Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Giáo trình Hệ thống phanh Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 72 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này được biên soạn bởi giáo viên Nguyễn Hồng Diên, khoa Cơ Khí
Động Lực, trường Cao Đẳng Nghề An Giang thuộc loại sách giáo trình, nên các
nguồn thông tin chỉ được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích
về đào tạo, tham khảo và giảng dạy nghề công nghệ ô tô tại trường Cao Đẳng Nghề
An Giang.
Mọi mục đích sử dụng khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh, thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU

An tồn giao thơng là vấn đề quan tâm lớn của mọi người và xã hội khi
lượng xe lưu thông trên đường ngày càng nhiều. Hệ thống phanh đảm bảo tính an
tồn và ổn định chuyển động của xe đang đem lại những hiệu quả thiết thực và là
xu hướng lựa chọn của người sử dụng.
Giáo trình “Hệ Thống Phanh ô tô” được biên soạn, điều chỉnh, bổ sung với
nội dung tuân theo chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề
mới ban hành, dựa theo giáo trình đã biên soạn và điều kiện giảng dạy thực tế của
nhà trường. Giáo trình “Hệ Thống Phanh ô tô” được biên soạn nhằm đáp ứng nhu
cầu về tài liệu học tập cho học sinh- sinh viên, tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy
thực hành, tạo tiếng nói chung trong q trình đào tạo.
Nội dung giáo trình bao gồm:
1. Bài mở đầu: Hệ thống phanh ô tô.
2. Bài 1: Hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
3. Bài 2: Hệ thống phanh dẫn động khí nén.
4. Bài 3: Cơ cấu phanh tay.
5. Bài 4: Hệ thống phanh ABS.
Giáo trình “Hệ Thống Phanh ơ tơ” được biên soạn, điều chỉnh, bổ sung trên


cơ sở lựa chọn các kiến thức trong các tài liệu chuyên ngành, song vẫn đảm bảo
tính kế thừa những nội dung đang được giảng dạy ở trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình biên soạn điều chỉnh, bổ sung,
song chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp
ý kiến của đồng nghiệp để giáo trình được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
An Giang, ngày 29 tháng 05 năm 2018
Tham gia biên soạn
Chủ biên:

Nguyễn Hoàng Diên.

2


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN……………………………………………… 1
1. LỜI GIỚI THIỆU……………………………………………………

2

2. MỤC LỤC ……………………………………………………………

3


3. BÀI MỞ ĐẦU: HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ
I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh. ………………

5

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh. …………

6

CÂU HỎI ÔN TẬP ……………………………………………....

10

4. BÀI 1: HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY LỰC
I. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động
thủy lực…………………………………………………………………..

11

II. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh dẫn
động thủy lực…………………………………………………………….

16

CÂU HỎI ÔN TẬP ……………………………………………....

30

5. BÀI 2: HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG KHÍ NÉN
I. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động

khí nén…………………………………………………………………. ...

31

II. Quy trình tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh dẫn
động khí nén …………………………………………………………….

37

CÂU HỎI ÔN TẬP ……………………………………………....

49

6. BÀI 3: CƠ CẤU PHANH TAY
I. Nhiệm vụ, yêu cầu của cơ cấu phanh tay ………………………

50

II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh tay …………

50

III. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay ……………………

52

CÂU HỎI ÔN TẬP ……………………………………………....

56


7. BÀI 4: HỆ THỐNG PHANH ABS
3


I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh ABS .……… .

57

II. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

60

III. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống phanh ABS ……………..

62

CÂU HỎI ÔN TẬP ……………………………………………....

71

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….. 72

4


BÀI MỞ ĐẦU
HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ.
Giới thiệu:
Bài học này giúp cho học sinh, sinh viên nhận dạng và phân biệt được loại
hệ thống phanh của bất kỳ xe ô tô nào đang sử dụng.

Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh.
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh.
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề cơng nghệ ơ tơ.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG PHANH.

