Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tì...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.77 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN
A. MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

TRANG

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

01 - 02

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

02 - 03

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

03

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

03

V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM

03 - 04

B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH 04 - 07
SÁNG KIẾN NGHIỆM


KINH
NGHIỆM
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC
07- 09
KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

C. KẾT
LUẬN,
KIẾN NGHỊ

III. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ

09 - 16

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ
NHÀ TRƯỜNG.

17

I. KẾT LUẬN

18

II. KIẾN NGHỊ

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
CÁC CẤP ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI C TRỞ LÊN

Kèm theo

PHỤ LỤC

Kèm theo

SangKienKinhNghiem.net


A. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học đã được đặt ra một cách cấp thiết trong các Nghị Quyết quan trọng
của Đảng Cộng Sản Việt Nam, (Bắt đầu từ Nghị quyết của Ban Chấp Hành
Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, trong các Chỉ thị của Chính phủ, của Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII đã khẳng định:"Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của
người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu"[3]
Trong Luật Giáo dục, điều 24.2 cũng ghi rõ: "Phương pháp giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm của từng học sinh, từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh…" [2]
Những nội dung trên trong Điều luật này cũng đã được phân tích cụ thể:
Dạy học thực chất là dạy cho người học tự học trong trạng thái tích cực, chủ
động, sáng tạo trên cơ sở hình thành phương pháp và các kỹ năng tự học. Dạy
học cần tăng cường quán triệt đặc điểm đối tượng, môn học, cấp học. Dạy học
cần chú ý hơn nữa tới việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng vào
thực tiễn trong mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu chiếm lĩnh các kiến thức cơ
bản một cách vững chắc, đủ độ sâu sắc. Dạy học khơng chỉ nhằm một mục đích
duy nhất là dạy chữ, lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng mà bao
trùm hoạt động này là qua dạy chữ mà dạy người, nhằm hình thành và phát triển
các phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xã hội
và của cá nhân người học. Dạy học cần tạo được trạng thái tinh thần tốt đẹp cho
người học, trước hết là tạo được hứng thú và niềm vui cho người học… [2]
Tóm lại: Trong đổi mới phương pháp dạy học thì dạy học nêu vấn đề là
một kiểu dạy học tiên tiến, phù hợp với nhà trường hiện đại, thực hiện chủ
trương tích cực hố hoạt động học tập của học sinh, làm cho các em quen với
việc phát hiện, giải quyết những vấn đề trong tác phẩm văn học, từ đóvận dụng
vào cuộc sống thực tế.
Mặc dù vậy, trong thực tế hiện nay, việc vận dụng dạy học nêu vấn đề trong
khi phân tích một tác phẩm văn chương vẫn cịn là một việc làm khó đối với một
số ít giáo viên. Yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên dạy văn là phải tìm tịi
sáng tạo, tự tìm ra cho mình một con đường độc đáo, dẫn dắt học sinh đi theo
con đường ấy để lĩnh hội kiến thức, cảm nhận cái hay cái đẹp mà nhà văn đề cập
đến trong mỗi tác phẩm của mình.
Dạy học nêu vấn đề trong phân tích một tác phẩm văn chương nói chung
cịn là điều khó, thì dạy học nêu vấn đề khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình
lại càng khó khăn hơn. Đó là một thực tiễn trong tình hình dạy học Ngữ văn hiện

nay địi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn cần quan tâm tìm biện pháp khắc phục.
Hiện nay trong các nhà trường Trung học cơ sở, vấn đề đổi mới phương
1
SangKienKinhNghiem.net


pháp dạy học nói chung và đối với bộ mơn Ngữ văn nói riêng ln ln được
chú trọng và đã đạt được những hiệu quả to lớn đáng ghi nhận.
Tuy vậy vẫn còn một bộ phận giáo viên vẫn ngại dạy thơ, hoặc dạy thơ
không thành công, chưa làm cho học sinh thích học thơ, yêu thơ và dễ thuộc, dễ
cảm thụ thơ. Thay bằng việc nghiên cứu, phân tích các biện pháp nghệ thuật có
giá trị cao trong biểu đạt nội dung của bài thơ là việc diễn giải "nơm na", thậm
chí có khi cịn suy diễn một cách phi lơ gích những nội dung theo cách hiểu cảm
tính, chủ quan của giáo viên. Vì vậy có khi một vấn đề mang nội dung sâu sắc,
một thủ pháp nghệ thuật tinh tế lại bị dung tục hoá một cách đáng tiếc.
Ngun nhân của tình trạng trên chính là người giáo viên dạy Văn chưa biết
phát hiện vấn đề, có khi chưa biết giải quyết vấn đề một cách đúng đắn theo lơ
gích của tư duy hình tượng trong tác phẩm văn chương. Như vậy cũng có nghĩa
là chưa thực hiện vận dụng Dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm, đặc biệt
là một bài thơ hay.
Là một Phó Hiệu trưởng làm nhiệm vụ chỉ đạo chun mơn, công tác ở
trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn - Thanh Hóa, tơi ln ln có
một mong muốn sẽ được giúp các đồng nghiệp là giáo viên Ngữ văn Trung học
cơ sở có thể khắc phục những thiếu sót nói trên, nhằm thực hiện tốt chủ trương
đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là biết vận dụng phương pháp Dạy học
nêu vấn đề ở bộ môn Ngữ văn. Trước nhu cầu học tập của học sinh, trước yêu
cầu nâng cao chất lượng dạy học của đồng nghiệp, của nhà trường, của địa
phương và đặc biệt, trước một vấn đề lớn của Đảng, của toàn xã hội đặt ra đối
với ngành Giáo dục là phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo và bồi dưỡng học sinh trở thành những

công dân phát triển đầy đủ tài năng, nhân cách phục vụ công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước trong thời đại Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay; bản
thân tơi ln nhận thức sâu sắc về vai trị nhiệm vụ của mình trong việc chỉ đạo
chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đồng thời, tơi cũng ln ln mong
muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các đồng chí đồng
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường và địa
phương.
Xuất phát từ những lý do trên, trong phạm vi đề tài này, tơi xin trình bày
một số kinh nghiệm: "Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học
nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn
lớp 9 nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh ở trường Trung học cơ
sở Nga Trường - Nga Sơn".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm tìm ra những cách thức dạy
học tác phẩm thơ trữ tình bằng phương pháp nêu vấn đề trong chương trình bộ
mơn Ngữ văn lớp 9 ở trường Trung học cơ sở nói chung và trường Trung học cơ
sở Nga Trường nói riêng. Từ đó, là một cán bộ quản lý, tơi có thể triển khai bồi
dưỡng cho đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn trực tiếp giảng dạy trong nhà trường
vận dụng phương pháp đổi mới vào q trình giảng dạy. Tơi mong muốn rằng
với phương pháp dạy học đổi mới này, người giáo viên Ngữ văn sẽ khắc phục
được một số nhược điểm trong dạy học tác phẩm trữ tình, đồng thời, học sinh sẽ
2
SangKienKinhNghiem.net


được phát huy tối đa hơn nữa khả năng sáng tạo, tự chủ, độc lập trong tư duy.
Các em sẽ có thêm nhiều hứng thú trong học tập, tích cực suy nghĩ, phát hiện, có
khả năng phân tích, đánh giá, nhận xét về những hiện tượng Văn học, về nhân
vật trữ tình, hệ thống cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật thi pháp như ngơn ngữ,
hình ảnh trong thơ. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn Ngữ văn

nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này căn cứ vào các nguyên lý cơ bản và tầm quan trọng của Đổi mới
phương pháp giảng dạy, vận dụng những hiểu biết về phương pháp dạy học tích
cực trong dạy học nói chung và bộ mơn Ngữ văn nói riêng. Tơi đi từ việc nghiên
cứu những nội dung chủ yếu trong các mối quan hệ giữa dạy học tích cực với
vai trị chủ động của người học, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, đến
việc làm rõ các khái niệm như: "Vấn đề"; "Tình huống có vấn đề"… trong một
tác phẩm Văn học, cũng như khái niệm:"Câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn
chương"…
Qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn tại tổ nhóm bộ mơn Ngữ
văn, đến việc khảo sát thăm dò học sinh lớp 9 trong nhà trường Trung học cơ sở
Nga Trường để kiểm tra nắm bắt mức độ hiệu quả khi vận dụng nội dung của đề
tài sáng kiến kinh nghiệm này vào quá trình dạy học. Trên cơ sở đó, tơi đã
nghiên cứu, tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm về phương pháp dạy học nêu
vấn đề khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình mơn Ngữ văn
lớp 9 để triển khai bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở
trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc, nghiên cứu tài
liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên… để xây dựng thành cơ sở
lý thuyết về phương pháp dạy học Nêu vấn đề khi phân tích một tác phẩm thơ
trữ tình trong chương trình mơn Ngữ văn lớp 9.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Thơng qua
phiếu thăm dị, trao đổi trò chuyện với học sinh và các thầy cô giáo dạy bộ môn
Ngữ văn trong nhà trường, từ đó nắm bắt tâm tư, tình cảm, hứng thú học tập, kết
quả học tập của học sinh trước và sau khi vận dụng phương pháp dạy học
nêuvấn đề.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Là việc phân tích số liệu, đối chiếu,

