Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TIỂU LUẬN: Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.55 KB, 78 trang )











TIỂU LUẬN:

Chiến lược phát triển thị trường
tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ
thuật xi măng









Lời nói đầu


Từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ sáu (1986) đất nước ta đã thực
sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp được chủ động trong các hoạt động sản


xuất kinh doanh, tiêu thụ và hướng tới mục tiêu lợi nhuận đặt mục tiêu lợi nhuận lên
hàng đầu. Muốn có được nhiều lợi nhuận thì hàng hoá các công ty phải có thị trường
tiêu thụ tức là phải bán được. Vì vậy đối với bất kỳ công ty nào thì việc hoạch định ra
chiến lược phát triển thị trường trong tương lai là rất cần thiết.
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp nhà nước và là một đơn
vị thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, trong quá trình kinh doanh công ty
đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên trước đây xi măng là một mặt hàng
độc quyền của nhà nước vì vậy mà trước đây có thể nói không cần phải có chiến lược
phát triển thị trường tiêu thụ nhưng nay thì khác, xi măng của công ty bây giờ phải
cạnh tranh với xi măng của địa phương, xi măng liên doanh và đặc biệt trong tương
lai tới đây khi lộ trình cắt giảm thuế quan đang đến gần, xi măng của các nước asean
chỉ chờ dịp là có thể xuất sang Việt nam nó cạnh tranh trực tiếp với xi măng của công
ty bán ra trên các địa bàn. Vì vậy việc có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở
Công ty là hoàn toàn cần thiết
Với nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
được sự giúp đỡ của GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng và tập thể lãnh đạo Công ty cùng
các phòng ban có liên quan em đã chọn đề tài “Chiến lược phát triển thị trường
tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ”
Bài viết được chia làm 3 chương.
Chương I: Vai trò và sự cần thiết phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu
thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng.
Chương II: Thực trạng tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng




Chương III: Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật
xi măng
































Chương I

Vai trò và sự cần thiết phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công
ty Vật tư kỹ thuật xi măng


I Tổng quan ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
1 Tóm lược quá trình phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
Công nghiệp xi măng Việt Nam đến nay đã hình thành và phát triển trên 100
năm, bắt đầu hoạt động từ năm 1989 bằng việc xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên (
lò đứng ) tại Hải Phòng. Từ năm 1924 đến năm 1980 đã xây tiếp 9 lò quay sản xuất
theo phương pháp ướt với thiết bị của Công ty F. L Smith(FLS) - Đan Mạch và của
Rumani cung cấp
ở miền Nam tại Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, nhà máy xi măng Hà tiên 2 đã được
lắp đặt năm 1964 với 2 lò quay sản xuất theo phương pháp ướt ( kích thước 3,3m*
100m) do hãng Venot -pic của Pháp cung cấp
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ đã quyết định xây dựng
thêm các thêm các nhà máy mới có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu trong công
cuộc tái thiết đất nước. Đầu tiên là nhà máy xi măng Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hoá được
đưa vào vận hành năm 1981 với hai lò quay sản xuất theo phương pháp ướt có kích
thước 5.0m*185m do Liên Xô cung cấp, năng suất là 2*1750 tấn clinker /ngày tương
đương 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Tiếp đó là nhà máy xi măng Hoàng Thạch tỉnh Hải
Hưng đã được xây dựng và bắt đầu vận hành vào năm 1983 với công nghệ lò quay
sản xuất theo phương pháp khô đầu tiên, có kích thước 5,5*89m do công ty F.L.S
mith(FLS)- Đan Mạch cung cấp năng suất là 3100 tấn clinker/ngày tương đương 1.1
triệu tấn/năm. Năm 1991 lắp đặt thêm tại Hà Tiên một dây chuyền sản xuất nữa với
một lò quay sản xuất theo phương pháp khô (kích thước 4.8*64m) do hãng Polysius
của Pháp cung cấp. Clinker sản xuất tại nhà máy này một phần chuyển đến Thủ Đức -
Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thuỷ để nghiền.





