Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính, quản trị vốn lưu động công ty thép POMINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.58 KB, 43 trang )

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
MỤC LỤC
1
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
LỜI MỞ ĐẦU
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có trong tay một
lượng vốn nhất định. Việc tổ chứ quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả hay không mang tính
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong nền kinh tế thị trường, quản lý sử dụng vốn lưu động là một trong những nội dung
quản lý rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Muốn cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh được diễn ra liên tục và thường xuyên thì doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn
lưu động cần thiết để đầu tư. Ngoài ra, vốn lưu động còn là yếu tố góp phần mang lại lợi
nhuận trong kinh doanh. Việc sử dụng vốn lưu động hợp lý hay không hợp lý của doanh
nghiệp sẽ đem lại hiệu quả tốt hay xấu cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra
cho doanh nghiệp là phải sử dụng vốn lưu động như thế nào để đảm bảo cho quá trình
tuần hoàn vốn và tạo hiệu quả kinh tế.
Nhân thức được tầm quan trọng của vốn lưu động vả việc nâng cao hiệu quả vốn lưu
động. lại vận dụng kiến thức trong môn “Quản Trị tài Chính” chúng em đã mạnh dạn tìm
hiểu và chọn đề tài “thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thép Pomina”
làm đề tài cho tiểu luận của mình.
2
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG
1.1.KHÁI QUÁT VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
 Khái niệm
Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì
hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ
cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thị trường
 Đặc điểm


Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá trình
đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá
trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua
từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không
tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có
một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát
tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn
được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động
được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng
được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử
dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều
kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên
chức của doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò của vốn lưu động
o Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng doanh
nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật
liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu
tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều
kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
3
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
o Ngoài ra vốn lưu động
còn đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất của
doanh nghiệp được
tiến hành thường
xuyên, liên tục. Vốn
lưu động còn là công

cụ phản ánh đánh giá
quá trình mua sắm, dự
trữ, sản xuất, tiêu thụ
của doanh nghiệp.
o Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc
sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động
một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn
lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
o Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc
điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm
một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc
tính giá cả hàng hóa bán ra
1.1.3 Thành phần của vốn lưu động
Những thành tố quan trọng của vốn lưu động đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu,
lượng tiền mặt. Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu
quả và tiềm lực tài chính của một công ty.
1.2 QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU
1.2.1 Khái niệm:
Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty phản ánh các khoản nợ phải thu và tình
hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản
phẩm, hàng hoá, Bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.
1.2.2 Nguồn gốc các khoản phải thu và ảnh hưởng
Bán chịu hàng hóa
Tăng khoản phải thu
Tăng lợi nhuận
4
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA

Tăng doanh thu
Tăng chi phí
Rủi ro
Cơ hội
quyết định
chính sách bán chịu
So sánh
Do hoạt động bán chịu hàng hóa. Việc bán chịu hàng hóa làm cho doanh nghiệp tăng
doanh thu bán hàng như thế sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.bên cạnh đó, khi bán
chịu hàng hóa sẽ làm tăng các khoản phải thu kéo theo là tăng chi phí của doanh nghiệp
liên quan đến các khoản phải thu.khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi
nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi
lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy
cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng
1.2.3 Mục tiêu và nội dung của việc quản trị các khoản phải thu
Thứ nhất cần phải hiểu rằng hiệu quả của hoạt động về các khoản phải thu không chỉ là
trách nhiệm của bộ phận kế toán-tài chính trong công ty mà là sự phối hợp hoạt động
giữa các bộ phận.
Thứ hai là đánh giá và tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến hiệu quả khoản phải
thu.
Thứ ba là thiết lập các chỉ số nhằm đo lường hiệu quả hoạt động các khoản phải thu.
Và thứ tư là công ty cần có những chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm
hoặc là hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết các khoản phải thu
1.3 Q UẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
Trong doanh nghiêp hàng tồn kho bao giờ cũng là tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng tài
sản của doanh nghiệp đó , thông thường hàng tồn kho chiếm 40%-50% tổng giá trị tài
sản của doanh nghiệp.Tồn kho là cầu nối giữa sản suất và tiêu thụ, vấn đề giải quyết hàng
tôn kho là một vấn hết sức quan trong đối với doanh nghiệp, nếu không biết cách quản lí
sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường như nguy cơ phá sản, giải thể, ngừng hoạt động của
doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tố tồn kho
Sức tiêu thụ kém trên thị trường, công suất sản suất dư thừa
5
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Cung và cầu hàng hóa khi nền kinh tế gặp khó khăn
Lãi suất ngân hàng cao, trong khi giá bán còn thấp
Lợi nhuận thấp khi bán hàng
Chi phí sản xuất cao, buộc các DN thép phải giữ giá thép thành phẩm ở mức cao.
Thị trường xây dựng chưa phục hồi,lượng thép tiêu thụ thấp
Cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty
1.3.2 Phân tích hàng tồn kho
• Tồn kho phụ thuộc vào tính đều đặn của hoạt động xuất nhập
• Doanh nghiệp có dự trữ an toàn đảm bảo sản xuất tiêu thụ liên tục
• Mức dự trữ ngày càng tăng theo mức tăng trưởng của doanh nghiệp
• Tồn kho phát sinh chi phí tồn kho tăng phát sinh cả chi phí tăng và chi phí giảm
1.3.3 Các chi phí liên quan
• Chi phí đặt hàng: bao gồm chi phí giao dịch, thủ tục, kiểm nhận việc đặt hàng
• Chi phí tồn kho: bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản, chi phí cơ hội của vốn.
1.4 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT
1.4.1 Khái niệm
Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh
nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy,
trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định
Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản
thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù
đắp thăm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng
như dài hạn
1.4.2 Nội dung
Dự trữ tiền mặt là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo thực hiện các giao
dịch kinh doanh hằng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong

