TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ
Đề tài:
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN
TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM
Giảng viên Học viên thực hiện
TS. Lê Khương Ninh Nguyễn Ngọc Hiền
MSHV: 130908
Lớp Cao học KTNN.K16
Tháng 10 năm 2009
Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
HVTH: Nguyễn Ngọc Hiền Trang 1
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề:
Xăng dầu là nguồn năng lượng thiết yếu và rất quan trọng đối với mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng không thể tái tạo. Vì vậy, chúng ta phải sử
dụng nguồn năng lượng này như thế nào để mang lại lợi nhuận tối đa trong kinh
doanh? Việc chuyển từ Nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu sang cho doanh
nghiệp sẽ có tác động như thế nào đến nhà sản xuất và người tiêu dùng? Vấn đề
điều chỉnh giá do doanh nghiệp quyết định có sự quản lý của Nhà nước có vận hành
theo đúng cơ chế không? Bên cạnh đó, kinh doanh như thế nào là đảm bảo hài hoà
các lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng? Để được hiểu rõ hơn
về những vấn đề đặt ra ở trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề độc quyền trong
kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho môn học kinh tế vi
mô.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam,
chính sách định giá xăng dầu tác động đến nhà sản xuất và người tiêu dùng trong
nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh xăng dầu sau khi áp dụng cơ
chế điều chỉnh giá do doanh nghiệp quyết định có sự quản lý của nhà nước.
(2). Tác động của việc tăng và giảm giá xăng dầu ảnh hưởng đến nhà sản
xuất và người tiêu dùng.
(3). Đề xuất giải pháp trong việc điều chỉnh giá xăng dầu.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu (1) sử dụng hệ số co giãn để xác định thị trường cạnh tranh độc
quyền.
Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
HVTH: Nguyễn Ngọc Hiền Trang 2
Mục tiêu (2) sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nói lên sự độc quyền
của ngành kinh doanh xăng dầu.
Mục tiêu (3) sử dụng phương pháp phân tích để tổng kết và đề xuất giải
pháp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề độc quyền của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong
nước và sự tác động này đến nhà sản xuất và người tiêu dùng qua việc tăng giá của
doanh nghiệp.
Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
HVTH: Nguyễn Ngọc Hiền Trang 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Mô hình độc quyền
Đối lập với thị trường canh tranh hoàn hảo là thị trường độc quyền. Thị
trường độc quyền đối với một loại hàng hóa nào đó là thị trường mà trong đó chỉ có
một nhà cung ứng hàng hóa đó. Nhà cung ứng duy nhất này được gọi là nhà độc
quyền. Do là người duy nhất cung ứng hàng hóa ra thị trường nên đường cung của
nhà độc quyền chính là đường cung của ngành và đường cầu của thị trường chính
là đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền.
Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ hai điều kiện sau:
- Đối thủ cạnh trạnh không thể gia nhập ngành: Do doanh nghiệp độc quyền
hoàn toàn không có đối thủ cạnh trạnh nên có thể ấn định sản lượng hay giá bán tùy
ý mà không lo ngại thu hút những doanh nghiệp khác gia nhập ngành vì sự gia
nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ khó khăn vì các rào cản, chi phí sản xuất.
- Không có những sản phẩm thay thế tương tự. Nếu không có sản phẩm thay
thế thì nhà độc quyền không lo ngại về tác động của chính sách giá của mình đến
phản ứng của các doanh nghiệp khác.
2.2. Xu hướng dẫn đến độc quyền
2.2.1. Chi phí sản xuất
Nhà độc quyền xuất hiện trong những trường hợp ngành có tính kinh tế nhờ
quy mô. Đối với những ngành này, chi phí trung bình dài hạn (LAC) giảm dần khi
sản lượng tăng lên. Do đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn thường là những
doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp hơn và có thể loại bỏ các doanh nghiệp khác
bằng cách giảm giá bán sản phẩm mà vẫn có thể thu được lợi nhuận.
Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh
nghiệp khác sẽ rất khó khăn; vì những doanh nghiệp mới sản xuất ở mức sản lượng
thấp, như vậy phải chịu chi phí cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc
quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá bán sản phẩm. Sự độc quyền hình
Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
HVTH: Nguyễn Ngọc Hiền Trang 4
thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự
nhiên.
2.2.2. Độc quyền từ nguyên nhân pháp lý
Độc quyền có thể được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý, Pháp luật có thể tạo ra
độc quyền thông qua hai hình thức phổ biến sau:
- Bảo hộ bằng phát minh, sáng chế.
- Bảo hộ những ngành quan trọng đối với an ninh quốc gia, bằng Pháp luật
và chính sách về giá.
2.2.3. Độc quyền từ xu hướng sáp nhập của các công ty lớn
Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu
thế này diễn ra do những nguyên nhân sau:
- Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ mở
rộng được thị trường cho từng công ty thành viên, giúp cho các công ty gia tăng thị
phần và đi đến chiếm lĩnh thị trường, nhằm tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô.
Do đó, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâu tóm
thị trường và hình thành vị thế độc quyền.
- Giảm chi phí sản xuất – kinh doanh.
2.3. Yếu tố xác định loại hàng hóa
Hệ số co giãn: Lượng hóa sự thay đổi của số cung và số cầu theo sự thay đổi
của giá hàng hóa.
- Công thức:
e
QD,P
= [ΔQ
D
/Q
D
(%)]/[ΔP/P(%)] = (ΔQ
D
/ΔP)x(P/Q
D
) = (dQ
D
/dP)x(P/Q)
= f’(P)x(P/Q
D
) = f’(P)x(P/f(P)’) với Q
D
= f(P)
- Ý nghĩa: Số phần trăm thay đổi của cầu do 1% thay đổi của giá.
+ Nếu e
QD,P
< -1 là cầu co giãn nhiều, vì số phần trăm thay đổi của cầu lớn
hơn số phần trăm thay đổi của giá.
+ Nếu e
QD,P
= - 1 là cầu co giãn đơn vị. Khi đó, số phần trăm thay đổi của
lượng cầu bằng đúng với tỷ lệ thay đổi của giá.
Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
HVTH: Nguyễn Ngọc Hiền Trang 21
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……………………………………… 1
1.1. Đặt vấn đề:…………………………………………………… 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….1
1.2.1. Mục tiêu chung……………………………………………………… 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ……………………………………………………….1
1.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 1
1.4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………… …………2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………….3
2.1. Mô hình độc quyền…………………………………………………… 3
2.2. Xu hướng dẫn đến độc quyền………………………………………… 3
2.2.1. Chi phí sản xuất……………………………………………………….3
2.2.2. Độc quyền từ nguyên nhân pháp lý………………………………… 4
2.2.3. Độc quyền từ xu hướng sáp nhập của các công ty lớn……………… 4
2.3. Yếu tố xác định loại hàng hóa………………………………………… 4
2.4. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền…………………….5
2.5. Chính sách phân biệt giá….…………………………………………… 7
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH
DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM………………………………………… 9
3.1. Thực trạng vấn đề kinh doanh xăng dầu……………………………… 9
3.2. Vấn đề định giá của các Doanh nghiệp……………………………… 12
3.3. Ảnh hưởng của giá xăng dầu đến người dân và các Doanh nghiệp……15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………17
4.1. Kết luận……………………………………………………………… 17
4.2. Giải pháp……………………………………………………………….18
Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
HVTH: Nguyễn Ngọc Hiền Trang 22
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Cần Thơ, ngày…… tháng………năm 2009
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN