Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

THỜI GIAN HOÀN VỐN PBP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.05 KB, 18 trang )

Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ.
BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI : THỜI GIAN HOÀN VỐN PBP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ
BẢN PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN
GVHD : TS. Nguyễn Hòa Nhân
Nhóm thực hiện : Nhóm 5
Lớp học phần : TCDNG_2
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2012
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 1/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
MỤC LỤC
1. Thời gian hoàn vốn PBP ( Payback Period) 4
2. Phân tích rủi ro dự án 7
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 2/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi doanh nghiệp, để đưa đến quyết định đầu tư thì vấn đề quan
trọng là phải đánh giá được hiệu quả kinh tế mà dự án đầu tư mang lại. Để đánh
giá được hiệu quả kinh tế mang lại từ dự án, doanh nghiệp phải dựa vào một số
chỉ tiêu cơ bản để xem xét hiệu quả của dự án đó là NPV,IRR và PBP. Trong
phần trình bày của các nhóm trước đã làm rõ về NPV và IRR, và hôm nay
nhóm sẽ tiếp tục trình bày về phương pháp thời gian hoàn vốn PBP, cách
thức áp dụng, công thức tính ra sao? Bên cạnh đó, kết quả đầu tư thu được
của dự án sẽ đến trong tương lai, do đó sẽ có nhiều biến động khó có thể dự
kiến được. Vì vậy, khi doanh nghiệp chấp nhận bỏ vốn ra đầu tư thì họ phải dự
tính được mức rủi ro đầu tư vào dự án là bao nhiêu? Vì vậy, doanh nghiệp cần
phải phân tích rủi ro để ra quyết định có nên đầu tư hay không đầu tư vào dự
án.
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp phân tích rủi ro khác nhau. Tuy


nhiên không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng trong tất cả các dự án,
tất cả các trường hợp. Tùy mỗi dự án sẽ có phương pháp phù hợp. Trong phạm
vi bài viết, nhóm sẽ trình bày 2 phương pháp cơ bản để phân tích rủi ro dự án
đó là: Phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích tình
huống
Bài nghiên cứu của nhóm cũng còn những hạn chế về mặt kiến thức nên
khó tránh khỏi những sai sót, nhóm mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp
của Thầy và các bạn để bài viết của nhóm được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 3/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
1. Thời gian hoàn vốn PBP ( Payback Period)
1.1. Định nghĩa
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết mà dòng tiền tạo ra từ
dự án đủ để bù đắp hay bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án.
Điều này có nghĩa là mất bao lâu để một dự án đầu tư cụ thể thu hồi được số
vốn bỏ ra?
Cơ sở để chấp nhân dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời
gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi
là ngưỡng thời gian hoàn vốn.
Thông thường, thời gian hoàn vốn yêu cầu (T) do Ban lãnh đạo công ty
đưa ra
Nếu : PBP < T : Bác bỏ dự án
PBP > T : Có 2 trường hợp
+ Nếu dự án độc lập  chấp nhận dự án
+ Nếu dự án phụ thuộc  chọn dự án có PBP thấp nhất
Như vậy, dự án đầu tư nào có thời gian hoàn vốn càng ngắn thì dự án
đầu tư đó càng hấp dẫn.
1.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn PBP:
Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số

năm hay thời gian hoàn vốn của dự án. Công thức tính thời gian hoàn vốn
như sau:
PBP = n +
NCF
n
n
t
NCF
t
1
0
+
=

Trong đó n là số năm để dòng tiền tích lũy của dự án < 0, và đến năm
n+1 sẽ > 0
NCF : Dòng tiền thuần (net cash flow) dòng tiền thuần, ngân lưu ròng là
chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiền chi.
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 4/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Ví dụ 1 :
Thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng tiền như sau :
Năm 0 1 2 3 4
NCF -500 200 200 200 250
Thời gian hoàn vốn PBP = 2 + = 2,5 năm
Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án được chấp nhận. Còn
thời gian hoàn vốn yêu cầu là 2 năm thì dự án bị loại bỏ.
1.2.1. Ưu điểm và nhược điểm của PBP
a. Ưu điểm
+Đơn giản, dễ tính toán

