng quy trình

- Bảng sai hỏng thường gặp
- Bàn thực hành điện công nghiệp
11


- Kìm (cắt, tuốt dây-ép đầu cốt)

Dụng cụ vật tư

- Tuốc nơ vít (dẹt, bốn chấu)
- Bút thử điện
- Đồng hồ vạn năng (VOM)
- Dây dẫn điện 1.0mm
- Áp tô mát 1 pha 2 cực, tụ điện xoay chiêu 10 µF, động cơ
1 pha có 3 đầu dây ra.

Thiết bị, mơ hình
1.2.1. Đọc sơ đồ

Động cơ 1 pha có 3 dây ra được quy định là R – S – C . Trong đó:
R: Dây chạy
S: Dây đề (dây khởi động)
C: Dây chung
Việc của ta là xác định đúng các đầu dây ra của động cơ một pha trong trường hợp khơng
biết rõ 3 đầu dây ra như hình sau:

Hình 2.2: Sơ đồ xác định cuộn dây động cơ 1 pha 3 đầu dây mất ký hiệu
1.2.2. Đánh dấu đầu dây
Đầu tiên, ta đánh dấu các đầu dây ra tương ứng là (1), (2), (3) tương ứng như hình vẽ:


(2)

(3)

(1)

Hình 2.3: Sơ đồ đánh dấu đầu dây động cơ 1 pha 3 đầu dây
12


1.2.3. Xác định giá trị điện trở cuộn dây
Sừ dụng đồng hồ vạn năng VOM, đặt ở thang đo Rx10Ω. Ta đo điện trở lần lượt từng cặp
dây (1-2), (1-3), (2-3). Ghi lại giá trị đo được vào bảng sau:
Cặp dây

(1-2)

(1-3)

(2-3)

Giá trị điện trờ đo được
Chú ý: Không chạm vào que đo khi xác định giá trị điện trở.
1.2.4. Kết luận xác định cuộn làm việc, cuộn khởi động, dây chung
- Ứng với giá trị đo có điện trở lớn nhất là 2 đầu dây R và S, dây còn lại sẽ là dây C.
- Tiếp đến ta so sánh 2 giá trị điện trở của dây C với 2 dây cịn lại, cặp nào có điện trở
nhỏ hơn là cặp dây (S-C) ứng với cuộn KĐ, cặp dây còn lại là (R-C) ứng với cuộn LV.
Ví dụ: ta đo được giá trị điện trở các cặp dây như sau:
Cặp dây
Giá trị điện trờ đo được (Ω)


(1-2)

(1-3)

(2-3)

5,1

9,3

14,1

Ta thấy cặp (2-3) có giá trị điện trở lớn nhất nên đây sẽ là cặp đầu dây R-S hoắc S- R đầu
số (1) cịn lại sẽ là dây C.
Sau đó thấy R(1-2)1.2.5. Kiểm tra, đấu nối cuộn dây
- Tiến hành đấu đầu dây R và S vào 2 đầu tụ như sơ đồ

tụ C

Hình 2.3: Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha 3 đầu dây
- Đấu đầu dây C và dây R vào 2 đầu áp tô mát 1 pha 2 cực để đảm bảo an toàn khi xảy ra
sự cố.
1.2.6. Hoạt động thử
- Bật nguồn, dùng bút thử điện,kiểm tra đảm có điện. Chú ý an toàn khi thử.
- Ngắt nguồn. Nối 2 đầu dây nguồn vào 2 đầu cầu dao ( cầu dao ở trạng thái mở)
- Cấp nguồn, đóng cầu dao. Động cơ hoạt động
- Quan sát, lắng nghe hoạt động của động cơ.
Yêu cầu: động cơ hoạt động bình thường, tiếng kêu êm.


13


1.3. Bảng sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, khắc phục
TT

Những sai phạm thường gặp

Biện pháp phòng tránh,
khắc phục

Nguyên nhân

- Xác định sai các đầu - Xác đinh lại các đầu dây
dây động cơ
của động cơ
1

2

Động cơ khơng hoạt động

- Khơng có nguồn,
tiếp xúc các tiếp điểm
không tốt hoặc dây
dẫn bị đứt.

