Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thực trạng công tác đội ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.03 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Nội dung Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
2
I. Bối cảnh của đề tài 2
II. Lí do chọn đề tài 3
III. Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu và thời gian nghiên cứu 3
1, Đối tượng nghiên cứu 3
2, Phương pháp nghiên cứu 3
3, Phạm vi nghiên cứu 3
4, Tài liệu nghiên cứu 3
5, Thời gian nghiên cứu 4
B. PHẦN NỘI DUNG
4
I. Khảo sát tình hình thực tế công tác đội ở trường THCS Ngô Gia Tự và các
trường lân cận 4
1, Đội ngũ học sinh 4
2, Đội ngũ giáo viên phụ trách (GVCN) 5
3, Đặc điểm giáo viên TPT Đội 6
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động đội trong trường
THCS Ngô Gia Tự nói chung và các trường vùng khó khăn nói riêng. 8
1, Những công việc cần chuẩn bị trước khi bước vào năm học mới. 8
2, Xây dựng kế hoạch hoạt động và tìm các phương pháp tổ chức hoạt
động

8
3, Vai trò của TPTĐ trong việc xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài
Nhà trường. 9


3.1 Xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban chỉ huy Liên chi đội 9
3.2 Mối quan hệ giữa TPTĐ với chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ
trách trong nhà trường. 9
3.3 Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên tổng phụ trách đội với hội cha
mẹ học sinh. 10
3.4 Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban lãnh đạo nhà
trường. 10
III. Kết quả đạt được 11
Tóm lại 11
1, Công tác tham gia 12
2, Công tác tổ chức 12
3, Hướng phấn đấu 13
IV. Kết luận và đề xuất 13
1, Kết luận chung 13
2, Ý kiến đề xuất 14

1
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
I . BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh(TNTP HCM) là một tổ chức quan
trọng trong nhà trường, đặc biệt là ở cấp học THCS thì Đội là lực lượng đông đảo
nhất trong đội ngũ học sinh với nhiều hoạt động tiêu biểu trong suốt năm học. Tính
chất, vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh được điều lệ Đội nêu rõ là: “Tổ
chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách”, “Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết,
hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới, vì quyền lợi của
trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc”. Nội dung này khẳng định thiếu nhi
Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính
cách mạng, đi theo con đường của Bác Hồ kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.
Đất nước ta hiện nay đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc,
với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm
2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân,
tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại hoá”.
Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con
người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội,
xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người
được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là
những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này .
Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo
dục học sinh THCS nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự
chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất
nước, yêu CNXH. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên các cấp học tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho học sinh trong một cách
toàn diện và đồng bộ. trong đó tổ chức đội TNTP HCM là một tổ chức quan trọng.
Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội
dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là
thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức.
Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế
hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào “nghìn
việc tốt”, “Công tác Trần Quốc Toản”, “Phong trào Kế hoạch nhỏ” Hoạt động
Đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục
của Đảng.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


2
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn phong
trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự
trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực
lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên hoạt động của tổ chức Đội ở các địa phương khác nhau, các trường
khác nhau lại có nhiều điểm khác biệt dẫn đến kết quả hoạt động giữa các trường
khác nhau có sự chênh lệch nhau. Đặc biệt là ở các trường thuộc vùng sâu xa, các
trường có nhiều em đội viên là dân tộc thiểu số thì việc tổ chức các hoạt động phong
trào đội còn gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ giáo viên phụ trách, đặc biệt là giáo viên Tổng phụ trách Đội (TPTĐ)
có vai trò hết sức quan trong trong công tác đội ở mỗi trường học. Tuy nhiên hiện
nay đội ngũ giáo viên TPTĐ ở các trường còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
Thực tế ở một số trường THCS hiện nay việc kết hợp giữa các lực lượng giáo
dục với TPTĐ không được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công việc này chưa
được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm và nhận
thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như TPTĐ. Điều đó ảnh
hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thanh thiếu niên trong
nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao.
Từ những lí do trên, tôi thấy việc tìm ra những phương pháp, hình thức tổ
chức các hoạt động đội hiệu quả, phù hợp với từng điều kiện của từng liên đội là
điều rất cần thiết đối với các cấp, nghành, nói chung; BGH trường và cá nhân TPT
Đội TNTP HCM nói riêng. Trong đó TPT Đội đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, tôi
đã chọn đề tài “Thực trạng công tác Đội ở trường THCS Ngô Gia Tự và các
phương pháp để xây dựng công tác Đội ở các trường khó khăn” để nghiên cứu,
mạnh dạn đưa những vấn đề đang tồn tại cho anh chị em đồng nghiệp cũng như các
ban nghành liên quan tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn công việc này.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, TÀI LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Liên đội trường THCS Ngô Gia Tự.
- Các Liên đội lân cận trong huyện Krông Búk- Đăk Lăk.
2. Phương pháp nghiên cứu :
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Chia giai đoạn nghiên cứu
- Soạn thảo nội dung
- Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm.
3. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác Đội ở trường THCS Ngô Gia Tự và các
phương pháp để xây dựng công tác Đội ở các trường khó khăn.
4. Thời gian nghiên cứu: Hai năm học 2009-2010 và 2010-2011:
- Năm 2009- 2011: Tìm hiểu thực trạng công tác đội ở trường THCS Ngô Gia
Tự và các trường lân cận trong huyện.
- Năm 2010-2011: Tìm các phương pháp, hình thức hoạt động Đội phù hợp
đối với trường THCS Ngô Gia Tự nói riêng và các trường vùng khó khăn nói chung.
5. Tài liệu nghiên cứu:

3
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
- Tìm hiểu qua sách báo
- Tìm hiểu tình hình một số trường trong huyện Krông Búk - Đăk Lăk.
- Tìm hiểu thực trạng ở trường THCS Ngô Gia Tự và địa bàn dân cư.
- Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh .
- Người TPTĐ cần biết .
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ

chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường
xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách
Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là
giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi này, người ta nói “Ngã
đường dẫn tới tài năng, nhưng cũng là ngã đường dễ dẫn tới tội lỗi” Đứng trước
mặt các em bây giờ là hai ngã đường khác nhau: Một là có thể hư hỏng nếu các em
không được quan tâm giáo dục đến nơi, đến chốn; hai là thế giới mới sẽ được mở
rộng trước các em nếu được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm giáo dục đúng
đắn.
Mỗi nơi khác nhau thì phải có phương pháp giáo dục khác nhau tùy thuộc vào
trình độ nhận thức của học sinh, trình độ phát triển kinh tế và truyền thống hiếu học
của địa phương.
Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng
rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên
THPT.
Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào
nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả
là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội
và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả
nhất. Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên TPTĐ. Do đó
người TPTĐ phải biết xây dựng những phương pháp hoạt động đội đúng với hoàn
cảnh của liên đội, phải sáng tạo trong các hoạt động đội và phải xây dựng mối quan
hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút đông đảo các lực lượng giáo
dục xung quanh mình như: Cán bộ Liên chi đội, chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ
trách, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành trên địa bàn dân cư, đặc biệt TPTĐ phải
lấy được lòng tin và biết tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi của các cấp lãnh đạo trong nhà trường. Tất cả các nội dung trên là sự quyết
định thành công hay thất bại các hoạt động của Liên đội trong suốt năm học.
I. Khảo sát tình hình thực tế của Liên đội THCS Ngô Gia tự và các Liên đội

trong huyện Krông Buk :
1. Đội ngũ học sinh:
- Trường THCS Ngô Gia Tự là trường nằm trên địa bàn xã Cư Pơng - Krông
Búk - Đăk Lăk và thuộc diện vùng khó khăn(vùng 3).
- Trong những năm học gần đây, trường THCS Ngô Gia Tự luôn có khoảng
trên dưới 800 học sinh vào đầu năm học, trong số đó khoảng 80% là học sinh dân
tộc thiểu số, phần lớn là con em đồng bào Êđê. Trình độ nhận thức và học vấn của

4
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
các em còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy kết quả học tập và rèn luyện của các em là
chưa cao.
- Có nhiều em là con hộ nghèo và nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn
nên không có đủ điều kiện tốt để học tập; có nhiều em một buổi đi học còn một buổi
về đi nương rẫy cùng gia đình tối về mệt nên thời gian học không được bao nhiêu.
Có nhiều gia đình bố mẹ không quan tâm đến việc học của con, không chỉ bảo con
đến nơi đến chốn nên có nhiều em không quan tâm đến việc học, ham chơi, không
nghe lời thầy cô dẫn đến việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và nếp nếp sinh hoạt
không tốt và gây nhiều khó khăn trong các hoạt động phong trào Đội.
- Địa bàn xã Cư Pơng rộng nên nhiều em phải đi hơn 5km mới tới trường mà
phần lớn các em đều đi bộ nên nhiều em hay đến trường muộn (đặc biệt là trong thời
gian mùa mưa) dẫn đến làm cho lớp bị trừ thi đua.
- Do đặc điểm truyền thống dân tộc nên nhiều em nghỉ học sớm để lập gia
đình, một số em do học quá yếu nên cũng nghỉ học dẫn đến số lượng học sinh giảm
nhiều dù nhà trường và địa phương đã có nhiều biện pháp vận động các em trở lại
trường.
(số liệu thống kê cuối năm học 2009 - 2010)
(số liệu thống kê cuối năm học 2010 - 2011)
2. Đội ngũ giáo viên phụ trách (GVCN):

- Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức cơ
cấu của lớp, tìm hiểu hoàn cảnh từng em, căn dặn học sinh lớp mình về các mặt học
tập và hoạt động phong trào….
- Trường THCS Ngô Gia Tự nằm khá xa trung tâm huyện nên hầu hết giáo
viên được phân công về dạy là các giáo viên trẻ; một số giáo viên còn ít kinh
nghiệm trong việc quản lí nề nếp học tập, sinh hoạt và chỉ đạo học sinh trong lớp
mình chủ nhiệm.
- Nhiều đồng chí chưa thật nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm mà chỉ làm với
hình thức đối phó nên sổ sách và nề nếp học sinh nhiều lớp không tốt.
- Nhiều đồng chí mới lập gia đình nên có con nhỏ dẫn đến việc thời gian đầu
tư cho lớp không nhiều.
Đầu
năm
Cuối
năm
Dân tộc
thiểu số
Học lực Hạnh kiểm
G K TB Y T K TB
802 673 622
1%
10%
51%
18%
47%
43%
10%
77
100% 84% 78% 0,9 %
Đầu

năm
Cuối
năm
Dân tộc
thiểu số
Học lực Hạnh kiểm
G K TB Y T K TB
726 669 566 6 72 352 239 322 281 66 94
100%
92 78 0,9 10,1 53 36 50 40 10 1,3