+Nó thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án, nếu thời gian
hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với
vốn đầu tư của dự án càng thấp
+ Phương pháp này rất phù hợp với việc xem xét các dự án quy mô vừa
và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.
b.Nhược điểm
+ Không xét đến toàn bộ dòng tiền của dự án
+ Dễ dẫn đến sai lầm khi quyết định đầu tư nếu không được kết hợp chặt
chẽ với các chỉ tiêu khác.
+ Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chất chủ quan, không có cơ sở
nào xác định.
+ Không quan tâm đến giá trị của tiền theo thời gian  để khắc phục
nhược điểm này chúng ta có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn chiết
khấu DPP
1.3. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP- Discounting
Payback Period).
Là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền
thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Công
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 5/18
-500 + 200 + 200
200
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
thức tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu giống như công thức xác định thời
gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng tiền có chiết khấu.
Công thức tính:

)1(
)1(
1
1

0
r
NCF
r
NCF
t
t
n
t
t
t
nDPP
+

+
+
+
=
+=
Trong đó: DPP : Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
n : Năm ngay trước năm thu hồi vốn đầu tư
NCF
t
: Ngân lưu dòng năm t
NCF
t+1
: Ngân lưu dòng năm (t+1)
r : Lãi suất chiết khấu
Ví dụ 2 :
Thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng tiền như sau :

Năm 0 1 2 3 4
NCF -500 200 200 200 250
PV@12% -500 178.57 159.44 142.36 158.8
Thời gian hoàn vốn DPP = 2 +
Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án vẫn không được chấp
nhận. Còn nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 4 năm thì dự án được chấp nhận.
Qua 2 ví dụ trên ta thấy, ở phương pháp thời gian hoàn vốn không chiết
khấu với thời gian yêu cầu là 3 năm thì dự án được chấp nhận. Nhưng với
phương pháp thời gian hoàn vốn chiết khấu, thời gian yêu cầu 3 năm thì không
chấp nhận dự án vì chưa thu hồi đủ số vốn bỏ ra. Vì vậy, khi sử dụng chỉ tiêu
thời gian hoàn vốn cần lưu ý đến giá trị đồng tiền theo theo thời gian để đưa ra
quyết định đúng đắn.
1.4. Ý nghĩa:
- PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau
bao lâu thì dự án thu hồi đủ vồn đầu tư. Do vậy, PBP cho biết khả năng tạo thu
nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 6/18
-500 + 178.57 + 159.44 + 142.36
200
= 3,12 năm
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
- PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn chính xác về mức độ rủi
ro của dự án.
- Tuy nhiên, để quyết định đầu tư một dự án chúng ta không sử dụng
riêng lẻ chỉ tiêu PBP mà nên kết hợp với các chỉ tiêu NPV và IRR để có cái
nhìn toàn diện hơn về sự khả thi về mặt tài chính của dự án. Chẳng hạn, NPV
cho chúng ta biết dự án có sinh lợi hay không nhưng không cho biết khả năng
sinh lợi tương đối của dự án là bao nhiêu phần trăm. Do đó, nó phải được bổ
sung bằng chỉ tiêu IRR. Thế nhưng cả NPV và IRR chỉ cho biết về khả năng
sinh lợi chứ không cho biết được đến bao giờ thì thu hồi vốn đầu tư từ dự án.

Cho nên, cần bổ sung them chỉ tiêu thời gian hoàn vốn PBP. Sự kết hợp của cả
ba chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về dự án.
2. Phân tích rủi ro dự án.
2.1. Khái niệm về rủi ro
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những
trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro
khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung
lại có thể chia thành hai trường phái lớn:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là một sự kiện, một tình huống
bất ngờ hoặc là điều không chắc chắn có thể xảy ra ngoài y muốn chủ quan của
con người mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, bất lợi, khó khăn
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự kiện, tình huống bất ngờ mà khi
xảy ra nó có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội trong quá trình đầu tư,
kinh doanh hoặc có thể dẫn đến những mất mát, thiệt hại, khó khăn và nó có
thể đo lường được.
Nói chung,chúng ta có thể hiểu rủi ro được hiểu đơn giản là một tình
huống, một sự biến động so với kết quả mà chúng ta kỳ vọng.
2.2. Phân loại rủi ro dự án
Rủi ro tác động đến dự án có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác
nhau như :
Phân theo nguồn gây rủi ro : Rủi ro từ môi trường bên trong dự án (như
môi trường hoạt động của dự án, thái độ của công nhân viên…)và rủi ro từ môi
trường bên ngoài dự án (thiên nhiên, chính trị, pháp luật, văn hóa…).
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 7/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phân theo góc độ của nhà quả ly : Rủi ro trên góc độ của chủ đầu tư, rủi
ro của người thực hiện dự án, rủi ro của nhà tư vấn dự án.
Phân theo các giai đoạn của dự án : Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự
án, thực hiện dự án và khai thác dự án
Phân theo đối tượng tác động : rủi ro liên quan đến chi phí dự án, thời

