Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP. LIÊN HỆ VỚI CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.04 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

***

KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
Đề tài:

VAI TRỊ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP. LIÊN HỆ VỚI CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.

Họ tên SV: Võ Thị Kim Xuân
MSSV: 202012694
Lớp: K05-CTH

TP. HCM, tháng 1/202


Mục lục
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
II. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP.................................................................................1
2.1

Giai cấp.........................................................................................................1

2.2

Đấu tranh giai cấp.........................................................................................2


2.3

Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp.............................................................3

2.4

Vai trò của đấu tranh giai cấp.......................................................................4

III. LIÊN HỆ CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....9
KẾT LUẬN............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13


BÀI LÀM
I.

MỞ ĐẦU
Lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Mâu thuẫn giai cấp và

đấu tranh giai cấp là biểu hiện xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp là vấn đề tất yếu, có tính
quy luật của phát triển xã hội; mặc dù, trong mỗi thời kì lịch sử, mỗi giai đoạn phát
triển, cuộc đấu tranh này có những biểu hiện khác nhau, nhưng chưa bao giờ hết ý
nghĩa thời sự. Vì vậy, kiên định với lập trường giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin;
nhận diện khách quan những đặc điểm trong cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay có ý
nghĩa quan trọng đối với sự thành công của các mạng nước ta.
II.

VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP

II.1

Giai cấp

Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một
cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản
xuất. Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại”, V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai
cấp như sau:
"Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử,
khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy
định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ
chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần
của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người

1


mà tập đồn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn khác, do chỗ các tập
đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định."1
Như vậy, giai cấp là những tập đồn người to lớn có địa vị xã hội khác nhau
trong một hệ thống kinh tế - xã hội nhất định. Tức là nói đến vị trí, chỗ đứng của
các tập đoàn người khác nhau trong hệ thống thứ bậc xã hội. Điều này chỉ rõ không
phải giai cấp tồn tại ở mọi hình thái kinh tế -xã hội, giai cấp chỉ nảy sinh, tồn tại ở
những hình thái kinh tế xã hội đáp ứng được điều kiện tồn tại của nó. Địa vị xã hội
của mỗi giai cấp là tổng hợp những điều kiện vật chất cơ bản của cả tập đoàn
người do hệ thống sản xuất vật chất của xã hội qui định. Địa vị xã hội của tập đoàn
người này bị qui định bởi địa vị tập đoàn người khác trong xã hội.
II.2


Đấu tranh giai cấp

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị tiến hành chiếm đoạt lao động
của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay giai cấp mình.
Ngược lại, các giai cấp và tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt lao động mà
cịn bị áp bức về chính trị xã hội và tinh thần. Sự bất bình đẳng giữa giai cấp thống
trị và giai cấp bị trị phát triển cao. Sự bất bình đẳng đó tất yếu dẫn đến đấu tranh
giai cấp.
V.I Lênin đã định nghĩa: “Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của một bộ
phận nhân dân này chống lại một bộ phận nhân dân khác, cuộc đấu tranh của quần
chúng bị tước hết quyền bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi,
bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê
hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.2

1
2

V.I. Lênin (1977), Toàn tập, t.39, Nxb. Tiến bộ, M. tr. 17-18.
V.I. Lênin (1979), Toàn tập, t. 7, Nxb. Tiến bộ, M. tr. 237-238.

2


Nhà kinh điển đã chỉ ra tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp trong
xã hội có đối kháng giai cấp. Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích
căn bản khơng thể điều hòa được giữa các giai cấp. Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu
tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối lập nhau trong một
phương thức sản xuất xã hội nhất định. Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc
đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc
lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.