- Kiểm tra lại nguồn cấp,
các vị trí tiếp xúc các tiếp

điểm và kiểm tra dây dẫn
xem có bị đứt ngầm
khơng.

- Tụ C hỏng

- Thay thế tụ C

Do đấu chập mạch hai Kiểm tra lại nguồn cấp,
các vị trí tiếp xúc các tiếp
dây nguồn cấp
điểm xem có đấu chạm
chập khơng

Mạch chập

2. Xác định cuộn dây động cơ 1 pha 4 đầu dây
2.1. Sơ đồ xác định cuộn dây động cơ 1 pha 4 đầu dây

LV



RLV > RKÐ
Hình 2.5: Sơ đồ xác định cuộn dây động cơ 1 pha 4 đầu dây

- - Cuộn dây làm việc có số vịng dây nhiều, tiết diện dây nhỏ; cuộn dây khởi động có số
vịng dây ít, tiết diện dây lớn ( do phải chịu dòng điện khởi động) do đó Rlv>Rkđ
- Trên cơ sở Rlv>Rkđ ta xác định được:
Rkđ= max; Rlv = min


14


2.2. Trình tự thực hiện
Hiện trường luyện tập

- Xưởng thực hành điện công nghiệp
- Nguồn điện 1 pha
- Sơ đồ nguyên lý
- Bảng quy trình
- Bảng sai hỏng thường gặp
- Bàn thực hành điện cơng nghiệp
- Kìm (cắt, tuốt dây-ép đầu cốt)

Dụng cụ vật tư

- Tuốc nơ vít
- Bút thử điện
- Đồng hồ vạn năng (VOM)
- Dây dẫn điện 1.0mm
- Áp tô mát 1 pha 2 cực, tụ điện xoay chiêu 10 µF, động cơ
1 pha có 4 đầu dây ra

Thiết bị, mơ hình
2.2.1. Đọc sơ đồ

Động cơ 1 pha có 2 cuộn dây là cuộn khởi động KĐ và cuộn làm việc LV ứng với 4 đầu
dây ra như hình vẽ sau:


Hình 2.6: Sơ đồ xác định cuộn dây động cơ 1 pha 4 đầu
2.2.2. Đánh dấu đầu dây
Ta tiến hành đánh dấu các đầu dây ra tương ứng là (1), (2), (3), (4) tương ứng như hình
vẽ:

(2)
(1)

(3)

(4)

15


Hình 2.7: Sơ đồ xác định cuộn dây động cơ 1 pha 4 đầu dây mất ký hiệu
2.2.3. Xác định giá trị điện trở
- Sừ dụng đồng hồ vạn năng VOM, đặt ở thang đo Rx10Ω.
- Kiểm tra thông mạch để xác định 2 đầu của từng cuộn dây động cơ. (Giả sử 2 đầu (1)(2) thông mạch với nhau, 2 đầu (3)-(4) thông mạch với nhau)
- Ta đo điện trở lần lượt từng cặp dây (1-2), (3-4). Ghi lại giá trị đo được vào bảng sau:
Cặp dây

(1-2)

(3-4)

Giá trị điện trờ đo được (Ω)
2.2.4. Kết luận xác định các cuộn dây
Sau 2 lần đo, ta nhận được 2 giá trị điện trở khác nhau, căn cứ vào hai giá trị điện trở này
ta kết luận:

- Ứng với giá trị điện trở lớn hơn là cuộn khởi động.
- Ứng với giá trị điện trở nhỏ hơn là cuộn dây chạy.
2.2.5. Kiểm tra, đấu nối cuộn dây
- Nối chung 2 đầu bất kì của cuộn LV và KĐ rồi nối đến 1 đầu ra của áp tô mát 1 pha 2
cực
- Dây còn lại của cuộn làm việc (LV) và cuộn khởi động (KĐ) nối với 2 đầu tụ.
- Đầu dây làm việc nối với tụ được nối đến 1 đầu ra cịn lại của áp tơ mát 1 pha 2 cực..