so sánh số liệu trước và sau áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Từ đó rút
ra những kết luận, bài học kinh nghiệm cần vận dụng để đưa vào bồi dưỡng cho
đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2000-2001, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường Trung
học cơ sở Thị Trấn Nga Sơn, tôi đã nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm và
đưa vào vận dụng "Vận dụng dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề trong giảng
văn ở trường Trung học cơ sở" đã được Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục & Đào
tạo Thanh Hóa đánh giá xếp loại C. Tuy nhiên, phạm vi của đề tài này khá rộng.
(Trong giảng văn ở trường Trung học cơ sở).
3
SangKienKinhNghiem.net


Năm học 2011-2012, là một Phó hiệu trưởng, được phân công trực tiếp
giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9B trường Trung học cơ sở Nga Thiện, tôi đã thu
hẹp phạm vi nghiên cứu và đối tượng áp dụng đề tài cho học sinh lớp 9 ở trường
Trung học cơ sở Nga Thiện, đúc rút và viết sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng
đổi mới phương pháp dạy học bằng cách nêu vấn đề trong chương trình Ngữ
văn lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Nga Thiện - Nga Sơn" và được Hội đồng
khoa học Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa đánh giá xếp loại C.
Năm học 2015-2016, tơi được phân cơng điều động về làm Phó Hiệu
trưởng trường Trung học cơ sở Nga Trường. Trước thực trạng và nhu cầu học
tập của học sinh, trước yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy của đồng
nghiệp và yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
Trung học cơ sở Nga Trường, đồng thời cũng để thực hiện nhiệm vụ của một
Phó Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ, tôi tiếp tục nghiên cứu đề
tài này và đưa vào triển khai bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên bộ mơn Ngữ
văn trong nhà trường. Năm học 2016-2017, tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên
bộ mơn thực nghiệm, và theo dõi sát sao, qua các hoạt động dự giờ thăm lớp,

kiểm tra, khảo sát việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh lớp 9B trường
Trung học cơ sở Nga Trường, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Từ đó,
tơi đã tiếp tục đúc rút kinh nghiệm và viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Bồi
dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác
phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm gây hứng thú học tập
bộ môn cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn".
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Ý nghĩa quan trọng của phương pháp dạy học tích cực và vai trị của
hứng thú nhận thức trong quá trình học tập của học sinh.
Trong cuốn "Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở",
nhóm đồng tác giả (Đồng chủ biên) Trần Kiều - Trần Đình Châu đã nêu rõ: "Từ
lâu, các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thức trong q
trình học tập". A. Kơ-men-xki xem "Tạo hứng thú là một trong các con đường
chủ yếu làm cho hoạt động học tập trong nhà trường trở thành niềm vui". JJ
Rút-xô dựa trên hứng thú của trẻ đối với các sự vật hiện tượng xung quanh để
xây dựng cách dạy học phù hợp với trẻ. K.Đ.U-xin-xki thì xem "hứng thú là một
cơ chế bên trong đảm bảo dạy học có hiệu quả". Cịn J. Đi-y cho rằng: "Việc
giảng dạy phải kích thích được hứng thú. muốn vậy, phải để cho trẻ em độc lập
tìm tịi, thầy giáo chỉ là người tổ chức, thiết kế, cố vấn". Trong khi xác định
những điều kiện để tiến hành phương pháp tìm tòi khám phá đạt hiệu quả, J Brunơ nêu điều kiện đầu tiên là "giáo viên phải biết vận dụng nào cho phù hợp với
năng lực, hứng thú, nhu cầu của trẻ." [1]
Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn khơng
chỉ trong quá trình dạy học mà đối với cả quá trình phát triển nhân cách tồn
diện của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai
yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cự và độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại,
phong cách học tập tích cực, độc lập sáng tạo có ảnh hưởng tới sự phát triển
hứng thú và tự giác.
4
SangKienKinhNghiem.net



J.Bru-nơ cho rằng: "Hứng thú nhận thức được hình thành qua việc tổ chức
các hoạt động học tập như những hành động khám phá". Theo E.P.Bru-nôp:
"Một niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong việc
thực hiện các thao tác độc lập dài hơi. Nếu học sinh được học tập, quan sát, so
sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá, khái qt hóa các sự kiện hiện tượng thì các
em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú cũng bộc lộ rõ". [1]
Kinh nghiệm dạy học và các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Để hình
thành, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh, cần có các điều kiện sau đây:
+ Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay nhất là tổ
chức giải quyết những tình huống có vấn đề địi hỏi học sinh tự giải quyết
bằng những dự đoán, giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược.
+Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của
học sinh. Một nội dung q dễ hoặc q khó đều khơng gây được hứng thú. Cần
biết dẫn dắt để học sinh ln ln tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến
thức, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành.
+Tạo ra khơng khí thuận lợi cho lớp học, làm cho học sinh thích thú được
đến lớp, mong đợi đến giờ học. Muốn thế, phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa
thầy và trò, giữa trò với trò. Bằng trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình, giáo
viên tạo được uy tín cao đối với học sinh. Bằng tác phong gần gũi thân mật, giáo
viên chiếm được sự tin cậy của học sinh. Bằng cách tổ chức và điều khiển hợp lý
các hoạt động học tập của từng cá nhân và tập thể, giáo viên tạo được hứng thú
học tập và niềm vui trong học tập của từng cá nhân và cả lớp.
2. Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và sáng tạo của học sinh trong q
trình học tập.
Cũng trong cuốn "Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ
sở", nhóm đồng tác giả (Đồng chủ biên) Trần Kiều - Trần Đình Châu đã viết:
Trí sáng tạo thường được hiểu là khả năng sản sinh những ý tưởng mới, độc đáo,
hữu ích, phù hợp với hồn cảnh. Mặc dù cịn có ý kiến khác nhau về bản chất,

nguồn gốc của trí sáng tạo, nhưng vì sáng tạo là điều rất cần cho cuốc sống con
người, nên các nhà tâm lý học đã tìm cách đo lường, đánh giá năng lực sáng tạo
của mỗi cá nhân. Người ta đưa ra một tình huống với một số điều kiện xuất phát
rồi yêu cầu đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt, trong một thời gian càng ngắn
càng hay. Việc đánh giá tính sáng tạo được căn cứ vào số lượng, tính mới mẻ,
tính độc đáo, tính hữu ích của các đề xuất. [1]
Trong "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên" của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nêu:
Sáng tạo là một tiềm năng vốn có của con người, khi có dịp thì bộc lộ ra. Mỗi
người thường chỉ quen sáng tạo trong một vài lĩnh vực nào đó, (như Tốn, Văn,
Âm nhạc, Hội họa…), và có thể luyện tập để rèn luyện và phát triển óc sáng tạo
đó. Tính sáng tạo thường liên quan đến tư duy tích cực chủ động, độc lập, tự tin.
Muốn phát triển trí sáng tạo của học sinh, phải áp dụng kiểu dạy học tích cực phân hóa. Giáo viên phải biết hướng dẫn, tổ chức cho học sinh mình tự khám
phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp
học, tạo điều kiện cho tiềm năng sáng tạo của từng học sinh được bộc lộ và phát
huy. Giáo viên phải tập cho học sinh có thói quen nhìn nhận một sự kiện, hiện
tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lý giải một
5
SangKienKinhNghiem.net


hiện tượng. Biết đề xuất nhiều giả thuyết khác nhau khi giải quyết một tình
huống. Phải giáo dục học sinh khơng được vội vã bằng lịng với giải pháp đầu
tiên được nêu ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những quy tắc đã học trước đó,
khơng máy móc áp dụng những mơ hình đã gặp trong các bài đã học, trong sách
vở để giải quyết xử lý những tình huống mới. [6]
Như vậy: Với những quan niệm như đã trình bày ở trên về Ý nghĩa của
phương pháp dạy học tích cực, về Vai trị quan trọng của hứng thú nhận thức
trong quá trình học tập của học sinh, về Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và
năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập... Tôi nghĩ rằng Dạy học
nêu vấn đề ở bộ môn Ngữ Văn là một trong những phương pháp dạy học tích