từng giai đoạn. doanh nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến ứ đọng
vốn, tăng rủi ro tỷ giá, tăng chi phí sử dụng vốn. hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể
giảm sút nhanh do lạm phát. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền không đủ để thanh toán
sẽ giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ mất cơ
6
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
hội hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả
năng phản ứng linh hoạt với các tổ chức đầu tư phát sinh ngoài dự kiến
Lượng tiền mặt tối ưu của doanh nghiệp thỏa mãn 3 nhu cầu chính:
o chi trả cho các khoản phỉa trả phục vụ hoạt động sản xuất- kinh doanh hằng ngày
của doanh nghiệp như: trả cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, trả người lao động,
trả thuế.
o Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch
o Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiền khi thị trường có những thay đổi
đột ngột
1.4.3 Mô hình quản trị tiền mặt
o Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp Baumol hoặc mô hỉnh Miller Orr
để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lượng tiền mặt
dự trữ nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù
về chu kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp
trong từng thời kì. Ngoài ra phương thức dự đáon định kì theo tuần, tháng, quý
và tổng quát cho hàng năm cũng được sử dụng thừng xuyên.
o Nguồn nhập ngân quỹ thường bao gồm các khoản thu chi cho hoạt động sản
xuất knh doanh, trả nợ vay, trả tiền vay, trả cổ tức, mau sắm tài sản cố định,
đóng thuế và các khoản phải trả khác
7
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA

 Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thép Pomina
 Nhóm ngành: Sản xuất & kinh doanh Thép
 Vốn điều lệ: 1,874,499,510,000 đồng
 Lịch sử hình thành
- Tiền thân của Công ty cổ phần Thép Pomina là Nhà
máy Thép Pomina 1 do Công ty TNHH Thép Việt đầu tư xây dựng
- Nhà máy Thép Pomina 1 được đầu tư xây dựng với công suất 300.000 tấn/năm
và đưa vào sản xuất đầu năm 2002
- Ngày 17/7/2008, công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Thép Pomina với
vốn điều lệ 500 tỷ đồng
- Tháng 7/2009, tăng vốn điều lệ lên 820 tỷ đồng bằng việc phát hành riêng lẻ.
- Ngày 31/8/2009, Công ty được UBCK Nhà nước chấp thuận về việc đăng ký trở
thành công ty đại chúng
- Tháng 12/2009, tăng vốn điều lệ lên 1.630 tỷ đồng.
 Vị thế công ty
- Pomina là nhà máy thép lớn nhất Việt Nam với tổng công suất: công suất luyện
phôi thép 1,5 triệu tấn; công suất cán thép xây dựng 1,6 triệu tấn. Công ty chiếm
29,37% sản lượng sản xuất thép cả nước với thị phần tiêu thụ là 14,3% trong năm
2009, riêng tại miền Nam thị phần tiêu thụ của công ty là 33,5%
- Sản phẩm cửa thép Pomina có chất lượng với mác thép cao SD390, Gr60 hiện
nay chủ yếu được sử dụng tại các công trình lớn như thủy điện, cầu, đường, các
cao ốc, khu dân cư hiện đại như thủy điện Đồng Nai, Yaly, Sesan, cầu Thủ Thiêm,
Cần Thơ, Rạch Miễu
- Khách hàng chính của công ty là các công ty xây dựng là các Công ty Xây dựng,
Công ty Tư vấn - Thiết kế, nhà thầu có uy tín như Tổng Công ty Xây dựng số 1,
Cofico, Hòa Bình
- Về mặt chất lượng POM không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Các đối thủ cạnh
tranh chính của công ty là những nhà máy sản xuất thép trong nước, tuy nhiên
một nửa số đó bị phụ thuộc vào nguồn phôi thép nhập khẩu với máy móc thiết bị
lỗi thời.

