Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.54 KB, 3 trang )
Thuốc dùng trong bệnh loét dạ dày – tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy
ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 1-3% dân số. Việc
điều trị bệnh loét DD – TT đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây,
với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới và việc phát hiện, xác định vai
trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Hiện nay việc điều trị loét DD-TT có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét
DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori.
Đối với nhóm loét DD-TT do nhiễm H.Pylori: việc điều trị chủ yếu là dùng các
phác đồ điều trị diệt trừ H. Pylori. Các phác đồ 3 thuốc gồm một thuốc chống loét
(bismuth, ức chế thụ thể H2 của histamin, ức chế bơm proton) kết hợp với hai
kháng sinh (tetracyclin, clarythromycin, amoxicillin, imidazol). Các phác đồ 4
thuốc gồm 2 thuốc chống loét kết hợp với 2 kháng sinh thường dùng trong trường
hợp thất bại với phác đồ 3 thuốc. Các phác đồ điều trị thường có các tác dụng phụ
như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Người bệnh cần cố
gắng chịu đựng để uống đủ liều điều trị vì nếu bỏ dở điều trị sẽ làm tăng nguy cơ
kháng thuốc về sau.
Đối với nhóm loét DD-TT không do nhiễm H. Pylori:
việc điều trị gồm ngưng ngay các thuốc gây loét. Trường hợp phải điều trị lâu dài
các bệnh mạn tính với các thuốc có thể gây loét thì nên điều trị kết hợp với thuốc
chống loét. Trường hợp bệnh nhân đã bị loét nếu cần phải điều trị với các thuốc có
thể gây loét thì bắt buộc phải điều trị kèm với các thuốc chống loét. Các thuốc
chống loét DD-TT không do nhiễm H. Pylori gồm 3 nhóm:
-Thuốc kháng acid là những thuốc có khả năng trung hòa acid của dịch dạ dày.
Hay dùng chủ yếu là các muối aluminium hoặc magnesium (hydroxide,
phosphate) hiện nay được sử dụng trong điều trị triệu chứng của bệnh loét như đau
bụng, đầy bụng, ợ hơi… Các thuốc này thường chỉ có tác dụng khoảng 1-2 giờ nên
phải dùng nhiều lần trong ngày. Các muối alumium thường gây táo bón; ngược lại,
các muối magnesium thường gây tiêu chảy.
- Các thuốc chống tiết acid gồm các thuốc ức chế thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm
proton làm giảm tiết acid của tế bào thành. Thuốc đầu tiên trên thị trường điều trị