cực nhằm phát huy vai trị chủ động, rèn khả năng giải quyết tình huống, phát
triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh một cách vô cùng hữu hiệu.
3. Khái niệm “vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương”
Trong tài liệu hướng dẫn "Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở
trường Trung học cơ sở" của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: "Vấn đề là mâu
thuẫn giữa tri thức văn học, phương thức phân tích, cắt nghĩa, bình phẩm đã có ở
học sinh với các giá trị nội dung tư tưởng và giá trị thẩm mỹ cần tìm của tác
phẩm. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng những nỗ lực hoạt động, sáng
tạo và cảm xúc thẩm mỹ của học sinh". ( Theo V.O Koon).[5]
4. Khái niệm "tình huống có vấn đề trong tác phẩm văn chương".
Chúng ta có thể kết hợp định nghĩa của Đặng Vũ Hoạt với định nghĩa của
giáo sư Phan Trọng Luận thành định nghĩa chung về “tình huống có vấn đề”
như sau: Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng
thái tâm lý đặc biệt: Cảm thấy có cái khó trong nhận thức, hay nói cách khác, có
mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, đồng thời chủ thể có
mong muốn giải quyết mâu thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết tạo ra
phương thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới. [5]
“Tình huống có vấn đề” phải có đủ ba yếu tố: Cái chưa biết, nhu cầu nhận
thức của chủ thể, khả năng có thể chiếm lĩnh cái chưa biêt của chủ thể.
Có 7 loại “tình huống có vấn đề”:
+Tình huống khủng hoảng,
+ Tình huống bất ngờ,
+ Tình huống khơng phù hợp,
+ Tình huống xung đột,
+ Tình huống lựa chọn,
+ Tình huống phản bác,
+ Tình huống giả định.
5. Khái niệm “Câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn chương”
Trong tài liệu hướng dẫn "Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở
trường Trung học cơ sở" của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định nghĩa: Câu hỏi

câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi có liên quan chặt chẽ giữa vấn đề và tình
huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề nhằm xác định rõ vấn đề và tạo tình huống
có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề khơng nhằm mục đích tái hiện kiến thức, không
nhằm khơi gợi sự tự biểu hiện của học sinh khi đánh giá chi tiết hay toàn bộ tác
phẩm văn học. Câu hỏi nêu vấn đề phải làm rõ vấn đề đang tiềm ẩn trong tác
6
SangKienKinhNghiem.net


phẩm gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên khuyến khích học
sinh giải quyết vấn đề đã nêu ra. Câu hỏi nêu vấn đề phải đưa người nghe vào
tình huống có vấn đề. [5]
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thực trạng chung
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, hiện
nay, các nhà trường đã được sự lãnh chỉ đạo chuyên môn của các cấp Phịng, Sở,
Bộ Giáo dục & Đào tạo ln ln được tiến hành thường xuyên, tổ chức các
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng dạy học bộ môn Ngữ
văn đã đạt được những kết quả to lớn đáng ghi nhận. Tuy vậy, vẫn còn một bộ
phận giáo viên chưa có sự sáng tạo trong giảng dạy bộ mơn nói chung và cịn
gặp nhiều lúng túng khi dạy các tác phẩm thuộc thể loại thơ trữ tình nói riêng.
Vì vậy chất lượng dạy trong một số tiết, một số bài học ở bộ môn Ngữ văn trong
nhà trường Trung học cơ sở chưa thực sự cao như mong muốn.
2. Thực trạng giáo viên
Là một Phó Hiệu trưởng nhà trường Trung học cơ sở, trong nhiều năm chỉ
đạo chun mơn, qua tìm hiểu thực trạng các nhà trường Trung học cơ sở nói
chung và nhà trường Trung học cơ sở Nga Trường ở huyện Nga Sơn nói riêng,
tơi thấy có nhiều giáo viên giàu năng lực, giàu kinh nghiệm, vận dụng tốt việc
đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình

nói riêng. Tuy vậy, bên cạnh đó họ vẫn cịn lúng túng khi dạy thơ trữ tình. Tơi
xin nêu ra một số nhược điểm sau:
1.1.Tình trạng diễn nơm thơ trữ tình. Người dạy chỉ nói lại, kể lại nội dung
trực tiếp của những câu thơ bằng lời lẽ thông thường có tính chất nơm na. Cách
làm này làm cho người học không hào hứng. Nguyên nhân của cách làm này là
do giáo viên đánh giá thấp trình độ học sinh, cũng có khi do quan niệm sai về
cách dạy thơ trữ tình. Cũng có khi do khả năng hạn chế hoặc thiếu đi sâu nghiên
cứu các yếu tố thi pháp. Cách làm này đã dung tục hóa việc giảng dạy thơ trữ
tình.
1.2. Tình trạng làm phức tạp hóa mạch cảm xúc trong bài thơ trữ tình, giáo
viên lơi cuốn học sinh bằng những lời lẽ văn hoa, bóng bảy, dùng nhiều khái
niệm thuật ngữ chuyên môn của nghiên cưú và giảng dạy văn học. Cách làm này
thường làm cho người học và người dạy cảm thấy giờ học tưởng như là hấp dẫn,
sinh động, có nhiều màu sắc văn chương nhưng xét về lợi ích thực tế của việc
giảng dạy thơ thì cũng khơng hơn gì cách thứ nhất vì không đem lại cho học
sinh những cảm xúc mới mẻ về những bài thơ mà họ được học.
1.3. Tình trạng lấy bài thơ trữ tình đang dạy làm điểm xuất phát để từ đó
liên hệ, liên tưởng dẫn dắt học sinh tới những câu thơ, tứ thơ trong những tác
phẩm văn học khác theo sở trường và cảm hứng tự do của người giảng. Cách
làm này thường cuốn hút cả thầy lẫn trò đi vào giờ học một cách say sưa, nhiều
khi quên cả giờ giấc. Nhưng sự say sưa đó khơng phải là kết quả bình giảng
những câu thơ tạo nên mà chủ yếu là do sự trích dẫn liên hệ văn thơ ở ngoài bài
thơ mang lại. Người dạy đã biến bài thơ thành nguyên cớ hợp pháp để liên tưởng
liên hệ tất cả những gì mình thích một cách tùy tiện thiếu nguyên tắc.
7
SangKienKinhNghiem.net


3. Thực trạng tình hình học sinh
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng học tập trì trệ thụ động thiếu hào

hứng của học sinh trong học tập bộ môn Ngữ văn. Xét về xã hội, thời đại chúng
ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, đại đa số học sinh chỉ muốn học
những ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế… Ít có học sinh hứng thú học
văn, bởi phần đông học sinh nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con
người xã hội, khơng học vẫn biết đọc, biết nói; học văn khơng thiết thực. Văn có
kém một chút, ra đời vẫn nói được và viết được, cịn khơng học ngoại ngữ,
khơng học khoa học, kỹ thuật, tốn, lý, hóa… thì ra đời sẽ khó khăn trong lập
nghiệp. Có thể đó là lý do làm cho đa số học sinh không cố gắng học văn. Rõ
ràng tâm lý cá nhân, nếp sống, quan niệm sống của đông đảo nhân dân đã ảnh
hưởng đến tâm lý của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
Tuy nhiên ở đây cịn có nguyên nhân thuộc về phương pháp dạy học bộ
môn Ngữ văn. Từ một số nhược điểm trong phương pháp dạy học của giáo viên
cũng gây nên tình trạng học sinh ngại học văn, khơng có nhiều hứng thú, khơng
tích cực, chủ động và càng không phát triển năng lực sáng tạo trong học tập.
Một bộ phận giáo viên trong giờ dạy văn nói chung và dạy tác phẩm thơ trữ tình
nói riêng, cịn dạy học chủ yếu dựa vào diễn giảng, hoặc là cung cấp kiến thức
một cách áp đặt, chưa xem học sinh là chủ thể sáng tạo, bắt các em phải tiếp thu
một cách thụ động, chưa tạo điều kiện cho các em được trao đổi ý kiến để tự giải
quyết vấn đề theo cách riêng của mình, chưa chú trọng việc đọc trong quá trình
đọc - học văn. Với một tác phẩm thơ trữ tình mà giáo viên không chú ý rèn cách
đọc, chưa giúp học sinh hiểu văn qua cách đọc thì khơng thể đạt hiệu quả và làm
cho học sinh ngại học văn nói chung và ngại học tác phẩm thơ trữ tình nói riêng.
Một số thầy cơ giáo nói chung và giáo viên Ngữ văn nói riêng cịn chịu ảnh
hưởng của lối tư duy theo kiểu giáo điều đã lâu đời, không cho học sinh đối
thoại, thậm chí theo lối phong kiến xa xưa, coi việc học sinh đối thoại với thầy
là hỗn láo, thầy cơ ấy quan niệm rằng học trị thì chỉ biết vâng lời, thầy nói gì
cũng phải cúi đầu nghe, không được bàn cãi… Quan niệm này cũng tạo cho học
sinh khơng dám phát huy vai trị tích cực chủ động sáng tạo của bản thân trong
quá trình học tập nói chung và bộ mơn Ngữ văn nói riêng.
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến những yếu kém, hạn chế của học

