Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Pháp điển hoá, kiểm soát, châu Âu hoá: hiện trạng của Luật hành chính Đức " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.89 KB, 6 trang )

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 3




GS.TS. Franz Reimer *
uật hành chính Đức đang trong quá
trình soạn thảo, chưa hoàn tất và có thể
là công trình không thể hoàn tất. Mục đích
của công trình này là chấn chỉnh lại những
yêu cầu cơ bản của công lí (như đối xử công
bằng và đáng tin cậy) trước những nhu cầu
tương ứng của xã hội trong thế giới đang đổi
thay nhanh chóng. Để mô tả và tóm tắt hiện
trạng của luật hành chính Đức, tác giả bài viết
xem xét kĩ lưỡng ba vấn đề mấu chốt sau:
trạng thái pháp điển hoá luật hành chính; cách
thức và mức độ kiểm soát, đặc biệt là giám
sát hành vi của các cơ quan công quyền; ảnh
hưởng của tiến trình hội nhập với châu Âu
đối với pháp điển hoá luật hành chính.
1. Pháp điển hoá
Bước vào thế kỉ XXI, luật hành chính
Đức đã được pháp điển hoá cao độ. Nhiều
quy định (thường là rất chi tiết) đã được thể
hiện trong các luật và các văn bản hướng dẫn
thi hành như sự biểu hiện trên thực tế rằng
Nghị viện rất cương quyết chỉ đạo cơ quan
hành pháp và đồng thời sử dụng đặc quyền


của mình đối với cơ quan tư pháp.
Quá trình pháp điển hoá luật hành chính
vẫn chưa phải là quá trình "tự nhiên" hoặc
vững chắc, quá trình này đã diễn ra trên ba
lĩnh vực sau:
Lĩnh vực thứ nhất của luật hành chính
đang được pháp điển hoá ở Đức là luật nội
dung, như Luật hành nghề kinh doanh ban
hành từ giữa thế kỉ XIX (ví dụ: Luật hành
nghề kinh doanh thời Phổ năm 1849), hay
Luật an sinh xã hội (ví dụ: Luật Bảo hiểm
sức khoẻ, 1883). Các văn bản trong lĩnh vực
luật hành chính nội dung đã không ngừng
được ban hành kể từ đó. Trong số những lĩnh
vực quan trọng nhất đã nổi lên luật môi
trường - gốc gác chỉ là phần nhỏ của luật
kinh doanh (Điều 16 và các điều tiếp theo của
Luật hành nghề kinh doanh) nhưng đã phát
triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới
lần thứ II và giành được vị trí như là lĩnh vực
pháp luật độc lập. Có thể kể tới một số đạo
luật về môi trường như: Luật nước tiêu dùng
năm 1957, Luật khí sạch Liên bang năm 1974
và Luật bảo vệ đất Liên bang năm 1998.
(1)

Lĩnh vực mới của luật hành chính của Đức là
luật thông tin, dựa trên những đạo luật như
Luật tự do thông tin Liên bang năm 2005
(2)


Chắc chắn rằng những đạo luật này là một
phần của quá trình pháp điển hoá theo nghĩa
rộng hơn, đặt ra những quy tắc có chọn lọc
để điều chỉnh những vấn đề đặc thù trong
lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội.
Nếu mọi kỉ nguyên đều được phản ánh
trong luật và các văn bản dưới luật, thể hiện
những khúc mắc và nhu cầu tương ứng của
từng thời đại, chúng ta có thể theo sát những
thay đổi từ xã hội công nghiệp tới xã hội
dịch vụ hoặc thậm chí xã hội thông tin khi
đọc những văn bản pháp luật đó.
(3)
Sự lớn
L
* Trường Đại học Tổng hợp Giessen
Cộng hoà Liên bang Đức