16


Tụ C

Hình 2.8: Sơ đồ đấu nối cuộn dây động cơ 1 pha 4 đầu dây dùng áp tô mát 1 pha 2 cực
2.2.6. Hoạt động thử
- Bật nguồn, dùng bút thử điện,kiểm tra đảm có điện. Chú ý an toàn khi thử.
- Ngắt nguồn. Nối 2 đầu dây nguồn vào 2 đầu cầu dao ( cầu dao ở trạng thái mở)
- Cấp nguồn, đóng cầu dao. Động cơ hoạt động
- Quan sát, lắng nghe hoạt động của động cơ.
Yêu cầu: động cơ hoạt động bình thường, tiếng kêu êm.
2.3. Bảng sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phịng tránh, khắc phục
TT
1

Những sai phạm
thường gặp
Động cơ khơng hoạt
động

Ngun nhận

- Xác định sai các đầu
dây động cơ

- Xác đinh lại các đầu dây của
động cơ

- Khơng có nguồn, tiếp
xúc các tiếp điểm không
tốt hoặc dây dẫn bị đứt.

- Kiểm tra lại nguồn cấp, các
vị trí tiếp xúc các tiếp điểm
và kiểm tra dây dẫn xem có bị
đứt ngầm khơng.

- Tụ C hỏng
2

Mạch chập

Biện pháp phòng tránh,
khắc phục

Do đấu chập mạch hai
dây nguồn cấp

17

- Thay thế tụ C
Kiểm tra lại nguồn cấp, các vị

trí tiếp xúc các tiếp điểm xem
có đấu chạm chập không


CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2
Câu hỏi lý thuyết

Câu 1: Trình bày được nguyên tắc xác định cuộn dây, trình tự thực hiện, những sai phạm
nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với động cơ 1 pha 3 đầu dây ra.
Câu 2: Trình bày được nguyên tắc xác định cuộn dây, trình tự thực hiện, những sai phạm
nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với động cơ 1 pha 4 đầu dây ra.
Bài tập thực hành
Bài 1: Xác định được các đầu dây động cơ 1 pha 3 đầu dây ra. Đấu nối, vận hành động
cơ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bài 2: Xác định được các đầu dây động cơ 1 pha 4 đầu dây ra. Đấu nối, vận hành động
cơ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật.

18


PHIẾU ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH LUYỆN TẬP
Ngành/nghề: Điện cơng nghiệp
MH/MĐ: Sửa chữa, bảo dưỡng động cơ điện
BÀI 2: XÁC ĐỊNH CUỘN DÂY ĐỘNG CƠ MỘT PHA
Họ và tên học sinh: ………………..
Lớp: …………. Khóa: …………….
Vị trí luyện tập:…………………….
Tiêu chí đánh giá: ………………….
TT


Nội dung
đánh giá

1

Chuẩn bị

2

Thao tác

3

4

Kỹ thuật

Thời gian

Điểm
chuẩn

Tiêu chí đánh giá
- Đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị

0,5đ

- Đấu dây

1,5đ


- Kiểm tra

1,0đ

- Các mối nối an toàn, chắc và đẹp

3,0đ

- Lắp đặt đúng theo sơ đồ

2,0đ

- Sử dụng đúng quy trình, an toàn

1,0đ

- Xác định cuộn dây, đấu động cơ một
pha hoàn chỉnh trong thời gian 30’

1,0đ

Tổng điểm:
Chú ý:

Điểm
đạt được

Ghi
chú


10 điểm

- Bài làm có thời gian q 5 phút khơng tính điểm.
- Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị thì
khơng tính điểm, khơng đánh giá q trình luyện tập.
Ngày …… tháng …… năm ……
GIÁO VIÊN HD

19


BÀI 3: ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ 3 PHA(Y, Δ)
Mục tiêu:
- Trình bày được thơng số trên nhãn mác động cơ, trình tự thực hiện đấu nối động cơ
hình sao, tam giác.
- Đấu được dây động cơ 3 pha kiểu sao, tam giác, sửa chữa được những sai phạm thường
gặp đạt yêu cầu kỹ, mỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hiện kỹ năng đạt yêu cầu, rèn luyện tính cẩn
thận, chính xác, tác phong cơng nghiệp.
Nội dung chính:
1. Đấu dây động cơ 3 pha hình sao (Y)
1.1. Thơng số động cơ 3 pha 6 đầu dây

Hình 3.1: Thơng số động cơ 3 pha không đồng bộ
- Động cơ khơng đồng bộ ba pha có các đại lượng đặc trưng cho điều kiện kỹ thuật của
máy ứng với tải định mức. Các trị số này do nhà máy thiết kế, chế tạo quy định và được
ghi trên nhãn máy.
- Thông thường động cơ 3 pha 6 đầu dây thường có các thơng số cơ bản sau đây:
 Số seri. VD 3K160S4....