Ngoài các nhà máy xi măng lò quay lớn còn có một số nhà máy xi măng lò
đứng do các địa phương, các ngành quản lý và nằm rải rác ở các tỉnh, tập trung nhiều
tại các tỉnh có đá vôi ở Miền Bắc. Năm 1993 Chính Phủ chỉ đạo triển khai chương
trình cải tạo và đầu tư xi măng lò đứng để đạt 3 triệu tấn xi măng trong giai đoạn
1993-1997. Thực hiện chủ trương này nhiều nhà máy xi măng lò đứng được cải tạo
mở rộng và đầu tư mới sử dụng công nghệ lò đứng cơ giới hoá có một phần tự động
hoá theo mô hình công nghệ xi măng lò đứng của Trung Quốc. Hiện nay đã có 55 nhà
máy xi măng lò đứng có công suất thiết kế từ 5000 đến 82000 tấn/năm
Từ năm 1992 một mô hình hợp tác mới trong công nghiệp sản xuất xi măng ra
đời đó là các liên doanh với các đối tác nước ngoài. Đến thời điểm 3/2002 đã có 5
công ty liên doanh sản xuất xi măng tại Việt Nam đang hoạt động và triển khai bao
gồm :
+4 liên doanh với tổng công suất 5, 81 triệu tấn đã triển khai xây dựng xong và
đi vào sản xuất có hiệu quả là xi măng Chinfon-Hải Phòng 1.4 triệu tấn / năm, xi
măng Sao Mai 1,76 triệu tấn/năm, xi măng Vân Xá 0,5 triệu tấn/năm, xi măng Nghi
Sơn 2,15 triệu tấn/năm
+1 liên doanh triển khai với tiến độ rất chậm là xi măng Phúc Sơn 1,8 triệu
tấn/năm
Năm 1998 xuất hiện mô hình đầu tư mới là các địa phương vay vốn xây dựng
nhà máy có công suất lớn như Hoàng Mai 1,4 triệu tấn/năm và Tam Điệp 1,4 triệu
tấn/năm. Tuy nhiên hiện nay 2 nhà máy này đã đựơc chuyển giao về Tổng công ty xi
măng Việt Nam quản lý
Từ 2001 đến nay xuất hiện thêm mô hình đầu tư xây dựng do một số Tổng
công ty nhà nước đang triển khai thực hiện như Tổng công xây dựng Miền Nam với
dự án xi măng sông Gianh, Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp với dự án xi măng
Thái Nguyên, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà với dự án xi măng Hạ Long, Tổng
công ty xi măng Việt Nam với dự án xi măng Bình Phước, Tổng Công ty xuất nhập
khẩu xây dựng Việt Nam với dự án xi măng Cẩm Phả. Bên cạnh đó theo xu thế phát
triển chung của xã hội, một số công ty cổ phần (do các đơn vị thuộc các thành phần





kinh tế góp cổ phần) trong lĩnh vực sản xuất xi măng cũng đã được thành lập từ quy
mô nhỏ như Việt Trung, Hải Thịnh (công suất khoảng 0,1 triệu tấn/năm) đến quy mô
lớn như Công ty xi măng Thăng Long có công suất 2,3 triệu tấn/năm (đang triển khai
công tác chuẩn bị đầu tư)
Với quá trình phát triển trên 100 năm lịch sử của nghành công nghiệp xi măng
Việt Nam được đánh dấu bằng những sự đổi mới và phát triển rất nhanh cả về quy mô
đầu tư, phương thức đầu tư, trình độ công nghệ sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu
tiêu dùng xi măng của xã hội theo từng thời kỳ lịch sử. Cũng trong tiến trình phát
triển này việc ứng dụng về công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi
trường cũng như việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ kỹ thuật, quản lý để
nhanh chóng tiếp nhận, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại của công nghiệp trên xi
măng thế giới luôn được chú trọng và trên thực tế chúng ta đã đưa vào vận hành khai
thác an toàn nhiều công trình mới có trình độ công nghệ cao, nhanh chóng phát huy
hết công suất thiết kế nên đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung
của đất nước
2 Công nghệ sản xuất xi măng
a Phương pháp sản xuất
Hiện nay ở Việt nam đang tồn tại song song cả 3 phương pháp sản xuất xi
măng là: Ướt, khô và bán khô.
-Phương pháp ướt hiện còn tồn tại ở 3 công ty là: Bỉm Sơn, Hải Phòng,Hà
Tiên. Công suất (theo thiết kế ) clinker sản xuất theo phương pháp ướt là 1,129 triệu
tấn/năm, chiếm 8,6 % (trong đó Bỉm Sơn: 550.000 tấn/năm; Hải Phòng
324.000tấn/năm; Hà Tiên 2: 255000tấn/năm
Phương pháp khô: Tất cả các nhà máy được đầu tư ở giai đoạn 3 (Từ sau 1991)
và dây chuyền của 1 nhà máy xi măng Hoàng Thạch (được đầu tư ở giai đoạn 2) đều
sản xuất theo phương pháp khô. Công suất (theo thiết kế) clinker sản xuất theo