8
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
- Công ty hiện là một trong số ít những doanh nghiệp trong ngành có khả năng tự
chủ (một phần) nguyên liệu đầu vào, khoảng 45% nhu cầu. Từ năm 2012 khi nhà
máy Pomina 3 đi vào hoạt động, khả năng tự chủ nguyên liệu đầu vào của POM
sẽ tăng lên khoảng 90%
2.2 QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU
2.2.1 Tình hình quản lý các khoản phải thu:
CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY THÉP POMINA
Các khoản phải thu khó đòi thể hiện giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản phải thu
không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư các khoản thu tại thời điểm
lập Bảng cân đối kế toán. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được ghi nhận vào
chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm.
2.2.2 Những ảnh hưởng
Những yếu tố sẽ quyết định đến kết quả hoạt động của Pomina:
9
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
1. Lợi thế so sánh cũng như vị thế của Pomina trong phân khúc thép dài.
2. POM là nhà sản xuất thép hiệu quả nhất tại Việt Nam
3. Sản phẩm vượt trội là yếu tố cạnh tranh chính, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy
mạnh xuất khẩu.
4. Những dự án FDI về thép đang bị hoãn lại hoặc bị huỷ bỏ. Do vậy, cung và cầu ngành
thép sẽ cân bằng hơn. Việc mở rộng công suất kịp thời sẽ là ưu thế lớn cho Pomina
trong việc đáp ứng nhu cầu thép trong những năm tới.
POM dẫn đầu thị trường thép với tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh, nhưng
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn:
POMINA dẫn đầu trong các thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam với thị phần 17% và
chiếm khoảng 40% thị phần thép dài tại miền Nam trong năm 2010.
Kết quả hoạt động chịu ảnh hưởng đáng kể bởi chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí tài
chính biến động mạnh trong năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 18% trong năm

2009 xuống 14% trong năm 2010, do:
1. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao trong năm 2010.
2. Chi phí khấu hao trong giá vốn hàng bán năm 2010 tăng thêm do nhà máy thép mới
đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2009.
3. Giá bán không tăng theo kịp với giá nguyên liệu nhập khẩu đã ảnh hưởng đến biên lợi
nhuận gộp của các công ty thép trong nước, ví dụ giá thép trung bình trong nước đã
tăng 20% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giá thép phế liệu và phôi thép nhập khẩu
tăng 25-30% trong năm 2010.
Rủi ro về kinh tế:
Sự phát triển của ngành sản xuất thép xây dựng tùy thuộc vào tốc độ tang trưởng của nèn
kinh tế nói chung và tốc độ tang trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng nói riêng.
Hiện nay Việt Nam chỉ mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình công nghirệp hóa, hiện
đại hóa đất nước với nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai, quá trình
này còn cần được đẩy mạnh trong suốt nhiều thập niên tới. Đặc biệt hiện nay, khi Việt
10
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã và đang
đón nhận nhiều làn sóng đầu tư, nhu cầu thép chất lượng cao phục vụ cho các công trình
lớn sẽ gia tang đáng kể.
Rủi ro về pháp luật:
Là một Công ty cổ phần nên hoạt động sản xaut61 kinh doanh của Công ty chịu sự điều
chỉnh của Luật Doanh Nghiệp và các Nghị định, thong tư hướng dẫn, những qui định
xuất và nhập khẩu của Việt Nam và các nước khác nơi mà Công ty đang có hoạt động
kinh doanh. Công ty sẽ tiếp tục những ảnh hưởng pháp lý trong và ngoài nước này trong
thời gian tới. Ngoài ra, khi đăng kí niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông qua, hoạt động của Công ty
còn chịu sự điều chỉnh của luật, Nghị định và các Quy định về Chứng khoán và Thị
trường chứng khoán.
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện, việc
vận dụng không phủ hợp và kịp thời sẽ tạo ra những rủi ro pháp lý cho hoạt động kinh

