Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty siêu thị hà nội trên thị trường bán lẻ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.78 KB, 5 trang )

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty siêu
thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội

Mai Thanh Hải

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: tài chính ngân hàng; Mã số: 60
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Anh Thu
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại
trên thị trường bán lẻ; kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ một
số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Cộng hoà Pháp. Tìm hiểu đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội dựa trên thị phần đạt được, thương
hiệu, quy mô tổ chức phân phối, chất lượng dịch vụ trong và sau bán hàng, nhân lực, khả
năng huy động vốn và tăng quy mô đầu tư, khả năng tạo nguồn cung ứng hàng hoá; tìm
ra những ưu nhược điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới
năng lực cạnh tranh; hệ thống một cách toàn diện các nhân tố tác động đến cạnh tranh.
Nêu những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội: mở rộng
chiến lược kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm và mục tiêu thị phần; nâng cao trình độ,
tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự; xây dựng hệ thống nhà cung cấp chiến lược,
đảm bảo nguồn hàng; nâng cao cơ sở vật chất, xây dựng cơ bản và tổ chức mở rộng hệ
thống phân phối; thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu thị trường; ứng dụng hệ
thống Marketing Mix trong công tác bán hàng

Keywords: Năng lực cạnh tranh; Quản trị kinh doanh; Siêu thị; Thị trường bán lẻ

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay sau rất nhiều năm nỗ lực đổi mới và mở cửa nền kinh tế, kinh tế Việt Nam đã


có những bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hơn 8%.
Cơ cấu ngành nghề thay đổi theo hướng giảm lao động trong nông nghiệp, tăng số lao động trên
lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và khoa học kỹ thuật cao. Đồng thời thị trường được mở cửa đã
thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư ngày càng nhiều, hành lang pháp lý cũng
được cải cách theo các quy chế kinh doanh quốc tế, môi trường chính trị ở Việt nam được đánh
giá là môi trường ổn định và an toàn nhất thế giới, môi trường kinh tế, quy mô thị trường với
hơn 83 triệu dân (2005) luôn là sức hút mạnh mẽ với rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
Từ ngày 07-11-2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ
chức thương mại lớn nhất toàn cầu WTO đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội
nhập kinh tế toàn cầu cũng như trong tiến trình cải cách kinh tế của nền kinh tế trong nước.
WTO tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cũng như vô vàn thách thức đối với kinh tế Việt Nam nói
chung và khó khăn cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước nói riêng.
Với hàng loạt các bước đổi mới và phát triển nền kinh tế, thu nhập và yêu cầu mức sống
của người dân ngày càng được nâng cao, nhất là khu vực thành thị, thị trường bán lẻ Việt Nam
với hơn 83 triệu dân với mức độ tiêu dùng ngày càng lớn, mức độ tăng trưởng thị trường ngày
càng cao đang trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất hiện nay. Việc tổ chức
các kênh phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng sao cho hiện đại và phù hợp với nhu cầu mua
sắm của người dân một cách hiệu quả nhất đã trở thành vấn đề cấp thiết. Việc phân phối truyền
thống theo kiểu từ nhà sản xuất qua rất nhiều khâu trung gian đến các cửa hàng bán lẻ rồi mới
đến tay người tiêu dùng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: giá cả cao, hàng hoá lưu thông
chậm, bán hàng mang tính tự phát, tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ hạn chế, không
đáp ứng nhu cầu mua sắm theo xu hướng hiện đại hoá của người dân , chính vì vậy xu hướng
tổ chức phân phối theo phong cách mới với hệ thống bán hàng thuận tiện, hiện đại là nhu cầu
cấp thiết cần được đáp ứng ngay của thị trường bán lẻ Việt nam nhất là khu vực đô thị. Các
doanh nghiệp nước ngoài là các doanh nghiệp nắm bắt đầu tiên xu hướng đó khi mà thị trường
bán lẻ ở các nước phát triển đã trải qua từ lâu, các doanh nghiệp này đã tổ chức các hình thức
phân phối bán lẻ thực sự hiệu quả và hiện đại như các hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện lợi
như Big C, Metro với tư cách là nơi gặp gỡ của nhà sản xuất và khách hàng chứ không phải
qua hàng loại các hệ thống trung gian, trên thực tế các hệ thống này đã kinh doanh thực sự