phương pháp khô là 8,971 triệu tấn/năm chiếm 71,2 %




Phương pháp khô: Tất cả các nhà máy xi măng lò đứng đều sản xuất theo
phương pháp bán khô. Công suất (theo thiết kế) clinker sản xuất theo phương pháp
bán khô là 2,5 triệu tấn/năm chiếm 19,84 %.
Các nhà máy sản xuất theo phương pháp ướt đang chuyển đổi sang sản xuất
theo phương pháp khô. Các nhà máy sản xuất theo phương pháp bán khô hiện tại vẫn
duy trì phương pháp sản xuất này, chưa có phương hướng chuyển đổi cụ thể.
b Dây chuyền công nghệ
Hiện tại ở Việt nam đang tồn tại 2 loại hình dây chuyền công nghệ sản xuất xi
măng là : Dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh sản xuất xi măng từ các nguyên vật liệu ban
đầu và dây chuyền công nghệ nghiền xi măng chỉ gồm công đoạn nghiền đóng bao.
Cả 2 loại hình công nghệ này về cơ bản đều đầy đủ các thiết bị công nghệ tương tự
như công nghệ sản xuất xi măng hiện đại đang tồn tại trên thế giới .
Các dây chuyền sản xuất xi măng lò quay (sản xuất theo phương pháp khô và
ướt ): Thiết kế và thiết bị công nghệ chính đều do nước ngoài cung cấp .
+Dây chuyền công nghệ phương pháp ướt :
Các nhà máy sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp ướt có các chỉ tiêu
tiêu hao về nhiên liệu và năng lượng lớn, đặc biệt là gây ô nhiễm nặng nề cho môi
trường sinh thái. Các dây chuyền này hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển
chung của công nghiệp xi măng Việt nam. Trong thời gian tới việc cải tạo chuyển đổi
hoặc loại bỏ công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt sang phương pháp khô sẽ
được thực hiện triệt để nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí sản xuất. Trước năm 2010 sẽ không còn sử dụng phương pháp công
nghệ ướt trong công nghiệp sản xuất xi măng tại Việt nam
+Dây chuyền công nghiệp phương pháp khô
Hầu hết các dây chuyền loại này đạt được trình độ tiên tiến của thế giới đều

được trang bị hệ thống máy nghiền đứng để nghiền liệu, lò nung có tháp trao đổi nhiệt
và buồng phân huỷ (calcineri) cùng với thiết bị làm lạnh kiểu ghi, nghiền xi măng
theo chu trình kín có phân ly, dây chuyền được trang bị hệ thống điều khiển tự động
và kiểm tra đo lường với mức độ tiên tiến hiện nay của thế giới




-Các dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng theo phương pháp bán khô:
Thiết bị chính của Trung Quốc, Việt nam đã thiết kế một số nhà máy và sản
xuất một phần thiết bị chính trong dây chuyền. Cả nước đã xây dựng 55 cơ sở xi
măng lò đứng với tổng công suất 3 triệu tấn/năm là công nghệ bán khô, chủ yếu được
xây dựng trong giai đoạn 1993-1997 tại 28 tỉnh thành phố trong cả nước với quy mô
công suất của mỗi dây chuyền từ 5000tấn/năm; 40000 tấn/năm ; 60000 tấn/năm đến
82000tấn/năm. Các cơ sở xi măng lò đứng phần lớn tập trung ở Miền Bắc nơi có sẵn
nguồn nguyên liệu đá vôi và đất sét cho sản xuất.
Dây chuyền nghiền xi măng:
Tính đến thời điểm 2001trong toàn quốc đã có 40 cơ sở nghiền xi măng với
tổng công suất thiết kế 4.350.000 tấn/năm, các trạm nghiền này chủ yếu được tập
trung tại khu vực miền Trung và miền Nam với quy mô công suất từ 20000 tấn/năm
đến 520000 tấn/năm và được phân chia như sau:
+2 dây chuyền có công suất > 100.000 tấn/năm
+24 dây chuyền có công suất 100.000 tấn/năm
+22 dây chuyền có công suất <100.000 tấn/năm
Các trạm nghiền có quy mô công suất từ 100.000 tấn trở lên đều nhập thiết bị
của Trung Quốc ngoại trừ trạm nghiền Hải Vân nhập thiết bị của Đức, các trạm
nghiền < 100000 tấn/năm phần lớn thiết bị được chế tạo trong nước. Các trạm nghiền
đều sử dụng nguồn clinker từ các nhà máy xi măng lò quay phía Bắc và clinker nhập
khẩu. Do quy mô công suất khác nhau nên mức độ đầu tư trang thiết bị cũng khác
nhau, nhiều trạm nghiền quy mô nhỏ không được trang bị phòng thí nghiệm kiểm tra

