Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương – Techcombank pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.76 KB, 43 trang )










TIỂU LUẬN:

Báo cáo thực tập tại ngân hàng
thương mại cổ phần kỹ thương
– Techcombank





LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi nước ta gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng nói riêng và ngành
kinh tế nói chung phát triển theo hướng mở cửa. Nhiều ngân hàng trên thế giới
đã bắt tay hợp tác với ngân hàng trong nước góp phần thúc đẩy quá trình lưu
thông tiền tệ.
Ngân hàng Techcombank cũng là một ngân hàng thương mại cổ phần có
uy tín trong nước. Cũng như các ngân hàng thương mại khác thì hoạt động chủ
yếu của ngân hàng Techcombank là nhận tiền gửi, cho vay, cung ứng dịch vụ…
Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Techcombank, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh các chị trong phòng Thẩm định nói riêng, của ngân hàng
Techcombank nói chung, em đã hiểu thêm về quy trình thẩm định, các nội dung


thẩm định và quy cách làm việc chuyên nghiệp ở đây.


















Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương –
Techcombank

1.Quá trình hình thành và phát triển
1.1.Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, NH thương mại cổ
phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank được xem là NH cổ phần đầu tiên
của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường với
số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24
Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giấy phép ngân hàng số 0040/ NH-GP do Ngân Hàng Nhà Nước Việt

Nam cấp ngày 6/8/1993 có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp.Thời hạn hoạt động
được gia hạn lên 99 năm theo quyết định số 003/ QD- NH5 do Ngân Hàng Nhà
nước Việt nam ban hành ngày 8 tháng 10 năm 1997.
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng được chia thành các
giai đoạn sau:
Từ 1994-1995:
- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho việc
thành lập các chi nhánh của NH tại các đô thị lớn.
Năm 1996:
- Thành lập chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng với sở dao dịch
Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội
- Thành lập phong dao dịch Thắng Lợi trực thuộc chi nhánh
Techcombank ở Hồ Chí Minh.
- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
Năm 1998:
Trụ sở chính chuyển sang tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà
Nội.


Thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
Năm 1999:
Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80.020 tỷ.
- Khai trương phòng dao dịch số 3 ở phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Năm 2000:
Thành lập phòng dao dịch ở phố Thái Hà, Hà Nội.
Năm 2001:
- Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống Ngân hàng hàng
đầu trên thế giới Temosnos Holding NV, về hệ thống triển khai phần mềm ngân

hàng GLOBUS cho toàn bộ hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng
tốt nhu cầu của khách hàng.
Năm 2002:
Thành lập chi nhánh Chương Dương và chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Thành lập chi nhánh Hải phòng, tại Hải Phòng.
- Thành lập chi nhánh Thanh khê, tại Đà Nẵng.
- Thành lập chi nhánh Tân Bình, tại TP Hồ Chí Minh.
- là NH cổ phần có mạng lưới dao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội.
Mạng lưới bao gồm hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 phòng dao dịch tại các
thành phố lớn trên cả nước.
- Vốn điều lệ tăng lên 104.435 tỷ đồng.
- chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ tăng lên 202 tỷ
đồng.
Năm 2003:
Chi nhánh phát hành thẻ thanh toán F@stAccess- Connect24( hợp tác
cùng với Việtcombank) vào ngày 5/12/2003.
- Triển khai thành công hệ thống Globus trên toàn hệ thống vào ngày
16/12/2003.Tiến hành xây dựng một biểu tướng mới cho ngân hàng.
- Đưa chi nhánh Techcombank chợ lớn đi vào hoạt động.