sinh trong học tập bộ môn Ngữ văn nói chung và trong những giờ học tác phẩm
thơ trữ tình như sau:
- Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo. Học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động. Tính chất thụ động thể hiện ở việc thiếu hứng thú, học đối phó và
về nhà chỉ cịn biết đọc thuộc để trả bài và làm bài. Cách học đó tất nhiên cũng
khơng có điều kiện để tìm tịi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng khơng được khuyến
khích sáng tạo.
- Học sinh khơng biết tự học, khơng có nhu cầu tự tìm hiểu, tự nghiên cứu,
khơng biết cách chủ động tự đọc sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, khơng
biết cách phân biệt giữa cái chính và cái phụ, khơng biết tìm kiến thức trọng tâm
để học, khơng biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết.
- Học sinh thiếu sự hợp tác giữa trò với trò, giữa trị với thầy. Mỗi em học
sinh trong q trình học tập đều không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bởi
8
SangKienKinhNghiem.net


mỗi học sinh thường chú ý vào một điểm, bỏ qua hoặc không đánh giá hết ý
nghĩa của các kiến thức khác. Trong điều kiện đó, nếu biết cách hợp tác trong
học tập, giữa thầy giáo và học sinh, giữa học sinh và học sinh có thể bổ sung cho
nhau để vấn đề được giải quyết thấu đáo hoàn chỉnh và toàn diện, sâu sắc hơn.
- Học sinh học tập bộ mơn Ngữ văn trong tình trạng thiếu hứng thú, thiếu
đam mê, thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu sự mê say nhiệt tình, thiếu tính tích
cực, chủ động.
Qua thăm dị, khảo sát học sinh lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Nga
Trường, tôi thấy số học sinh biết những kĩ năng cơ bản để cảm thụ, phân tích
một tác phẩm thơ trữ tình cịn q ít. Từ đó học sinh nảy sinh tâm lý ngại học
thơ nói riêng và ngại học bộ mơn Ngữ văn nói chung.
* Kết quả khảo sát học sinh trước khi triển khai đề tài sáng kiến kinh
nghiệm

Năm
Lớp Tổng Số học sinh biết phân Số học sinh yêu thích
học
số
tích một tác phẩm thơ học bộ mơn Ngữ Văn
trữ tình
20159B
36
SL : 18 em TL : 50 % SL 12 em TL: 33,3%
2016
Như vậy: Trước khi triển khai đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng
dạy, số học sinh biết phân tích một tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình sách
giáo khoa cịn thấp, và đặc biệt, tình trạng học sinh khơng thích học Văn vẫn còn
nhiều. Thực trạng ấy đòi hỏi người giáo viên dạy Văn phải trăn trở tìm tịi đổi
mới phương pháp, nhằm lôi cuốn các em tham gia học tập bằng niềm hứng thú
nhất định thì mới đáp ứng được yêu cầu học tập bộ môn.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để triển khai bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp về cách thức dạy
học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình thuộc chương trình Ngữ văn
lớp 9, tơi đã hướng dẫn cho các đồng chí giáo viên bộ mơn trong tổ Ngữ văn của
nhà trường thực hiện tốt những giải pháp và cách thức tổ chức cụ thể như sau:
1. Các giải pháp thực hiện:
1.1. Đối với giáo viên
a. Người giáo viên cần biết vận dụng các khái niệm vào đặc trưng tác
phẩm thơ trữ tình
- “Vấn đề” trong bài thơ trữ tình là mâu thuẫn giữa các tri thức văn học
(Bao gồm phương pháp phân tích các yếu tố nghệ thuật như nhạc điệu, nhịp
điệu, vần điệu, thể thơ, ngơn ngữ, hình ảnh thơ, lối cấu tứ bài thơ...) với giá trị
nội dung nghệ thuật, mạch cảm xúc của nhà thơ.
- “Tình huống có vấn đề” trong bài thơ trữ tình cũng mang đầy đủ các đặc

điểm như “tình huống có vấn đề” trong tác phẩm văn chương nói chung.
- “Câu hỏi nêu vấn đề” trong phân tích bài thơ trữ tình thường tập trung
vào việc khai thác các yếu tố nghệ thuật nhằm xác định nêu ra vấn đề và lơi
cuốn học sinh có hứng thú vào việc giải quyết vấn đề. Các câu hỏi thường chủ
yếu giúp học sinh chủ động giải quyết vấn đề - chỉ ra giá trị nội dung, giá trị tư
tưởng cảm xúc chủ đạo thơng qua việc phân tích các yếu tố nghệ thuật trong thơ.
b. Người giáo viên cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về nội dung,
9
SangKienKinhNghiem.net


phương pháp yêu cầu của dạy học nêu vấn đề.
- Cần hiểu được bản chất chức năng của dạy học nêu vấn đề, tình huống có
vấn đề, các mức độ, các bước của dạy học nêu vấn đề, nắm vững hệ thống khái
niệm và thuật ngữ trong dạy học nêu vấn đề, tính chất thời sự và hiện đại của
kiểu dạy học nêu vấn đề nhằm tránh tình trạng có những ngộ nhận về dạy học
nêu vấn đề đồng thời người dạy học nêu vấn đề cũng cần đảm bảo những
nguyên tắc nhất định tránh sai lệch phiến diện.
- Nắm vững đặc trưng thể loại của tác phẩm thơ trữ tình. Biết phát hiện
khám phá những phương tiện nghệ thuật mang tính đặc thù của thơ trữ tình là
mạch cảm xúc thông qua các yếu tố như chất nhạc (nhạc điệu,nhịp điệu,vần
điệu, thanh điệu), hình ảnh, ngơn ngữ cấu tứ thơ.
- Nắm vững đặc trưng phương pháp dạy thơ. Phân tích thơ trữ tình là phân
tích tìm ra mạch cảm xúc chủ đạo trong bài thơ thông qua việc phân tích các yếu
tố nghệ thuật trong bài thơ. Từ đó học sinh tự giác chủ động tiếp thu lĩnh hội
kiến thức.
- Trên cơ sở nắm vững nội dung phương pháp của dạy học nêu vấn đề, đặc
trưng thể loại và phương pháp dạy thơ theo đặc trưng loại thể, người giáo viên
phải vận dụng dạy học nêu vấn đề vào phân tích một tác phẩm thơ trữ tình cụ
thể có hiệu quả cao.

1.2. Đối với học sinh
Trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn Ngữ văn phải thường xuyên gần
gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, động viên, khích lệ học sinh
nhận thức sâu sắc những vấn đề sau:
- Học sinh cần có nhiều hứng thú trong học tập. Học sinh trong quá trình
tiếp thu kiến thức khơng cịn cảm thấy nhà chán đơn điệu khi học thơ như
phương pháp áp đặt nhồi sọ như trước kia.
- Học sinh cần tự giác nhiệt tình chủ động tham gia suy nghĩ tìm cách giải
quyết vấn đề một cách triệt để hoàn thiện.
- Học sinh được phát huy vai trị chủ thể sáng tạo của mình trong q trình
tiếp nhận tác phẩm. Các em được dùng đơi chân của chính mình đi trên con
đường riêng độc đáo của mình để đến với tác phẩm, đến với nhà văn, hiểu
những vấn đề mà nhà văn muốn nói trong tác phẩm.
2. Tổ chức thực hiện
Trong cấu trúc một giờ học văn nói chung, giờ học một bài thơ trữ tình nói
riêng đều có mơ hình bốn phần cơ bản: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm...; Phân tích tác phẩm; Tổng kết / Ghi nhớ;
Luyện tập. Chúng ta cần phải vận dụng dạy học nêu vấn đề ở cả bốn phần,
nhưng chủ yếu là ở phần phân tích và tổng kết.
Tơi đã hướng dẫn các đồng chí giáo viên bộ mơn phương pháp để dạy học
bằng phương pháp nêu vấn đề một tác phẩm thơ trữ tình thành cơng, giáo viên
cần tổ chức thực hiện bằng các biện pháp chủ yếu như sau:
2.1. Một là : Phát hiện vấn đề
- Trước khi lên lớp, người giáo viên phải đọc kỹ tác phẩm, xác định đúng,
đầy đủ và nắm chắc những đơn vị kiến thức cơ bản của bài thơ, từ đó mới tìm
tịi con đường (phương pháp dạy học) để học sinh học bài, chủ động hiểu được
10
SangKienKinhNghiem.net