sản xuất, không đầu tư thiết bị lọc bụi dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định và
vệ sinh môi trường không đảm bảo.
c Khả năng khai thác công suất
Có thể nói rằng khả năng khai thác công suất của các nhà máy xi măng của
Việt nam là lớn. Khi có thị trường tiêu thụ thì hầu hết các nhà máy xi măng đều đạt và
vượt công suất thiết kế. Đây là một đặc điểm tốt của công nghiệp xi măng Việt nam.




Tuy nhiên mức độ khai thác công suất ở mỗi loại hình công nghệ và mỗi nhà máy có
khác nhau
*Xi măng lò quay: Tất cả các dây chuyền sản xuất xi măng bằng lò quay đều
có khả năng khai thác hết công suất thiết kế. Tuy nhiên thời gian để đạt được công
suất thiết kế của từng nhà máy là có khác nhau. Những nhà máy đầu tư trước 1996
phải 3-4 năm mới đạt công suất thiết kế do chưa đủ trình độ quản lý, tiếp cận công
nghệ mới. Những dây chuyền được đầu tư sau năm 1996 do đã có kinh nghiệm trong
công tác vận hành, quản lý nên thời gian phát huy hết công suất thiết kế đã được rút
ngắn chỉ còn khoảng 2-3 năm. Trong đó có một số dây chuyền không đạt công suất
thiết kế ngay do chưa phát triển được thị trường tiêu thụ
+Xi măng lò đứng: Trong khoảng 3-4 năm đầu hầu hết các cơ sở xi măng lò
đứng chỉ phát huy được 60-80% công suất thiết kế do khả năng tiêu thụ xi măng lò
đứng bị hạn chế và chưa làm chủ được công nghệ. Tuy nhiên từ năm 1999 các nhà
máy xi măng lò đứng đã bắt đầu nâng cao công suất đạt và vượt công suất thiết kế.
Cho đến nay hầu hết các nhà máy đều vượt công suất thiết kế.
+Trạm nghiền : Thời gian phát huy công suất của các trạm nghiền ít phụ thuộc
vào trình độ công nghệ, thiết bị mà phụ thuộc chủ yếu vào địa điểm thị trường và
trình độ quản lý. Các trạm nghiền nếu có thị trường thì ngay năm đầu tiên hoàn toàn
có khả năng khai thác hết công suất thiết kế. Đặc biệt các trạm nghiền do Tổng công
ty xi măng Việt Nam quản lý hầu hết đều vượt công suất thiết kế

3 Tình hình đầu tư và phát triển công nghiệp xi măng trong những năm qua
a Quá trình đầu tư và phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam trong những
năm qua
Có thể chia quá trình đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam
thành 3 giai đoạn : Từ 1975 trở về trước; từ 1976-1990; từ 1991 đến nay
*Giai đoạn từ 1975 trở về trước
Ngành công nghiệp xi măng Việt nam còn rất nhỏ bé. ở Miền Bắc chỉ có 1 nhà
máy xi măng Hải Phòng và một số nhà máy xi măng lò đứng thủ công lạc hậu. ở miền