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

4 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
mạnh và tính tách biệt của pháp luật hành
chính Đức đã tạo ra con đường nhỏ đi tới xã
hội phức tạp hơn bao giờ hết và tính phức tạp
của pháp luật hành chính - dự định là giải
pháp cho những khúc mắc của xã hội - ở vào
thời gian chính bản thân những giải pháp này
lại trở thành khúc mắc mới của xã hội. Những
con số tuyệt đối về luật, chưa kể tới tầm cỡ

tương ứng của chúng là thách thức đối với tất
cả các thành tố của hệ thống pháp luật.
(4)

Như một sự phản ứng, giới nghiên cứu
khoa học và (đôi khi) các nhà làm luật đã cố
gắng hợp nhất hàng loạt các văn bản pháp luật
trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau bằng
cách soạn thảo hoặc sáng tạo ra những bộ luật.
Những bộ luật tư nổi tiếng (như Bộ luật dân sự
Pháp, Bộ luật dân sự Áo và Bộ luật dân sự
Đức) được xem như những hình mẫu cho ý
tưởng pháp điển hoá này theo nghĩa hẹp hơn.
Ví dụ rõ nhất về luật hành chính là Bộ luật an
sinh xã hội (Social Security Code) bao gồm
mười một quyển (quy định về luật dịch vụ xã
hội, luật thất nghiệp, luật bảo hiểm y tế…).
Những bộ luật lớn gần đây nhất là Dự thảo Bộ
luật môi trường (phần I), vẫn chưa được hoàn
tất do những tranh cãi về phương diện chính trị
và vì vậy tương lai của Bộ luật vẫn chưa rõ
ràng.
(5)
Trong bất kì trường hợp nào, ngược lại
với những hi vọng về pháp điển hoá theo nghĩa
hẹp, những bộ luật lớn trong hệ thống pháp
luật Đức đã không minh chứng được là pháo
đài bảo vệ tính đáng tin cậy của pháp luật bởi
lẽ chúng thường thiếu minh bạch và thiếu tính
liên tục: Các bộ luật của Đức chỉ bao gồm

những văn bản luật theo đúng nghĩa luật do
Nghị viện ban hành, trong khi đó những văn
bản quan trọng hướng dẫn thi hành những luật
này (chứa đựng những quy định cụ thể hoá
những quy định của các luật này) lại được tìm
thấy trong các văn bản pháp luật do cơ quan
hành pháp ban hành mà theo truyền thống của
Đức, không thể trở thành một phần của bộ luật
do vị trí thấp hơn trong thứ bậc của các quy
phạm pháp luật.
(6)
Hơn nữa, các bộ luật đã (và
vẫn đang tiếp tục) được sửa đổi, cùng chia sẻ
số phận này với rất nhiều các quy phạm luật
hành chính nói chung, đặc biệt những quy
phạm liên quan tới tài chính (như các đạo luật
thuế) và những luật được ban hành nhằm thực
thi các chỉ thị của Liên minh châu Âu.
Lĩnh vực thứ hai của luật hành chính cần
được pháp điển hoá là luật toà án hành chính
(law of the administrative courts), bao gồm
cả quy định của Luật tố tụng hành chính.
Luật có liên quan (Luật toà án hành chính)
có hiệu lực từ ngày 01/01/1960 và đã bị sửa
đổi rất ít so với việc pháp điển hoá luật nội
dung; những tư tưởng chỉ đạo của Bộ luật sẽ
được bàn luận riêng ở phần sau.
Lĩnh vực cuối cùng của luật hành chính
đã đạt tới trạng thái pháp điển hoá ở Đức là
luật thủ tục hành chính. Đó là những quy