- Vốn điều lệ tăng 180 tỷ ngay 31/12/2003.
Năm 2004:
-Ngày 09/06/2004: khai trương biểu tượng mới của ngành ngân hàng.
-Ngày 13/12/2004: ký hợp dồng mua phần mềm chuyển mạch và chuyển
thẻ với Compass Plug.
Năm 2005:
- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh phúc, Bắc
Ninh, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu.
Đưa vào các phòng dao dịch như Techcombank Phan Chu Trinh ( Đà

Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành,
Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (TP. Hồ Chí Minh),
Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (
Hà Nội).
3/12/2005: nâng cấp phần mềm Globus sang phiên bản mới Tenemos
T24 R5.
28/10/2005: tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ.
Năm 2006:
Ngày 24/11/2006: tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ
Trong năm này đã phát hành thẻ thanh toán quốc tế Techcombank visa.
Năm 2007:
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD.
Trong năm này ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc về phát hành
thẻ với tổng khối lượng thẻ từng loại đạt trên 200.000 thẻ mỗi loại.
Đồng thời trở thành ngân hàng có mạng lưới dao dịch rông rãi thứ hai
trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh.
Năm 2008:
Tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng.
- 03/2008: ra mắt thẻ tín dụng Techcombank visa Credit.
- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM


- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ
thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai
liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác
chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800
588 822, …
- 06/2008: Tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008
- 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
Techcombank AMC

- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ
trao tặng
Và đồng thời trong năm này Techcombank được nhân danh hiệu là “Dịch vụ
được hài lòng nhất năm 2008” do sự bình chọn của độc giả đọc báo Sài Gòn
Tiếp Thị bình chọn
1.2.Tình hình phát triển trong những năm gần đây.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
2005 2006 2007 2008
vốn điều lệ

Nhìn qua biểu đồ ta cũng thấy được. Số vốn điều lệ của ngân hàng đã có
những bước tăng vượt bậc từ năm 2006 so với năm 2005, vốn điều lệ năm 2005
là 617 tỷ USD, còn năm 2006 là 1500 tỷ USD tốc độ tăng vốn điều lệ là
143,11%. Năm 2007 so với năm 2006 tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ là 68%,
năm 2008 so với năm 2007 tốc độ tăng vốn điều lệ là 44,46%. Nói chung từ
năm 2005-2008 vốn điều lệ của ngân hàng đã không ngừng tăng, đây một phần
nhờ vào năng lực quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng Techcombank đồng thời


có đội ngũ công nhân viên năng động, hoạt bát, linh hoạt, không ngừng trau dồi
kiến thức, bên cạnh đó là sự đổi mới các công nghệ phần mềm tính toán giúp
cho việc tính toán của ngân hàng ngày càng chính xác hơn tránh được những

khoản nợ xấu và khó đòi.
2. Cơ cấu tổ chức tại đơn vị
2.1. Hội đồng quản trị
Gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch thứ nhất, ba phó chủ tịch và năm
thành viên là cơ quan quản trị cao nhất của Techcombank có nhiệm vụ chức
năng định hướng các chiến lược phát triển cho ngân hàng trong cả ngắn hạn và
dài hạn.
2.2. Ban kiểm soát
Bao gốm một trưởng ban kiểm soát và bốn thành viên, có nhiệm vụ
kiểm tra giám sát hoạt động của toàn bộ ngân hàng, các phòng ban.
- Nhiệm vụ: Ban kiểm soát thay mặt đại Hội đồng quản trị giám sát đánh
giá công
tác điều hành, quản lý của Hội động quản trị và ban tổng giám đốc theo
đúng các quy chế trong điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của Đại hội
đồng cổ đông.
- Chức năng: Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, ban
tổng giám đốc cung cấp mọi hồ sơ và thông tin cần thiết liên quan đến công tác
điều hành quản lý công ty. Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp
lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong báo cáo tài chính cũng như các báo cáo
cần thiết khác. Ban kiểm soát cũng có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị tiến
hành họp Đại hội đồng cổ đông bất thường theo các nội dung và điều lệ của
Ngân hàng.
Ban kiểm soát có quyền yêu cầu tổng giám đốc đưa ra các giải pháp
phòng ngừa các hậu quả xấu có thể xảy ra, yêu cầu tổng giám đốc bố trí cán bộ
chuyên môn phù hợp để ban kiểm soát có thể thực hiện chức năng của mình. Có


quyền giám sát hoạt động sử dụng vốn ngân hàng trong đầu tư.Có quyền tham
gia các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu thấy cần thiết.
Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực

vì lợi ích của cố đông và người lao động trong ngân hàng.Ban kiểm soát có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình.
2.3. Ban tổng giám đốc
Gồm một tổng giám đốc, hai phó tổng giám đốc thường trực và sáu phó
tổng giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của mình
theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hoạt động của ngân
hàng.Giám đốc có quyền phân công ủy quyền cho các phó giám đốc giải quyết
và ký một số văn bản thuộc thẩm quyền của mình.
Phó giám đốc là người trợ giúp công việc cho giám đốc, phụ trách điều
hành một số nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng và phải chịu trách nhiệm
trước giám đốc và pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.
2.4. Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
- Chức năng: Giao dịch trực tiếp với khách hàng là doanh nghiệp lớn,
doanh
nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng ngoại tệ và VND. Thực hiện
các nghiệp vụ tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể
lệ hiện hành của Techcombank. Trực tiếp tiếp thị và bán các sản phẩm cho đối
tượng khách hàng doanh nghiệp. Tham mưu cho giám đốc, dự kiến kế hoạch
kinh doanh tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh.
- Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng ngoại tệ và VND từ đối tượng
khách hàng
doanh nghiệp
Tiếp thị, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản
phẩm dịch vụ của Techcombank: Thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ điện
tử…


Thẩm định các thông tin liên quan đến khách hàng, xem xét khả năng trả
nợ và quyết định hạn mức tín dụng.

Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, các
thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo khả
năng trả nợ.
Thực hiện việc lưu giữ các hồ sơ tín dụng, cập nhật thông tin của khách
hàng nhanh và chính xác nhất.
Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn hoặc quá hạn, đề
xuất các phương án xử lý nợ quá hạn và tài sản đảm bảo, thế chấp, cầm cố…
- Gồm có các phòng sau:
+ Phòng phát triển kinh doanh và thị trường
+ Phòng quản trị sản phẩm
+ Phòng quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại miền Bắc và miền Trung
+ Phòng quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại mien Nam
+ Phòng kế hoạch doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Phòng kế hoạch doanh nghiệp lớn
+ Phòng dịch vụ và cơ sở khách hàng doanh nghiệp
+ Thị trường khách hàng doanh nghiệp vừa hộ gia đình
2.5. Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân
- Chức năng: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để
khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, quản lý các tài sản tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của
Techcombank. Trực tiếp tiếp thị, quảng cáo và bán lẻ các sản phẩm cho khách
hàng là cá nhân.
- Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VND hay ngoại tệ từ đối tượng là
khách hàng cá nhân
Tiếp thị, hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng là cá nhân về các dịch vụ sản
phẩm của Techcombank


Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng có
nhu cầu giao dịch tín dụng và tài trợ thương mại

Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo
Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng.
Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng đáp ứng yêu cầu của hoạt động tín dụng
Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các phòng
giao dịch, sở giao dịch, chi nhánh.
- Gồm có các phòng:
+ Thị trường quản lý sản phẩm huy động dân cư
+ Thị trường dịch vụ tài chính và đầu tư cá nhân
+ Thị trường phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân
+ Thị trường phát triển sản phẩm thẻ
+ Thị trường bán và dịch vụ chăm sóc khách hàng
+ Thị trường phát triển mạng lưới và kênh phân phối
+ Thị trường quản lý tín dụng cá nhân
2.6. Khối quản trị nguồn nhân lực
- Chức năng: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo theo chủ trương
của
Nhà nước và của Techcombank.
- Nhiệm vụ:Thực hiện quản lý, tuyển dụng lao động
Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt
động của hệ thống ngân hàng
- Gồm có các phòng sau:
+ Phòng tuyển dụng
+ Phòng tiền lương và phúc lợi
+ Phòng quản trị thông tin và chính sách nhân sự
+ Thị trường đào tạo
2.7. Trung tâm nguồn vốn


- Gồm có các phòng:

+ Phòng kinh doanh tiền tệ
+ Phòng quản lý đầu tư tài chính
+ Phòng giao dịch các thị trường hàng hóa
+ Phòng kinh doanh thị phần
+ Phòng kinh doanh ngoại hối
+ Phòng phát triển sản phẩm
+ Ban kinh doanh TreasuryHCM
+ Tổ hỗ trợ khách hàng interbank
2.8. Khối thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng
- Chức năng: phê duyệt các dự án cần vay vốn, sỗ vốn được vay và
phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra
- Các phòng:
+ Phòng quản trị rủi ro tín dụng
+ Phòng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng
+ Phòng tín dụng HO
+ Phòng tín dụng miền trung
+ Phòng tín dụng miền Nam
+ Phòng tín dụng dự án
+ Phòng tín dụng M.Banking miền Nam
+ Phòng giám sát tín dụng và quản lý các khoản vay có vấn đề
+ Phòng quản lý tài sản đảm bảo HO
+ Phòng giám sát tín dụng miền Nam