doanh của Pomina. Để hạn chế rủi ro này, Công ty phải chủ động nghiên cứu, nắm bắt sát
sao các chủ trương đường lối của Nhà nước, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển kinh doanh
phù hợp.
Rủi ro đặc thù:
 Rủi ro lãi suất
Đề duy trì cũng như đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty thường
xuyên phải vay vốn của các tổ chức tín dụng. Nhu cầu vốn lưu động nhằm duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn dài hạn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển
lớn. Do đó, lãi suất thị trườn tăng làm tăng chi phí vay vốn của Công ty.
 Rủi ro tỷ giá
Do công ty thường xuyên phải nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài nên tỷ giá hối đoái có
tác động không nhỏ tới giá nguyên vật liệu đầu vào và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Để hạn chế rủi ro này, Công ty đã có kế hoạch chủ động cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ
cho việc nhập khẩu phôi thép. Bên cạnh đó, Công ty có quan hệ uy tín với các tổ chúc tín
dụng nên nguồn vốn vay bằng ngoại tệ luôn được đảm bảo và sử dụng linh hoạt.
 Rủi ro tín dụng:
11
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Là rủi ro mà một bên tham gia trong hợp đồng giao dịch không thực hiện được các nghĩa
vụ của mình, dẫn đến tổn thất về tài chính. Công ty có rủi ro tín dụng từ các hoạt động
kinh doanh (phải thu khách hang) và hoạt động tài chính (tiền gửi ngân hang).
 Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu:
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty có nguyên vật liệu chính là phế liệu và phôi
thép (chiết 90% giá thành sản phẩm) và phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài, hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thép thế giới.
Từ khi kí hợp đồng mở LC đến khi hang về đến Công ty thường mất một khoảng thời
gian là 2 – 3 tháng. Nếu trong thời gian này giá phôi thép trên thị trường thế giới lien tục
biến động tang giảm không theo chu kỳ thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Sớm nhận thức được rủi ro này, Pomina đi theo chiến lược sản xuất chặt với mạng lưới

phân phối. Từ đợt khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay cho thấy trong khi nhiều doanh
nghiệp sản xuất thép phải chịu đựng gánh nặng hang tồn không có đầu ra, riêng Pomina
vẫn duy trì được sản xuất nhờ có sự hỗ trợ đầu ra của Công ty thép mẹ Thép Việt và đặc
biệt từ các cổ đông là cửa hang đại lý.
Rủi ro khác.
Một số rủi ro mang tính bất kháng ít có khả năng xảy ra thì sẽ tác động đến tình hình kinh
doanh của Công ty. Đó là những hiện tượng thiên tai (hạn hán, bão lụt, động đất v.v…),
chiến tranh hay dịch bệnh hiểm nghèo trên quy mô lớn.
2.2.3 Mục tiêu quản lý
Kế hoạch mở rộng công suất của Pomina sau khi sáp nhập với công ty Thép Thép Việt đã
hỗ trợ khả năng tăng trưởng sản lượng mạnh:
Trong những năm trước, sản lượng của Pomina bị giới hạn do năng lực hạn chế. Công ty
đã sáp nhập với công ty Thép Thép Việt nhằm mở rộng hoạt động. Trong năm 2010, sau
khi sáp nhập với Công ty Thép Thép Việt, sản lượng của Pomina đã tăng 32% so với năm
trước.
Ban quản trị Pomina vẫn giữ quan điểm thận trọng với mục tiêu lợi nhuận năm
2011 do chi phí vay cao, giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh và chính sách
tiền tệ thắt chặt trong năm 2011:
12
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Ban quản trị Pomina đặt mục tiêu đạt doanh
thu 14.400 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 612
tỷ đồng trong năm 2011, tương đương tăng
28,5% về doanh thu. Tuy nhiên, công ty thận
trọng đề ra mục tiêu lợi nhuận ròng năm 2011
với 612 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2010, do
ngành thép đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn như chi phí vay cao, giá nguyên liệu đầu
vào biến động mạnh và chính sách tiền tệ thắt
chặt trong năm nay .

2.3 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
Trong doanh nghiêp hàng tồn kho bao giờ cũng là tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng tài
sản của doanh nghiệp đó , thông thường hàng tồn kho chiếm 40%-50% tổng giá trị tài
sản của doanh nghiệp.Tồn kho là cầu nối giữa sản suất và tiêu thụ, vấn đề giải quyết hàng
tôn kho là một vấn hết sức quan trong đối với doanh nghiệp, nếu không biết cách quản lí
sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường như nguy cơ phá sản, giải thể, ngừng hoạt động của
doanh nghiệp
2.3.1 Các thành phần tồn kho
-Sức tiêu thụ kém trên thị trường, công suất sản suất dư thừa
-Cung và cầu hàng hóa khi nền kinh tế gặp khó khăn
-Lãi suất ngân hàng cao, trong khi giá bán còn thấp
- Lợi nhuận thấp khi bán hàng
- Chi phí sản xuất cao, buộc các DN thép phải giữ giá thép thành phẩm ở mức cao.
-Thị trường xây dựng chưa phục hồi,lượng thép tiêu thụ thấp
- Cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty
Phân tích
Hầu hết các nhà máy thép hiện nay chỉ chạy khoảng 60% công suất thiết kế. Đến nay,
lượng thép tồn kho của các doanh nghiệp vào
khoảng gần 500.000 tấn.
Công ty thép pomina là công ty sản xuất thép
lớn nhất việt nam
13
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Với mỗi tấn thép tồn kho, mỗi tháng, công ty phải trả lãi ngân hàng từ 300.000 - 400.000
nghìn đồng. Như vậy số thép tồn kho này, công ty thép pomina sẽ phải trả lãi cho ngân
hàng khoảng gần 150 tỷ đồng/tháng.
Bộ phận kiểm tra quản lí hàng của công ty được trang bị những trang thiết bị hiện đại
phục vụ cho việc quản lí hàng trong kho và công ty cũng đã vạch ra nhiều kế hoạch và
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như :
- Chi tiết hàng hóa đến mức có thể, càng chi tiết càng tốt.