phạm pháp luật quy định về thủ tục hoạt
động của các cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước và của chính quyền địa phương (khác
với toà án hành chính). Các luật tương ứng -
hầu như giống nhau ở cả cấp liên bang và
cấp bang - phát sinh hiệu lực từ năm 1977 và
chủ yếu pháp điển hoá các phán quyết trước
đây của toà án hành chính.
(7)
Những văn bản
pháp luật này chỉ có thể áp dụng như những
văn bản mang tính chất phụ trợ, có nghĩa là
chừng nào các văn bản pháp luật khác không
quy định thì những quy định có liên quan
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 5
trong những văn bản pháp luật này mới được
viện dẫn và áp dụng. Trong số các quy phạm
quan trọng của những văn bản này có thể kể
đến những quy định về các hành vi hợp pháp
khác nhau mà các cơ quan công quyền được
phép tiến hành. Luật thủ tục hành chính điều
chỉnh hai loại hành vi:
- Ban hành văn bản hành chính: gồm các
quyết định hành chính do cơ quan quản lí nhà
nước hữu quan ban hành
(8)
(tương phản với
biện pháp giản đơn do cơ quan này tiến hành);

- Giao kết "hợp đồng hành chính": gồm
những hợp đồng ràng buộc giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và công dân hoặc giữa
hai (hay nhiều hơn hai) cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
(9)

Những hành vi hành chính khác (những
loại hoặc mô hình khác của thủ tục hành
chính) hoặc chưa được giải thích rõ ràng hoặc
trái lại, chưa bị Luật thủ tục hành chính bãi bỏ.
Điều này thể hiện một cách rõ nét sự thiếu
hoàn chỉnh của bộ luật, giả thiết rằng cũng như
mọi bộ luật, sự thiếu hoàn chỉnh là thuộc tính
vốn có của mỗi đạo luật và đi ngược lại tham
vọng của bất kì công cuộc pháp điển hoá nào.
Bất kể những thách thức đó, sự thiếu hoàn
chỉnh của các bộ luật, sự gia tăng của các quy
phạm pháp luật do cơ quan hành pháp ban
hành, sự thay đổi nhanh chóng của pháp luật,
sự châu Âu hoá (bàn luận ở phần dưới đây), ý
tưởng về pháp điển hoá vẫn hết sức sống
động ở Đức và người ta đã cho rằng thực tiễn
rõ ràng của các cuộc thảo luận về pháp điển
hoá và các bộ luật đang được soạn thảo đã
ảnh hưởng có lợi đối với trạng thái của hệ
thống pháp luật, đóng góp cho việc hiểu biết
thấu đáo hơn về pháp luật cũng như là cho sự
hoàn thiện pháp luật thành văn.
(10)


2. Kiểm soát và sự bảo vệ bằng pháp luật
Hệ thống dày đặc các quy phạm pháp
luật được pháp điển hoá như đã mô tả ở trên
vận hành đồng thời như chỉ dẫn cho quản lí
hành chính và như chuẩn mực kiểm soát đối
với các toà án hành chính, làm cho dự định
điều chỉnh của Nghị viện được thực thi hiệu
quả hơn. Trong khi đã từ lâu và ngay cả hiện
nay vẫn có nhiều biện pháp nội tại để phản
đối các quyết định của các cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước và của địa phương như
đơn khiếu nại và khiếu kiện (hoặc phản đối,
ngày nay được quy định trong Điều 68 Luật
toà án hành chính)
(11)
thì giám sát hành vi của
các cơ quan công quyền với nội dung xem xét
tỉ mỉ của toà án độc lập chuyên giải quyết
những vấn đề thuộc luật hành chính, đã phát
triển một cách chậm chạp ở Đức từ năm 1863
(với những tốc độ rất khác nhau ở các bang
của Đức). Đi tiên phong trong hoạt động
giám sát hành vi của các cơ quan công quyền
phải kể đến Bang South - Western của Badenia
cũng như là Prussia.
(12)
Loại kiểm soát này đã
được minh chứng là biện pháp bảo vệ hiệu
quả việc thực thi các quyết định của nghị viện

và đã lan rộng trên toàn nước Đức.
Hai đặc điểm chính của hệ thống giám
sát hành vi của các cơ quan công quyền do
các toà án chuyên biệt tiến hành ở Đức cần
được đề cập ở đây:
Một là: sau khi trải qua chủ nghĩa phát-xít
và Chiến tranh thế giới lần thứ II, những
người soạn thảo Hiến pháp Bonn (Luật cơ bản)
đã quyết định trao quyền giám sát hành vi của
cơ quan công quyền cho mọi người tại khoản
4 Điều 19.
(13)
Quyền năng này không chỉ bị
giới hạn trong việc xem xét tỉ mỉ các quyết
định hành chính theo nghĩa hẹp mà còn vươn
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