Chương 2: Thực trạng công tác đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại
ngân hàng TMCP kỹ thương-Techcombank.

Ngân hàng TMCP kỹ thương- Techcombank là ngân hàng chỉ mới thành
lập 18 năm, nhưng ngân hàng đã có nhiều bước tiến đáng kể, ngân hàng đã biết
năm bắt thời cuộc kinh tế và tình hình xã hội để có những hoạt động phù hợp,
đạt được lợi ích cao.
1. Các hoạt động chính tại ngân hàng TMCP kỹ thương-
Techcombank.
1.1. Hoạt động tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho
vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên
đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi
đến hạn thanh toán. Vì vậy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và đồng
thời là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất của ngân hàng. Nên ngân hàng
Techcombank đã xây dựng hệ thống các danh mục tín dụng nội bộ theo phân
nhóm khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh
nghiệp rất nhỏ và kinh doanh hộ gia đình. Trong năm 2008, ngân hàng
Techcombank đã từng bước tập trung hóa công tác thẩm định tại hội sở, nhờ đó
tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân
hàng.
Techcombank luôn duy trì giải ngân và hỗ trợ vốn, đảm bảo khả năng
thanh toán hợp đồng cho các doanh nghiệp, trở thành điểm tựa vững chắc cho
các doanh nghiệp. Năm 2008 là năm nền kinh tế lạm phát ngân hàng
Techcombank đã giảm lãi suất cho vay trước hạn với các hợp đồng cũ đối với
các doanh nghiệp có tình hình hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Trong 5 tháng đầu năm 2009 dư nợ tín dụng đạt trên 32.000 tỷ đồng, trong đó
dư nợ hỗ trợ lãi suất là 8.291 tỷ đồng. Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất


cuat chính phủ trong 5 tháng đầu năm 2009 Techcombank cũng giải ngân được
13.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp cá nhân, doanh nghiệp phục vụ nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng và doanh nghiệp phát triển sản xuất.
1.2. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động huy động vốn là hoạt động hết sức quan trọng
trong ngân hàng. Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích lũy của
người dân ở các vùng miền khác nhau trên Việt Nam Techcombank đã đưa ra
nhiều sản phẩm linh hoạt với hình thức gửi góp/ rút bớt số tiền gửi, hưởng lãi
suất trước/sau/ định kỳ, lãi suất linh hoạt/ cố định theo định kỳ… Ngân hàng có
những gói sản phẩm dành cho những khoản đầu tư lớn thời hạn theo tuần giúp
khách hàng có thể tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rỗi của mình hoặc có thể dự trù
được những khoản chi tiêu trong kì. Ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách
khuyến khích khách hàng tiết kiệm như: Cùng Techcombank đón xuân hái lộc,
Tiết kiêm siêu may mắn, Gửi tiền yên trí trúng giải thưởng tiện nghi… với tổng
giải thưởng lên đến gần 10 tỷ. Tính đến hết tháng 12/2009, tổng vốn huy động
của Techcombank đạt 65.000 tỷ đồng tăng 57,83% so với năm 2008. Trong đó
huy động từ dân cư tăng 50%, huy động từ tổ chức kinh tế tăng khoảng 87% so
với cuối năm 2008.
1.3. Hoạt động thanh toán và ngân quĩ
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu
ở Việt Nam, Techcombank đã có những bước tiền trong thay đổi cơ cấu hoạt
động, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó nhiều gói sản
phẩm, dịch vụ được đem ra giới thiệu trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Ngân hàng lấy phương châm:” khách hàng luôn là trung tâm mọi
hoạt động của ngân hàng”. Các sản phẩm của Techcombank đưa ra dã chuyên
biệt hóa, không đơn thuần là các sản phẩm đơn lẻ mà đã được tăng cường sự hỗ

trợ công nghệ trong quy trình, bán chéo sản phẩm, như thẻ thanh toán, dịch vụ
tài khoản, sản phâm huy động, cho vay nhà, tín dụng tiêu dung.