5
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
Qua kết quả kiểm tra tính trung bình trong học kì 2 năm học 2010 - 2011 cho
thấy tỉ lệ các GVCN lên lớp dự sinh hoạt cùng lớp là thấp. Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến nề nếp của học sinh.
- Một mặt nữa cũng đáng lưu ý là việc đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo
viên do trường quy định theo tôi là chưa được chặt chẽ và mang tính nghiêm khắc
nên giáo viên không quan tâm đến công tác chủ nhiệm. Cụ thể: Trong tháng, ba lớp
xếp thi đua cuối cùng thì GVCN bị trừ 5 điểm thi đua, tuy nhiên các mặt khác về
chuyên môn, đạo đức, chính trị… không vi phạm thì kết quả giáo viên đó vẫn xếp
loại tốt. Như vậy nếu như GVCN nào cũng biết mình không vi phạm các khoản khác
mà thi đua của lớp chủ nhiệm có xếp vị thứ nào thì mình cũng tốt. Thậm chí một số
giáo viên có ý thức rất kém trong công tác giáo dục học sinh trong đó có công tác
chủ nhiệm. Tôi đã nghe một giáo viên nói như sau: “Trừ gì thì trừ miễn đừng trừ
lương là được”.
3. Đặc điểm của giáo viên TPT:
Như đã nói ở phần trên người giáo viên TPT đội đóng vai trò rất quan trọng
trong thành công hay thất bại trong hoạt động của liên đội:

- Vai trò của TPTĐ là rất quan trọng trong nhà trường, vị trí vai trò của TPTĐ
gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy
Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục không thể
thiếu được trong cả 3 khâu: “ Dạy chữ - Dạy nghề - Dạy người”. Nhiều trường đạt
được danh hiệu tiên tiến xuất sắc, công tác Đội đóng góp một phần không nhỏ. Lại
nói, hoạt động Đội trong nhà trường mạnh hay yếu, tốt hay xấu một phần rất quan
trọng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên TPTĐ. Chính ở đây
lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch được thể hiện rõ nét nhất: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”, “Có cán bộ tốt là có tất cả”.
- Trong nhà trường giáo viên TPTĐ đóng một vai trò quan trọng bởi chính
giáo viên TPTĐ là người gần gũi các em hơn ai hết, là người hiểu thế giới nội tâm
của các em học sinh, có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng HS trong nhà
trường: những HS tiêu biểu, HS có hoàn cảnh khó khăn, HS cá biệt…, nên giáo viên
TPTĐ hiểu kỹ hơn về những tâm tư, tình cảm của các em, hiểu được cá tính của các
em, nắm bắt được những nhu cầu mà các em muốn, coi các em như những đứa con
của mình. Để từ đó biết động viên, an ủi hoặc cảm hoá, giúp đỡ các em vượt khó và
sửa chữa những lỗi lầm của mình. Người TPTĐ phải biết thu phục nhân tâm từ
chính tấm gương sáng của bản thân mình trong cuộc sống và trong mọi công việc.
Điều đó muốn khẳng định rằng: TPTĐ chẳng những ở cương vị là người thầy, người
cô mẫu mực, mà còn là người cha, người mẹ đỡ đầu, người anh, người chị quý mến
của của các em khi các em tiến bộ cũng như khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm,
thực sự là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em trong bối cảnh xã hội đầy biến động.
TS
GVCN
Tuổi
dưới
30
Tuổi
Trên
30

Số gv dự
SHL 6
buổi/tuần
Số gv dự
SHL 5
buổi/tuần
Số gv dự
SHL 4
buổi/tuần
Số gv dự
SHL 3
buổi/tuần
Số gv dự
SHL 2
buổi/tuầ
n
18 12 6 0 0 3 13 2

6
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
- Người giáo viên TPTĐ đóng vai trò của một nhà tổ chức và đương nhiên
phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả tổ chức nhiều hoạt
động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia để các em
“Học mà chơi, chơi mà học”. Đây thực sự là sân chơi bổ ích đối với các em học
sinh trong các nhà trường.
- Người giáo viên TPTĐ phải có trách nhiệm xây dựng nhiều mối quan hệ
khác nhau trong và ngoài nhà trường để giúp mình hoàn thành tốt công việc được
giao.
- TPTĐ có vai trò quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thực tế hiện nay ở

hầu hết các huyện trong tỉnh đều thiếu giáo viên có chuyên môn về công tác đội mà
là giáo viên các bộ môn khác được phân làm công tác này nên dẫn đến việc tổ chức,
chỉ đạo và rèn luyện đội viên trong công tác đội là rất khó khăn đặc biệt là các khâu
trong lĩnh vực kỹ năng như: trống kèn, nghi thức đội, hát múa tập thể, trò chơi tập
thể, kỹ năng trại
Bản thân tôi là giáo viên chuyên môn giảng dạy môn Địa lí nhưng được phân
công làm giáo viên TPT đội nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác, đặc
biệt là trong những năm đầu.
Tổng
số
TPT
Đúng
Chuyên môn
đào tạo
Thời gian
làm TPT
trên 5 năm
Thời gian
làm TPT
3 - 5 năm
Thời gian
làm TPT
dưới 3 năm
Số trường
thay TPT
liên tục
25 3 2 8 15 5
Kết quả khảo sát chuyên môn của các giáo viên TPT đội trong huyện Krông
Búk năm học 2010 - 2011 ta thấy rằng: Có đến 88% TPT hoạt động công tác đội
không đúng chuyên môn của mình, không được học và đào tạo cơ bản về công tác