6 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011
tới tất cả các hành vi của khối hành pháp bất
kể hình thức thực hiện hành vi này. Sự đảm
bảo hiến định này được cụ thể hoá trong
khoản 1 Điều 40 Luật toà án hành chính năm
1960 (được gọi là "điều khoản chung").
(14)

Hai là: sự đảm bảo hiến định đối với việc
giám sát hành vi của các cơ quan công quyền
theo khoản 4 Điều 19 Luật cơ bản chấp nhận
yêu cầu về quyền khởi kiện đã và vẫn là phần
quan trọng của hệ thống giám sát hành vi của

các cơ quan công quyền ở Đức. Theo nguyên
tắc chung, không ai có thể đưa đơn khởi kiện cơ
quan công quyền chỉ vì hành vi bất hợp pháp
của cơ quan đó mà phải chỉ ra rằng quyền lợi
của mình - cái được gọi là quyền chủ quan theo
pháp luật công có thể bị xâm hại do hành vi bất
hợp pháp này. Đó là trong trường hợp các quy
phạm pháp luật hành chính có liên quan không
ảnh hưởng tới toàn bộ công chúng mà chỉ ảnh
hưởng bất lợi tới nhóm người xác định, trong
đó có bị đơn. Yêu cầu này được quy định tại
khoản 2 Điều 42 và khoản 2 Điều 47 Luật toà án
hành chính năm 1960.
(15)
Theo thời gian, một
vài ngoại lệ đã được bổ sung vào quy tắc này,
thừa nhận các hiệp hội (như một số loại tổ chức
phi chính phủ nhất định) được khởi kiện trước
toà án hành chính, ví dụ trong lĩnh vực luật môi
trường. Tuy nhiên, nguyên tắc quyền khiếu kiện
là đặc điểm cơ bản của hệ thống các giải pháp
theo luật hành chính của Đức, có tầm quan
trọng đặc biệt trong những trường hợp những
vụ việc liên quan tới nhiều bên như trong lĩnh
vực pháp luật kinh tế và pháp luật môi trường.
Những yếu tố này (và những quy định
tương tự) cố gắng bảo vệ sự cân bằng giữa
việc đưa ra những biện pháp hiệu quả cho
công dân, giúp thực thi những dự định điều
chỉnh của nghị viện và kiểm soát (cũng như

khuyến khích) khối hành pháp chứ không cản
trở công việc của cơ quan này. Toà án hành
chính đã thực sự giành được uy tín cao ở Đức,
đóng góp cho sự thịnh vượng chung với nhiệm
vụ và bí quyết tư pháp đặc thù của mình.
3. Châu Âu hoá
Ngay từ đầu năm 1957, ở châu Âu,
những biện pháp kinh tế và pháp lí đã được
áp dụng để giải hoà những quốc gia thù địch
trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Những
biện pháp này đã và vẫn tiếp tục ảnh hưởng
sâu sắc tới hệ thống pháp luật Đức. Sẽ không
quá phóng đại khi nói rằng trong suốt năm
thập kỉ vừa qua, luật hành chính của Đức đã
trải qua quá trình tiến hoá chẳng khác gì
cuộc cách mạng thực sự. Ảnh hưởng của cả
các hiệp ước của châu Âu và cả "các văn bản
pháp luật thứ cấp" ("secondary legislation") -
gồm các quy chế và chỉ thị của Liên minh
châu Âu - hết sức rộng lớn: Không chỉ có rất
nhiều quy chế của châu Âu có thể áp dụng
trực tiếp ở Đức mà còn có vô số các đạo luật
do Nghị viện ban hành chỉ để thi hành các
chỉ thị của châu Âu (xem Điều 288 Hiệp ước
về thực hiện chức năng của Liên minh châu
Âu). Mặc dù còn là con số đang được bàn
luận và tranh cãi, có tới 80% các quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và
môi trường được cho là bị luật của Liên minh
châu Âu chi phối.