1. Nhiệm vụ:
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến
một tốc độ cần thiết nào đấy. Ngồi ra hệ thống phanh cịn dùng để giữ ơ tô đứng ở
các dốc.
Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất, bởi vì
nó đảm bảo cho ơ tơ chạy an tồn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng
suất vận chuyển.
2. Yêu cầu:
Hệ thống phanh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường
hợp nguy hiểm. Muốn có quãng đường phanh ngắn nhất thì phải đảm bảo gia tốc
chậm dần cực đại.
- Phanh êm dịu trong bất kỳ mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ôtô
khi phanh.
- Điều khiển nhẹ nhàng.
- Phân phối mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng hoàn
toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào.
- Không có hiện tượng tự siết phanh khi ơtơ chuyển động tịnh tiến hoặc quay
vịng.
- Cơ cấu phanh thốt nhiệt tốt.
5



- Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc đòn điều khiển với lực
phanh trên bánh xe.
- Có khả năng phanh khi đứng trong thời gian dài.
3. Phân loại:
Tùy theo cách bố trí cơ cấu phanh ở các bánh xe hoặc ở trục của hệ thống
truyền lực mà chia ra phanh bánh xe và phanh truyền lực.
Ở ô tô, cơ cấu phanh chính đặt ở bánh xe ( phanh chân) còn cơ cấu phanh
tay thường đặt ở trục thứ cấp của hộp số hoặc hộp phân phối ( ơtơ 2 cầu chủ động).
Cũng có khi cơ cấu phanh phanh chính và phanh tay phối hợp làm một và đặt ở
bánh xe, trong trường hợp này sẽ làm truyền động riêng rẽ.
Theo bộ phận tiến hành phanh cơ cấu phanh còn chia ra phanh guốc, phanh
dải và phanh đĩa. Phanh guốc sử dụng rộng rãi trên ơtơ cịn phanh đĩa ngày nay
đang có chiều hướng áp dụng. Phanh dải được sử dụng ở cơ cấu phanh phụ ( phanh
tay).
Theo truyền động phanh có loại: Hệ thống phanh dẫn động thủy lực (thường
sử dụng ở ôtô du lịch và ôtô vận tải có tải trọng nhỏ), Hệ thống phanh dẫn động khí
nén (thường dùng trên các ơ tơ vận tải có tải trọng lớn và trên ơtơ hành khách,
ngồi ra cịn dùng trên ơtơ vận tải, tải trọng trung bình có động cơ điêzen cũng như
trên các ơtơ kéo để kéo đoàn xe), cơ cấu phanh tay, hệ thống phanh ABS.
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
PHANH.
1. Hệ thống phanh dẫn động thủy lực (phanh dầu loại trống phanh).
a) Cấu tạo của hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
Gồm các bộ phận sau:
- Dẫn động phanh gồm có các bộ phận chính sau: Bàn đạp phanh(1), xy lanh
chính (2), đường ống dẫn dầu (3).
- Cơ cấu phanh gồm có các bộ phận chính sau: Xy lanh con còn gọi là xy
lanh bánh xe(4), guốc phanh (5), tang trống phanh còn gọi là tam bua(6), lò xo hồi
vị guốc phanh(7).

b) Hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
Khi chưa đạp bàn đạp phanh, các guốc phanh được lò xo hồi vị kéo vào nên
mặt ma sát (mặt ngoài) của chúng tách rời khỏi mặt trong của tang trống phanh
nên bánh xe được quay tự do.
Khi đạp chân lên bàn đạp phanh sẽ làm tăng áp suất dầu trong xy lanh chính,
đưa dầu vào đường ống dẫn dầu để tới xylanh bánh xe. Lúc này do áp suất dầu
6


trong các xylanh bánh xe tăng lên tạo lực đẩy guốc phanh làm các má phanh tỳ ép
và hãm chặt tang trống phanh làm cho bánh xe dừng lại.
Khi buông bàn đạp phanh thì áp suất dầu trong hệ thống sẽ giảm nhanh, nhờ
lò xo hồi vị kéo các guốc phanh về vị trí ban dầu, các má phanh khơng cịn tiếp xúc
với tang trống phanh nên khơng cịn tác dụng phanh.

Hình 1: Sơ đồ hệ thống phanh dẫn động thủy lực
1- Bàn đạp

5- Guốc phanh

2- Xilanh chính

6- Tang trống phanh.

3- Đường ống dẫn dầu.

7- Lò xo hồi vị guốc phanh

4- Xilanh phanh bánh xe


2. Hệ thống phanh dẫn động khí nén.
a. Cấu tạo của hệ thống phanh dẫn động khí nén.
Gồm có: Máy nén khí, bình chứa khí nén.Van phân phối dùng để đóng mở
khí nén đến bầu phanh thơng qua bàn đạp phanh. Giữa máy nén khí, bình chứa,
van phân phối và bầu phanh có đường ống dẫn khí nén.
b. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động khí nén.
- Khi chưa đạp phanh: Bơm hơi tạo ra khí nén có áp suất cao chứa trong
bình chứa hơi ( Khoảng 7 đến 12 Kg/Cm2) và các ống dẫn khí nén đến van phân
phối.
- Khi đạp bàn đạp phanh: Van phân phối đóng lổ thơng với khí trời, mở
đường cho khí nén đến bầu phanh để điều khiển cam xoay làm cho má phanh chạm
vào tam bua, quá trình phanh được bắt đầu đến khi lực phanh đạt cực đại.
7


- Khi buông bàn đạp phanh: Van phân phối mở lổ thơng với khí trời, đóng
đường khí nén từ bình chứa tới. Lúc này khí nén từ bầu phanh được xả ra khí trời,
lị xo hồi vị kéo cần điều khiển cam xoay về vị trí ban đầu, q trình phanh chấm
dứt.