những kiến thức ấy.
Ví dụ 1 : Trong bài thơ "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương - Ngữ Văn lớp 9,
tập I1), ta cần xác định những vấn đề sau:
- Nhạc điệu bài thơ tha thiết, những câu thơ như không ngắt nhịp nghe như
nỗi tiếc thương vơ hạn khơng gì diễn tả nổi của nhà thơ trước nỗi đau Bác mất.
- Cách dùng từ, nhan đề bài thơ là "Viếng lăng Bác" nhưng ở khổ một, tác
giả dùng từ "thăm", cách xưng hô "con - Bác" ấm áp gần gũi ruột thịt như cha
con.
- Cách dùng hình ảnh ẩn dụ - hàng tre, mặt trời, tràng hoa... có giá trị sâu
sắc.
- Cách dùng điệp từ “muốn làm" ở khổ cuối bài thơ có tác dụng thể hiện lý
tưởng sống của nhà thơ.
- Cấu tứ bài thơ, sự phát triển của mạch cảm xúc trong bài thơ...
Ví dụ 2. Ở bài "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" - Phạm Tiến Duật, Ngữ
văn 9, tập 1. Ta cần phát hiện những vấn đề sau:
- Hình ảnh chủ đạo trong bài thơ là hình ảnh nghệ thuật độc đáo: Chiếc xe
khơng kính.
- Nhạc điệu bài thơ như âm hưởng của đồn xe đang rầm rập tiến ra chiến
trường trên con đường Trường Sơn gập ghềnh khúc khuỷu. Tác dụng của nhịp
điệu ấy.
- Lời thơ mộc mạc như ngơn ngữ lời nói thường thể hiện chất lính hồn
nhiên trẻ trung yêu đời.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng: Đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe
khơng kính, cuối bài thơ, xe lại hư hỏng thêm nhiều thứ khác. Khơng kính,
khơng đèn, không mui, thùng xe xước... Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
- Hình ảnh “trái tim” cầm lái, tác dụng nghệ thuật và giá trị tư tưởng của
hình ảnh ấy.
2.2. Hai là : Xây dựng tình huống có vấn đề.
- Vấn đề là tiềm ẩn, có sẵn trong tác phẩm văn học, khi nó được phát hiện
thì đã có sự lao động của người giáo viên. Tuy nhiên, phát hiện vấn đề có đưa

thành tình huống có vấn đề hay không mới là dạy học nêu vấn đề. Nếu chỉ thông
báo vấn đề là kiểu dạy học truyền thống, nếu người dạy chọn kiểu dạy học nêu
vấn đề thì phải dùng mọi biện pháp để đưa vấn đề thành tình huống có vấn đề.
Tức là phải đặt ra vấn đề cho học sinh, làm cho học sinh có ham muốn tìm hiểu
và giải quyết và chắc chắn phải được giải quyết. Cái khó nhất của người giáo
viên là tìm ra vấn đề lý thú tưởng dễ mà lại khó, tưởng đơn giản mà không đơn
giản, giải quyết vấn đề, học sinh sẽ thoả mãn, vui sướng vì hiểu được tri thức
mới, chiếm lĩnh và khám phá.
- Để tạo tình huống có vấn đề, giáo viên dùng câu hỏi nêu vấn đề. Đó là
vấn đề một khâu, vấn đề đơn giản. Đối với vấn đề hai khâu và phức tạp hơn thì
câu hỏi nêu vấn đề phải được kết hợp với sự dẫn dắt và thẩm bình, kể cả với
những câu hỏi phụ thì mới tạo ra tình huống có vấn đề, kích thích lịng ham hiểu
biết để học sinh tự giác, chủ động tham gia giải quyết vấn đề một cách thoả
đáng.
- Để xây dựng tình huống có vấn đề, người giáo viên cần vận dụng sự lành
11
SangKienKinhNghiem.net


nghề, kinh nghiệm bản thân, kiến thức, năng lực sư phạm một cách linh hoạt có
sáng tạo, cần tránh những kiểu sáo mịn, rập khn, cứng nhắc gây sự nhàm
chán trong sự tiếp nhận của học sinh.
- Người giáo viên cần phân biệt vấn đề và tình huống có vấn đề. Vấn đề
ln ln tiềm ẩn sẵn có trong tác phẩm là dụng ý nghệ thuật, là tư tưởng các
nhà văn. Nhưng để vấn đề trở thành tình huống có vấn đề thì người giáo viên
phải xây dựng những hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
Ví dụ 1: Khi phân tích bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" - Ngữ
văn 9, tập 1. Chúng ta cần đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề như sau:
? Tại sao trong thơ xưa, các nhà thơ thường lấy đề tài từ những hình ảnh
cầu kỳ, kỳ vĩ, có vẻ đẹp cao quý theo lối tượng trưng mà ở bài thơ này, Phạm

Tiến Duật lại chọn đề tài từ hình ảnh những chiếc xe khơng cịn kính do hư
hỏng?
? Theo lẽ thường, khi điều khiển một chiếc xe khơng có kính, người lái xe
thường cảm thấy lo ngại vì sợ mất an toàn. Nhưng ở bài thơ này, các chiến sĩ lái
xe lại thấy rằng chính những chiếc xe khơng kính lại tạo ra nhiêug điều thú vị?
Em hãy giải thích vì sao?
? Hãy chỉ rõ cái phi lý và sự có lý đan nhau trong ý tứ của bài thơ? Nhà
thơ Xn Diệu khi bình bài thơ này, ơng không đồng ý với tiếng “cười ha ha”
của anh chiến sỹ trong bài thơ này. Em có đồng ý với ý kiến ấy khơng? Vì sao?
? Nếu ngắt nhịp lại các dịng thơ trong bài thơ này thì em có nhận xét gì?
Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ "Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 1,
chúng ta cần đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề như sau:
? Tại sao nhan đề bài thơ là “Viếng Lăng Bác”, mà ở khổ một, tác giả lại
dùng từ "thăm"? Nếu thay bằng từ "viếng" thì ý nghĩa câu thơ, bài thơ có thay
đổi khơng? Có nên thay đổi như thế khơng? Vì sao?
? Khổ cuối bài thơ là lời tâm sự của nhà thơ trước khi về Miền Nam nhưng
có ý kiến cho rằng: "Cuộc viếng thăm ấy khơng bao giờ kết thúc. Bởi người
viếng thăm mặc dù chân bước về Nam mà lòng ở lại". Theo em, ý kiến ấy đúng
hay sai, vì sao?
? Nhạc điệu tha thiết, thành kính, những dịng thơ khơng ngắt nhịp đã tạo
ra điều gì nếu thay đổi nhịp điệu trong mỗi câu thơ có được khơng?...
2.3. Ba là : Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.
Khi đặt ra các câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên cần tạo ra cho các em một tâm
thế thoải mái có hứng thú, sẵn sàng cùng tham gia hợp tác giải quyết vấn đề,
kèm theo câu hỏi, giáo viên phải đưa ra các giả thiết, phân tích tình huống,
chứng minh giả thiết, để học sinh dần dần tìm ra cách giải quyết vấn đề và kiểm
tra kết quả của cách giải quyết ấy. Sự phân tích tình huống đưa ra giả thiết,
chứng minh giả thiết để tìm ra lời giải đáp là các khâu của quá trình giải quyết
vấn đề. Để tiến hành khâu này, cần có sự tham gia tích cực của học sinh.
Giải quyết vấn đề là một nghệ thuật sư phạm tổng hợp vì trong một vấn đề

lớn lại có nhiều vấn đề nhỏ hơn. Các vấn đề nhỏ hơn có mối quan hệ gắn bó
theo một lơ gích nhất định. Dẫn dắt khơi dậy học sinh và duy trì hứng thú tìm tịi
liên tục, quả thật khơng đơn giản. Có chỗ giáo viên phải đọc rồi gợi ý. Nếu học
sinh chưa chú ý, chưa hiểu bài thì phải giảng giải. Có thể nêu thêm một câu hỏi
12
SangKienKinhNghiem.net