đội. Do thiếu giáo viên chuyên trách nên các trường thường phân công cho giáo viên
nào dạy ít tiết và có một ít năng khiếu văn nghệ thể thao làm công tác này, vì vậy
nên họ thường làm TPT trong khoảng từ 1 - 5 năm rồi thay thế người khác. Trong đó
nhiều trường thay TPT từng năm một, thậm chí trong một năm thay TPT 2 đến 3 lần
khiến cho đội ngũ TPT luôn mới. Họ làm việc không phải đúng chuyên môn nên
không hào hứng. Chính vì thế mà ít có giáo viên có đủ năng lực và kinh nghiệm
trong hoạt động công tác đội, họ chỉ làm với sức phấn đấu không bị xếp thi đua loại
trung bình, yếu là được; rồi xong 2, 3 năm quy định làm TPT là thôi. Chưa nói đến
một số TPT biết mình chỉ làm công tác đội trong một năm là nghỉ nên hoạt động đội
một cách qua loa không cố gắng.
Trong toàn huyện có 25 trường cả cấp Tiểu học và Trung học cơ sở mà chỉ có
03 trường có giáo viên TPTĐ chuyên trách, còn lại là bán chuyên trách và đặc biệt
nhiều giáo viên không được học và đào tạo bài bản về công tác Đội, thực tế cho thấy
nhiều GV được cử làm TPTĐ còn chưa biết tổ chức một hoạt động tập thể, thậm chí
không biết các bài trống trong quy định, những bài hát tập thể… thì làm sao có thể
đưa các hoạt động của Đội ngày một đi lên được. Thực tế cho thấy giáo viên bán
chuyên trách còn phải lo nhiều đến chuyên môn của mình và việc được cử làm
TPTĐ chỉ là phụ cho nên các hoạt động của Đội bị xem nhẹ.

7
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
Chính vì những lí do trên mà cuối năm học 2010 - 2011 sau đợt kiểm tra thi
đua công tác đội trong huyện không có Liên đội đạt danh hiệu liên đội tiên tiến xuất
sắc, có 17 Liên đội vững mạnh, 5 Liên đội khá và có 3 Liên đội bị xếp loại trung
bình. Một đồng nghiệp của tôi ở trường bị xếp trung bình tâm sự “Mới làm thay
TPT được 3 tháng thì tới thời điểm thanh tra, không biết sắp xếp sổ sách, tổ chức
hoạt động ra sao cả nên bị xếp loại trung bình!”.
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động đội trong trường THCS
Ngô Gia Tự nói chung và các trường vùng khó khăn nói riêng.

1. Những công việc cần chuẩn bị trước khi bước vào năm học mới.
- Trong thời gian nghỉ hè người giáo viên TPT cần đúc rút kinh nghiệm từ
năm học trước để hình dung ra phương pháp tổ chức hoạt động trong năm mới như
thế nào. Tất nhiên giáo viên TPT phải nắm được cơ bản chương trình hoạt động của
năm mới thông qua HĐĐ huyện, tỉnh.
- Chuẩn bị các bản báo cáo cũng như bản dự thảo phương hướng để chuẩn bị
cho đại hội đầu năm.
- Soạn thảo xây dựng một số chương trình mà liên đội dự tính hoạt động trong
các ngày lễ lớn trong năm. Cần tính đến những khó khăn, điểm yếu mà năm học
trước đã gặp phải mà có hướng khắc phục.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động và tìm các phương pháp tổ chức hoạt động.
- Trong năm học cần bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng Đội
Huyện, sau đó lên kế hoạch chung cho cả năm học và trình cấp Uỷ, Ban giám hiệu
nhà trường để đưa vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chung của năm học. Sau đó, chọn lọc
các chủ đề lớn, lên kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng hoạt động và đưa ra lấy ý kiến
của Ban chỉ huy Liên đội, Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ học sinh … nhằm thu hút
các lực lượng giáo dục cùng tham gia để giúp đỡ các em về mọi mặt.
- Trong thời gian chuẩn bị cho một hoạt động thì GV TPT cần xây dựng kế
hoạch cụ thể rồi tham mưu với BGH, tổ chức Đoàn để có sự chỉ đạo hoạt động như
về thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức… và để có sự phân công nhân sự trong các
khâu chuẩn bị, khâu tổ chức…
- Trong một năm học thì có một số những chương trình lớn thường được tổ
chức hằng năm như sau: văn nghệ, thi trò chơi dân gian, làm báo tường, ngày hội
thắp sáng ước mơ thiếu nhi, thi cắm hoa, thi kể chuyện… và các phong trào lớn do
cấp trên tổ chức như: “Phong trào kế hoạch nhỏ”, “Phong trào tiết kiệm nuôi heo
đất”, và các phong trào từ thiện xã hội…Tuy nhiên cũng cần có những hoạt động
mới mang tính đột phá để đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn.
- Những hoạt động mới mang tính đột phá của liên đội Ngô Gia Tự trong năm
học mới 2011-2012:
+ Thay đổi hình thức chấm cờ đỏ chéo các lớp thành phân cho một lớp trực cờ

đỏ trong tuần, có sự quản lí của giáo viên phụ trách lớp và sự giám sát của BCH liên
đội.
+ Sáng kiến: Mỗi lớp làm một “Thùng kế hoạch nhỏ”.
Mục đích: Đựng các loại giấy phế liệu mà lớp thải ra trong các buổi học nhằm
để giữ gìn vệ sinh trường lớp, cuối tuần nộp về liên đội làm phong trào “Kế hoạch
nhỏ” cho chi đội mình.