gian và chất lượng của dự án
2.3. Phân tích rủi ro dự án
2.3.1. Khái niệm
Phân tích rủi ro là một bước rất quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro
của dự án đầu tư Phân tích rủi ro là việc tìm thấy trước, xem xét những kết
quả và khả năng xuất hiện rủi ro trong những tình huống, trợ giúp cho quá trình
ra quyết định đầu tư. Chỉ khi có kết quả của phân tích rủi ro thì mới có thể tìm
ra các biện pháp quản lý chúng
2.3.2. Mục đích
Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, cũng như trong quá trình xây dựng và
khai thác kinh doanh của dự án sẽ phát sinh nhiều loại rủi ro khác nhau, có thể
là nguyên nhân khách quan và cũng có thể là nguyên nhân chủ quan. Việc tính
toán, dự kiến khả năng tài chính của dự án chỉ đúng trong trường hợp không bị
ảnh hưởng bởi các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự
đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của
phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu rủi ro.
2.4. Các phương pháp phân tích rủi ro dự án.
Có 2 phương pháp phân tích rủi ro chính : Phân tích tất định và phân
tích bất định.
Phân tích tất định (deterministic) là chủ quan cho trước một giá trị
xác định (ví dụ một giá bán cụ thể), rồi phân tích sự thay đổi của các yếu tố bị
ảnh hưởng (ví dụ NPV,IRR).
Phân tích bất định, còn gọi là phân tích xác suất hay mô phỏng, những
giá trị của nhân tố rủi ro sẽ được xuất hiện một cách bất định, ngẫu nhiên
không định trước. Và tất nhiên, kết quả cũng là những giá trị mang tính chất
ngẫu nhiên.
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 8/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Sau nhiều lần (trăm, ngàn lần) thử, người ta thấy được các quy luật

(phân phối xác suất). Theo đó, có bao nhiêu phần trăm kết quả nào rơi vào
khoảng nào. Ví dụ như xác suất để NPV<0 là bao nhiêu.
Trong phạm vi phần trình bày, nhóm chỉ sẽ trình bày rõ về phân tích tất
định. Phân tích tất định gồm : phân tích độ nhạy và phân tích tình huống.
2.5. Phân tích độ nhạy
2.5.1. Khái niệm:
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ …) khi
các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi.
Điều này có nghĩa là khi các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu hiệu
quả tài chính của dự án thay đổi 1% thì các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi
bao nhiêu %.
Công thức tính :
Bao gồm :
Phân tích độ nhạy một chiều là dạng phân tích nhằm trả lời câu hỏi " What -
if" (điều gì sẽ xảy ra nếu như). Phân tích này xem xét yếu tố đầu vào nào là
quan trọng nhất (yếu tố mang tính chất rủi ro) ảnh hưởng đến kết quả bài toán
(lợi nhuận hoặc chi phí). Trong Excel hỗ trợ phân tích độ nhạy 1 chiều hoặc hai
chiều, nghĩa là chỉ đánh giá được tối đa 2 yếu tố rủi ro
Phân tích độ nhạy hai chiều : Phân tích độ nhạy hai chiều cũng tương tự như
phân tích độ nhạy một chiều nhưng nó xem xét sự tác động của một cặp yếu tố
ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu tài chính của mà chúng ta quan tâm .Ví
dụ như chúng ta phân tích xem nếu doanh thu và tỷ suất chiết khấu đều tăng
5% thì NPV hoặc IRR của dự án sẽ thay đổi như thế nào.
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 9/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
2.5.2. Mục đích:
Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án (hay của
các chỉ tiêu hiệu quả của dự án) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan.
Nói cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả

xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.
Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự
án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Dự án có độ an toàn cao là
những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi
theo chiều hướng không có lợi.
2.5.3. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định các biến chủ yếu (yếu tố liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài
chính xem xét của dự án.
- Bước 2: Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng 1 tỷ lệ % nào đó.
- Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét, giả đinh các nhân tố còn lại không
thay đổi.
- Bước 4: Đo lường tỷ lệ % thay đổi của mỗi chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự
thay đổi của các yếu tố theo công thức
Yếu tố nào làm chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì nhạy cảm với yếu tố
đó.
2.5.4. Trường hợp vận dụng:
- Đối với một dự án: xem xét trong các nhân tố liên quan, nhân tố nào đóng vai
trò quyết định đến chỉ tiêu hiệu quả dự án (nhân tố mà sự thay đổi của nó gây
ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của dự án).
- Khi xem xét nhiều dự án: đối với cùng một mức độ thay đổi của cùng một
nhân tố thì chỉ tiêu hiệu quả của dự án nào chịu tác động nhiều nhất.
2.5.5. Ví dụ minh họa
Để hiểu rõ hơn về phân tích độ nhạy chúng ta cùng xem xét ví dụ minh họa.
Ví dụ 3 :
Một công ty có dự án đầu tư một dây chuyền sản xuất sản phẩm A. Với
mức vốn đầu tư ban đầu là 3,5 tỷ đồng. Báo cáo thu nhập của dự án qua
các năm như sau :
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 10/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Báo cáo thu nhập

ĐVT:
1000 đ
Năm 0 1 2 3 4
Số lượng tiêu thụ 100,000 150,000 300,000 280,000
Giá bán 25 25 25 25
Doanh Thu 2,500,000 3,750,000 7,500,000 7,000,000
Biến phí 1,500,000 2,250,000 4,500,000 4,200,000
Định phí 10,000 13,000 15,000 20,000
Thu nhập thuần 990,000 1,487,000 2,985,000 2,780,000
Thuế suất Thu nhập DN 25% 25% 25% 25%
Thuế 247,500 371,750 746,250 695,000
Lãi ròng 742,500 1,115,250 2,238,750 2,085,000
Dòng tiền ròng (3,500,000) 742,500 1,115,250 2,238,750 2,085,000
Suất chiết khấu dự án r : 12%
Chi phí NVL : 15 / sản phẩm
Dựa vào báo cáo thu nhập trên chúng ta có thể tính được NPV và IRR
của dự án như sau :


=
=
+
=
n
t
t
t
r
NCF
NPV

0
570,970
)1(
IRR = 22%
Giả sử bây giờ, ban giám đốc muốn biết nếu :
a) Chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm hoặc suất chiết khấu của dự
án tăng 10% thì NPV của dự án đầu tư này sẽ thay đổi như thế nào?
b) Chi phí nguyên vật liệu cho 1 sản phẩm và suất chiếc khấu của dự án
cùng tăng với tỷ lệ 10% thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến NPV và IRR của
dự án.
Chúng ta tiến hành phân tích độ nhạy ảnh hưởng của chi phí nguyên vật
liệu và suất chiết khấu đến NPV của dự án trên phần mềm Microsoft Excel
a) Khi xem xét ảnh hưởng riêng lẻ của chi phí NVL hoặc suất chiết khấu
lên NPV chúng ta tiến hành phân tích độ nhạy một chiều và có kết quả như sau:
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 11/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phần trăm thay đổi
Nếu chi phí nguyên vật liệu tăng hoặc giảm 10% và giả sử các yếu tố
còn lại không đổi: Khi chi phí NVL tăng 10% (15 lên 16.5) thì NPV của dự án
giảm 70% (295,183/970,570 -1) = -0.7), tức là khi chi phí NVL tăng 1% thì
NPV của dự án giảm 7%. Ngược lại khi chi phí NVL giảm 10% (15 xuống
13.5) thì NPV của dự án tăng 70% (1,645,957/ 970,570 - 1 = 0.7), tức là khi chi
phí NVL giảm 1% thì NPV của dự án tăng 7%.
Điều này chứng tỏ rằng với sự thay đổi nhỏ của chi phí NVL ảnh hưởng
lớn đến NPV của dự án, chi phí NVL thay đổi 1% thì NPV thay đổi đến 7%, từ
đó ta có thể kết luận NPV của dự án rất nhạy với yếu tố chi phí NVL. Do đó rủi
ro từ biến động chi phí NVL là rất cao, chủ đầu tư dự án cần có biện pháp kiểm
soát chi phí NVL theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Đối với suất chiết khấu của dự án :
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 12/18

Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phần trăm thay đổi
Nếu suất chiết khấu của dự án tăng hoặc giảm 10% và giả sử các yếu tố
còn lại không thay đổi : Suất chiết khấu tăng 10% (12% lên 13.2%) thì NPV
của dự án giảm 14% (839,353/970,570 -1) = -0.14) tức là khi suất chiết khấu
tăng 1% thì NVP của dự án giảm 1.4%. Ngược lại khi NPV của dự án giảm
10% (12% xuống 10.8%) thì NPV của dự án lại tăng 14% (1,107,792/970,570
-1 = 0.14) tức là suất chiết khấu giảm 1% thì NPV của dự án tăng 1.4%. Từ kết
quả này chúng ta có thể thấy rằng suất chiết khấu của dự án ít ảnh hưởng đến
NPV hay nói cách khác là suất chiết khấu ít nhạy đối với NPV của dự án.
b) Khi xem xét ảnh hưởng đồng thời của chi phí NVL và suất chiết khấu
lên NPV chúng ta tiến hành phân tích độ nhạy hai chiều :
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 13/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phần trăm thay đổi
Khi đồng thời cả chi phí NVL và suất chiết khấu của dự án đều tăng
10% thì NPV của dự án giảm 81% (183,781/970,570 -1 = 0.81) Điều này có
nghĩa khi cả chi phí NVL và suất chiết khẩu giảm 1% thì NPV của dự án tăng
8.1%. Khi cả chi phí NVL và suất chiết khấu của dự án đều giảm 10% thì NPV
của dự án lại tăng 86% (1,803,900/970,570 -1 = 0.86). Như vậy khi chi phí
NVL và suất chiết khấu đều giảm 1% thì NPV của dự án tăng 8.6%.
Khi chi phí NVL giảm, với mọi suất chiết khấu NPV đều dương. Khi chi
phí NVL tăng 10%, suất chiết khấu tăng dưới 30% thì NPV của dự án dương.
Còn khi chi phí NVL tăng 10%, suất chiết khấu tăng trên 30% thì NPV dự án
âm. Khi chi phí NVL tăng trên 20% thì với mọi suất chiết khấu, NPV của dự án
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 14/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
đều âm. Do đó chủ đầu tư cần kiểm soát tốt chi phí NVL, tránh gia tăng chi phí
NVL để dự án có hiệu quả hơn.
2.5.6. Ưu, nhược điểm của phân tích độ nhạy:

2.5.6.1. Ưu điểm
- Đơn giản, dễ thực hiện.
- Thể hiện mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến các chỉ tiêu hiệu
quả một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó, nhận diện được các nhân tố quyết định.
- Giúp các nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động tối đa của các nhân
tố mà dự án cho phép.
- Giúp nhà đầu tư hoạch định chiến lược kinh doanh sắp tới.
2.5.6.2. Nhược điểm:
- Giá trị và phạm vi biến động của các nhân tố dựa trên những phán đoán mang
tính chất chủ quan (do người tính toán tự chọn lấy), nên trong nhiều trường
hợp, khó có thể giúp nhà quản lý đưa ra quyết định lựa chọn chính xác, dứt
khoát.
Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phục được nếu có cơ sở phân tích
thông tin thị trường đầy đủ, có độ tin cậy cao, cũng như phân tích được xu thế
biến động hợp lý.
- Không trình bày được xác suất xảy ra trong miền giá trị của mỗi nhân tố và
của các kết quả.
- Hạn chế trong việc đánh giá mức độ giao động hiệu quả của dự án.
- Phương pháp độ nhạy chỉ đưa ra mức độ thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả khi
các nhân tố liên quan thay đổi nhưng không đưa ra một giải pháp rõ rõ ràng đối
với vấn đề lựa chọn dự án. Nhược điểm này thể hiện rõ ràng hơn khi có nhiều
dự án loại trừ nhau được so sánh và người quản lý phải quyết định lựa chọn dự
án tốt nhất để đầu tư.
- Chỉ xem xét, giả định một nhân tố hoặc hai nhân tố thay đổi trong khi kết quả
lại chịu tác động của sự thay đổi của nhiều yếu tố cũng một lúc (giữa các yếu tố
có mối quan hệ tương tác lẫn nhau). Vì vậy, phương pháp này không thể hiện
được sự tương quan giữa các yếu tố cũng như thể hiện đúng bản chất sự biến
động của chỉ tiêu nhân tố trong thực tiễn.
Để khắc phục nhược điểm này chúng ta có sử dụng phân tích tình huống
2.6. Phân tích tình huống