Hình 2: Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén.
1: Bơm hơi.

4: Bầu phanh.

2: Đồng hồ báo áp suất.

5: Van phân phối.

3: Bình chứa hơi.


6: Bàn đạp phanh.

3. Cơ cấu phanh tay.
a) Các loại cần phanh tay.
- Loại cần: Chủ yếu sử dụng ở xe du lịch và xe thương mại.
- Loại thanh kéo: Chủ yếu sử dụng ở một số xe thương mại.
- Loại bàn đạp: Dùng ở xe du lịch và một số xe cao cấp. Ngày nay người ta
dùng bàn đạp để nhả phanh tay.
b) Các loại cơ cấu phanh tay:
Có nhiều loại tùy theo loại phanh bánh sau
* Loại chung với phanh chân:
- Loại phanh trống: Loại này dùng thân trống phanh để giữ lốp. Phanh chân
bánh sau được sử dụng rộng rãi ở các xe có phanh trống.

8


Hình 3: Hệ thống dẫn động phanh tay
- Loại phanh đĩa: Loại này dùng thân phanh đĩa để giữ lốp. Phanh chân bánh
sau được sử dụng trong các xe chở khách nhỏ gọn có các phanh đĩa.

Hình 4: Hệ thống dẫn động phanh tay
* Loại phanh đỗ tách rời:
Loai này có một phanh đỗ kiểu trống gắn vào giữa đĩa phanh và cũng giữ
lốp. Phanh chân bánh sau đợc sử dụng ở các xe chở khách tương đối lớn có các
phanh đĩa.
* Kiểu phanh trung tâm:
Loại này kết hợp với phanh đỗ kiểu trống ở giữa hộp số dọc và trục các
đăng. Nó được sử dụng chủ yếu ở các xe buýt và xe tải. Thậm chí một phanh cũng

9


tạo ra đủ lực phanh, vì hệ thống phanh được đặt ở vị trí trước khi giảm tốc bằng bộ
vi sai.

III. NHẬN DẠNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG PHANH
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các bộ phận của hệ thống
phanh sau:
1. Hệ thống phanh dẫn động thủy lực (phanh dầu loại trống phanh).
2. Hệ thống phanh dẫn động khí nén.
3. Cơ cấu phanh tay.

CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén.
2. Trình bày u cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh.
3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống phanh tay.

10


BÀI 1
HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY LỰC
Giới thiệu:
Bài học này giúp cho học sinh, sinh viên có thể tháo, lắp và kiểm tra, sửa chữa
các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động thủy lực trên xe ô tô đang sử dụng.
Mục tiêu:
lực.
lực.


- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh dẫn động thủy
- Tháo, lắp và kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động thủy
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề cơng nghệ ơ tơ.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

I. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
PHANH DẪN ĐỘNG THỦY LỰC.
1.Xy lanh chính:
a) Cấu tạo:
Gồm có: Bàn đạp phanh, cần đẩy, xy lanh chính và ống dẫn dầu.

Hình 5: Xy lanh chính hai tầng.
1. Piston số 1.

7. Lò xo hồi số 2.

2. Cửa nạp (cửa vào).

8. Đường dầu đến phía bánh xe trước.
11


3. Cửa bù (cửa hồi).

9. Cúp pen piston số 2.

4. Lị xo hồi số 1.

10. Bu lơng chặn(hãm).


5. Đường đếndầu phía bánh xe sau.