8
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
Sáng kiến này trong 2 tháng đầu năm đã đạt hiệu quả rõ rệt: Liên đội thu được
ở các lớp được hơn 25 kg giấy các loại. Như các năm học trước thì số giấy này các
lớp quét và đổ vào hố rác hoặc đốt bỏ.
+ Xây dựng chương trình “Phát thanh măng non” hàng tháng với hình thức và
nội dung phong phú, bài bản. Mỗi tháng phát 01 số chính còn trong các tuần ban
biên tập chương trình sẽ phát các bản tin ngắn hoặc các bài hát dành cho thiếu nhi.
3. Xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường :
- Trong những năm qua, Đội TNTPHCM đã và đang tự khẳng định vị trí của
mình, Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó
rất cần người TPTĐ phải thực sự có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các
em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả.
Vì vậy giáo viên TPTĐ phải hình thành được sự hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng
trách nhiệm, vì công việc chung đồng thời phải hiểu rõ năng lực phẩm chất sở
trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên
chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong
học tập và trong công tác Đội. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính
độc lập sáng tạo của các em, nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng
sau này. Muốn thực hiện được điều đó TPTĐ phải xây dựng được các mối quan hệ
giáo dục trong và ngoài nhà trường.
3.1 Xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban chỉ huy Liên chi đội:

- Đây vừa là mối quan hệ đồng nghiệp vừa là mối quan hệ trên dưới, giải
quyết tốt mối quan hệ này sẽ góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung và chất lượng hoạt động Đội nói riêng. Vì vậy giáo viên TPTĐ phải
thực sự gần gũi chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội có mối đoàn kết thống
nhất, hợp tác chặt chẽ nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì công việc chung, đồng thời phải tìm
ra được một đội ngũ cán bộ Liên chi đội thực sự có năng lực thúc đẩy phong trào
hoạt động Đội ngày càng phát triển. Muốn vậy TPTĐ phải thường xuyên bồi dưỡng
kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho các em để các em tự tổ chức các hoạt động ở
chi đội mình, sau đó TPTĐ đánh giá và bổ sung những gì còn thiếu sót để các em tự
hoàn thiện mình hơn, đồng thời giáo viên TPTĐ phải gần gũi các em, tìm hiểu
những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc của các em để kịp thời giải quyết,
tạo uy tín và niềm tin cho các em, đề xuất với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có
một số chế độ ưu đãi hợp lý nhằm động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt
động tốt hơn.
3.2 Mối quan hệ giữa TPTĐ với chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách
trong nhà trường:
- Người giáo viên TPTĐ phải có quan hệ mật thiết với chi đoàn thanh niên,
cán bộ giáo viên đóng vai trò là những anh chị phụ trách chi đội.
Trước hết đây là cán bộ giáo dục trực thuộc nhà trường được Ban giám hiệu
phân công chủ nhiệm lớp học và trực tiếp phụ trách công tác Đội của chi đội trong
phạm vi nhà trường. Do vậy giáo viên TPTĐ phải hướng dẫn cho các anh chị phụ
trách hiểu và nắm mọi hoạt động của đoàn Đội trong nhà trường. Theo kế hoạch
chung của Liên đội kết hợp với Ban chấp hành Đoàn trường, chỉ đạo và theo dõi các
hoạt động ở các chi đội, tiếp thu những ý kiến, những đề xuất của các anh chị phụ
trách để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với đặc thù của từng chi đội.

9
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
Đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng làm cán bộ chi đội. Hàng

tuần nhận báo cáo nhanh của giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập rèn luyện của
đội viên để kịp thời tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành xuất sắc và có
biện pháp giáo dục kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em ngày càng hoàn
thiện mình hơn.
- Cùng với những mối quan hệ trên TPTĐ cũng cần xây dựng mối quan hệ với
Đoàn thanh niên của địa phương để nắm bắt tình hình thực tế và cùng nhau làm tốt
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.
3.3 Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên Tổng phụ trách đội với hội cha mẹ
học sinh:
- Đây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để
tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba môi trường (nhà trường, gia đình
và xã hội) chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia đình, của hội
cha mẹ học sinh là động lực to lớn thúc đẩy các hoạt động Đội, nâng cao chất lượng
giáo dục .
- Từ mối quan hệ này giáo viên TPTĐ phải tiếp cận rất gần với phụ huynh HS
tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và có ý kiến với nhà trường giúp đỡ những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, giúp các em tiến bộ và hoà đồng với
bạn bè. Bên cạnh đó giáo viên TPTĐ cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp
tác với cộng đồng dân cư nơi trường đóng. Ở đây vai trò của Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh,…có ý nghĩa quan trọng việc bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu nhi ngoài
thời gian lên lớp, giúp các em tham gia hoạt động xã hội vừa sức với mình trên địa
bàn dân cư.
3.4 Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban giám hiệu nhà
trường:
- Cùng với những mối quan hệ trên, giáo viên TPTĐ phải thiết lập được mối
quan hệ mật thiết với lãnh đạo nhà trường bởi vì: Là một thành viên trong bộ máy
cán bộ quản lý, giáo viên TPTĐ cùng với chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có trách
nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo
dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, hoạt động NGLL đưa kế hoạch công tác Đội vào
kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất mục

tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giáo viên TPTĐ có trách nhiệm tham mưu cho cấp Uỷ, Ban giám hiệu để bố
trí sắp xếp những giáo viên có năng lực, nhiệt tình vừa có thể làm chủ nhiệm lớp
vừa có thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội.
- TPTĐ có nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí, cơ sở vất
chất cần thiết cho các hoạt động Đội theo kế hoạch đã duyệt để tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động đội đạt được kết quả cao .
- TPTĐ với tư cách là một thành viên chỉ đạo tổ chức các hoạt động Đội trong
nhà trường và là một thành viên trong hội đồng sư phạm, vì vậy rất cần sự đồng tình
ủng hộ của thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của Liên đội, khơi
dậy được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi giáo
viên trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng tới mục tiêu hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện cho HS.