II.3

Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp có ngun nhân khách quan: từ chính sự phát triển
thường xuyên liên tục của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đạt tới trình
độ xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư
nhân tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn đó ngày càng phát triển. Để lực lượng sản xuất
tiếp tục phát triển để sản xuất xã hội phát triển cần phải xoá bỏ quan hệ sản xuất
cũ, thay vào đó là quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất biểu hiện về phương diện xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp bị
trị và giai cấp thống trị. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp tiến bộ cách
mạng, đại diện cho phương thức sản xuất mới với một bên là giai cấp thống trị, bóc
lột đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất, phương thức sản xuất lỗi
thời, lạc hậu. Đó chính là mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản đối lập trong một
phương thức, không thể điều hồ được vì lợi ích kinh tế cơ bản đối lập nhau (Hai
mặt đối lập trong một sự vật tất yếu dẫn đến đấu tranh với nhau).
Dưới góc độ chính trị - xã hội: giai cấp thống trị ln tìm mọi cách củng cố
địa vị thống trị của mình, giai cấp bị trị ln tìm mọi cách giải phóng mình. Đấu
tranh giai cấp là tất yếu. Đấu tranh giai cấp là nói đến đấu tranh của tập đồn này
chống lại tập đoàn khác. Những cuộc đấu tranh lẻ tẻ của cá nhân thuộc giai cấp này
3


chống cá nhân một giai cấp khác không được gọi là đấu tranh giai cấp. Ví dụ: cá
nhân một cơng nhân đập phá máy móc, giết chủ tư sản, trốn khỏi nhà máy không
được coi là đấu tranh giai cấp.
II.4

Vai trị của đấu tranh giai cấp


Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực quan trọng, trực tiếp
của lịch sử. C.Mác và Ăngghen luôn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh giai cấp, đặc
biệt là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản, coi đó là
“địn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện đại”.
Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là CMXH, làm thay đổi hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao
Trong một phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là yếu tố năng động
và cách mạng hơn quan hệ sản xuất, giai cấp bị thống trị, bị bóc lột đại diện cho
lực lượng sản xuất còn giai cấp thống trị, bóc lột đại diện cho quan hệ sản xuất. Do
tính năng động, cách mạng nên lực lượng sản xuất luôn là yếu tố tiến bộ, đến khi
phát triển đến một trình độ nào đó khơng cịn phù hợp với quan hệ sản xuất cũ thì
sẽ nãy sinh mâu thuẩn và đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn ấy, tức là xuất hiện
mâu thuẫn giai cấp và tất yếu phải dẫn tới đấu tranh giai cấp mà đình cao là tiến
hành cuộc cách mạng xã hội, nghĩa là thay thế một quan hệ sản xuất cũ bằng một
quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển
thay thế hình thái kinh tế xã hội cũ bằng một hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ
hơn.
Thực tế lịch sử cho thấy, cuộc đấu tranh giai cấp giữa nông dân và địa chủ
khi lên đến đỉnh điểm cao nhất, cuối cùng làm cách mạng tư sản nổ ra, cách mạng
tư sản thắng lợi sẽ làm luật đỗ xã hội phong kiến để xây dựng xã hội mới đó là xã
hội tư bản chủ nghĩa. Hay ở Nga, để giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân,
4


nhân dân lao động và giai cấp tư sản phong kiến, cách mạng tháng mười Nga đã nổ
ra vào năm 1917 khiến cho chế độ Sa hoàng Nga, chế độ dân chủ tư sản Nga bị lật
đổ, thiết lập xã hội mới đó là xã hội chủ nghĩa.
Như C. Mác và Ph, Ăng-ghen đã khẳng định: Đỉnh cao của cuộc đấu tranh
giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là địn bẩy thay đổi các hình
thái kinh tế – xã hội, vì vậy, “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử

các xã hội có giai cấp”.
Kết quả của đấu tranh giai cấp là QHSX cũ bị thay thế bởi QHSX mới, thúc
đẩy LLSX phát triển
Sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển cả tính
chất và trình độ, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải
phá vở quan hệ sản xuất cũ .Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn này được biểu
hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa các giai cấp cơ bản có lợi ích đổi lập nhau
trong một phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất lỗi thời khi trở thành xiềng xích
trói buộc sự phát triển của'lực lượng sản xuất không tự động mất đi, nó được các
giai cấp thống trị, phân động ra sức bảo vệ bằng bạo lực, bằng kiến trúc thượng
tầng chính trị, bằng pháp luật và tư tưởng.v.v... Trong các giai cấp bị bóc lột, bị
thống trị tất yếu có một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất phát triển. Lợi ích
căn bản của họ địi hỏi phải xố bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất
mới, “tạo địa bàn phát triển" cho lực lượng sản xuất làm kinh tế phát triển thì kéo
theo phát triển chính trị, văn hóa, tư tưởng…
Đấu tranh giai cấp buộc giai cấp thống trị phải thay đổi đường lối cai trị
theo hướng thúc đẩy tiến bộ xã hội

