Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIN HỌC. BIỆN PHÁP GIÚP HS HỌC NHÓM HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 12 trang )

UBND HUYỆN NHO QUAN

VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Độc lập - Tự do -

Hạnh phúc
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GĨP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng
- Tên biện pháp: Một số biện pháp giúp học sinh học
nhóm hiệu quả trong mơn Tin học 6 trường THCS Phú Lộc
- Lĩnh vực áp dụng: Tin học
II. Nội dung biện pháp
2.1. Thực trạng của bộ môn trước khi áp dụng biện
pháp
2.1.1 Những thuận lợi
- Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công nghệ thông
tin, hệ thống mạng đầy đủ, có phịng máy tính riêng đáp ứng
việc học thực hành.
- Thầy và trị chúng tơi được làm việc và học tập dưới mái
trường tương đối khang trang và sạch đẹp, cơ sở vật chất của
nhà trường dần dần được trang bị đầy đủ, trong đó có sự trang
bị cho việc dạy và học môn tin học, cụ thể: đã có phịng học và
thực hành riêng cho bộ mơn, có thể mượn thêm máy chiếu, bàn
ghế đầy đủ và tương đối đảm bảo chất lượng theo yêu cầu dạy
học.
- Bản thân tôi là một giáo viên tin học cũng được lãnh đạo


nhà trường quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trong q trình
cơng tác, để tơi có thời gian nghiên cứu, học tập thêm để nâng
cao về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
- Về phía học sinh đa số các em rất u thích mơn học
khơng chỉ vì nó khá mới mẻ mà còn đem lại cho các em nhiều
điều lý thú, là chiếc cầu nối các em với thời đại 4.0: “Thời đại
của công nghệ thông tin”.
2.1.2. Những khó khăn
- Nhiều máy đã cũ nên hay bị hỏng cũng ảnh hưởng đến
chất lượng buổi học.


- Trường THCS Phú Lộc đóng trên địa bàn xã phát triển về
bn bán, có nhiều trị chơi, đồ chơi mới lạ hấp dẫn, game
online, … lôi kéo cuốn hút học sinh làm trễ nải việc học, nhiều
phụ huynh mải làm ăn chưa thực sự quan tâm đến việc học tập
của các em.
- Tin học là môn học mới mẻ khác hẳn với các môn học
khác cả về kiến thức lẫn phương pháp, kiến thức truyền cho học
sinh luôn thay đổi cùng với sự phát triển của CNTT. Nếu giáo
viên không được học hỏi, nắm bắt kịp sự phát triển của CNTT thì
kiến thức truyền cho các em khơng có giá trị thực tiễn trong
cuộc sống.
- Mơn tin địi hỏi học sinh phải có điều kiện để thực hành
rèn luyện kĩ năng nhiều vì học sinh nơng thơn, phần lớn kinh tế
gia đình của các em khơng đủ để có thể trang bị cho các em
chiếc máy tính để học tập rèn luyện ở nhà. Mà thời gian thực
hành trên lớp lại khơng đủ vì số lượng máy vẫn cịn ít so với số
học sinh của lớp, thi thoảng máy tính bị trục trặc cần xử lí, dẫn
đến giáo viên khó khăn trong việc quản lí và giám sát học sinh

trong tiết học.
- Học sinh còn nhút nhát, rụt rè, yếu về kĩ năng giao tiếp,
khơng giám nói lên ý kiến hay quan điểm của mình; việc học
tập của các em cịn mang nhiều tính thụ động, chưa phát huy
được tính tích cực, chủ động sáng tạo; kĩ năng hợp tác trong các
giờ thực hành còn yếu.
- Trước khi áp dụng biện pháp, tỉ lệ học sinh giỏi, khá môn
Tin còn thấp:
Lớp
Xuất sắc
Giỏi
Đạt
Chưa đạt
6A
2.5%
6%
95%
5%
6B
2.5%
5%
93%
7%
6C
2.5%
6%
91%
9%
(Dữ liệu đầu năm học 2021-2022)
2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn

đề
Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có tính giáo dục
mạnh mẽ và linh hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học
hiện đại, làm cho học sinh thích ứng với sự phát triển. Có rất
nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu
quả của những tiết thảo luận trong hoạt động nhóm. Để vận
2


dụng phương pháp này trong giảng dạy có hiệu quả theo tôi
chúng ta cần phải:
- Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy
trình thảo luận nhóm, bao gồm:
+ Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh, giữa học sinh và học sinh
+ Nguyên tắc đảm bảo hài hồ giữa các hình thức dạy và
học
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
+ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế
+ Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện
- Xây dựng được quy trình thực hiện phương pháp thảo
luận nhóm
- Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết để tiến hành
thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm có thành cơng
hay khơng cịn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và học
sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được các tình huống
xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp
tác của học sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại
kết quả cao. Chính vì thế, trước khi lên lớp giáo viên cần phải
chuẩn bị tốt các nội dung sau:

+ Mục tiêu hoạt động nhóm của bài học này là gì?
+ Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề
gì ?
+ Dự định chia lớp thành mấy nhóm ? Số lượng học sinh
trong nhóm bao nhiêu là phù hợp với nội dung thảo luận ?
+ Thiết bị dạy học cần thiết ?
+ Cần bao nhiêu thời gian cho từng hoạt động nhóm? Dự
kiến tình huống sẽ xảy ra và hướng giải quyết ?
+ Soạn nội dung bài giảng, và chuẩn bị những phương án
dự bị cho phù phù hợp với nội dung hoạt động nhóm,
đồng thời giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh về nhà
chuẩn bị trước các nội dung như: Học thuộc bài cũ, làm
bài tập, tìm hiểu, chuẩn bị trước các nội dung thảo luận
cho buổi học sau (bảng biểu theo mẫu, bảng báo cáo kết
quả, phiếu thảo luận,…)
Quy trình tổ chức hoạt động nhóm có thể được
chia là 5 bước sau:
Bước 1: Chia nhóm
3


- Để việc phân chia nhóm đươc hợp lí, phù hợp, đảm bảo
với nội dung thảo luận thì người giáo viên phải dựa vào: Số
lượng học sinh của lớp học, đặc điểm của từng học sinh và
chủ đề bài học, cũng có thể chia nhóm ngẫu nhiên như theo
sổ điểm danh, theo giới tính, theo tổ, theo vị trí chỗ ngồi,…
- Như vậy có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có
ưu và nhược điểm riêng. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà giáo viên
có thể áp dụng cách:
+ Chia theo vị trí ngồi: Hai học sinh ngồi cạnh nhau, các

học sinh ngồi cùng bàn, học sinh hai bàn quay mặt với
nhau.
+ Chia theo danh sách lớp: Nhóm học sinh có thứ tự từ nhỏ
đến lớn, nhóm học sinh theo thứ tự chẵn lẻ, nhóm học sinh
theo thứ tự cách quãng của danh sách lớp.
+ Chia theo sở thích: Học sinh tự chọn nhóm theo hướng
dẫn của giáo viên, học sinh dễ làm việc với nhau, có quan
hệ tình cảm tốt với nhau. (Hạn chế cách chia nhóm kiểu
này vì khơng rèn luyện được cho học sinh khả năng giao
tiếp làm quen, hợp tác)
+ Chia theo nhóm địa bàn cư trú: Chia nhóm theo nơi ở
của học sinh, các em sẽ tiện đến với nhau khi cần thực
hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.
+ Chia theo năng lực của học sinh: Chia nhóm có đầy đủ
các đối tượng học sinh: Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu
(ưu điểm: Giảm sự chênh lệch về năng lực giữa các nhóm,
tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ lẫn nhau).
+ Chia theo theo cách ngẫu nhiên: Giáo viên đếm số thứ tự
1, 2, 3, … n rồi lặp lại cho đến học sinh cuối cùng (n là số
nhóm cần chia). Phân chia sẵn vị trí ngồi cho các nhóm.
Các học sinh mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp
theo đến nhóm n (ưu điểm của cách chia này là rèn cho
các em học sinh khả năng làm quen, hợp tác).
- Sau khi chia nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra
một nhóm trưởng có trách nhiệm điều hành nhóm trong suốt
q trình làm việc và bầu ra một thư kí để ghi chép những kiến
thức thống nhất của nhóm. Sự điều hành và phân cơng hợp lý,
dung hoà các mối quan hệ của các thành viên trong nhóm có ý
nghĩa quan trọng đối với kết quả hoạt động và tinh thần đồn
kết trong nhóm. Qua đó học sinh học được cách thức tổ chức, kĩ