2.6.1. Khái niệm
Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích sự tác động đồng thời của
nhiều yếu tố đến biến phụ thuộc. Trong kỹ thuật phân tích này chúng ta không
tách biệt được sự tác động riêng rẽ của từng yếu tố mà xem xét sự tác động
đồng thời của chúng qua từng tình huống. Thông thường có thể phân tích ba
tình huống
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 15/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
a. Tình huống kỳ vọng – Tức là tình huống bình thường mà chúng ta
kỳ vọng sẽ xảy ra trong tương lai.
b. Tình huống xấu nhất – tức là tình huống có tác động tiêu cực đến
yếu tố mà chúng ta cần quan tâm
c. Tình huống tốt nhất– tức là tình huống có tác động tích cực lên
yếu tố mà chúng ta quan tâm
2.6.2. Các bước thực hiện :
- Bước 1: Xác định các biến chủ yếu (yếu tố liên quan) của chỉ tiêu hiệu
quả tài chính xem xét của dự án.
-Bước 2 : Xác định các tình huống mà chúng ta cho rằng nó có thể xảy
ra. Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng 1 tỷ lệ % nào đó theo từng tình huống
mà chúng ta đã dự định.
- Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét, giả đinh các nhân tố còn lại
không thay đổi cho mỗi tình huống.
- Bước 4: Đo lường tỷ lệ % thay đổi của mỗi chỉ tiêu hiệu quả tài chính
do sự thay đổi của các yếu tố ở mỗi tình huống. Từ đó rút ra kết quả ở mỗi tình
huống.
2.6.3. Ví dụ minh họa :
Để hiểu rõ hơn về phân tích tình huống, chúng ta xem xét ví dụ 4
Cũng với những dữ liệu ở ví dụ 3 ở phần phân tích độ nhạy chúng ta xét thêm 1
yếu tố thay đổi nữa đó chính là giá bán sản phẩm A.
Chúng ta giả định những tình huống sau

+ Tình huống tốt nhất : Giá bán tăng 50%, Chi phí giảm 50%, suất chiết khấu
giảm 50%
+Tình huống xấu nhất : Giá bán giảm 50%, chi phí tăng 50%, suất chiết khấu
tăng 50%
+Tình huống kỳ vọng : Giá bán tăng 20%, chi phí giảm 10%, suất chiết khấu
không thay đổi.
Chúng ta sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 tiến hành phân tích và cho
ra kết quả như sau :
+ Tình huống tốt nhất : Giá bán tăng 50%, Chi phí giảm 50%, suất chiết khấu
giảm 50%
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 16/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Ở tình huống này, khi suất chiết khấu giảm 50%, chi phí NVL giảm 50% và giá
bán tăng 50% đã làm cho NPV của dự án tăng 116% (12,246,920/970,570 – 1
= 11.6)
IRR của dự án tăng 70% từ 22% lên đến 92%.
+Tình huống xấu nhất : Giá bán giảm 50%, chi phí tăng 50%, suất chiết khấu
tăng 50%
+Tình huống kỳ vọng : Giá bán tăng 20%, chi phí giảm 10%, suất chiết khấu
không thay đổi.
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 17/18
Bài tập nhóm : Tài chính Doanh Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
2.6.4. Ưu điểm và nhược điểm :
Ưu điểm:
- Phân tích tình huống bổ sung nhược điểm của phân tích độ nhạy ở chỗ
nó xem xét đồng thời tác động của nhiều yếu tố đến vấn đề chúng ta cần
phân tích.
Nhược điểm:
- Kỹ thuật phân tích này là không chỉ ra được xác suất xảy ra tình huống
của mỗi tình huống là bao nhiêu cũng như không quan tâm đến sự tương

quan giữa các biến với nhau.
- Kỹ thuật phân tích này chỉ xem xét được một vài tình huống, trong thực
tế có đến hàng trăm hoặc hàng nghìn tình huống có thể xảy ra. Để khắc
phục nhược điểm này chúng ta có thể sử dụng thêm kỹ thuật mô phỏng.
SVTH : Nhóm 5_TCDNG_2 Trang 18/18

×