5


Giai cấp thống trị ln tìm mọi cách củng cố địa vị thống trị của mình. Mà
để làm được điều này thì trước sức ép đấu tranh của giai cấp bị trị và của quần
chúng cách mạng, để giữ được địa vị thống trị về kinh tế, về xã hội của mình thì
buộc giai cấp thống trị phải thay đổi đường lối cai trị theo hướng thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Phải thay đổi chính sách kinh tế làm thế nào để có lợi cho người lao động.
Tăng lương giảm giờ làm cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc, phải cải
cách chính sách về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội.
Ví dụ: Giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa dưới sức ép đấu tranh từ

phong chào công nhân. Giai cấp tư sản để bảo vệ địa vị thống trị xã hội của mình
thì bắt buộc phải điều chỉnh rất lớn về mặt kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải
thiện môi trường làm việc cho cơng nhân.) Đó là khả năng tự điều chỉnh của chủ
nghĩa tư bản để giai cấp tư sản giữ vững được địa vị thống trị xã hội của mình.
Nhưng nếu khơng có kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp, khơng có phong trào đấu
tranh giai cấp một cách thường xuyên liên tục của giai cấp công nhân thì giai cấp
tư sản sẽ khơng thực hiện việc điều chỉnh đó. Vì vậy, cuộc đấu tranh giai cấp buộc
giai cấp thống trị phải thay đổi đường lối cai trị theo hướng thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Đấu tranh giai cấp cịn có ý nghĩa cải tạo bản thân các giai cấp tầng lớp
nhân dân lao động.
Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những
thời kỳ tiến hoá xã hội. Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt
của đời sống xã hội. Thực tiễn cho thấy, sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn
hố và ngay cả tư tưởng, lý luận của xã hội.v.v... đều là sản phẩm ít, hoặc nhiều
mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác
dụng cải tạo xã hội, xoá bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà cịn có tác dụng cải
6


tạo bản thân các giai cấp cách mạng. Thông qua thực tiễn đấu tranh giai cấp, giai
cấp cách mạng có sự trưởng thành về mọi mặt. Các giai cấp cách mạng cũng phải
tự nâng mình lên đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Cải tạo bản thân các giai cấp
tầng lớp nhân dân lao động, làm cho giai cấp bị trị và quần chúng cách mạng ngày
càng trưởng thành hơn về tất cả các mặt để chuyển cuộc đấu tranh từ trình độ tự
phát lên trình độ hồn tồn tự giác.
Ví dụ: Phong chào đấu tranh của giai cấp công nhân. Từ khi giai cấp công
nhân mới ra đời, qua mỗi phong trào đấu tranh thì ta càng thấy trình độ giác ngộ
của giai cấp cơng nhân càng nâng cao. Những ngày đầu đấu tranh, giai cấp công
nhân không nhận thức được về giai cấp bóc lột, khơng biết được lý do vì sao mình
bị áp bức bóc lột. Cho nên đã lầm tưởng rằng những cỗ máy vô tri vơ giác là kẻ thù

