SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC ĐỘI Ở TRƯỜNG THCS
XUÂN THUỶ
A/ phần mở đầu:
Hoạt động Đội trong nhà trường là một nhiệm vụ trọng tâm giữ vị trí
quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cũng như việc nâng cao chất lượng
học tập cho HS. Mục tiêu của công tác đội trong nhà trường là giáo dục
thiếu nhi thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, những chủ nhân của đất
nước trong tương lai, được cụ thể hoá trong 5 điều Bác Hồ dạy
Vì vậy, các nhà trường đặc biệt là trường THCS phải chủ động tiếp
nhận và tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động
Đội trong nhà trường
Bản thân trước khi là cán bộ quản lý trường học đã có một thời gian
làm cán bộ phụ trách Đội, được bồi dưỡng một phần nghiệp vụ công tác Đội,
qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, trải qua những thành công, thất bại bản
thân đã tự rút ra cho mình những kinh nghiệm bổ ích rất muốn được trao
đổi
B/ phần nội dung
I.Cơ sở lý luận :
Công tác Đội xuất hiện từ những năm 1941và chính thức được đưa
vào nhà trường từ những năm 1962 ,đó là một chủ trương đúng đắn, kịp thời
bởi nhà trường và tổ chức Đội có chung mục đích: đào tạo con người – một
nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng xã hội mới, bởi: “ Muốn
xây dựng CNXH phải có con người XHCN ’’(Hồ Chủ tịch) . Tổ chức Đội và
hoạt động Đội trong nhà trường còn thống nhất ở mục tiêu, nội dung và đối
tượng giáo dục
Tuy nhiên, bên cạnh đó, giữa nhà trường và tổ chức Đội vẫn có những
nét đặc trưng khác biệt về nội dung, phương thức tổ chức và phưong pháp
giáodục. Tổ chức Đội với các quy định tính chất hoạt động của nó đã được
đưa vào pháp lệnh nhà nước. Đội về tính chất giáo dục của nó là động viên
một cách mềm dẽo hơn, không giáo dục bằng hành chính mà bằng sự thuyết
phục, giáo dục bằng người thật việc thật để đưa các em tham gia hoạt động
chính trị xã hội. Về phương pháp: rất linh hoạt thông qua các hoạt động trò
chơi, TDTT,
Khi Đội được đưa vào nhà trưòng kéo theo công tác nghiên cứu lý
luận tạo thành bộ môn công tác Đội trong nhà trường, sự ra đời của nó là
tất yếu, do nhu cầu xã hội, phụ thuộc nhu cầu xã hội. Sự xuất hiện bộ môn
này nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ đồng thời gia tăng vai trò
hoạt động của tổ chức Đội trong xã hội mục đích nhằm định hướng giá trị
chuẩn bị tốt nhất về thể lực, trí lực và hình thành nhân cách cho những chủ
nhân tương lai của đất nước. Sự xuất hiện của HĐ Đội trong nhà trường còn
có một tác dụng kép làm xuất hiện nhu cầu hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo
phương pháp tổ chức các hoạt động xã hội cho chính những người phụ trách
các em .Nó đã, đang, cùng nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của
Đảng giúp cho các em củng cố và nâng cao những kiến thức, tri thức đã học
trên lớp, biến những tri thức đó trở thành niềm tin, hành động . Mặt khác,
giúp cho các em tự so sánh bản thân mình với người khác kích thích các em
vươn lên trong quá trình học tập và rèn luyện, phát huy cao độ tính chủ thể
chủ động tích cực của các em.
Việc đưa HĐ Đội vào nhà trường là một phương thức hoạt động có
hiệu quả góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Bộ môn
này qua thời gian được xây dựng củng cố và phát triển ngày càng phong phú
vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật tạo được nét đặc thù riêng
rất cần thiết cho các nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Vì vậy, nó được coi là một binh chủng hợp thành quan trọng trong hệ
thống giáo dục.
Thực tế chứng minh rằng : Các em TNNĐ là một lực lượng cách mạng
đông đảo, các em là rưòng cột của đất nước. Con người XHCN không phải
từ trên trời rơi xuống mà phải qua một quá trình đào tạo, giáo dục. Quan tâm
đến các em là quan tâm một thế hệ mới thay thế chúng ta gánh vác sự nghiệp
cách mạng
Để xây dựng thành công CNXH phải do nhiều thế hệ kế tiếp nhau thực
hiện, Nó tạo thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị mà
hạt nhân của nó là: Đảng- Đoàn- Đội. Để làm tốt vấn đề này Đảng chủ
trương tập hợp đoàn kết thiếu nhi bằng sức mạnh tổng hợp các lực lượng
giáo dục khác nhau bao gồm nhà trường- gia đình và các đoàn thể XH.
Trong đó, yếu tố quan trọng nhất đó là nhà trường.