4


năng giao tiếp, tính tự giác, tự lập, … là cơ hội rèn luyện khả
năng cần thiết của nhà lãnh đạo trong tương lai. Vai trị nhóm
trưởng và thư kí nên được phân công luân phiên để mọi thành
viên trong nhóm đều có điều kiện tập dược và học hỏi.
Bước 2: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung và cụ
thể cho mỗi nhóm.
- Giáo viên đưa ra những hướng dẫn cho học sinh từng
bước thực hiện, cung cấp cho học sinh những tài liệu tham
khảo.
- Giáo viên nói rõ thời gian hồn thành nhiệm vụ để học
sinh chủ động lập kế hoạch.
- Giáo viên phổ biến cách thức và thang điểm đánh giá kết
quả nhóm.
Bước 3: Làm việc nhóm
- Lập kế hoạch chi tiết và có sự phân cơng cụ thể đến từng
thành viên. Kế hoạch cần phải được thoả thuận và nhất trí trong
nhóm. Đảm bảo khơng có thành viên khơng đồng ý hay tự ý
hoạt động theo ý kiến của mình.
- Thảo luận quy tắc làm việc và đề nghị mỗi thành viên
đều phải tuân thủ.
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ. Trong q trình thực hiện,
nhóm trưởng nắm thật rõ sự phân cơng nhằm đơn đốc các
thành viên hồn thành đúng tiến độ. Mỗi thành viên đều có
trách nhiệm với cơng việc được giao và đồng thời hỗ trợ nhau
để thực hiện mục tiêu chung của cả nhóm.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.

Bước 4: Trình bày và thảo luận kết quả
Việc này xem như là bắt buộc sau mỗi lần hoạt động
nhóm, nó được coi trọng như việc tiếp thu kiến thức mới.
Bước 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm
Do hạn hẹp về thời gian của một tiết học, hoạt động nhóm
có thể tiến hành đơn giản hơn: Sau khi chia nhóm, giao nhiệm
vụ cho mỗi nhóm, các học sinh thảo luận và hoàn thành sản
phẩm, báo cáo trước lớp.
* Một số ví dụ vận dụng phương pháp hoạt động
nhóm trong mơn Tin học 6 mà tơi đã áp dụng:
5


Ví dụ 1 (Chia nhóm nhỏ để thảo luận):
Trong bài 3 SGK Tin học 6 KNTT trang 13, ở mục 1: “Biểu
diễn thơng tin trong máy tính” giáo viên tổ chức cho học
sinh hoạt động nhóm:
- Giáo viên chia nhóm nhỏ cùng thảo luận (chia theo vị trí
chỗ ngồi 2 bàn gần nhau quay lại với nhau thành một nhóm để
thảo luận), dự kiến thời gian thảo luận 7 phút.
- Các nhóm cùng thảo luận nội dung: Vẽ và viết các bít thể
hiện 1 chữ cái của bảng chữ cái vào khung 8x8 =64 ơ như hình
1.4?
- Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên quan
sát và giám sát các hoạt động của từng nhóm.
- Kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên chỉ định bất kỳ
nhóm trình bày kết quả của mình, những nhóm sau nhận xét và
bổ sung thêm ý kiến (các ý kiến của nhóm sau khơng được lặp
lại ý kiến của nhóm trước đã trình bày). Sau đó giáo viên nhận
xét và kết luận.