11. Cúp pen piston số 1.

6. Piston số 2.

Cấu tạo của xy lanh chính gồm có:
- vỏ xy lanh.
- Bên trong vỏ xy lanh có: Piston và cuppen số 1,2; lò xo hồi số 1,2;cốc chặn
lò xo; cửa nạp; đường ống dầu đến bánh xe trước và sau; cửa bù; bu lơng chặn
piston số 2.
- Phía trên piston cịn có miếmg thép bảo vệ cuppen.
Phía trên xy lanh có gắn bình dầu.
b) Ngun lý hoạt động của xy lanh chính:
- Khi khơng đạp phanh: Cuppen của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa nạp và
cửa bù làm cho xy lanh và bình dầu thơng nhau. Piston số 2 bị lực của lò xo hồi vị
số 2 đẩy sang phải, nhưng không thể chuyển động hơn nữa do có bu lơng hãm.
- Khi đạp phanh: Piston số 1 dịch chuyển sang trái, cuppen của nó bịt kín
cửa bù, như vậy bịt kín đường dẫn thơng giữa xy lanh và bình chứa. Nếu piston bị
đẩy tiếp tục, nó sẽ làm tăng áp suất dầu bên trong xy lanh. Áp suất này tác dụng lên
các xy lanh bánh sau. Do cũng có một áp suất dầu như thế tác dụng lên piston số 2,
piston số 2 hoạt động giống hệt như piston số 1 và tác dụng lên các xy lanh bánh
trước.
- Khi nhả bàn đạp phanh: Các piston bị áp suất dầu và lực lò xo hồi vị đẩy về
vị trí ban đầu. Tuy nhiên do dầu không chảy từ xy lanh bánh xe về ngay lập tức,
nên áp suất dầu trong xy lanh giảm nhanh trong thời gian ngắn (tạo ra độ chân
không). Kết quả là dầu trong bình chứa sẽ chảy vào xy lanh qua cửa nạp, qua rất
nhiều khe trên đỉnh piston và quanh chu vi của cuppen. Sau khi dầu trở về vị trí
ban đầu, dầu từ xy lanh bánh xe dần dần hồi về bình chứa qua xy lanh chính và các
cửa bù.

Các cửa bù cũng điều hòa sự thay đổi thể tích dầu trong xy lanh mà nó có
thể xảy ra bên trong xy lanh do nhiệt độ thay đổi. Vì vậy nó tránh cho áp suất dầu
tăng lên trong xy lanh khi không đạp phanh.
2. Cơ cấu phanh.
a) Loại phanh trống.
* Cấu tạo.
Gồm có:
12


- Xy lanh bánh xe( xy lanh con): Được bắt bằng bu lông vào đĩa đỡ phanh,
bên trong xy lanh bánh xe có lị xo nén, hai piston và hai cuppen.
- Guốc phanh: Phía trên có gắn má phanh ( bố thắng) nhờ các đinh tán. Guốc
phanh được giữ chặt nhờ lò xo hồi vị và tỳ vào chốt hãm có lị xo đi.
- Tang trống phanh (tam bua): Thường có 4 đến 6 lổ để bắt dính với vành
bánh xe.

Hình 6: Cơ cấu phanh tang trống.
1. Trống phanh; 2. Má phanh; 3. Lò xo kéo má phanh; 4. Xy lanh phanh
bánh xe; 5. Ốc xả e; 6. Đường dầu từ tổng phanh đến; 7. Bộ phận điều chỉnh;
8.Chốt liên kết; 9,11. Guốc phanh; 10. Lị xo gữ má phanh.
Ngồi ra cịn có lị xo hồi vị, cơ cấu điều chỉnh phanh.
*Nguyên lý hoạt động.
- Khi không phanh: Các piston bên trong xy lanh bánh xe luôn bị đẩy vào
trong do lị xo hồi vị kéo các guốc phanh. Nó bị đẩy vào đến điểm cần đẩy chạm
vào guốc phanh. Lò xo nén bên trong xy lanh bánh xe được lắp sao cho làm piston
và guốc phanh luôn tiếp xúc với nhau, vì vậy ngăn cản việc gây ra các tiếng ồn
khác thường từ hệ thống phanh.

Hình 7: Cơ cấu phanh dầu loại trống phanh.

13


- Khi phanh: Khi đạp phanh, áp suất dầu bên trong xy lanh chính tác dụng
lên các xy lanh bánh xe, đẩy các guốc phanh sang hai bên làm các má phanh tỳ lên
tang trống phanh, vì vậy dừng được xe. Áp suất dầu bên trong xy lanh bánh xe
cũng tác động lên miệng cuppen. Nó ấn miệng cuppen tỳ lên thành xy lanh để
tránh sự rò rỉ dầu.
`b) Loại phanh đĩa.
* Cấu tạo.