10
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
- Vấn đề cốt lõi để làm nên sự thành công của giáo viên TPTĐ cũng như mọi
hoạt động của Liên Đội trong nhà trường thì đòi hỏi nhận thức của Hiệu trưởng về vị
trí vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường và năng lực của người giáo viên TPTĐ
quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Liên Đội. Nếu như Hiệu trưởng
có nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của Đội TNTP thì họ sẽ quan tâm chỉ đạo một
cách sâu sát các hoạt động trong nhà trường, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hoạt
động để TPTĐ thực hiện. Và ngược lại nếu như Hiệu trưởng mà nhận thức chưa đầy
đủ về tổ chức ĐTNTP trong nhà trường thì hoạt động trong đơn vị đó gặp rất nhiều
khó khăn và bản thân người TPTĐ đó cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
Tóm lại:
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng tôi thấy rằng :
- Ở trường THCS Ngô Gia Tự nói riêng và các trường ở vùng khó khăn nói

chung việc tổ chức các hoạt động đội là rất khó khăn do nhiều yếu tố đem lại như:
Đặc điểm tình hình KT-XH địa phương, đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội, đặc
điểm người giáo viên TPT đội, sự quan tâm của các ban nghành…
- Một trường mà nằm ở vùng sâu xa, có nền kinh tế chưa phát triển thì các gia
đình sẽ không có điều kiện để cho con em học tập. Mặt khác ở vùng sâu xa thì phần
lớn là người dân tộc thiểu số sinh sống nên bị hạn chế về mặt nhận thức của học sinh
cũng như phụ huynh gây khó khăn cho việc học tập của học sinh cũng như công tác
đội.
- Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm lớp cũng đóng vai trò quan trọng
trong các khâu chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động của Đội để có những
điều chỉnh trong hoạt động đội cho phù hợp.
- Bên cạnh đó, thì trình độ và năng lực của TPTĐ cũng là yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến những mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, nếu như người TPTĐ có
năng lực thực sự cộng với sự năng động, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm thì không
những được Hiệu trưởng ủng hộ mà còn tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ của các
mối quan hệ xung quanh mình để tổ chức được nhiều các hoạt động bổ ích cho các
em học sinh. Vì vậy, bản thân TPTĐ phải cố gắng học tập hết mình để biết tổ chức
các hoạt động tập thể, làm thế nào để thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia,
tạo không khí thoải mái khi các em đến trường, có như thế chúng ta mới tranh thủ
được mọi điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhà trường, các mối quan hệ xung
quanh chúng ta để mọi người đều thấy được tầm quan trọng của công tác Đội trong
nhà trường. Nếu ai chưa làm được điều này thì chưa thực sự yêu nghề, yêu trẻ và có
trách nhiệm với công việc được giao.
Kết quả đạt được
Trong hai năm học gần đây, tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng mối
quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời được sự
tin tưởng của Cấp Uỷ, Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi hoạt động nên trong những năm học gần đây tôi đã đưa hoạt động Đoàn Đội
của Liên Đội trường THCS Ngô Gia Tự là một trong những liên đội vững mạnh của
huyện nhà ở khối trường học.

Cụ thể trong năm học vừa qua Liên đội đã đạt được những thành tích sau:

11
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
1. Công tác tham gia:
1.1 Thi tìm hiểu “Hs nói không với ma tuý” do PGD huyện tổ chức.
1.2 Thi “70 năm Đội ta lớn lên cùng đất nước” do HĐĐ huyện tổ chức.
- Kết quả Liên đội đã xuất sắc giành giải nhì huyện với giấy khen và 300.000
tiền thưởng.
1.3 Thi “Giai điệu tuổi hồng” do PGD huyện và tỉnh tổ chức.
- Kết quả: Liên đội đạt giải khuyến khích cấp tỉnh với tiết mục song ca “Bài
học đầu tiên”.
1.4 Liên đội đã triển khai viết bài dự thi “70 năm Đội ta lớn lên cùng Đất nước”do
HĐĐ TW tổ chức.
- Kết quả Liên đội thu được 488 bài chiếm 71,3%.
1.5 Thi giải việt dã do UBND huyện tổ chức và 1 em đã đạt giải khuyến khích.
1.6 Mua tăm ủng hộ người mù Đăk Lăk.
- Kết quả: Mua được 600 gói với số tiền là 1.200.000đ
1.7 Giao lưu ủng hộ đoàn trẻ khuyết tật Đăk Lăk.
- Kết quả: Các chi đội ủng hộ được 740.000đ
1.8 Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Đăk Lăk.
- Kết quả: Các chi đội ủng hộ được 658.000đ
1.9 Ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt.
- Kết quả: Các chi đội ủng hộ được 646.000đ
1.10 Quà tặng các chú bộ đội:
- Kết quả: Các chi đội ủng hộ được 740.000đ
1.11 Ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em Krông Buk.
- Kết quả: Các chi đội ủng hộ được 834.000đ
1.12 Mua lịch ủng hộ trẻ em nghèo tỉnh Đăk Lăk.