của mình và dẫn tới phong chào đập phá máy móc. Sau đó giai cấp công nhân hiểu
rằng không phải những cỗ máy vô tri vơ giác đó là kẻ thù của mình mà bản chất là
quan hệ đằng sau những cỗ máy đó tức là những ơng chủ của nó đó là giai cấp tư
sản nên sau này là cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản chứ không phải đấu tranh
đập phá máy móc nữa (đây là bước giác ngộ đầu tiên).
Ngồi ra, ban đầu là công nhân chỉ đấu tranh về kinh tế, địi tăng lương giảm
giờ làm cải thiện mơi trường lao động môi trường làm việc, nếu giai cấp tư sản
thỏa hiệp thì cuộc đấu tranh sẽ bị dập tắt. Vì cuộc đấu tranh rất thuần túy, đấu tranh
từ chỗ bức xúc, ở đâu có bức xúc ở đó có đấu tranh nên đấu tranh rất riêng lẻ, rời
rạc, không có kế hoạch, khơng có biện pháp, khơng có chiến lược sách lược. Cứ
tiếp tục như vậy thì cuộc đấu tranh mãi mãi không thành công, dễ bị giai cấp tư sản
đạp đỗ. Nhưng dần dần giai cấp công nhân nhận thức được muốn thắng lợi không
chỉ đấu tranh về kinh tế mà phải đấu tranh cả về tư tưởng mà đích cao nhất là đấu
tranh về chính trị để giành chính quyền, phải thủ tiêu được chính quyền của giai
cấp tư sản giành lấy chính quyền về tay giai cấp cơng nhân thì mới thành cơng
7


được. không chỉ đấu tranh một cách lẻ tẻ rời rạc. Muốn thắng lợi, giai cấp công
nhân phải tổ chức thành một lực lượng đoàn kết, thống nhất về ý chí độc lập của
giai cấp cho nên “Liên đồn những người cộng sản” đã ra đời ,Quốc tế I, Quốc tế
II, Quốc tế III mới được thành lập và đặc biệt muốn thắng lợi phải có kế hoạch có
chủ trương đường lối có chiến lược sách lược rõ ràng từ đó lý luận cách mạng của
chủ nghĩa mác Lênin mới ra đời soi đường dẫn dắt cho phong trào của giai cấp
công nhân đi đến thắng lợi. Như vậy chúng ta thấy dằng rõ ràng đấu tranh giai cấp
đã giúp cải tạo bản thân giai cấp bị trị và quần chúng cách mạng, các giai cấp bị
thống trị mới gột rửa được tinh thần nô lệ và những tập quán xấu do chế độ người
áp bức người tạo nên để vun đắp tinh thần vươn lên tự giải phóng mình thơng qua
các cuộc cách mạng xã hội từ đó nó đã góp phần thúc đẩy xã hội khơng ngừng vận
động, không ngừng phát triển nên đấu tranh giai cấp ở đây chính là một động lực

trực tiếp cơ bản quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển ổn định.
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Song vai trị
là động lực của các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử không giống nhau. Vai trò
của đấu tranh giai cấp đến mức độ nào điều đó phụ thuộc vào quy mơ, tính chất
của các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi cuộc đấu tranh giai cấp phải giải
quyết. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là cuộc
đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử. Do tính chất, quy mơ rộng lớn và triệt
để của các nhiệm vụ mà nó phải giải quyết, vì vậy đấu tranh giai cấp của giai cấp
vơ sản là “địn bẩy vĩ đại nhất" trong lịch sử xã hội có giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là
động lực duy nhất mà là một động lực trực tiếp và quan trọng. Vì vậy, trong đấu
tranh cách mạng cần phải xác định hệ thống các động lực của xã hội, có nghệ thuật
sử dụng những động lực đó để giải phóng giai cấp và thúc đẩy xã hội phát triển.

8


III.

LIÊN HỆ CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ cấu giai cấp vốn

tồn tại lâu dài các giai cấp, các mâu thuẫn giai cấp. Đấu tranh giai cấp là một thực
tế khách quan. Vấn đề không phải là lảng tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà cơ
bản là nhận thức đúng tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp
để từ đó xây dựng các phương pháp xử lý tốt các quan hệ xã hội - giai cấp.
Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện mới: cơ cấu giai cấp,
vị trí giai cấp thay đổi dẫn đến quan hệ giữa các giai cấp cũng có sự thay đổi. Mục
tiêu của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, đấu tranh