phụ. Cứ như thế, cho đến khi vấn đề được giải quyết xong.
Ví dụ 1. Ta quay lại bài thơ "Bài thơ về Tiểu đội xe khơng kính" - Phạm
Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1.
Để giải quyết vấn đề 1: Ta có thể tạo hứng thú cho học sinh bằng cách
giảng giải sơ qua về quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ xưa. (Các nhà thơ xưa
thường lấy đề tài từ những hình ảnh cao quý cầu kỳ và ước lệ tượng trưng như :
tùng, cúc, trúc, mai, phong, hoa, tuyết, nguyệt...). Từ đó làm bật sự tương phản
với hình ảnh những chiếc xe khơng kính - nghĩa là làm bật được sự giản dị bình
thường mộc mạc của sự vật thậm chí ở đây sự vật cịn mang vết tích hư hỏng cũ
kỹ để học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên đặt thêm câu hỏi phụ:
? Nhà thơ đã lý giải nguyên nhân dẫn đến những chiếc “xe khơng kính” là
gì?
Học sinh trả lời: Xe khơng kính khơng phải vì xe khơng có kính mà vì bom
giật bom rung nên kính vỡ đi rồi.
? Như vậy, bằng cách lấy đề tài từ những chiếc xe không kính, nhà thơ
muốn nói lên điều gì?
Học sinh trả lời: Thơng qua hình tượng chiếc xe khơng kính, nhà thơ muốn
thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh, sự nguy hiểm gian khổ của người chiến sĩ
lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, từ đó thấy được phẩm chất lạc quan hồn
nhiên, vô tư, tinh thần gan dạ và dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu vì Miền
Nam, vì thống nhất đất nước của người chiến sĩ lái xe càng được hiểu rõ. (Đến
đây, vấn đề 1 được giải quyết xong).

Để giải quyết vấn đề 2: Để giải quyết vấn đề này, giáo viên gợi lại khơng
khí thực tế về những người điều khiển phương tiện giao thông khi khơng có kính
bảo hiểm, học sinh sẽ cảm nhận được những điều nguy hiểm khi phải lái những
chiếc “xe không kính”. Tiếp đó giáo viên đặt ra những câu hỏi phụ:
? Khi lái những chiếc “xe khơng kính” trên tuyến đường Trường sơn đầy
lửa đạn người chiến sĩ lái xe cảm thấy những điều gì?
(Cho nhiều học sinh trả lời, mỗi em bổ sung một ý).
HS1: Nhờ “Xe khơng kính”,, người chiến sĩ lái xe cảm thấy “ Ung dung
buồng lái ta ngồi”, có thể “nhìn trời, nhìn đất, nhìn thẳng” và đặc biệt là “gió
lùa xoa mắt đắng”.
HS 2: Nhờ “Xe khơng kính”, người lái xe được làm bạn với sao trời, với
chim, hòa vào thiên nhiên.
HS 3: Nhờ “Xe khơng kính”, người lái xe có mái đầu bụi trắng để có thể
được “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
HS 4 : Xe khơng kính, người lái xe có thế “gặp bạn bè suốt dọc đường đi
tới, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"...
Giáo viên đặt tiếp câu hỏi khái quát:
? Từ những điều thú vị mà các anh cảm nhận được từ chiếc “xe khơng
kính”, em hiểu gì về tâm hồn người chiến sỹ lái xe trên đường ra trận trong
những năm tháng chiến tranh khốc liệt ở Trường Sơn?
HS trả lời : Tâm hồn người chiến sỹ lái xe ở đây là tâm hồn lạc quan yêu
đời, tràn đầy niềm vui sôi nổi trẻ trung gắn liền với tình yêu Tổ Quốc, các anh
sẵn sàng cống hiến sẵn sàng hy sinh bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm tất cả vì
13
SangKienKinhNghiem.net


Miền Nam, vì thống nhất đất nước. (Đến đây, vấn đề 2 được giải quyết xong).
Để giải quyết vấn đề 3: Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ :
? Bài thơ có cái vơ lý đan vào cái có lý và cái vơ lý trở thành điều có lý. Em

hãy chứng minh?
Để học sinh giải quyết vấn đề này, giáo viên đặt tiếp câu hỏi phụ như sau:
? Cái vơ lý trong bài thơ là gì?
HS trả lời: Cái vơ lý là “xe khơng kính” (kính vỡ rồi) đã tạo ra nhiều điều
thú vị cho người cầm lái. Điều này trái với lẽ thường.
? Tại sao cái vơ lý ấy lại trở thành những điều có lý?
HS trả lời : Mặc dù “xe khơng kính” thực sự theo lẽ thường là khơng có lợi,
là sự đe dọa những nguy hiểm, bất trắc nhưng với cách nhìn, cách nghĩ của tâm
hồn người lính, lịng lạc quan cách mạng, sự vơ tư sơi nổi tràn đầy nhiệt tình
u nước, bất chấp khó khăn nguy hiểm để thực hiện lý tưởng chiến đấu bảo vệ
Miền Nam thì các anh cảm thấy “ xe khơng kính” lại tạo ra nhiều điều thú vị thì
thật là có lý. Nó trở thành chân lý của lý tưởng mà thế hệ trẻ Việt Nam thời
đánh Mỹ đặt ra. (Đến đây, vấn đề 3 được giải quyết xong).
Để giải quyết vấn đề 4. Giáo viên cho học sinh thảo luận về ý kiến của nhà
thơ Xuân Diệu khi nói về tiếng “cười ha ha” của người chiến sĩ trong bài thơ.
(Có thể học sinh đồng ý. Có thể học sinh khơng đồng ý).
Cho học sinh khác nhận xét, rút ra ý đúng. Các em không đồng ý với nhà
thơ Xuân Diệu vì đây là tiếng cười ha ha hồn tồn có lý, hồn tồn phù hợp với
lơ gích hình tượng của bài thơ. Các anh chiến sỹ lái xe với tâm hồn lạc quan yêu
đời, với nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tất cả vì lý tưởng
giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước thì tiếng cười ha ha hồn tồn phù
hợp là thể hiện rõ chất lính, tâm hồn người lính. (Đến đây, vấn đề 4 được giải
quyết xong).
Để giải quyết vấn đề 5: Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ, đọc lại một đoạn
trong bài bằng cách thay đổi nhịp điệu bình thường của các câu thơ, sau đó nêu
câu hỏi: ? Em có nhận xét gì khi nghe cơ đọc lại đoạn thơ trên như thế?
? Có nên thay đổi nhịp điệu của bài thơ như vậy khơng? Vì sao?
Học sinh trả lời sau khi đã nhận xét : Khơng thể thay đổi nhịp điệu bài thơ
vì đó là bút pháp nghệ thuật thành cơng đặc sắc của bài thơ. Ngơn ngữ thơ như
lời nói thơng thường gần gũi với khẩu ngữ thể hiện khí chất ngang tàng kiên

cường bất khuất của người chiến sĩ lái xe.
Nhịp điệu câu thơ được ngắt tạo ra nhịp rung của đoàn xe đang làm rung
chuyển cả con đường Trường Sơn. Âm hưởng câu thơ dồn dập khẩn trương
không dừng, thể hiện khí thế hào hùng mạnh mẽ của đồn qn Nam tiến bất
chấp tất cả khó khăn gian khổ, hiểm nguy, "đâu có giặc là ta cứ đi"- "Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai". (Đến đây, vấn đề 5
được giải quyết xong).
Để giải quyết vấn đề 6.
? Em hiểu lối cấu tứ bài thơ theo kiểu “Đầu cuối tương ứng có nghĩa là gì?
Giáo viên đặt câu hỏi phụ:? Tại sao đầu bài thơ là hình ảnh “những chiếc xe
khơng kính”, cuối bài thơ vẫn là chiếc “xe khơng kính” nhưng nhiều thứ khác
đều hư hỏng “khơng kính, khơng đèn, khơng mui, thùng xe có xước”?
14
SangKienKinhNghiem.net


Học sinh trả lời: Đầu bài thơ, xe mới chỉ “khơng kính”, cuối bài thơ xe
khơng có thêm nhiều thứ (....). Điều đó càng làm nổi rõ sự tàn khốc của chiến
tranh. Nhưng chiến tranh càng khốc liệt thì phẩm chất anh hùng của người lính
càng ngời sáng. Và đặc biệt, dù càng hư hỏng nặng thì đồn xe vẫn “cứ chạy vì
niềm Nam phía trước”. Bởi chỉ cần “Trong xe có một trái tim”. Trong khói lửa,
đạn bom, trong sự tàn bạo của quân thù, ta vẫn thấy đoàn xe khơng kính, cứ
lừng lững, hiên ngang, ngạo nghễ tiến thẳng ra chiến trường. Bởi, không một
phút giây nào, người chiến sĩ lái xe khơng thấy trong tim mình vang vọng lời
Bác Hồ như là lời sông núi : “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của
thịt Việt Nam, sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí ấy khơng bao giờ
thay đổi”..
Hình ảnh có sức sống bất diệt, thần kỳ, làm nên vẻ đẹp oai hùng của dân
tộc Việt Nam chính là hình ảnh "trái tim" người lính – “Trái tim cầm lái".
(Đến đây, các vấn đề đã được giải quyết xong).