thành công và trở thành đối thủ của bất cứ doanh nghiệp nào tham gia thị trường đặc biệt với
các doanh nghiệp trong nước. Thị trường bán lẻ Việt nam nhất là khu vực các đô thị hiện nay
đang trong quá trình phát triển một cách nhanh mạnh theo các xu hướng đó, chính điều đó đã
đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung sao có
thể chiếm lĩnh, thâm nhập, tổ chức hệ phân phối một cách hiệu quả nhất, tạo sức cạnh tranh vơi
các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có nguồn tài chính mạnh, có kinh nghiệp trong tổ chức
quản lý và kinh doanh trong môi trường kinh tế WTO.
Ngày 1-1-2009 theo lộ trình cam kết WTO của Việt Nam, thị trường bán lẻ của Việt Nam
sẽ được mở cửa tự do cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia đầu tư, đây là thời
điểm thuận các nhà kinh doanh bán lẻ xuyên quốc gia có năng lực tài chính mạnh, bề dầy kinh
nghiệm tổ chức và có thương hiệu bán lẻ toàn cầu sẽ thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam,
tạo ra sự đe doạ với sức ép cạnh tranh rất lớn cho các nhà đầu tư bán lẻ trong nước.
Nắm bắt được thực tế thị trường và xu hướng hiện đại, Công ty Siêu thị Hà Nội trực
thuộc Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội ra đời đã và đang tạo ra bước đột phá xâm nhập thị
trường bán lẻ với hàng loạt các siêu thị hiện đại trực thuộc mang thương hiệu Hapro Mart trước
hết tại thị trường trọng điểm Hà Nội. Tuy nhiên, để kinh doanh trên thị trường bán lẻ theo hình
thức hiện đại khi các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đặc biệt là những
doanh nghiệp nước ngoài có nguồn tài chính mạnh với những kinh nghiệm, năng lực quản lý
kinh doanh chuyên nghiệp đã tạo nên thách thức mà Công ty Siêu Thị Hà Nội đã, đang và sẽ gặp
phải. Để có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Công ty siêu thị
Hà Nội sao cho có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng kinh doanh của mạng
lưới siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart trên thị trường bán lẻ Hà Nội một cách bền vững,
phát triển lâu dài là vô cùng bức thiết.
Do vậy vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty siêu thị Hà Nội trên thị
trường bán lẻ Hà Nội” được chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ này.
Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về cơ bản chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập trực tiếp vấn đề được nêu trong đề tài
trên.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đã có nhiều bài báo như: Hà Nội Mới, báo Đầu Tư, báo Lao Động, Thời báo kinh tế, hay
trên các báo điện tử như: www.vnexpress.net, www.dantri.com.vn, home.vnn.vn,
www.bwportal.com.vn đã đề cập rất nhiều về vấn đề thị trường bán lẻ trong nước, các hệ thống
bán lẻ mới đang phát triển mạnh ở các đô thị Việt Nam, sự xuất hiện hàng loạt các siêu thị, trung
tâm thương mại các bài này mới chỉ nêu được hiện tượng, xu hướng chứ chưa thể hiện được
tính chất, nguyên nhân các vấn đề đặt ra. Chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống và giải
pháp cần thiết phù hợp cho Doanh nghiệp với tính chất thị trường cũng như dựa theo xuất phát
điểm của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời chưa có một bài nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể
về khả năng cạnh tranh Công ty Siêu thị Hà Nội với hệ thống siêu thị Hapro Mart tại thị trường
Hà Nội. Nội dung của luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội từ khi hệ thống siêu thị mang
thương hiệu Hapro Mart ra đời.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tổ chức
kinh doanh tìm ra những cơ hội rút ra nguyên nhân, bài học từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh trên mọi mặt của công ty siêu thị Hà Nội .
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài này tập chung giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra như sau:
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại;
- Tìm hiểu, phân tích những nhân tố có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của công ty Siêu
thị Hà Nội;
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà
Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội;
- Phát hiện những thách thức từ năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội;
- Tìm ra nguyên nhân, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Công ty Siêu thị Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở hệ thống siêu thị Hapro Mart trực thuộc trên địa
bàn Hà Nội.
Về thời gian: Tìm hiểu nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng tài liệu thứ cấp: các kết quả điều tra thống kê, các tài liệu kinh doanh của siêu
thị Hà Nội, các nghiên cứu có liên quan.
- Sử dụng điều tra sơ cấp: phỏng vấn nắm bắt thông tin cần thiết cần điều tra, chứng
minh.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
-Tìm hiểu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Siêu thị Hà Nội trên địa
bàn, tìm ra những ưu nhược điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp
tới năng lực cạnh tranh.
Hệ thống một cách toàn diện các nhân tố tác động đến cạnh tranh .
Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện, bổ sung các nhân tố đó nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại trên
thị trường bán lẻ
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Siêu thị Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Siêu thị Hà
Nội

References
1. Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng và lợi nhuận,
NXB Lao Động-Xã Hội.
2. TS. Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài
Chính.
3. TS. Trương Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối, NXB Thống Kê.

4. Tô Văn Hưng (1999), Vai trò quản trị trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp dựa trên công nghệ.
5. Philip Kotler (1996), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê.
6. PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình nghiên cứu Marketing, NXB Thống
Kê.
7. TS. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống Kê.
8. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang(2006), Giáo trình Marketing Thương mại, NXB Lao
Động-Xã Hội.
9. TS.Vũ Phương Thảo (2005), Nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Lê Thị Bích Thọ (1999), Cạnh tranh và cơ chế kiểm soát độc quyền ở Việt nam.
11. Hoàng Lâm Tịnh (1999), Chiến lược và chính sách kinh doanh - một công cụ làm tăng
sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
12. Tài liệu về Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam - VCCI phát hành.
13. Báo cáo tổng kết kinh doanh, báo cáo tài chính năm 2006, 2007 của công ty Siêu Thị
Hà Nội
14. Báo cáo tài chính 2006 đã được kiểm toán của tổng Công ty Thương mại Hà Nội
15. Các tài liệu của phòng ban trong toàn Công ty
16. Các số liệu của Siêu thị Hapro Mart Thanh Xuân- Đường Nguyễn Trãi Quận Thanh
Xuân Hà Nội
17. Tài liệu có liên quan của Viện tin học doanh nghiệp.
18. Tài liệu, bài viết từ báo, báo điện tử và thông tin đại chúng.
19. www.haprogroup.vn
20. www.vnexpress.net
21. www.dantri.com.vn
22. home.vnn.vn
23. www.bwportal.com.vn
24. www.gso.gov.vn


×