(Ảnh các em hoạt động nhóm ngồi cạnh nhau)
Ví dụ 2 (Chia nhóm theo tổ để thảo luận):
Trong bài 2 SGK Tin 6 trang 10 ở mục 2: Xử lí thơng tin
trong máy tính, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động
nhóm:
6


- Giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm để thảo luận (mỗi tổ
thành một nhóm), mỗi nhóm yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ.
+ Nhóm 1 (tổ 1): Tìm hiểu về bộ xử lí
+ Nhóm 2 (tổ 2): Tìm hiểu về thiết bị vào
+ Nhóm 3 (tổ 3): Tìm hiểu về thiết bị ra
+ Nhóm 4 (tổ 4): Tìm hiểu về bộ nhớ
- Các nhóm hoạt động độc lập với nhau, giáo viên sẽ ấn
định thời gian thảo luận (khoảng từ 3-5 phút), hết thời gian thảo
luận các nhóm sẽ đổi chéo nội dung thảo luận cho nhau, làm
như vậy để mỗi nhón đều được nghiên cứu thảo luận 4 nội dung
trên.
- Các nhóm tiến hành nộp các bản báo cáo kết quả thảo
luận, cuối cùng giáo viên sẽ so sánh kết quả của các nhóm theo
từng nội dung một rồi rút ra nhận xét, kết luận.

(Ảnh các em hoạt động nhóm theo tổ)
Ví dụ 3 (chia nhóm hoạt động theo cặp 2 học sinh – “
giảng – viết - thảo luận”):
Với cách này thường áp dụng sau khi thực hiện xong một
nội dung (một mục) của bài học hay kết thúc bài học.
Trong bài 11 SGK Tin 6, trang 48, sau khi học xong nội

dung “Định dạng văn bản”, giáo viên có thể củng cố nội dung
7


của bài học bằng phiếu học tập, đồng thời qua kết quả của
phiếu học tập giáo viên có thể biết được mức độ hiểu bài của
các em học sinh.
- Giáo viên chia nhóm học sinh: 2 em học sinh ngồi cùng
một bàn thành 1 nhóm sau đó phát phiếu học tập yêu cầu các
em thảo luận và trả lời vào phiếu học tập.
Phiếu học tập:
Hãy lựa chọn đáp án đúng và giải thích tại sao em lựa
chọn đáp án đó?
Câu 1: Em hãy nêu các nút lệnh định dạng văn bản hay sử
dụng trong Word

Câu 2: Em chọn loại căn lề nào khi trình bày nội dung bài thơ
lục bát trên phần mềm soạn thảo văn bản? Tại sao?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Họ tên học sinh 1: ........................................
Họ tên học sinh 2: ........................................
- Kết thúc thảo luận giáo viên thu lại phiếu học tập của học
sinh, có thể nhận xét và chấm điểm nhanh một số phiếu học tập
của các nhóm, số cịn lại giáo viên có thể nhận xét và thơng báo
kết quả vào buổi học sau.

8



(Ảnh hoạt động nhóm 2 em một cặp)
* Đối với các giờ thực hành do điều kiện phòng máy hạn
chế về số lượng, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoạt
động thực hành, giáo viên chỉ định các nhóm (3 đến 4 em học
9


sinh một nhóm), giám sát q trình thực hành của các em, hỗ
trợ giúp đỡ các em trong quá trình thực hành.