Đối với nhà trường, Đội có vị trí tương đối độc lập, đó là một tổ chức
chính trị xã hội của thiếu nhi do Đoàn TNCS HCM phụ trách, các em hoạt
động theo sự lãnh , chỉ đạo theo chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức Đội.
Mặt khác, Đội gắn với nhà trường, với lớp học chịu sự quản lýchỉ đạo của
giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách chi đội, tập thể HĐSP và BGH, các em
vừa là đối tượng giáo dục vừa là lực lượng giáo dục chủ yếu, có vị trí của
một thành viên giáo dục trong hệ thống giáo dục chung. Đội là cầu nối giữa
nhà trường và xã hội góp phần vào việc thực hiện nguyên lý giáo dục của
Đảng: học kết hợp với hành, giáo dục kết hợp với LĐSX, nhà trường gắn
liền với xã hội
Nói tóm lại, tổ chức Đội và HĐ Đội trong nhà trường là nơi các em tự
giáo dục và rèn luyện là tập thể mang lại cho các em quyền lợi niềm vui và
sự tiến bộ.
Từ nhiều năm nay Đội TN được công nhận và khẳng định là một lực
lượng giáo dục trong nhà trường. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc trách
nhiệm xây dựng tổ chức HĐ Đội không chỉ là của Đoàn Thanh niên mà còn
là của tập thể HĐSP trong nhà trường.
Đó là những vấn đề lý luận người quản lý làm công tác đội cần phải
quan tâm nhằm củng cố xây dựng và phát huy hiệu quả của công tác Đội
trong nhà trường phục vụ các yêu cầu quản lý.
II.Thực trạng công tác Đội những năm qua ở trường THC Xuân
Thuỷ
1. Những kết quả đã đạt được:
Những năm qua công tác đội ở trường đã được định hình rõ nét, mô
hình HĐ Đội đã được xây dựng củng cố vững chắc. Phong trào Đội đã thu
được những kết quả cụ thể trên tất cả các mặt HĐ, nhiều năm liên đội đã đạt
danh hiệu liên đội vững mạnh xuất sắc, nhiều hoạt động đã đạt được những
kết quả cao của phong trào huyện nhà như phong trào học sinh giỏi, hội
khoẻ Phù đổng, các cuộc thi, sân chơi
TPT Đội trong các hoạt động đã thể hiện là người có khả năng, kinh
nghiệm trong HĐ Đội đã được công nhận là tổng phụ trách giỏi
2. Những hạn chế :
Bên cạnh bề nổi, những thành tích phong trào ở đơn vị chúng tôi vẫn
còn bộc lộ những hạn chế ở một số mặt thuộc diện rộng đại trà cụ thể là:
Hiệu quả công tác Đội trong việc GD đạo đức HS đặc biệt là trong
việc GD HS hư, cá biệt những năm qua vẫn còn những vụ việc xảy ra. Đội
với việc đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng học tập văn hoá của HS
toàn trường chưa có được những hình thức, những biện pháp hữu hiệu tích
cực.Hiệu quả công tác đội trong việc giáo dục đạo đức HS , đặc biệt là HS
cá biệt còn hạn chế những năm qua trong trường vẫn còn những vụ việc khá
nghiêm trọng xảy ra(gây gỗ đánh nhau, xúc phạm, vô lễ với thầy cô giáo,
cắp vặt, vi phạm nội quy, các điều cấm của trường)
Nề nếp tự quản của HS thiếu ổn định về nội dung cũng như hình
thức. Từng nơi từng lúc sự phối hợp giáo dục HS giữa GVCN và TPT chưa
thật nhịp nhàng nhất quán, có những vụ việc vẫn còn bỏ ngỏ đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau tất cả đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện
nhiệm vụ nhà trường buộc người quản lý phải tìm cách tháo gỡ.
3. Những viêc đã làm:
Những việc nhà trường đã làm chủ yếu nhằm cải tiến chất lượng hoạt
động Đội của cán bộ giáo viên và của toàn liên đội.
* Đối với lực lượng làm công tác Đội nhà trường đã tiến hành:
Họp lãnh đạo cốt cán cùng với khối chủ nhiệm, Đoàn - Đội để phân
tích thực trạng nhà trường về cả hai đối tượng nói trên, từ đó xác định nhận
thức đúng đắn về công việc mình làm, khả năng mình có và đối tượng mình
đang tiến hành giáo dục.
Phân công khu vực trách nhiệm và phạm vi công tác cho từng thành
viên căn cứ vào điều lệ nhà trường, điều lệ Đội thiếu niên tiền phong một
mặt thực hiện các chủ tương của cơ sở Đoàn về công tác Đội mặt khác thực
hiện giáo dục học sinh theo nhiệm vụ nhà trường.
Trên cơ sở đó triển khai vào nội dung cụ thể của kế hoạch nhà trường .