- Kết quả: Các chi đội ủng hộ được 700.000đ
1.13 Thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 40:
- Liên đội đã triển khai và thu được 170 bài dự thi.
1.14 Liên đội đã tiến hành kiểm tra 3 chuyên hiệu trong năm:
- Có 593/726 em hoàn thành chuyên hiệu chăm học đạt tỉ lệ 81,6%
- Chuyên hiệu nhà sử học nhỏ tuổi có 514em/726 em đạt chiếm 70,9%
- Chuyên hiệu nghi thức đội có 18/18 chi đội đạt, chiếm 100%.
2. Công tác tổ chức:
2.1. Phong trào tiết kiệm “Nuôi heo đất”:
- Đầu năm Liên đội đã triển khai phong trào này và đề ra chỉ tiêu phấn đấu là
4.000.000đ và đã có 18/18 chi đội thực hiện.
- Cuối năm Liên đội đã tiết kiệm được số tiền là 4.364.000đ vượt chỉ tiêu đề
ra.
- Sau khi nộp 20% quỹ ra HĐĐ huyện thì số còn lại Liên đội đã mua 4 xe đạp
tặng cho các hs nghèo vượt khó trong Liên đội vào dịp năm học mới 2011-2012.
2.2. Phong trào “Kế hoạch nhỏ”:
- 18/18 chi đội đã thực hiện phong trào trên và thu được số phế liệu là: 1.188
kg. Trong đó Liên đội đã nộp về HĐĐ tỉnh là 1000kg. Phần còn lại Liên đội bán và
thu được số tiền là: 443.000đ. Số tiền này Liên đội đã xung vào quỹ đội để tiếp tục
hoạt động phong trào.

12
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
2.3 Ủng hộ quỹ vì bạn nghèo và kết hợp với các bộ phận trong trường tổ chức buổi
lễ “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Krông Buk”
- Kết quả: Các chi đội ủng hộ được 806.000đ
2.4. Thi báo tường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Kết quả: Thu được 18 đầu báo và Liên đội đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1
giải ba và 4 giải khuyến khích.

2.5. Để chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn 26/03, Liên đội đã tổ chức diễn đàn
“Thiếu nhi tiến bước lên Đoàn” vào sáng ngày 24/03/2011.
- Diễn đàn đã thu hút hơn 50 em tham gia.
- Liên đội cũng đã tổ chức trò chơi dân gian gồm các trò chơi: Kéo co, nhảy
bao bố, đi xe đạp chậm và chuyền chanh bằng thìa với 11 nội dung trao giải. Kết quả
hội thi đã thành công tốt đẹp.
2.6. Liên đội cũng đã giới thiệu được 35 đội viên tiêu biểu đi học lớp cảm tình Đoàn.
- Kết quả trong dịp 26/03 đã có 30 em được kết nạp vào tổ chức Đoàn.
=> Từ những kết quả trên, năm học 2010-2011 Liên đội THCS Ngô Gia Tự đã đạt
được những danh danh hiệu sau đây :
- 16/18 đạt ldanh hiệu chi đội vững mạnh
- Liên đội được HĐĐ huyện giấy chứng nhận liên đội vững mạnh cấp huyện
và 02 giấy khen trong hai phong trào lớn của đội là “Tiết kiệm” và “Kế hoạch nhỏ”.
- TPTĐ được nhận giấy khen của HĐĐ huyện trao tặng.
Đối với một trường nằm trong vùng khó khăn như trường THCS Ngô Gia Tự
thì những kết quả đạt được như trên là một thành công của liên đội.
Hướng phấn đấu:
- Có 15/16 chi đội đạt danh hiệu chi đội vững mạnh
- Tham gia có hiệu quả tất cả các hoạt động do cấp trên tổ chức
- Tổ chức ít nhất 03 hoạt động quy mô cấp liên đội
- Liên đội giữ vững liên đội vững mạnh cấp huyện.
- TPT đội được HĐĐ huyện khen thưởng.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận chung:
Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong nhà trường THCS, nó đã góp
phần tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, tạo hứng thú
trong học tập cho các em mỗi khi đến trường. Có thể khẳng định rằng, hoạt động đội
là lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong và ngoài nhà trường do đó vai trò
của TPTĐ rất quan trọng, giáo viên TPTĐ phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của các lực
lượng giáo dục vào các hoạt động Đội.

-Trong khi tổ chức các hoạt động của Đội thì người TPTĐ phải xác định rõ
những nhiệm vụ chính của mình, không những chủ động lên kế hoạch mà còn chủ
động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục, với các tổ chức giáo dục trong và
ngoài nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức tốt các hoạt động của Đội.
- Việc TPTĐ ở các trường chưa được chuyên trách mà phải kiêm nhiệm là
một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động Đội
trong nhà trường.