(16)
Hơn nữa, trong trường
hợp có sự khác nhau giữa luật quốc gia và
luật của Liên minh châu Âu, luật của Liên
minh châu Âu "sẽ được ưu tiên áp dụng",
điều đó có nghĩa là các quy định của pháp
luật quốc gia không thể áp dụng trong những
trường hợp này. Ngoài ra, trong tất cả các
trường hợp liên quan, luật của Đức phải được
giải thích phù hợp với luật của Liên minh
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 7
châu Âu. Điều này ngụ ý rằng thẩm quyền
của Toà án châu Âu ở Luxemburg hết sức
quan trọng đối với hệ thống pháp luật Đức.
(17)

Hiện tại, trật tự pháp lí của châu Âu và
của các nước thành viên làm hình thành nên
trật tự pháp lí chung, mới và không thể chia
cắt (theo nhận định của Joseph H. H. Weiler)
dựa trên nguyên tắc "sự khoan dung của hiến
pháp" (constitutional tolerance).
(18)
Vì vậy,
trật tự này là quá trình tiếp diễn của việc học
hỏi lẫn nhau, được hỗ trợ bằng phương tiện
kĩ thuật như cơ sở dữ liệu Eur-Lex (cả pháp
luật thành văn và án lệ của các toà án ở châu

Âu có thể tiếp cận dễ dàng qua internet bằng
phần lớn ngôn ngữ của 27 nước thành viên,
xem: ). Tuy nhiên, áp
dụng pháp luật, thậm chí trong phạm vi nước
Đức đã trở nên khó khăn hơn một cách đáng
kể trong khuôn khổ hệ thống pháp luật
chung này, không chỉ vì sự trộn lẫn của các
truyền thống pháp luật khác nhau mà còn vì
các quy chế và chỉ thị của châu Âu hết sức
phong phú và thiếu trạng thái pháp điển hoá
ở mức độ mong muốn, ít ra cũng là theo
quan điểm của người Đức). Nói cách khác,
cả các nước thành viên và cả Liên minh châu
Âu vẫn đang trên con đường đi tới trật tự
pháp lí được củng cố mà ở đó tính công
bằng, hiệu quả và đáng tin cậy cùng tồn tại.
Nên lưu ý rằng châu Âu theo nghĩa pháp
lí không thể đồng nhất với Liên minh châu
Âu (mặc dù Liên minh châu Âu chắc chắn là
cơ quan làm luật tích cực nhất và quan trọng
nhất ở châu Âu). Bức tranh sẽ trở nên khiếm
khuyết nếu không đề cập Toà án nhân quyền
châu Âu (toạ lạc tại Strasbourg) có thể được
thỉnh cầu bởi các cá nhân khi họ nhận thấy
một trong những sự bảo đảm theo Công ước
châu Âu về quyền con người bị xâm phạm.
Mặc dù Hiến pháp Đức cũng thừa nhận danh
sách dài các quyền cơ bản, Công ước nói trên
và Toà án ở Strasbourge đã và đang nhiều lần
chứng minh rằng việc khiếu kiện khi quyền