Giáo viên chủ nhiệm vừa là anh chị phụ trách vừa làm tốt công tác chủ
nhiệm và cả công tác Đội trên cơ sở kế hoạch tháng thống nhất của trường
nhằm gắn hoạt động Đội với công tác chuyên môn tạo ra sự nhất quán trong
công tác chỉ đạo điều hành.
Bồi dưỡng nghiệp vụ phụ trách Đội, nhà trường hàng tháng tổ chức
sinh hoạt khối CN- ĐĐ nhằm nhận xét đánh giá phong trào thi đua và trao
đổi kinh nghiệm công tác Đội- chủ nhiệm, do đồng chí tổng phụ trách chủ
trì dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của ban giám hiệu.
* Đối với đội viên - học sinh
Tổ chức các đợt thi đua với nội dung mục đích cụ thể chú ý tạo điều
kiện cho mọi học sinh đều được tham gia, khuyến khích những cá nhân đội
viên chậm tiến.
Kiện toàn các tổ chức giám sát kiểm tra như trực lãnh đạo, trực giáo
viên, trực sao đỏ với phạm vi công việc, trách nhiệm rõ ràng nhằm giám sát
kiểm tra nề nếp thi đua các phong trào của Đội, trường đề ra.
Lập sổ trực tuần theo giỏi thi đua các hoạt động với các nội dung, tiêu
chuẩn cụ thể đánh giá theo tuần theo đợt. Nhằm quản lý tình hình nhà trường
học sinh và tiến hành đánh giá, giáo dục
4. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
* Kết quả:
Chất lượng hoạt động đội có những chuyển biến nhất định, bắt nhịp
được với phong trào chung của trường đi sâu vào trọng tâm nhiệm vụ năm
học góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức học sinh cũng như nâng
cao chất lượng văn hoá. Các nề nếp nhà trường được chấn chỉnh ổn định tạo
đà cho các hoạt động chuyên môn nhà trường phát triển. Phong trào đội gặt
hái được những kết quả tốt.
Những vụ việc tiêu cực được hạn chế, trong năm không có học sinh vi
phạm kỷ luật đến mức khiển trách, không khí nhà trường sôi nổi hăng hái thi
đua học tập công tác, vai trò uy tín của cán bộ Đội trong nhà trường, trước
học sinh được nâng cao.
Nhận thức của đội ngũ giáo viên về công tác Đội có nhiều chuyển biến
tốt nghiệp vụ công tác Đội, công tác chủ nhiệm được củng cố nâng cao thể
hiện qua việc làm cụ thể hằng ngày trong việc theo dõi giáo dục học sinh.Tất
cả đã góp phần khắc những thiếu sót hạn chế nêu trên.
* Kinh nghiệm rút ra đối với người quản lý:
Phải có những hiểu biết nhất định về công tác Đội, nắm chắc công tác
Đội để quản lý phong trào, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ giáo viên làm
công tác Đội khi cần thiết
Không khoán trắng mọi công việc về Hoạt động Đội cho TPT và
GVCN. Xem hoạt động Đội là một trong những công tác quan trọng của nhà
trường nhằm xây dựng nề nếp các phong trào thi đua giáo dục đạo đức học
sinh cũng như trong việc nâng cao chất lượng các bộ môn văn hoá.
Chỉ đạo và yêu cầu TPT xây dựng kế hoạch công tác Đội và cán bộ
giáo viên tuỳ theo chức trách phải xây dựng kế hoạch phần hành chu đáo với
nhiều biện pháp khả thi, đặt công tác Đội vào trong kế hoach tổng thể của
trường.
Thường xuyên đổi mới hình thức nội dung hoạt động Đội nhưng phải
phù hợp gắn liền với mục tiêu nhiệm vụ nhà trường.
Bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy học nhà trường cần có
kế hoạch bồi dưỡng về nghiệp vụ phụ trách Đội để phát huy hiệu quả của nó
đối với việc thực hiện nhiệm vụ chung của trường.
Trong quá trình tổ chức thi đua cần chú ý các tiêu chí phù hợp, thiết
thực, khả thi với nhiều đối tượng tham gia đặc biệt đối tượng thuộc diện đại
trà để tạo được hiệu quả ở diện rộng.
c.Kết luận:
Công tác Đội là một bộ phận gắn bó khăng khít trong toàn bộ hoạt
động nhà trường đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các tiêu cực xã hội
đang có chiều hướng gia tăng, chất lượng dạy và học vẫn đang còn nhiều bất
cập thì việc tạo điều kiện làm tốt công tác Đội chính là nhiệm vụ quan trọng
của nhà trường, người quản lý phải quan tâm đầu tư và tạo điều kiện để phát
huy hiệu quả hoạt động Đội trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học, giáo dục học sinh.
Xuân thuỷ, ngày 10 tháng 4 năm 2006
Người viết
Lê Trung Chính