Tóm lại: Trên đây là phương pháp giải quyết tình huống có vấn đề thơng
qua việc phân tích bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" làm ví dụ. Từ ví
dụ cụ thể này, chúng ta có thể rút ra những phương pháp chung nhất để vận
dụng dạy học nêu vấn đề trong khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình bất kỳ.
2.4. Những bài học kinh nghiệm cần lưu ý đối với người giáo viên trong
vận dụng dạy học nêu vấn đề khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình:
* Phải đảm bảo tính chất hệ thống, chặt chẽ giữa các vấn đề với nhau và
với các yếu tố khác trong quá trình dạy học.
Vấn đề trong tác phẩm có thể sẽ có nhiều hoặc có ít tuỳ thuộc vào tính chất
khái quát và độ sâu của tác phẩm nhưng cũng có thể phụ thuộc vào khả năng
phát hiện của người giáo viên và sự nhạy cảm cũng như thiên hướng thẩm mỹ
của người đó.
Tập trung vào phân tích vấn đề nào sâu hơn, kỹ hơn, lại phụ thuộc vào chủ
định của người dạy. Nhưng dù thế nào cũng phải tập trung vào mạch cảm xúc
chủ đạo của bài thơ, từ đó làm bật chủ để tư tưởng của bài thơ.
Đảm bảo tính hệ thống nghĩa là phải đảm bảo sự liên quan, mật thiết của
các vấn đề gắn liền với tư tưởng chủ đề, phù hợp với thời lượng dành cho tác
phẩm.
* Khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình: Giáo viên cần coi dạy học nêu vấn
đề liên quan chặt chẽ với phương pháp gợi mở .
Vấn đề lớn, vấn đề hơn một khâu thường bao gồm một số vấn đề khác. Do
đó giải quyết vấn đề không giản đơn, không thể đưa ngay ra lời giải quyết vấn
đề mà phải giải quyết từng khâu, từng yếu tố rồi mới đi đến giải quyết tổng thể.
Chẳng hạn: Khi giải quyết vấn đề ở bài thơ “Tiểu đội xe khơng kính”,
người giáo viên muốn học sinh giải quyêt vấn đề một cách triệt để, đã đặt ra các
câu hỏi phụ mang tính gợi mở, gợi tìm kích thích tư duy cho học sinh.
* Khi vận dụng nêu vấn đề cần phân tích tác phẩm thơ trữ tình, cần phải
kết hợp phương pháp nghiên cứu.
Trước hết phải nghiên cứu bản chất vấn đề tiếp xúc đối tượng, tập hợp dữ
kiện về đối tượng, vạch ra giả thiết, tìm cách chứng minh, khẳng định, đi đến kết

luận, đó là các thao tác trong tư quy trình dạy học nêu vấn đề.
15
SangKienKinhNghiem.net


Nếu là bài tập về nhà cho học sinh, các em sẽ dùng biện pháp thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát để giải quyết vấn đề.
Trình tự đặt ra vấn đề nào trước, học sinh giải quyết đến mức nào, sự hỗ trợ
của giáo viên đến đâu... Tất cả phải kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, tái
tạo, gợi tìm... phương pháp nghiên cứu tỏ ra rất thích hợp cho việc giải quyết
các vấn đề hợp thành vấn đề lớn trong tác phẩm khi dạy học nêu vấn đề.
* Khi vận dụng dạy học nêu vấn đề trong khi phân tích một tác phâm thơ
trữ tình, phải đặc biệt chú ý đặc trưng loại thể dạy học theo đặc trưng loại thể.
Đặc trưng của tác phẩm thơ trữ tình là khả năng bộc lộ cảm xúc chủ đạo.
(Khác với tác phẩm tự sự là kể về diễn biến sự việc, thông qua cốt truyện, nhân
vật, sự kiện ...).
Vì vậy phân tích tác phẩm thơ trữ tình phải phát hiện vấn đề, xây dựng tình
huống có vấn đề, giải quyết vấn đề, nhằm mục đích giúp học sinh cảm hiểu được
mạch cảm xúc trong bài thơ.
Cảm xúc trong bài thơ trữ tình bao giờ cũng được thể hiện qua các yếu tố
đặc trưng về nghệ thuật như nhạc điệu, nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu... (nói
chung là tính nhạc trong thơ), nên khi nêu vấn đề cho học sinh phải tập trung
khai thác các yếu tố ấy trong bài thơ .
Dạy thơ trữ tình bằng phương pháp nêu vấn đề cần chú ý các phương pháp
đọc sáng tạo, kết hợp với bình giảng những câu thơ, đoạn thơ hay trong tác
phẩm.
* Xuất phát từ những đặc điểm đa âm đa nghĩa của văn chương, sẽ không
tránh khỏi có những vấn đề cịn thật sự mới mẻ, các nhà giáo cũng chưa đi sâu
tìm tịi khám phá.
Giáo viên sẽ đôi lúc tỏ ra lúng túng khi học sinh có cách hiểu, cách giải

quyết vấn đề lệch lạc và sai lầm, các em sẽ mất niềm tin vào người thầy, việc
phân tích tác phẩm văn chương sẽ mất phương hướng dẫn tới hiệu quả dạy học
thấp.
Khi học vận dụng óc sáng tạo để giải quyết vấn đề sẽ không tránh khỏi cách
nghĩ cảm tính chủ quan, lúc ấy, nếu giáo viên không khéo léo định hướng dẫn
dắt các em đi đúng con đường tiếp nhận tác phẩm thì sẽ lại sa vào lối nói “áp
đặt”, “lệch lạc” bắt buộc các em thừa nhận.
Trong giờ học, giáo viên cần phải định hướng mục tiêu kiến thức cần đạt,
phân bố thời gian, thời lượng vấn đề hợp lý, nếu không sẽ dễ sa vào việc nêu
vấn đề một cách vụn vặt, dàn trải, làm phân tán tư duy của học sinh, làm mờ
nhạt ý nghĩa, chủ đề tư tưởng của tác phẩm văn chương mà nhà văn gửi gắm.
Một điều đáng lưu ý của người giáo viên trong giờ học Ngữ văn là: Trong
khi cả lớp đang sôi nổi thảo luận giải quyết vấn đề, sẽ có số ít em ngồi nghe thụ
động. Bởi vậy giáo viên cần phải luôn luôn bao quát lớp, phát huy hoạt động
tích cực tất cả các đối tượng học sinh, khích lệ, động viên các em, tạo khơng khí
học tập sơi nổi trong lớp học. Nghĩa là giáo viên phải chú ý đến đặc điểm từng
đối tượng học sinh, có phương pháp, thủ pháp riêng phù hợp, ln ln thân
thiện, khuyến khích cổ vũ đối với mỗi loại đối tượng học sinh trong lớp học thì
mới phát huy một cách tốt nhất khả năng tư duy giải quyết vấn đề của mọi đối
tượng học sinh.
16
SangKienKinhNghiem.net


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG.
1. Hiệu quả trong việc triển khai Sáng kiến kinh nghiệm.
*Sau q trình tìm tịi nghiên cứu và ứng dụng đề tài này vào giảng dạy,
kết quả khảo sát chất lượng học sinh đã cho thấy như sau:
Năm học Lớp Tổng Số học sinh biết phân Số học sinh yêu

số
tích một tác phẩm thơ thích học bộ mơn
HS
trữ tình
Ngữ Văn
2016-2017 9B
36
SL: TL : 94,4%
SL: TL: 86,1%
34
Tăng so với năm 31 Tăng so với
học trước là 44,4 % em năm học trước
em
là 52,8 %
( Trong kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp huyện năm học 2016-2017,
lớp 9B trường THCS Nga Trường có 1 học sinh đạt giải Nhì,1 học sinh đạt giải
Ba).
2. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu:
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới về mọi mặt, nền Giáo dục
và Đào tạo cũng đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Nói đến Giáo dục lại
khơng thể khơng quan tâm đến u cầu giải phóng và phát huy tiềm năng sáng
tạo của thế hệ trẻ. Đổi mới phương pháp Giáo dục là yêu cầu cấp thiết đối với
việc phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ. Dạy học nêu vấn đề là một kiểu
dạy học hồn tồn phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của thời
đại mới trong giai đoạn mới hiện nay.
Khi phương pháp dạy học nêu vấn đề được đưa vào giảng dạy ở bộ môn
Ngữ văn trong nhà trường, một kết quả bước đầu cho thấy: học sinh đã thực sự
có nhiều hứng thú trong học tập. Giờ học môn Ngữ văn sinh động hấp dẫn, lôi
cuốn các em vào việc giải quyết vấn đề một cách triệt để sâu sắc hơn. Các em đã
thực sự tự tin, vui sướng khi nhận thấy được vai trò chủ thể sáng tạo của mình.