13
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn
- Nhìn chung sự phối kết hợp giữa GVTPTĐ với các lực lượng giáo dục có
nhiều Liên Đội chưa duy trì thường xuyên, do đó phong trào hoạt động Đội của
nhiều Liên đội chưa thu được những kết quả như mong muốn, nếu như TPTĐ linh
hoạt và năng động hơn trong hoạt động thì chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
trong các nhà trường sẽ ngày một nâng cao.
- Đội là cánh tay đắc lực của Đoàn TNCSHCM và là lực lượng nòng cốt trong
các phong trào thanh thiếu nhi, giúp các em học và vui chơi, thực hiện quyền và bổn
phận của mình. Mọi hoạt của đội đều nâng cao tri thức nâng cao sự hiểu biết để các
em có thể lĩnh hội hết những cái hay cái đẹp của cuộc sống để trở thành con người
toàn diện có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước.
2. Một số ý kiến đề xuất:
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đội
và phong trào thiếu nhi của các liên đội khó khăn tương tự như liên đội THCS Ngô
Gia Tự, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
- Người TPTĐ phải xác định được vị trí vai trò của mình trong công tác giáo
dục học sinh, thông qua các hoạt động của Đội nhằm thu hút đông đảo các em tham
gia, tạo ra sân chơi thực sự bổ ích cho các em.
- TPTĐ phải có được sự chuẩn bị công tác của mình trước khi bước vào năm
học mới và phải có sự đổi mới tích cực để xây dựng liên đội ngày một tốt hơn.

- Tổng phụ trách Đội phải lên kế hoạch từ đầu năm và cụ thể từng tháng, từng
tuần theo chủ đề, chủ điểm một cách cụ thể để trình Ban giám hiệu, xin ý kiến chỉ
đạo.
- Giữa TPTĐ và các mối quan hệ giáo dục phải được duy trì thường xuyên
trong suốt năm học.
- Hiệu trưởng cùng với chi bộ, BCH chi đoàn tìm chọn ra một TPTĐ có
đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để lãnh đạo hoạt động Đội trong nhà trường và
tạo mọi điều kiện để họ được thường xuyên bồi dưỡng năng lực công tác Đội để họ
có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Về vấn đề này tôi cũng xin trình ý kiến lên PGD
&ĐT huyện cần bổ sung các giáo viên đúng chuyên môn TPT đội về các trường còn
thiếu.
- Nhà trường và liên đội cần có những biện pháp cụ thể, rõ ràng hơn đối với
giáo viên phụ trách lớp là phải nâng cao vai trò của mình trong việc quản lí và tổ
chức các hoạt động của chi đội mình phụ trách để nâng cao hiệu quả vai trò của
GVCN nhằm củng cố nề nếp học sinh trong liên đội.
- Mỗi trường học cần bố trí một GV - TPTĐ chuyên trách và được đào tạo về
nghiệp vụ công tác Đội. Có như vậy họ mới làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về nhân lực, vật lực, tài lực cho
TPTĐ trong việc tổ chức các hoạt động của Đội .
- Hiệu trưởng phải có những hiểu biết nhất định về tổ chức Đội cũng như
nghiệp vụ công tác Đội để có thể là chỗ dựa vững chắc cho TPTĐ trong quá trình
công tác.
- Cần nâng cao vai trò của GVCN lớp để cùng liên đội xây dựng và tổ chức
các hoạt động Đội nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Cần có những chương trình tập huấn bài bản và nghiêm túc về các kĩ năng
công tác đội cho TPT, đặc biệt là các TPT làm trái chuyên môn.

14
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên:: Hoàng Anh
Tuấn

- Hội đồng Đội cấp trên cũng nên tạo điều kiện và thời gian để đi đến các
trường để tổ chức các buổi giao lưu và hướng dẫn các kĩ năng cho học sinh, bởi các
em vùng sâu xa còn rất thiếu những kĩ năng này.
- Ngoài ra tôi cũng đề xuất với PGD&ĐT huyện Krông Búk tạo điệu kiện cho
giáo viên TPT đội không phải dạy chuyên môn để TPT đội có đủ thời gian tham gia
và thực hiện một khối lượng lớn công việc của Đội mà Hội động Đội tỉnh và huyện
đã phân công.
- Một vấn đề nữa là nguồn quỹ đội là nguồn thu hạn chế. Một liên đội có 500
đội viên thì quỹ đội mà liên đội nắm giữ là vào khoảng 6 triệu đồng. Trong khi đó
một năm học liên đội phải tham gia đến 6, 7 phong trào cấp huyện; tổ chức 13, 14
phong trào lớn nhỏ cấp liên đội vì vậy nguồn quỹ đội không thể đủ để tổ chức hoạt
động.
=> Vì thế tôi mong rằng các cấp có thẩm quyền xem xét tạo nguồn kinh phí hỗ
trợ cho các hoạt động của liên đội. Có như vậy các liên đội mới có đủ điều kiện để
hoàn thành giao ước thi đua do HĐĐ cấp trên đề ra.
- Trên đây là một số ý kiến đề xuất mang tính cá nhân nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả công tác Đội trong nhà trường, mong muốn cuối cùng là nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước là đào
tạo ra thế hệ trẻ thành những người lao động mới “Vừa hồng, vừa chuyên”.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về tình hình công tác Đội và một số
biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác Đội ở trường THCS Ngô Gia Tự cũng như
các trường thuộc địa bàn khó khăn trong huyện Krông Búk. Tôi hi vọng rằng với
kinh nghiệm nhỏ này nó sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho giáo viên TPTĐ
trong việc tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường và góp phần không nhỏ cho
giáo viên tổng phụ trách Đội thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày một vững
mạnh hơn.
Xin được sự đóng góp ý kiến chân thành của Ban giám khảo để cho bài viết
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cư pơng, ngày 01 tháng 11 năm 2011

Người viết sáng kiến
Hoàng Anh Tuấn

15

×