- Hệ thống nội bộ nên tự kiểm soát lẫn nhau. Hàng nhập và hàng bán sẽ được sự theo dõi
độc lập của kế toán, thủ kho, bán hàng, và kinh doanh (nếu có).
- Thường xuyên kiểm kê và kiểm kê bất chợt.
- Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học để kiểm kê nhanh và chính xác.
-Phân loại hàng hóa theo nhóm hàng cho phù hợp, dễ tìm kiếm, nhìn đếm, dễ xếp dỡ,
-Xây dựng quy chế nhập xuất vật tư rõ ràng, các mặt hàng cần thiết lập hệ thống mã quản
lý khoa học, bộ mã làm sao thể hiện được một số tiêu chí cơ bản của mặt hàng: chủng
loại, hãng sản xuất, khu vực lưu trữ cất xếp, số thứ tự nhảy liên tục và có khả năng bổ
sung xem giữa khi phát sinh hàng mới
Huấn luyện những người tham gia vào công tác nhập xuất nhớ mã, hiểu và tuân thủ đúng
quy trình nhập hàng, xuất hàng
Giải pháp
-Hàng tồn kho chậm lại buộc doanh nghiệp phải cân đối vòng quay các tài sản khác để bù
đắp vốn lưu động: giãn nợ phải trả, tăng tiền ứng trước của người mua, kể cả tiếp cận vốn
vay ngân hàng nếu cần thiết trong khi lãi suất cao
-Linh hoạt trong hạch toán
-Giảm giá sản phẩm để bán một phần
-Chọn lựa những đơn hàng ổn định có tiềm năng để xuất khầu và hợp đồng dài hạn
-Xuất khẩu ,chủ động mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra giá
thành cạnh tranh để có thể chen chân vào thị trường nước bạn.
-Nhà nước cần có chính sách hợp lý, khuyến kích đặc biệt cho hàng xuất khẩu, trong đó
có mức lãi suất hợp lý để giúp DN có thể cạnh tranh tốt với đối tác vốn lãi suất rất thấp"
14
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Thông qua việc giảm thêm lãi suất cho vay, củng cố các gói bảo lãnh tín dụng, đẩy mạnh
thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại để giải tỏa tồn kho. Ngoài ra cũng cần tiếp
tục giảm thuế VAT, cắt các loại phí không còn phù hợp, giảm dãn nộp tiền thuê đất cho
doanh nghiệp.
-Cần phải tiến hành tái cấu trúc, thoát khỏi tư duy kinh tế cá thể, tập trung nguồn lực
nhiều hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học, công nghệ trong

sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và giảm giá
thành sản phẩm. Thúc đẩy xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường nhằm giải tỏa hàng
tồn kho, tháo nút thắt cho doanh nghiệp.
2.3.2 Chi phí liên quan đến hàng tồn kho
2.4 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT CỦA CÔNG TY THÉP POMINA
2.4.1 Mục đích của quản trị tiền :
Quản trị tiền đề cập tới việc quản lý tiền
mặt, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân
hàng. Đối với doanh nghiệp quản lý tiền
hướng tới 2 mục đích
 Tăng tốc độ thu hồi tiền: Một
nguyên tắc đơn giản trong quản
lý tiền là tăng tốc độ thu hồi tiền.
Nguyên tắc này giúp công ty ổn
định tình hình tài chính, tình hình thanh toán và tăng khả năng sinh lời trên khối
lượng tiền thu hồi sớm và từ đó có thể tăng vốn đầu tư .
 Giảm tốc độ chi tiền: cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền doanh nghiệp còn có
thể thu lợi bằng cách giảm tốc độ chi tiêu để có thêm tiền đầu tư sinh lợi .Có rất
nhiều chiến thuật mà tùy tình hình mà các doanh nghiệp có cách áp dụng khác
nhau .
 Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản trị
nên tiến hành theo các bước sau:
 Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân
đến các mục đích tài chính của công ty để có thể điều chỉnh mục tiêu
cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc.
15
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
• Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng
mở rộng phát triển doanh nghiệp. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng
các con số cụ thể. Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về

lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được.
• Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm
yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh
hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến
lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng
về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có…) để có
thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của công ty.
• Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để
hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí
và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 -> 5 năm.
• Trao đối phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về
thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao
năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty.
• Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty.
Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt
động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong
ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty. Không ngại thay đổi kế hoạch
tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty.
16
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Chỉ tiêu Q1/2013 Q4/2012 Q3/2012
1,TS và NV
Tổng tài sản 7,510,391
8,771,913
12,144,767
Vốn chủ sở hữu 2,561,814 2,581,557 2,588,066
2, Kết quả HĐKD
Doanh thu thuần 2,833,504 3,406,423 3,580,131
Lợi nhuận kế toán trước

thuế
-19,366 27,419 -25,771
Lợi nhuận sau thuế -23,275 22,467 -28,173
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Công ty đã dự trữ khá nhiều tiền mặt trong năm
2010 làm khoản mục này năm 2010 tăng đến 43.76%, và chiếm đến 10.46% trong tổng
tài sản sản công ty (năm 2009 chỉ chiếm 9.28%)
Trong cơ cấu Nguồn vốn của công ty thì Nợ phải trả trong 2 năm 2009 và 2010 tương
đối ổn định và duy trì ở mức 63%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010,
nợ ngắn hạn của công ty tăng lên đến 43.51%, tương ứng với mức tăng 5.84% trong Tổng
nguồn vốn. Các khoản mục làm tăng Nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2010 là Vay và
nợ ngắn hạn (tăng 45.34%), Phải trả người lao động (tăng 210.15%), Chi phí phải trả
(tăng 90.55%) và Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (tăng 3870.77%).
Nợ dài hạn giảm 18.23% so với 2009, tương ứng với mức giảm 5.76% trong Tổng nguồn
vốn của công ty.
Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 42.40% so với năm 2009, tương ứng với mức
tăng 3.81% trong Tổng Nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2010 tăng
82.86% so với năm 2009 là nguyên nhân của việc tăng vốn chủ sở hữu của công ty.
17
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Cơ cấu này là hợp lý, TSDH giảm và nợ dài hạn giảm thay vào đó là TSNH tăng và nợ
ngắn hạn tăng. Nợ ngắn hạn dùng tài trợ cho TSNH và Nợ dài hạn dùng tài trợ cho TSDH
của công ty nên mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty thấp.Năm 2010 Doanh thu
bán hàng của công ty tăng lên 48.78%, nhưng Các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng đến
811.74%. Tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của các khoản
giảm trừ.
Các khoản chi phí trong năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng rất nhiều. Cụ thể:
- Chi phí tài chính tăng 5.21%, trong đó chi phí lãi vay tăng đến 38.56% (do nợ
ngắn hạn tăng)
- Chi phí bán hàng tăng 31.18%
- Chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp tăng 24.03%

Tuy nhiên xét trên cơ cấu tổng doanh thu thì tỷ trọng của các khoản chi phí này giảm
nhẹ so với năm 2009. Điều này cho thấy công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp đuợc
cải thiện.
Bên cạnh đó Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 34.12% và Lợi nhuận khác
của công ty giảm đến 40.76%.
Lợi nhuận trưóc thuế của công ty trong năm 2010 giảm xuống, với mức giảm 12.42%.
Tuy nhiên do chi phí thuế TNDN giảm đến 81.32% nên lợi nhuận sau thuế của công ty
vẫn tăng đuợc 0.69% so với năm 2009
Do tốc độ tăng của chi phí quá lớn nên dẫn đến LNST giảm (xét tỷ trọng so với doanh thu
thuần). Trong 100đ doanh thu thuần thu về thì công ty đã bị mất đi 2.81đ lợi nhuận sau
thuế
18
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2010- 2013:
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ
đồng
% so
2009
Tỷ
đồng
% so
2010
Tỷ
đồng
% so
2011
Tỷ

đồng
% so
2012
Doanh thu thuần
Trong đó:
- Doanh thu
HĐSXKD
10.117
10.11
7
34,20 10.162
10.16
2
40,58 10.16
2
10.1
62
40,58 12.83
1
12.83
1
77,49
Lợi nhuận sau
thuế
612 681 742 897
Lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu
thuần
6,05% 6,70% 7,30
%