Các em học tập tích cực, chủ động, nhiệt tình, say mê, với lịng ham hiểu biết và
sự nỗ lực.
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn,
được sự lãnh chỉ đạo chuyên môn của ban chuyên môn nhà trường, các cấp
Phòng, Sở, Bộ Giáo dục & Đào tạo, cùng với việc triển khai nội dung đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này vận dụng vào giảng dạy trong nhà trường, chất lượng
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn ngày càng
đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận. Khơng cịn giờ dạy yếu, giờ dạy trung
bình giảm, số giờ khá giỏi tăng lên ngày càng cao, công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi các cấp đã đạt nhiều thành tích xuất sắc.
Nhiều năm liền, trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn luôn luôn
đạt danh hiệu là tập thể lao động xuất sắc cấp Tỉnh. Việc áp dụng nội dung đề tài
sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy, hay nói cách khác là vận dụng đổi
mới phương pháp dạy học nêu vấn đề, chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn đã
góp một phần đáng kể cùng với các bộ môn khác nhằm tiếp tục giữ vững và
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, ngày càng tạo được lòng
tin yêu của phụ huynh và nhân dân địa phương.
17
SangKienKinhNghiem.net


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm tịi nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đề tài sáng kiến
kinh nghiệm này trong quá trình chỉ đạo chuyên môn ở nhà trường Trung học cơ
sở Nga Trường, phương pháp này đã mang lại những hiệu quả tích cực như sau:
- Với phương pháp dạy học này, học sinh được thực sự phát triển năng lực
sáng tạo. Từ đó các em trở thành những con người có óc phê phán, có năng lực
phát hiện, đặt ra và giải quyết được những vấn đề của khoa học, xã hội và cuộc

sống. Như vậy, qua dạy học tác phẩm văn chương, nhà trường nói chung sẽ đào
tạo được những con người có tư duy sáng tạo và hoạt động tích cực, chủ động
trong đời sống, phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay. Người thầy làm cho
mỗi tác phẩm văn chương đích thực trong nhà trường có khả năng gây ấn tượng
tình cảm, tạo khơng khí cảm xúc cho từng học sinh và cả lớp học.
- Bằng phương pháp này, học sinh thật sự được đặt vào vị thế mới, là nhân
vật trung tâm của hoạt động dạy học. Học sinh làm việc tích cực, có cảm xúc
thật sự và biết giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, tránh được những
hoạt động, cảm nghĩ giả tạo theo kiểu đối phó...
- Bản thân người giáo viên dạy học theo phương pháp này đã thực hiện
được nguyên tắc đề cao nhân cách học sinh, tôn trọng bản lĩnh của người học và
tạo điều kiện để họ phát triển và hồn thiện thêm nhân cách của mình. Đồng
thời, đã phá bỏ những thói quen xấu đã cũ, thói quen tiêu cực trong việc truyền
thụ kiến thức theo lối đọc chép, áp đặt, nhồi sọ trước kia. (Tuy nhiên chúng ta
không bao giờ phủ nhận những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền
thống).
- Dạy học nêu vấn đề trong phân tích một tác phẩm thơ trữ tình thực sự là
phương pháp dạy học tiến bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới phương pháp
giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở. Học sinh đã tạo được
hứng thú học tập, chủ động tích cực tiếp nhận tác phẩm văn chương, đặc biệt đối
với tác phẩm thơ trữ tình.
- Những đổi mới tiến bộ của dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ
trữ tình trong nhà trường Trung học cơ sở đã giúp người giáo viên có khả năng
tìm tịi nghiên cứu, phát huy sự sáng tạo và sự lành nghề trong năng lực chuyên
môn và giờ dạy, tạo hiệu quả cao trong giảng dạy.
- Một thực tế đã chứng minh cho giá trị to lớn cho kiểu dạy học nêu vấn đề
trong dạy văn nói chung và khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình nói riêng là: Giáo
viên u thích dạy thơ và dạy thơ thành công hơn, say mê tâm huyết nhiều hơn
trong mỗi giờ lên lớp; học sinh yêu thơ, thích học thơ, đọc thơ, cảm thụ thơ tốt
hơn, thuộc thơ nhiều hơn. Mối quan hệ tương tác, hợp tác, thân thiện giữa thầy

với trò, giữa trò với trò ngày càng gắn bó tích cực hơn, góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học trong nhà trường.
Đặc biệt, với phương pháp dạy học nêu vấn đề, người dạy và người học
trong các nhà trường Phổ thơng nói chung và nhà trường Trung học cơ sở nói
riêng, đã một lần nữa khẳng định thêm vị thế quan trọng của bộ môn Ngữ văn
trong nhà trường, đồng thời cũng khẳng định thêm giá trị đích thực cho tác
phẩm Văn chương trong đó có thơ trữ tình.
18
SangKienKinhNghiem.net


II. KIẾN NGHỊ
Để tiếp tục đáp ứng những yêu cầu thiết yếu về Đổi mới phương pháp dạy
học môn Ngữ văn trong nhà trường, phù hợp với sự phát triển của thời đại hiện
nay, đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo những con người phát
triển toàn diện, tôi mong muốn tiếp tục được sự quan tâm của ngành Giáo dục
các cấp Phòng, Sở trong việc tổ chức những lớp học chuyên đề, trao đổi kinh
nghiệm, hội thảo khoa học về nội dung đổi mới phương pháp dạy học.
Ban giám hiệu các nhà trường Trung học cơ sở cũng cần năng động hơn
trong công tác chỉ đạo và quản lý chuyên môn, phát huy tiềm năng nội lực của
đội ngũ giáo viên, động viên, khích lệ, khen thưởng đúng mức, kịp thời những
giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm cao trong cơng việc, có nhiều cố gắng trong
cơng tác giảng dạy, nhằm xây dựng một đội ngũ người thầy vừa hồng vừa
chuyên, đáp ứng những yêu cầu của Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay mà
Đảng và toàn dân, toàn xã hội đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục.
Đối với người giáo viên Ngữ văn, cần phải thường xun bồi đắp thêm lịng
u nghề, tình cảm yêu mến đối với những tác phẩm Văn chương, thường xun
làm giàu có vốn sống cho mình, làm cho tâm hồn mình mỗi ngày đều dạt dào
cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp của tạo vật và cuộc sống bao gồm cả cuộc
sống thực tiễn và cuộc sống trong thế giới mà nhà văn đã phản ánh trong tác

phẩm của họ. Trong mỗi giờ dạy Ngữ văn, người giáo viên phải truyền cho học
sinh những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, những cảm xúc chân thành, những rung
động sâu lắng về những điều mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm, khơi gợi trong
tâm hồn các em những tình cảm yêu mến thiết tha đối với con người, thiên nhiên
và cuộc sống, nghĩa là, phải tạo ra lòng đồng cảm giữa thầy với trò và nhà văn
qua mỗi tác phẩm mà học sinh được học. Từ đó nâng lên bồi dưỡng học sinh về
tình yêu quê hương đất nước, về lý tưởng và mục đích sống cao đẹp của con
người đó là sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho đất nước trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bằng những suy nghĩ và cố gắng của bản thân, sáng kiến kinh nghiệm này
của tơi mới chỉ là bước đầu tìm tịi nghiên cứu học hỏi và mang tính chủ quan
của cá nhân nên có thể sẽ khơng thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy,
rất mong được sự góp ý bổ sung để vấn đề được hoàn thiện và đạt được hiệu quả
cao hơn trong quá trình vận dụng vào chỉ đạo chuyên môn và dạy học trong
những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Tạ Thị Lài

19
SangKienKinhNghiem.net




×