giai cấp ở Việt Nam diễn ra với nhiều hình thức nhưng nổi bật lên là đấu tranh giải
quyết mâu thuẫn giữa một bên là quần chúng nhân dân lao động, các lực lượng xã
hội đi theo con đường dẫn tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, đoàn kết trong mặt trận thống nhất do Đảng cộng sản lãnh đạo
với một bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chống độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Các thế lực phản động trong đang bằng nhiều âm mưu và thủ đoạn
chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước. Chúng đang ra sức tập hợp lực
lượng, lôi kéo các phần tử bất mãn với chế độ, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo...để chống phá sự nghiệp cách mạng. Để thực hiện các
mưu đồ phản động đó, chúng đang tìm mọi cách câu kết với chủ nghĩa đế quốc, ráo
riết thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình" hịng xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng
và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay là thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
9


minh. Về thực chất đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với các nhân tố tác động nhằm cản trở đất nước theo
mục tiểu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên nhân dân Việt Nam phải thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược trên của cách
mạng Việt Nam có quan hệ thống nhất với nhau. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc mới
tạo ra được môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã
hội. Mặt khác, có tạo lập đầy đủ cơ sở kinh tế - vật chất, xây dựng thành cơng chủ
nghĩa xã hội mới có điều kiện để nâng cao sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Trong điểu kiện hiện nay, bảo vệ Tố quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ chính quyền nhân dân là nhiệm vụ trọng yếu của sự nghiệp cách mạng. Phát

triển kinh tế, tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nội dung chủ yếu của cuộc đầu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay, là thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, khắc phục tình trạng nước kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội,
chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành
động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá
của các thể lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội.
Như vậy, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hàng ngày,
hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với các nội dung cụ thể khác
nhau, nhằm giải quyết nhiều mẫu thuẫn của quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã
hội.
10


Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở
liên minh giữa cơng nhân - nơng dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ nặng nề và phức
tạp, lâu dài, do vậy, phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về quan
điểm giai cấp. Tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp, cường điệu đấu tranh giai cấp, né
tránh, mơ hồ đấu tranh giai cấp đều đi ngược lại quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, sẽ gây tổn hại đến thành quả của cách mạng.
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, đấu
tranh giai cấp khơng những khơng mất đi mà cịn diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi mỗi
chúng ta cần nhận thức sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng tư
duy lý luận tốt, có khả năng phân tích, đánh giá tình hình nắm bắt quy luật vận
động, củng cố lập trường giai cấp cơng nhân, có niềm tin khoa học, kiên quyết và
sáng suốt đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Quan
điểm về đấu tranh giai cấp trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh đúng

quy luật khách quan và vẫn giữ nguyên giá trị. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta
cần nhận thức rõ tính chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp. Để bổ
sung, phát triển một cách sáng tạo đúng đắn và khoa học quan điểm về đấu tranh
giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin, mỗi thế hệ kế tiếp nhau sẽ dùng phương pháp
biện chứng duy vật để không ngừng phát triển nó lên một trình độ cao hơn, u cầu
đặt ra là cần phải nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc những tác phẩm của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và quan điểm của Đảng ta, tránh rơi vào sai lầm khi xem
thường, xóa nhòa đấu tranh giai cấp đi đến mơ hồ, mất cảnh giác, mắc vào âm mưu
diễn biến hịa bình của các thế lực phản động trên thế giới đang tìm cách lật đổ chế
độ xã hội chủ nghĩa. Đây chính là cách tốt nhất để tăng cường sức sống và sức hấp
11


dẫn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên đầy biến
động và năng động hiện nay. Như Đảng ta đã khẳng định: Cuộc đấu tranh của nhân
dân các nước vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù
gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật
tiến hóa lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung thúc đẩy sự vận động và phát triển của
xã hội có giai cấp. Việc hiểu và vận dụng đúng quy luật trong công cuộc đổi mới
và xây dựng đất nước sẽ là điều kiện để đảm bảo sự thành công của chúng ta trên
con đường xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

13




×