6,99
%
Lợi nhuận sau
thuế/Vốn chủ sở
hữu
32,71
%
33,70
%
34,18
%
41,31
%
Cổ tức 20% 20% 25% 25%
Năm 2010, doanh thu ước tính là 10.117 tỷ đồng, tăng 34,20% so với năm 2009. Nguyên
nhân do trong năm 2010, dàn máy cán thép 500.000 tấn của Thép Thép Việt đạt công suất
405.000 tấn vào năm thứ 2 (bắt đầu đi vào sản xuất là từ cuối 2009 với công suất đạt
150.000 tấn), doanh thu mang lại của riêng dàn cán thép này là 4.157 tỷ đồng.
Từ năm 2011 trở đi, dàn cán thép 500.000 tấn của Thép Thép Việt dự kiến sẽ hoạt động
ổn định với công suất 450.000 tấn mỗi năm, như vậy doanh thu của dàn cán này mang lại
ước tính 4.620 tỷ mỗi năm. Ngoài ra, trong năm 2013, doanh thu tăng thêm 26,26% so
19
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
với năm 2012 nhờ vào dự án dàn cán 500.000 tấn tai Nhà máy luyện phôi thép sẽ đi vào
hoạt động từ cuối năm 2012 với công suất 260.000 tấn cho năm đầu tiên, và doanh thu
tham gia là 2.669 tỷ đồng.
Lợi nhuận năm 2010 – 2012, Pomina xây dựng kế hoạch lợi nhuận thấp hơn năm 2009,
nguyên nhân do Công ty đang trong quá trình đầu tư dự án Nhà máy Luyện phôi thép nên
phải chịu chi phí đầu tư cao (với cơ cấu vốn đầu tư gồm 64% vốn vay, 36% vốn tư có).
Năm 2012, 2013 dự án luyện phôi 1 triệu tấn và dự án cán 500.000 tấn của Nhà máy

Luyện phôi thép lần lượt đi vào hoạt động. Đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm
2013 được xây dựng tăng trưởng hơn 20% so với năm 2012.
Ngoài ra, cuối năm 2013, dự án cảng 3 triệu tấn sẽ được đưa vào vận hành. Điều này
đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững cho Công ty Pomina.
Với tỷ lệ cổ tức ổn định là 20%/mệnh giá trong 3 năm 2009-2011 và 25% từ năm 2012,
Công ty sử dụng trung bình hơn 50% lợi nhuận theo kế hoạch để trả cổ tức. Như vậy
phần lợi nhuận còn lại đủ cho Công ty trích lập các quỹ theo quy định và bổ sung nguồn
vốn kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
20
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
3 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP
3.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Thay đổi trong lượng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến
luồng tiền (hay người ta hay nói là lưu chuyển tiền tệ) của doanh nghiệp. Tăng vốn lưu
động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử
dụng tiền để thanh toán, chẳng hạn cho việc mua
hoặc chuyển đổi hàng trong kho, thanh toán nợ,
Như thế, tăng vốn lưu động sẽ làm giảm lượng
tiền mặt doanh nghiệp đang nắm. Tuy nhiên, nếu
vốn lưu động giảm, điều này đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp có ít tiền hơn để thanh toán cho các
nghĩa vụ nợ ngắn hạn, điều này có thể tác động
gián tiếp, và thường khó lường trước, đến vận
hành trong tương lai của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh
nghiệp. Vốn lưu động giảm có thể được dịch ra thành nhiều nguyên nhân. Có thể là
doanh nghiệp tập trung bán hàng tốt, nhưng họ phải chấp nhận bán chịu, chấp nhận khách
hàng trả chậm quá nhiều. Có thể là do tiền bị ứ đọng lại ở hàng trong kho. Dù nghĩa này
hay nghĩa kia, doanh nghiệp hiện tại vẫn thiếu tiền.
các giải pháp để công ty xử lý khi thiếu tiền

o đẩy nhanh tiến trình thu nợ
o giảm số lượng hàng tồn kho
o giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu khi
thanh toán hoặc thương lượng lại thởi hạn thanh toán với nhà cung cấp.
o bán các tài sản thừa, không sử dụng
o hoãn thời gian mua sắm tài sản cố định và hoạch định lại các khoản đầu tư
o giãn thời gian chi trả cổ tức
o sử dụng dịch vụ thấu chi ngân hàng hoặc vay ngắn hạn
o sử dụng biện pháp “bán và thuê lại” tài sản cố định
các biện pháp xử lý khi thừa tiền
o thanh toán các khoản thấu chi; sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng
21
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
o sử dụng hợp đồng tiền gửi có kì hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt
o đầu tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao
o đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn
o đầu tư vào các dự án mới
o tăng tỷ lệ cổ tức
o mua lại cổ phiếu
o thanh toán các khoản vay dài hạn
o mua lại công ty khác

Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm.
Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần
thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất
cho nhà đầu tư.
Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho cũng là một công cụ hiệu quả để đánh giá hiệu quả quản
lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho ta biết tốc độ bán hàng của doanh
nghiệp, được tính bằng cách chia giá vốn hàng bán cho tổng giá trị hàng tồn kho (Cost of
goods sold /Inventory). Nhìn chung, nếu tỉ lệ này ở mức cao tức là doanh nghiệp đang

kinh doanh tốt. Đối với các nhà đầu tư, tốt hơn hết là nên so sánh tỉ lệ này với các công ty
khác. Ví dụ xét trong một ngành có tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho 6 lần/năm, công ty
nào chỉ đạt được tốc độ lưu chuyển 4 lần/năm có nghĩa là hoạt động kém hiệu quả so với
các công ty đối thủ.
3.2 Ý KIẾN NHẬN XÉT
Hiện nay tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày một khó khăn.
Tuy nhu cầu về các mặt hàng thép ngày càng tăng nhưng tình trạng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng diễn ra gay gắt, bên cạnh đó yêu cầu về giá
cả, chất lượng… cũng được khách hàng quan tâm hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
thỏa mãn những yêu cầu của họ, làm cho doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong việc kí
được nhiều hợp đồng.
Với điều kiện khách quan khó khăn như vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải chủ động nắm
bắt thị trường. có như vậy,doanh nghiệp mới có thể đảm bảo doanh thu bù đắp chi phí và
có lãi.
22
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Giảm thời gian hoạt động của nguyên vật liệu, tức là phải tìm cách giảm hàng tồn kho và
tăng mức bán mổi ngày
Để thực hiện công tác quản trị vốn lưu động tốt nhất, doanh nghiệp nên có những phương
pháp hợp lý, cân nhấc trong việc nhập hàng, bán hàng và luân chuyển lượng tiền mặt
trong doanh nghiệp cho phù hợp
Đòi hỏi nhà quản lý phải cân nhắc trong rất nhiều tình huống, nên bán hay để hàng tồn
kho làm cho lượng vốn không được luân chuyển hạn chế sinh ra lợi nhuận, nếu bán thì
tăng các khoản phải thu có khả năng trở thành nợ khó đòi chính vì vậy việc quản trị vốn
lưu động là việc rất khó khăn cho doanh nghiệp.
3.3
23
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng học phần Quản Trị Tài Chính- NCS. Trần Thị Huế Chi

Giáo trình tài chính doanh nghiệp Ts. Nguyễn minh kiều

/>
/>%91n%20l%C6%B0u%20%C4%91%E1%BB%99ng.html
/> /> />24
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
5 PHỤ LỤC
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TY TNHH TM THÉP POMINA- CÁC KHOẢN
PHẢI THU
Được thành lập năm 2010, công Ty TNHH Thương Mại Thép Pomina là liên doanh giữa
công ty CP Thép Pomina và Cty TNHH Thép Việt, được thành lập nhằm hệ thống hóa lại
khâu phân phối, giúp khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thông qua việc gắn kết hệ
thống phân phối với chuỗi nhà máy sản xuất. Hoạt động chính của Công ty TNHH
Thương mại Thép Pomina là hỗ trợ các đại lý của công ty trong quá trình phân phối sản
phẩm của POMINA đến công trình, nhằm mang đến cho người tiêu dùng cuối cùng chất
lượng sản phẩm đảm bảo cũng như chế độ hậu mãi tốt nhất.
Công ty sẽ chịu trách nhiệm phân phối tất cả sản phẩm của Pomina 1 (Bình Dương),
Pomina 2 (Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu) và Pomina 3 (Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu) với
tổng sản lượng hiện nay là 1,1 triệu tấn cán 1,5 triệu tấn luyện mỗi năm. Dự kiến khi Nhà
máy Pomina 3 đi vào hoạt động thì tổng sản lượng này sẽ đạt 2,1 triệu tấn cán và 1,5 triệu
tấn luyện mỗi năm.
Địa chỉ liên hệ: Công ty TNHH TM thép Pomina
Số 289 Lý Thường Kiệt, P15, Q11, TPHCM
Số điện thoại: (08) 38652505 - 38642431 Fax: (08) 38660211
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Tiền thân của Công ty cổ phần Thép Pomina là Nhà máy Thép Pomina 1 do Công ty
TNHH Thép Việt đầu tư xây dựng. Nhà máy Thép Pomina 1 được đầu tư xây dựng với
công suất 300.000 tấn/năm và đưa vào sản xuất đầu năm 2002.Ngày 17/7/2008, công ty
chuyển đổi thành Công ty cổ phần Thép Pomina với vốn điều lệ 500 tỷ đồng
- Tháng 7/2009, tăng vốn điều lệ lên 820 tỷ đồng bằng việc phát hành riêng lẻ.

- Ngày 31/8/2009, Công ty được UBCK Nhà nước chấp thuận về việc đăng ký trở thành
công ty đại chúng. Tháng 12/2009, tăng vốn điều lệ lên 1.630 tỷ đồng.
LĨNH VỰC KINH DOANH
- Sản xuất sắt thép gang
25

×