hiến định của công dân bị xâm hại thuộc thẩm
quyền của toà án; bằng cách đó toà đã hoàn
tất việc bảo vệ các quyền hiến định của công
dân Đức, ví dụ trong những trường hợp thủ
tục tố tụng tại các toà án Đức kéo dài thái quá.
Luật hành chính Đức là công trình vẫn
đang trong quá trình soạn thảo, vì vậy khó có
thể đưa ra kết luận giản đơn để tóm tắt
những đặc điểm nhất định của lĩnh vực luật
công đặc biệt năng động này ở Đức. Lí do ít
ra cũng gồm ba phần: Pháp điển hoá vẫn còn
là dự án chưa hoàn tất mặc dù số lượng luật
vẫn tiếp tục tăng; biện pháp giám sát hành vi
của các cơ quan công quyền phải được tiếp
tục chấn chỉnh; châu Âu hoá đòi hỏi những
nỗ lực học hỏi thường xuyên ở cả cấp độ các
nước thành viên cũng như ở cấp độ châu Âu
(và ở đây lại một lần nữa chứng kiến sự gia
tăng liên tục về số lượng văn bản pháp luật).
Trong số các khúc mắc thường gặp phải kể
đến tính phức tạp của xã hội được phản ánh
trong tính phức tạp (và bản chất tạm thời)
của pháp luật hành chính đương thời của
Đức - những vấn đề có thể trở thành những
chủ đề cho cuộc đối thoại pháp lí tiếp diễn
và thành công giữa Việt Nam và Đức./.
(Ng-êi dÞch: TS. NGUYÔN THÞ ¸NH V¢N)

(1).Xem: Michael Kloepfer, Umweltrecht (Luật môi
trường), xuất bản lần thứ ba, 2004, tr. 89 - 107.

(2).Xem: bản dịch tiếng Anh tại: etze-
im-internet.de/englisch_ifg/index.html. Luật Liên bang
Đức có thể xem và truy cập tại etze-
im-internet.de/aktuell.html
Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức

8 TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011

(3).Xem: Michael Kloepfer, Informationsrecht (Luật
thông tin), 2002, tr. 1 - 23.
(4).Xem: Franz Reimer, Das Parlamentsgesetz als
Steuerungsmittel und Kontrollmaβstab (Luật của
Nghị viện như công cụ và chuẩn mực để giám sát
hành vi của cơ quan công quyền), trong: Hoffmann-
Riem/Schmidt-Aβmann/Voβikuhle (eds), Grundlagen
des Verwaltungsrechts (Những vấn đề cơ bản của luật
hành chính), vol. 1, 2006, Điều 9 no. 98 – 101.
(5).Xem: Reiner Schmidt/Wolfgang Kahl, Umweltrecht
(Luật môi trường), xuất bản lần thứ 8, 2010, tr. 2 - 9.
(6).Xem: Maurer, Allgemernes Verwaltungsrecht, (Phần
chung của luật hành chính), xuất bản lần thứ 17,
2009, Điều 4, tr. 64 - 98.
(7).Xem: Maurer, Allgemernes Verwaltungsrecht, tldd,
Điều 5, tr. 98 - 114.
(8). Điều 35 quy định: “Một văn bản hành chính sẽ là
bất kì một mệnh lệnh, quyết định hay biện pháp tối
cao được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền điều
chỉnh từng trường hợp cá biệt trong phạm vi luật
công và sẽ có hiệu lực pháp lí trực tiếp. (…)”. Để có thêm
thông tin, xem: Maurer, Allgemernes Verwaltungsrecht,