Hình 8: cơ cấu phanh dầu loại phanh đĩa.
Gồm có các bộ phận sau:
- Càng phanh đĩa.
- Má phanh đĩa.
- Rô to phanh đĩa.
- Piston phanh đĩa.
*Nguyên lý hoạt động.
Phanh đĩa đẩy piston bằng áp suất thủy lực truyền qua đường dẫn dầu từ xy
lanh chính làm cho các má phanh đĩa kẹp cả hai bên của rơ to phanh đĩa và hãm
các lốp xe dừmg quay.
Vì các rô to phanh đĩa và các má phanh đĩa cọ vào nhau nên phát sinh nhiệt
do ma sát. Tuy nhiên vì rơ to phanh đĩa và thân phanh để hở nên nhiệt sinh ra dể
dàng bị tiêu tán.
14


3. Bộ trợ lực phanh kiểu chân không.
* Cấu tạo.
Gồm có: Piston trợ lực; Cửa thơng 2 khoang A,B; Khoang trước Piston trợ

lực(A); Piston nhỏ (van khơng khí); Lị xo hồi vị; Cửa thơng với khí trời; Ống
thơng với đường ống nạp; Ty đẩy; Bàn đạp; Khoang sau Piston trợ lực (B);
* Nguyên lý hoạt động.
- Khi chưa đạp phanh: Ty đẩy (5) bị lò xo hồi vị bàn đạp giữ ở vị trí ban đầu
→ van khơng khí (3) áp sát cửa thơng (4) → khơng khí bị chặn lại. Trong khi đó
van khơng khí (3) và cửa thơng (2) tách rời nhau → khoang A thông với khoang B
→ cả hai khoang (A; B) đều có áp suất khơng đổi đó là áp suất chân khơng trong
họng hút của động cơ → khơng có độ chênh lệch áp suất giữa hai phía của pittơng
trợ lực (1) → bộ cường hố chưa làm việc.

Hình 9: Bộ trợ lực phanh kiểu chân không
1. Piston trợ lực;

7. Khoang trước và sau Piston trợ lực;

2.Cửa thông 2 khoang A,B;

8. Khoang trước Piston trợ lực(A)

3. Piston nhỏ (van khơng khí);

9. Lị xo;

4. Cửa thơng với khí trời;Piston trợ lực;

10. Ống thơng với đường ống nạp;

5. Ty đẩy;

11. Bàn đạp;


6. Khoang sau Piston trợ lực (B);

15


- Khi đạp phanh: Khi tác dụng lực vào bàn đạp (11) → ty đẩy (5) sẽ tác
dụng lên đế van khơng khí (3) →(3)dịch chuyển sang trái → van (3) áp sát và đóng
cửa thơng (2) → cửa van khơng khí (4) mở → khơng khí từ ngồi → bộ lọc khí →
khoang B. Vậy khoang A là áp suất chân khơng, khoang B là áp suất khí trời → có
độ chênh lệch áp suất giữa hai phía của pittông trợ lực (1) → pittông trợ lực dịch
chuyển sang phía khoang A. Ngồi ra, ty đẩy (5) một đầu liên kết với pittông trợ
lực cũng di chuyển sang trái đẩy vào pittơng (1) → thực hiện q trình phanh.
II.QUY TRÌNH THÁO, LẮP, KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HỆ
THỐNG PHANH THỦY LỰC (XE TOYOTA COROLA) .
1. Quy trình tháo, lắp các bộ phận của hệ thống phanh thủy lực.
a. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị:
vật tư.

Mơ hình hệ thống phanh dẫn động thủy lực, bộ dụng cụ, đồ bảo hộ lao động,
b. Qui trình tháo.
Thực hiện theo trình tự sau:
B1. Kích các bánh xe cần tháo khỏi mặt đất:
Chú ý nới lỏng các bu lông giữ bánh xe trước khi kích.
B2. Tháo bàn đạp phanh và cần đẩy piston xy lanh chính.
B3. Tháo giắc nối cơng tắc báo mức dầu.
B4. Xả dầu phanh trong xy lanh chính và trong bình chứa.
B5. Tháo kẹp cáp bướm ga (nếu có).
B6. Tháo các ống dầu: Chú ý hứng dầu phanh vào lọ.
B7. Tháo xy lanh chính.

B8. Tháo van điều hịa áp lực phanh.
B9. Tháo bánh xe sau (tương tự cho bánh xe trước).
B10. Tháo tang trống phanh
Lưu Ý: Nếu khó tháo trống phanh thì thực hiện như sau:
+ Tháo nút lỗ ra khỏi đĩa phía sau

+ Lồng tơ vít qua lỗ ở đĩa phía sau và đẩy cần điều chỉnh tự động tách khỏi bộ điều
chỉnh.
B11. Tháo guốc phanh phía sau.
+ Tháo lị xo hồi
+ Tháo lò xo giữ, cuppen và chốt
16