Techcombank cũng tiếp tục khẳng định ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam
về dịch vụ internet banking đúng tiêu chuẩn quốc tế cho phép khách hàng
không chỉ tham khảo số dư đơn thuần, mà có thể chuyển khoản tới các ngân
hàng trong và ngoài hệ thống Techcombank, thanh toán hóa đơn bán hàng, tiền
vay, tiền thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm định kỳ đặt lịch thanh toán tự động cũng
như nhiều dịch vụ tiện ích khác. Ngoài ra khách hàng còn được cung cấp các
thông tin thông qua website của Techcombank.
Techcombank đã mở rộng hệ thống mạng lưới giao dịch của mình để có
độ phủ lớn hơn đối với các khách hàng cá nhân, kinh doanh hộ cá thể, đầu năm
2009 ngân hàng đã mở thêm 8 chi nhánh và 7 phòng giao dịch nâng tổng số lên
50 chi nhánh và 130 phòng giao dịch.
Hoạt động ngân hàng bán lẻ đóng góp trên 20% trong tổng thu nhập của
ngân hàng.
1.4. Hoạt động đầu tư
Bên cạnh các hoạt động của ngân hàng thương mại truyền thống, ngân
hàng Techcombank cũng chú trọng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư hiện đại, nó
được xem như một trong các trụ cột chính nhằm tăng doanh thu cho ngân hàng.
Techcombank tích cực hỗ trợ thị trường, mở rộng mua trái phiếu ở
những thời điểm thích hợp nhằm tạo tính thanh khoản cho ngân hàng đồng thời
thu được lơi nhuận khi lãi suất thị trường hạ xuống.
Ngoài trái phiếu chính phủ Techcombank cũng xây dựng đầu tư vào các
nghiệp vụ mới như đầu tư vào chứng khoán, bất động sản…
2. Các hoạt động liên quan đến đầu tư mà ngân hàng Techcombank
đang thực hiện.
2.1. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.
2.1.1. Quy trình thẩm định

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định
Các loại hồ sơ chính cần phải kiểm tra, xem xét gồm
- Giấy đề nghị vay vốn


- Hồ sơ về khách hàng vay vốn
+ Hồ sơ về chức năng, năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của
khách hàng.
+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách
hàng và người bảo lãnh( nếu có).
- Các hồ sơ có lien quan đến dự án đầu tư.
+ Dự án đầu tư
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư(
nếu có) của cấp có thẩm quyền.
- Hồ sơ về đảm bảo nợ vay
Bước 2: Thẩm định đánh giá khách hàng vay vốn
Các nội dung phải thẩm định:
- Năng lực pháp lý của khách hàng
- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng
- Mô hình tổ chức, bố trí lao động
- Quản trị điều hành
- Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng
- Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng
Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư
Các nội dung chính cần phải thẩm định bao gồm:
- Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án
- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của dự án.
- Đánh giá, nhân xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn
- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án
Bước 4: Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro


Phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xảy ra trong quá trình
thực hiện đầu tư và sau khi đưa dự án vào hoạt động đưa biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xảy ra.
Bước 5: Lập báo cáo thẩm định
Trên cơ sở những đánh giá, xem xét trong quá trình thẩm định dự án,
chuyên viên nên phân tích tín dụng làm báo cáo thẩm định
Bước 6: Trình duyệt khoản vay
Sau khi hoàn tất khâu thẩm định và tái thẩm định, chuyên viên khách
hàng chuyển báo cáo thẩm định, báo cáo tái thẩm định và toàn bộ các hồ sơ có
liên quan đến khoản vay đến cấp phê duyệt xem xét quyết định.
Bước 7: Hoàn tất thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản
Thực hiện định giá tài sản, hoàn tất thủ tục ký hợp đồng đảm bảo tiền
vay theo yêu cầu của cấp phê duyệt. Nhập kho hồ sơ, tài sản đảm bảo theo quy
định của Techcombank.
Bước 8: Ký hợp đồng thẩm định, giải ngân phát tiền vay
Tiền vay phải được thanh toán đúng mục đích cho vay: tiền vay được
chuyển trực tiếp cho nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, các đơn vị thi công
xây lắp trên cơ sở biên bản nghiệm thu khối lượng, hồ sơ quyết toán công trình,
hóa đơn khách hàng.
Bước 9: Theo dõi, đôn đóc, thu hồi nợ, điều chỉnh gia hạn nợ.
- Đôn đốc thu nợ: sau khi phát tiền vay, cán bộ phait thường xuyên theo
dõi tình hình hoạt động của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Gia hạn nợ- Điều chỉnh kỳ hạn nợ
Trường hợp vì lý do khách quan chưa trả được vốn và tiền lãi vay cho
ngân hàng, chuyên viên khách hàng hướng dẫn cho khách hàng làm đơn xin gia

hạn nợ. Tham gia hạn nợ tối đa không qua ½ thời hạn cho vay. Trường hợp xác
định lịch trả nợ không phù hợp với tình hình triển khai thực hiện dự án trong
thực tế, chuyên viên ngân hàng sẽ xem xét điều chỉnh, kỳ hạn trả nợ nhưng vẫn
phải đảm bảo tham gia cho vay không vượt quá thời gian, được duyệt ban đầu.


Bước 10: Chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn
Khi đến hạn trả nợ của một kỳ hạn trả nợ, nếu khách hàng không
đưo0wcj gia hạn nợ thì toàn bộ số dư nợ còn lại sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn
và phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định cho số tiền bị quá hạn của kỳ hạn
đó. Trong thời gian chuyển nợ quá hạn, chuyên viên ngân hàng phải thường
xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ.
Bước 11: Tất toán hồ sơ vay, giải chấp tài sản thế chấp cầm cố
Khi khách hàng đã tất toán trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi ngân hàng sẽ tất
toán tài khoản tiền vay và làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo của khách hàng.
2.1.2. Nội dung thẩm định.
Công tác thẩm định dự án là công tác hết sức quan trọng để giảm thiểu
các rủi ro co thể xảy ra khi cấp vốn cho một dự án. Sau đó là nội dung chính khi
thẩm định dự án cần phait tiến hành phân tích, đánh giá gồm:
2.1.2.1. Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án
- Mục tiêu đầu tư của dự án
- Sự cần thiết đầu tư của dự án
- Các căn cứ, cơ sở pháp lý của dự án
- Quy mô đầu tư công suất thiết kế, giải pháp công nghê, cơ cấu sản
phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các chỉ
tiêu khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời giant hi công và
dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động). Nguồn vốn để thực hiện dự án
theo nguồn gốc sở hữu như vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh
liên kết…

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
2.1.2.2. Phân tích về thị trường và khă năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
đầu ra của dự án
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất
quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần


xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung
chính cần xem xét đáng giá gồm:
a. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án.
- Phân tích quan hệ cung- cầu với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
- Định dạng sản phẩm của dự án
- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đàu ra của dự án, tình
hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với
sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm
của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý lien
hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong
đó lưu ý lien hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án
có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Nói chung, việc đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án cần
phải đánh giá trên các phương diện sau:
+ Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay
+ Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.
+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư( các giai đoạn đầu tư,
công suất thiết kế).
b. Đánh giá về cung cầu sản phẩm
- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện
tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng
bao nhiêu phần trăm(%), phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản

xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh
tranh hơn.
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án
khác, đối tượng khác cùng thời gian vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra
của dự án.


- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập
khẩu trong thời gian tới.
- Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam
tham gia với các nước khu vực và quốc tế(AFTA, WTO,APEC, Hiệp định
thương mại Việt- Mỹ ) đến thị trường sản phẩm của dự án.
- Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung
sản phẩm, dịch vụ

c. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung- cầu sản phẩm của dự án
xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của
dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa
của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay
không.
Để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm
định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
- Thị trường nội địa:
+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản
phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không
+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu
thụ hay không.
+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn
không, có phù hợp với xu hướng thu thập, khả năng tiêu thụ hay không

- Thị trường nước ngoài
+ Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn, để xuất
khẩu hay không tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh…
+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch
+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường
xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả thế nào.


d. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Ngân hàng Techcombank đánh giá ,xem xét trên các mặt:
- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có
còn hệ thống phân phối không
- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được lập hay chưa, mạng
lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, ước tính chi
phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.
- Các chính sách bán hàng, hoa hồng đại lý, đánh giá các chính sách ưu
đãi đối với những nhà phân phối lớn để tính toán chi phí bán hàng khi tính hiệu
quả của dự án.
- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải
thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động để phần tính toán hiệu quả dự án.
- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì còn có nhận
định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không.
e. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Các chỉ tiêu chính để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm
nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm
- Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài
chính ở các phần sau
2.1.2.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu

vào của dự án.
- Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm
- Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã
có quan hệ từ trước hay mới thành lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá
trong trường hợp phải nhập khẩu.


Phân tích đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu
vào nhằm kết luận hai vấn đề chính:
+ Dự án có chủ động được nguyên vật liệu đầu vào hay không
+ Những khó khăn, thuận lợi đi kèm với việc để có thể chủ động được
nguồn nhiên liệu đầu vào
2.1.2.4. Đánh giá, nhận xét nội dung về phương diện kỹ thuật
a. Địa điểm xây dựng
- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không,
có gần với các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước, và thị trường tiêu
thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào, đánh
giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở đặc điểm khác nào
- Địa điểm dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng
như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu,
tiêu thụ.
b. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả
năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường
- Qui cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào
- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không
c. Công nghệ, thiết bị

- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không ở mức độ nào của thế
giới
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo
cho đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
- Tham gia giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện
dự án dự kiến hay không.


- Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có
chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
d. Quy mô, giải pháp xây dựng
- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với tiến độ
thực hiện dự kiến hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay
không
- Tổng dự toán và dự kiến của từng hạng mục công trình, có hạng mục
nào cần đàu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần
thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù
hợp với thực tế hay không.
- Vấn đề hạ tầng cơ sở giao thông, điện, cấp thoát nước…
e. Môi trường phòng cháy chữa cháy
- Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy
của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
2.1.2.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức, vận hành của chủ đầu tư dự án.
Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều
hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
- Xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp

thiết bị công nghệ ( nếu đã có phê duyệt nhà thầu, nhà cung cấp…)
- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thực tế dự kiến bị mất.
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần,
đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng
nguồn nhân lực cho dự án.

2.1.2.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
a. Tổng vốn đầu tư của dự án


- Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã
được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết
chưa, cần xem xét các yếu tố làm tổng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối
lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ.
Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn của các cấp có thẩm quyên là hợp lý.
Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được xem xét ở giai
đoạn thẩm định dự án sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghê,
về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực
hiện đầu tư…)
Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ
nội dung nào thì cần phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra
nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đàu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục
tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ mà
Techcombank nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương hoặc tổng mức vốn
đầu tư mới ở dạng khai toán, cán bộ thẩm định dự án phải dựa vào số liệu thống
kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư của các dự án trước để nhận định,
đánh giá và tính toán.
b. Xác định nhu cầu vốn đàu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án

và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng
đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ
thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong
từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu
tư trước.
Xác định nhu cầu vốn đầu tư, vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện ủa dự án
là cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời giant
ham gia thi công và xác định thời gian vay trả.
c. Nguồn vốn đầu tư


Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát
loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng
loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh
giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn
vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu
vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá
tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
2.1.2.7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Tất cả những đánh giá trên, nhăm mục đích hỗ trợ cho phân tính toán,
đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Cụ thể:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ
đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố
định), chi phí sữa chữa, tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng
năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: mức độ huy
động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với

đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng
chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của
các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức độ vốn lưu động năm của dự án, của
các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức độ vốn lưu động tự có của chủ dự
án ( phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí
vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để
xác định của chủ dự án phần trách nhiệm đối với ngân sách…
2.1.2.8. Đánh giá về mức độ rủi ro của dự án

×