 Kiểu đấu động cơ.Y/∆....
 Động cơ (kW/Hp). Trong đó kW là cơng suất động cơ; Hp là mã lực.Trong công
nghiệp thường quy ước 1Hp= 0,74 kW
 Tốc độ động cơ (rpm): Tốc độ quay của động cơ vòng/phút
 Tần số Hz: Tấn số xoay chiều.
 Điện áp định mức Uđm (V)
 Dòng điện định mức Iđm (A)
20


 Cấp bảo vệ (IP): Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài. IP bằng 55 là cao nhất cho
các motor thơng dụng. IP bằng 55 có gioăng cao su mềm bảo vệ động cơ khỏi các
hạt nước và hạt bụi có đường kính nhỏ khoảng 1mm.
 Hệ số Cos của động cơ: Hệ số càng gần 1 (100%) thì motor càng tiết kiệm điện.
Hiệu suất máy càng cao.
 Hiệu suất định mức đm.
 Số đôi cực từ của động cơ P (Pole). Ví dụ động cơ 1,1kW-4P
- Số đơi cực của động cơ thường đi kèm tốc độ vòng/phút, thường ký hiệu là (r/min)





Động cơ 2 cực (r/min = 2850) : Sử dụng cho các máy cần 2850-3000 vòng/phút
Động cơ 4 cực(r/min=1450): Sử dụng cho các mát cần 1450-1500 vòng/phút
Động cơ 6 cực (r/min=960): Sử dụng cho các máy cần 960-1000 vịng/phút
Động cơ 8 cực (r/min= 720) có dung cho các máy cần 720-750 vòng/phút

- Chú ý: Số cực động cơ càng lớn thì vịng quay hay tốc độ động cơ càng chậm.
1.2. Xác định mối liên hệ Ud, Up


Hình 3.2: Mối quan liên hệ Ud, Up đấu sao
- Dòng điện:

Id = I p

- Điện áp:Quan hệ giữa điện áp dây UAB ,UBC, UCA với điện áp các pha UA , UB, UC như
sau:

21


- Từ đồ thị véctơ ta thấy
- Về trị số: Ud = √3 Up

- Về góc pha:
Các điện áp dây UAB ,UBC, UCA lệch nhau
góc 120o
Điện áp dây Ud (UAB) vượt trước điện áp
pha tương ứng (UA) một góc 30o

1.3. Sơ đồ đấu dây động cơ 3 pha hình sao

Hình 3.3.Sơ đồ nguyên lý đấu động cơ điện 3
pha hình sao (Y)

Hình 3.4.Sơ đồ đấu dây động cơ
điện 3 pha hình sao (Y)

1.4. Trình tự đấu dây hình sao

1.4.1. Đọc giá trị điện áp định mức ghi trên nhãn máy
- Đọc giá trị điện áp định mức của động cơ (được ghi trên nhãn máy) tương ứng với từng
cách đấu dây UY ; U
1.4.2. Xác định kiểu đấu dây
So sánh điện áp ba pha của nguồn điện với điện áp định mức của động cơ để xác định
cách đấu dây
- UN3P = UY đấu dây hình sao
- UN3P = U đấu dây hình tam giác
- Động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V và lưới điện hiện tại
là 220V/380V 3 pha. Trong trường hợp này động cơ điện sẽ được đấu kiểu hình sao (Y)
cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện
(380V).

22


1.4.3. Đấu dây
- Các đầu dây ra của cuộn dây quấn stator được bố trí trên hộp nối (trên vỏ động cơ như
hình vẽ). Sau khi xác định cách đấu dây hình sao phù hợp với điện áp nguồn ta tiến hành
đấu dây theo hình a,b như sau.
- Cách đấu dây hình sao theo sơ đồ nguyên lý. Ta lần lượt đấu các điểm X,Y,Z lại với
nhau và lần lượt các dây A,B,C đưa ra nguồn 3 pha.