+ Tháo lị xo nối ra khỏi guốc phía sau và tháo guốc phía sau.
B12. Tháo guốc phanh phía trước.
+ Tháo lò xo giữ, cuppen và chốt
+ Tháo lò xo hồi ra khỏi guốc phanh trước
+ Tháo guốc phanh phía trước cùng với bộ điều chỉnh
+ Dùng kìm tháo cáp phanh tay ra khỏi cần và tháo guốc phanh phía trước
B13. Tháo bộ điều chỉnh
Tháo lò xo cần điều chỉnh và bộ điều chỉnh
B14. Tháo cần điều chỉnh tự động, cần phanh tay
+ Dùng tơ vít tháo đệm, tháo cần điều chỉnh
+ Tháo cần guốc phanh tay
B15. Tháo và tách rời cơ cấu kéo phanh tay.
+ Dùng kìm nhọn, tháo chốt chặn.
+ Tháo kẹp và chốt, tháo cáp phanh tay.
+ Dùng kìm nhọn, tháo lị xo
+ Tháo bulong và cụm cơ cấu kéo phanh tay

+ Tháo cao su chắn bụi
+ Dùng tơ vít, tháo đệm và chốt
+ Tháo phanh tay ra khỏi giá bắt
B16. Tháo xy lanh bánh xe.
Chú ý tháo đường ống phanh, dùng bình chứa hứng dầu phanh.
b) Quy trình lắp hệ thống phanh dẫn động thủy lực (loại trống phanh).
- Ngược với quy trình tháo.
- Sau khi lắp xong, chúng ta phải châm dầu phanh đúng chất lượng vào hệ
thống phanh và xả gió hệ thống đến khi khơng cịn bọt khí.
c) Quy trình tháo, lắp xy lanh chính hai tầng.
Dụng cụ gồm: Xylanh chính hai tầng; khay đựng thiết bị, dụng cụ; ê tô hàm
mềm; kềm mở phe; cờ lê 8; cờ lê 10; dây ni lơng; vít dẹp, vít pake.
Vật tư gồm: Giẻ lau, dầu phanh VH-32.
* Quy trình tháo
17


Thực hiện tháo xy lanh chính hai tầng theo trình tự sau:

Hình 10: Tháo vít giữ bình dầu.
B1: Tháo bình dầu phanh trên xilanh(nếu có) hoặc trên xe: Dùng vít pake
tháo vít giữ bình dầu, lấy bình dầu ra ngồi.
B2.Tháo 2 vịng đệm làm kín.
B3. Gắn xi lanh chính lên ê tô hàm mềm.
B4.Tháo bu lông giữ piston tầng 2: Dùng tuốc vít đẩy các piston vào đến tận
cùng và tháo bulông hãm và đệm ra.
Lƣu Ý: Bọc đầu tuốc vít trước khi dùng.
Nếu xy lanh cái khơng dùng bu lơng hãm thì ta dùng kềm mỏ nhọn lấy chốt
hãm ra.
B5. Mở phe hãm piston số 1: Dùng tuốc vít đẩy piston vào và dùng kiềm mở

phe trong để lấy phe hãm piston số 1.
B6. Mở ê tô lấy xilanh chính ra ngồi, sau đó lấy cụm piston số 1, số 2 ra
khỏi xilanh: Trút ngược xilanh lên gỗ để lấy cụm piston số 1, số 2 (kéo thẳng ra
không được nghiêng).
B7:Tháo rời chi tiết cụm piston số 1
- Dùng vít pake tháo vít chặn chén chặn lị xo để lấy: Lò xo, cuppen và đệm
thép bảo vệ cuppen ra khỏi piston.
- Dùng vít dẹp nhỏ tháo cuppen cịn lại ra khỏi piston số 1.
B8 :Tháo rời chi tiết cụm piston số 2.
- Tháo lò xo, cuppen và đệm thép bảo vệ.
- Dùng vít dẹp nhỏ tháo cuppen cịn lại ra khỏi piston số 2.
18


Hình 11: Tháo bu lơng giữ piston số 2 và phe hãm piston số 1.
B9: Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết.

19


Hình 12: Tháo piston số 1 và piston số 2.
* Quy trình lắp xilanh chính.
Ngược với qui trình tháo, nhưng chú ý khi lắp, cẩn thận không làm hỏng các
chi tiết như cuppen ở các piston, Chiều của cuppen.
d) Quy trình tháo, lắp xylanh bánh xe
* Quy trình tháo.
- Tháo 2 cao su chắn bụi và piston
- Tháo 2 cuppen piston và lị xo.
* Quy trình lắp
Ngược với quy trình tháo.