tlđd, Điều 9, tr. 190 - 240.
(9). Điều 54 quy định: “Quan hệ pháp luật theo luật
công có thể được thiết lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ bằng
sự thoả thuận (thoả thuận theo quy định của luật
công) trong chừng mực sự thoả thuận này không trái
với các quy định của pháp luật. Đặc biệt là cơ quan
có thẩm quyền có thể, thay vì ban hành một văn bản
hành chính, kí kết một thoả thuận theo quy định của
luật công với cá nhân mà lẽ ra sẽ là đối tượng của
văn bản hành chính”. Để có thêm thông tin chi tiết,
xem: Maurer, Allgemernes Verwaltungsrecht, tldd,
Điều 14, tr. 395 - 412.
(10). Andreas Voβikuhle, Kodifikation als Prozess
(pháp điển hoá như một quá trình), trong cuốn
Schlosser (ed.), Burgerliches Gesetzbuch (Bộ luật dân
sự Đức) 1896 - 1996, 1997, tr. 77 - 95.
(11). Điều 68 quy định: “Cho tới khi có đơn xin huỷ
bỏ thì tính hợp pháp và thích hợp của một văn bản
hành chính sẽ được rà soát lại theo thủ tục sơ thẩm.
Thủ tục tố tụng đó sẽ không được đặt ra nếu văn bản
đó đã mãn hạn, hoặc nếu: 1) Văn bản hành chính đã
được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền tối cao ở
Liên bang hoặc bởi cơ quan quản lí đất đai tối cao,

trừ khi luật cho phép xem xét lại; hoặc 2) Có thông
báo giải quyết hoặc quyết định phản đối thể hiện sự
bất bình lần đầu tiên”.
(12).Xem: Friedhelm Hufen, Verwaltungsprozessrecht
(Thủ tục tố tụng tại toà án hành chính), xuất bản lần
thứ 8, 2011, § 2 (tr. 23 - 26).

(13). Theo quy định này: “Nếu bất kì quyền nào của
con người bị vi phạm bởi một cơ quan công quyền,
người đó có thể khiếu kiện tới toà án. Nếu không có
một toà án có thẩm quyền nào khác được thành lập,
người đó sẽ khiếu kiện tới toà án có thẩm quyền chung.
Câu thứ hai của đoạn (2) của Điều 10 sẽ không bị
ảnh hưởng bởi đoạn này”.
(14). “Khiếu kiện tới toà án hành chính được áp dụng
đối với tất cả các tranh chấp về luật công không có
bản chất hiến định nếu các tranh chấp không thuộc
thẩm quyền của một toà án khác theo quy định của
pháp luật liên bang. Các tranh chấp luật công trong
lĩnh vực pháp luật đất đai cũng có thể được giao cho
một toà án khác theo pháp luật đất đai”. Để có thêm
thông tin, xem thêm Friedhelm Hufen, tlđd, Điều 11
II, tr. 136 - 170).
(15). Điều 42 (2) quy định: “Trừ khi pháp luật có quy
định khác, việc khiếu kiện sẽ chỉ được phép tiến hành
nếu nguyên đơn cho rằng quyền của anh ta/chị ta bị
xâm phạm bởi một văn bản hành chính hoặc quyền đó
bị từ chối hoặc bị tước bỏ”. Xem: Friedhelm Hufen,
tlđd, Điều 14 II, tr. 221 - 262.
(16).Xem: Annette E. Toller, Dimensionen der Europaisierung
- Das Beispiel des Deutschen Bundestags (Xu hướng
châu Âu hoá – Ví dụ của Nghị viện Đức), trong ZParl
2004, trang 25. 30 et seq.: và xem thêm: Mythen und
Methoden. Zur Messung der Europaisierung der
Gesetzgebung des Deutschen Bundestages jenseits
des 80-Prozent-Mythos (Huyền thoại và phương
pháp. Về đo lường mức độ châu Âu hóa luật thành

văn của Nghị viện Đức vượt ra ngoài 80% - Chuyện
hoang đường), trong ZParl 2008, tr. 3 et seq.
(17). Để có thêm thông tin, xem Stephan Hobe,
Europarecht (Luật Liên minh châu Âu), xuất bản lần
thứ 5, 2010.
(18).Xem: Joseph H. H. Weiler, Chế độ liên bang và
Chủ nghĩa hợp hiến: Europe’s Sonderweg, http://centers.
law.nyu.edu/jeanmonnet/papers/00/001001-03.html#P92
_25213 (17.8.2011).

×