Hình 3.4: Sơ đồ ký hiệu
các cọc đấu dây

Hình 3.5: Sơ đồ xác định cách đấu dây hình sao

Hình b
1.4.4. Kiểm tra

- Dùng Đồng hồ vạn năng VOM,thang đo điện trở
- Đo Lần lượt các cặp đầu dây A,B,C; Nếu RAB = RAC = RCB đấu dây đúng; Nếu giá trị
3 điện trở có sự khác biệt  kiểm tra lại cách đấu dây
1.4.5. Cấp nguồn cho động cơ hoạt động
- Bật nguồn, dùng bút thử điện,kiểm tra đảm có điện. Chú ý an toàn khi thử
- Ngắt nguồn. Nối 2 đầu dây nguồn vào 2 đầu cầu dao ( cầu dao ở trạng thái mở)
- Cấp nguồn, đóng cầu dao. Động cơ hoạt động
- Quan sát, lắng nghe hoạt động của động cơ.
Yêu cầu: động cơ hoạt động bình thường, tiếng kêu êm.
1.5. Bảng sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, khắc phục
Biện pháp phòng tránh, khắc
phục

TT

Những sai phạm
thường gặp

1

Động cơ không hoạt
động

2

Do đấu sai sơ đồ, sai vị Kiểm tra và đấu nối lại mạch
Động cơ hoạt động
điện cho đúng.
khơng đúng u cầu, trí đấu dây.


Ngun nhân

Do khơng có nguồn, tiếp Kiểm tra lại nguồn cấp, các vị trí
xúc các tiếp điểm khơng tiếp xúc các tiếp điểm và kiểm
tốt hoặc dây dẫn bị đứt. tra dây dẫn xem có bị đứt ngầm
khơng.

23


có tiếng kêu lạ phát
ra
3

Do đấu chập mạch ba Kiểm tra lại nguồn cấp, các vị trí
dây nguồn cấp
tiếp xúc các tiếp điểm xem có
đấu chạm chập khơng.

Mạch chập

2. Đấu dây động cơ 3 pha hình tam giác (Δ)
2.1. Xác định mối liên hệ Ud, Up

Hình 3.6: Mối quan liên hệ Ud, Up đấu tam giác
- Điện áp :

Ud = U p

- Dòng điện

Quan hệ giữa dòng điện IA, IB, IC dây với dòng điện pha IAB ,IBC ,ICA như sau

- Từ đồ thị véctơ ta thấy

- Về trị số: Id = √3 Ip
- Về góc pha:
Các dịng điện dây IA, IB, IC lệch pha
nhau một góc 120o.
Dịng điện dây (IA) chậm sau dịng
điện pha tương ứng (IAB) một góc 30o

24


2.2. Sơ đồ đấu dây động cơ 3 pha hình tam giác.
A

B

C

Z

X

Y

P1

P2


P3

P1
A

Z

X

Z

B

Y

P2

P3

Hình 3.7.Sơ đồ nguyên lý đấu động cơ điện 3
pha hình tam giác ∆

Hình 3.8.Sơ đồ đấu dây động cơ
điện 3 pha hình tam giác ∆

2.3. Trình tự đấu dây hình tam giác
2.3.1. Đọc giá trị điện áp định mức ghi trên nhãn máy
- Đọc giá tị điện áp định mức của động cơ ( được ghi trên nhãn máy) tương ứng với từng
cách đấu dây UY; U

2.3.2. Xác định kiểu đấu dây
So sánh điện áp ba pha của nguồn điện với điện áp định mức của động cơ để xác định
cách đấu dây
- UN3P = UY đấu dây hình sao
- UN3P = U đấu dây hình tam giác
- Động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V và lưới điện hiện tại
là 220V/380V 3 pha. Trong trường hợp này động cơ điện sẽ được đấu kiểu hình sao (Y)
cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện
(380V).
2.3.3. Đấu dây
- Đối với các loại máy mới vẫn còn nhãn mác và đánh dấu các đầu đấu dây ta đấu theo
hình c,d như sau
- Cách đấu dây hình sao theo sơ đồ nguyên lý. Ta lần lượt đấu các cặp dây A-Z
, B-X, C-Y lại với nhau. Xong lần lượt đưa 3 điểm đó lần lượt vào nguồn điện ba pha.

25


×