2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của hệ thống phanh dẫn
động thủy lực.
a) Kiểm tra, sửa chữa độ cao bàn đạp phanh.
* Cách kiểm tra:
Chiều cao bàn đạp phanh tính từ sàn xe là:192,8 – 202,8 mm.
* Cách điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh.
- Tháo giắc nối ra khỏi công tắc đèn phanh.
- Nới lỏng đai ốc hãm cần đẩy
- Chỉnh độ cao bằng cách xoay cần đẩy bàn đạp, sau đó xiết chặt đai ốc hãm.
20


b) Kiểm tra, sửa chữa hành trình tự do của bàn đạp:
* Cách kiểm tra:
- Tắt động cơ và đạp bàn đạp phanh vài lần cho đến khi hết chân không
trong hệ thống phanh (chú ý ở bộ trợ lực phanh).
- Ấn bàn đạp bằng tay cho đến khi cảm thấy có lực cản, sau đó đo khoảng
cách như hình trên.
- Hành trình tự do của bàn đạp phanh là từ 1mm đến 6 mm.
*. Cách điều chỉnh nếu hành trình tự do khơng đúng:
- Kiểm tra khe hở của công tắc đèn: Từ 0,5 - 2,4 mm báo phanh.
- Nếu khe hở đạt thì sửa chữa lại hệ thống phanh.

Hình 13: Cách điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh
c) Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh
- Nhả cần phanh tay.
- Để động cơ hoạt động, đạp bàn đạp phanh và đo khoảng cách dự trữ.
- Hành trình dự trữ của bàn đạp từ sàn xe khi đạp một lực 490N ( 50
kgf): Lớn hơn 80 mm
- Nếu khoảng cách dự trữ không đúng, sửa chữa.


Hình 14: Kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh.
21


d) Kiểm tra, sửa chữa xy lanh chính.
B1: Tháo cụm xy lanh chính ra khỏi hệ thống phanh dầu (theo quy trình tháo
ở bài 2).
B2: Tháo rời các chi tiết của xy lanh chính
B3: Thổi sạch các chi tiết tháo bằng khí nén.
B4: Kiểm tra bên trong xy lanh chính: Có bị xước, gỉ hay hư hỏng khơng.
Nếu có thì làm sạch hay thay xy lanh mới. (theo quy trình tháo ở bài 2).
B5: Kiểm tra piston và cuppen: Có bị mịn, xước, nứt hay phồng khơng. Nếu
có phải thay mới ngay.
B6: Kiểm tra lị xo hồi vị: có bị gãy khơng. Nếu có phải thay mới.
B7: Lắp ly lanh chính (lắp các chi tiết): Theo quy trình lắp ở bài 2.
B8: Lắp cụm xy lanh chính lên xe: Theo quy trình lắp ở bài 2.
B9: Châm dầu phanh và xả khí ra khỏi hệ thống phanh.
e) Quy trình xả khí ra khỏi hệ thống phanh.
Mạch dầu của hệ thống phanh phải khơng được có khí. Nếu có khí lọt vào hệ
thống, áp suất từ xy lanh chính sẽ khơng được truyền đến bánh xe do nó chỉ dùng
để nén khí. Khi xả khí ra khỏi hệ thống cần chú ý:
- Công việc phải được tiến hành bởi 2 người, một người ngồi ở ghế tài xế để
đạp phanh khi cần, một người thực hiện cơng việc xả khí ra khỏi hệ thống. Cả hai
người phải thông tin cho nhau trong quá trình thực hiện.
- Đạp phanh phải chậm, nếu đạp phanh nhanh sẽ làm các bọt khí sẽ bị vỡ
nhỏ nên khó xả khí ra khỏi hệ thống.
- Đảm bảo có đủ dầu trong bình trong q trình xả gió.
- Dầu khơng được lẫn tạp chất và khơng sử dụng lại dầu củ.
Quy trình xả khí ra khỏi hệ thống được thực hiện như sau:

* Xả khí ra khỏi xy lanh chính (Nếu xy lanh chính bị tháo hết dầu hoặc
bình chứa dầu cạn):
- Tháo các ống dầu phanh ra khỏi xy lanh chính.
- Đạp bàn đạp phanh chậm và giữ nó ở vị trí cuối cùng.
- Bịt nút cửa ra rồi nhả phanh.
- Lặp lại 2 bước kế trên 3 hay 4 lần.
- Nối các ống dầu phanh vào xy lanh chính.
22