(Hình ảnh các em hoạt động nhóm trong giờ thực hành)
III. Hiệu quả đạt được
- Sau khi áp dụng biện pháp, tỉ lệ HS giỏi và khá đều tăng
lên, khơng có HS cịn học lực yếu.
Lớp
Xuất sắc
Giỏi
Đạt
Chưa đạt
6A
5.1%
15.4%
100%
0%
6B
2.5%
7.9%
100%
0%
6C

2.5%
10.3%
100%
0%
(Dữ liệu cuối năm học 2021-2022)
Qua thực tế giảng dạy, biện pháp đã đem lại một số kết
quả:
* Về ưu điểm:
- Học sinh hứng thú, say mê hơn khi học, dễ nắm bắt kiến
thức bài học, khắc sâu kiến thức, hiệu quả cơng việc được tăng
lên.
- Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy
nghĩ, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Tất cả các em học

10


sinh đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của
mình với cả nhóm.
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng
hợp, lập luận tốt, kĩ năng thực hành tốt.
- Qua việc học tập theo phương pháp hoạt động nhóm,
thấy được các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp,
bước đầu đã dần hình thành được kĩ năng sống cho các em học
sinh.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện
* Đối với Giáo viên:
- Cần nắm vững mục tiêu, nội dung của bài học từ đó lựa
chọn những phương pháp truyền đạt đến các em một cách ngắn

gọn, logic, dễ hiểu để các các em có thể nắm bắt kiến thức một
cách tốt nhất.
- Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển sang
từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Quan sát và
giám sát mọi hoạt động của các nhóm để nhận biết tiến trình
hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp
thời.
- Lắng nghe q trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ
đó giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc
biệt của từng em học sinh, hướng thảo luận của từng nhóm để
điều chỉnh kịp thời. Quan sát nhận biết bầu khơng khí của các
nhóm hoạt động, nhắc nhở, tuyên dương kịp thời.
- Chuẩn bị tốt các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy như:
máy tính, máy chiếu, chuẩn bị tốt các câu hỏi phù hợp mang
tính gợi mở, kích thích được tư duy của các em.
- Giáo viên phải thường xuyên thay đổi cách chia nhóm
hoạt động trong một lớp để các em được giao lưu, trao đổi học
tập với tất cả các thành viên trong lớp, từ đó tăng cường khả
năng giao tiếp, kĩ năng sống cho học sinh.
- Tạo ra được nhiều trò chơi trong tiết học phù hợp với từng
nội dung của bài học, tiết học tạo được sự thân thiện giữa thầy
và trò để đúng với khẩu hiệu: “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
* Đối với học sinh:
- Cần chuẩn bị tốt các kiến thức cũ, thường xuyên học bài
và làm bài tập ở nhà, có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập.
11


- Có tinh thần tự giác học tập, khơng được ỷ lại, có ý thức

và tinh thần trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài
cho nhóm, coi nhiệm vụ của nhóm là nhiệm vụ của chính mình.
- Mạnh dạn thường xuyên trao đổi bài với bạn bè, thầy cơ.
- Vai trị của các em học sinh làm nhóm trưởng trong hoạt
động nhóm là rất quan trong. Vì vậy đối với học sinh là nhóm
trưởng thì cần phải: Có khả năng tổ chức, phân cơng nhiệm vụ
cho các thành viên, bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn các
thành viên thảo luận đúng với nội dung đã giao; quan sát hoạt
động của từng thành viên trong nhóm, lắng nghe ý kiến đóng
góp thảo luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên
khích lệ các bạn ít nói, rụt rè phát huy tính năng động, sáng tạo.
4.2. Khả năng áp dụng
- Biện pháp cịn có khả năng áp dụng cho nhiều đối tượng
học sinh ở tất cả các trường học (từ lớp 4 trở lên)
- Do cần thực hành nên phịng máy vi tính cần có trên 20
máy hoạt động tốt đảm bảo 1-2 em/ 1 máy.
V. Cam kết
Tôi cam kết biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký
tham dự Hội thi và chưa được dùng để xét duyệt thành tích
khen thưởng cá nhân tơi trước đây.
XÁC NHẬN
CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

Phú Lộc, ngày 06 tháng 10
năm 2022
GIÁO VIÊN

Lương Văn Nhất

12




×