* Xả khí ra khỏi xy lanh bánh xe.
- Nhả phanh tay.
- Tháo nắp nút xả khí ra khỏi nút xả khí.
- Nối ống nhựa vào nút xả khí và đưa đầu kia của ống vào bình chứa có một
nửa dầu phanh.
- Đạp phanh chậm vài lần.
- Khi đang đạp phanh, nới lỏng nút xả khí đến khi dầu bắt đầu trào ra. Sau
đó đóng nút xả khí lại và bng bàn đạp phanh.
- lặp lại q trình trên đến khi khơng cịn bọt khí trong dầu.
f) Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phanh trống của hệ thống phanh dầu.
Thực hiện theo các bước sau:
* Tháo rời các chi tiết của cơ cấu phanh:
Tương tự như ở bài 2.
* Kiểm tra sơ bộ bên ngoài các chi tiết đã tháo.
- Kiểm tra Guốc phanh: Bị mòn hai đầu hoặc gỉ sét.
- Kiểm tra má phanh: Bị mòn bề mặt hoặc chai cứng bề mặt.
- Kiểm tra xy lanh làm việc: Kiểm tra trong lịng xy lanh có bị xước, rổ, rỉ
hay nứt bề mặt.
- Kiểm tra piston và cuppen có bị mịn, xước, nứt hay phồng khơng.
- Kiểm tra trống phanh: Bị nứt, rổ bề mặt, mòn. Nếu nứt phải thay mới, nếu

rổ ít thì mài lại.
- Kiểm tra chốt lệch tâm, khung, má phanh, bầu phanh: Kiểm tra mòn, gỉ và
hư hỏng các chi tiết.
* Đo đƣờng kính trong của trống phanh.
Đo đường kính trong của trống phanh
Đường kính trong tiêu chuẩn: 254.0 mm
Đường kính trong lớn nhất : 256.0 mm
Nếu hỏng có thể tiện lại trống phanh
* Đo chiều dày má phanh
Dùng thước đo chiều dày má phanh. Độ dày tiêu chuẩn: 5.0 mm, độ dày bé
nhất : 1.0 mm.
Lưu Ý: Khi thay má phanh, thay cả bộ.
23


* Kiểm tra tiếp xúc bề mặt đúng giữa má phanh sau và trống phanh
Nếu bề mặt tiếp xúc giữa má phanh sau và trống phanh là khơng đúng, thì
sửa chữa lớp ma sát bằng máy mài guốc phanh hay thay cả cụm guốc phanh.
* Kiểm tra tang trống:
Kiểm tra độ mịn của tang trống .
Đường kính chuẩn: 310mm.
Đường kính lớn nhất cho phép: 312mm.
* Kiểm tra độ dày lớp ma sát guốc phanh
Tháo nút lỗ kiểm tra và kiểm tra độ dày lớp ma sát của guốc phanh qua lỗ.
Độ dày bé nhất: 1.0 mm.
* Kiểm tra khe hở guốc phanh và trống phanh
Tháo trống phanh. Đo đường kính trong của trống phanh và đường kính
guốc phanh. Khe hở guốc phanh: 0.5 mm, nếu không đúng kiểm tra hệ thống
phanh tay.
Cách điều chỉnh khe hở guốc phanh như sau:

- Nới lỏng bu lơng kẹp lị xo kéo.
- Tháo nút lỗ điều chỉnh khe hở guốc phanh ra khỏi đĩa đỡ phanh.
- Bung guốc phanh ra đến khi đến khi bánh xe bị hãm cứng hoàn toàn.
- Xiết chặt bu lơng kẹp lị xo kéo.
- Nới lỏng cơ cấu điều chỉnh đến khi bánh xe quay trơn.
*Kiểm tra guốc phanh:
Kiểm tra bề mặt xem có trầy xước, dính dầu mỡ hay không.
Tiêu chuẩn : 7mm, độ dầy nhỏ nhất cho phép: 2mm. hoặc khoảng cách từ
mặt bố đến đầu đinh tán là; 0.8mm.
* Kiểm tra lị xo:
Kiểm tra tình trạng đàn hồi của lò xo hồi vị. Chiều dài tự do: 124mm.
Kiểm tra tình trạng đàn hồi, bề mặt của lò xo điều chỉnh. Chiều dài tự do:
88mm.
Kiểm tra lò xo giữ guốc phanh. Chiều dài tự do: 29.8mm.
* Kiểm tra cáp và cần điều chỉnh:
Kiểm tra tình trạng của cáp xem có bị đứt, xước, giãn hay khơng.
Kiểm tra hư hỏng của cần điều chỉnh tự động.
24


Kiểm tra hư hỏng, trầy xước của chốt bắt cáp.
* Kiểm tra vít điều chỉnh:
Kiểm tra bề mặt, tình trạng của răng, kiểm tra độ xoay của rãnh ren.
Kiểm tra mặt bít:
Kiểm tra nứt, nẻ, gãy của mặt bít.

25



×