Nam, nhà máy xi măng Hà Tiên sản xuất theo phương pháp ướt với công suất khoảng
0,25 triệu tấn/năm. Tổng công suất toàn ngành chưa đạt 1,0 triệu tấn/năm
*Giai đoạn từ 1976-1990
Trong giai đoạn này có 2 nhà máy xi măng mới được đầu tư là Hoàng Thạch
và Bỉm Sơn. Đầu tư xi măng Hoàng Thạch đánh dấu một bước đổi mới cơ bản tư duy
về công nghệ xi măng của chúng ta. Có thể nói từ khi có nhà máy xi măng Hoàng
Thạch thì công nghiệp xi măng mới bắt đầu làm quen với công nghệ sản xuất xi măng
hiện đại. Tuy nhiên do cơ chế kinh tế lúc đó còn nhiều ràng buộc nên việc đánh giá
hiệu quả đầu tư gặp khó khăn. Ngoài mục đích kinh tế việc đầu tư các nhà máy xi
măng còn giải quyết các vấn đề xã hội khác.
*Giai đoạn từ 1991 đến nay
Trong giai đoạn này việc đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng có nhiều thay
đổi. Thứ nhất: nhu cầu sử dụng xi măng trong xã hội tăng đòi hỏi phải tăng sản lượng
sản xuất. Thứ hai do thực hiện chính sách cải cách mở cửa mà chúng ta có cơ hội tiếp
xúc với nhiều loại hình công nghệ và thiết bị sản xuất xi măng khác nhau của thế giới.
Thứ ba: tác động của cơ chế thị trường đến việc đầu tư, sản xuất xi măng. Hoàn cảnh
kinh tế của chúng ta trong giai đoạn này vẫn khó khăn, nguồn vốn đầu tư phát triển
công nghiệp xi măng còn hạn chế

Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng mới
một số nhà máy xi măng lò quay công suất lớn có công nghệ hiện đại và thực hiện
chương trình đầu tư sản xuất 3 triệu tấn xi măng bằng công nghệ lò đứng cơ gi
ới hoá.
Ngoài việc đầu tư các nhà máy xi măng lò quay và phát huy công suất của các
nhà máy xi măng lò đứng trong giai đoạn này còn tiến hành đầu tư xây dựng 40 trạm
nghiền xi măng với công suất mỗi tram nghiền từ 200000tấn/năm tới 520.000
tấn/năm tổng công suất 40 trạm nghiền là 4,35 triệu tấn/năm


b Một số nhận định về tình hình đầu tư phát triển xi măng trong thời gian qua
*Quy mô và tốc độ đầu tư





Quy mô đầu tư: Trong giai đoạn vừa qua quy mô đầu tư tương đối đa dạng. Có
thể phân thành 3 loại quy mô như sau:
+Quy mô lớn: Dây chuyền công nghệ sản xuất có công suất thiết kế từ 3000
tấn clinker/ ngày trở lên.
+Quy mô vừa: Dây chuyền công nghệ sản xuất có công suất thiết kế từ 1000-
3000 tấn clinker / ngày.
+Quy mô nhỏ: Dây chuyền công nghệ sản xuất có công suất thiết kế dưới 1000
tấn clinker /ngày.
Tốc độ đầu tư : Việc xác định tốc độ đầu tư các dự án phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên tốc độ hoàn thành các dự án đầu tư để đi
vào khai thác thường bị chậm. Có 3 nguyên nhân làm chậm các dự án là: Trình độ
triển khai quản lý dự án, tốc độ giải quyết tài chính và các thủ tục hành chính trong
đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng.

*Suất đầu tư: Kinh phí đầu tư cho một tấn công suất xi măng ở nước ta còn cao
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các dự án triển khai gần
đây đang có xu thế giảm dần (125-135 USD/tấn công suất) do giảm được chi phí xây
dựng kết cấu hạ tầng ngoài nhà máy ( đường giao thông, đường điện) và tập trung thi
công đảm bảo tiến độ để giảm chi phí lãi vay trong thời gian thi công.
Qua tình hình đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng ta nhận thấy số
lượng các nhà máy xi măng ngày càng tăng lên, nhu cầu xi măng cũng ngày càng tăng
lên. Điều này có được là do vai trò to lớn của xi măng đối với sự phát triển của con
người
II Vai trò tác dụng của nguyên liệu xi măng đối với sự phát triển ngành công nghiệp
xây dựng
1 Đặc điểm của nguyên liệu xi măng
Xi măng được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét ngoài ra còn
có thêm các nguyên liệu điều chỉnh và phụ gia khoáng cho xi măng
Công nghệ sản xuất xi măng không phức tạp nó được chuẩn hoá sản phẩm sản
xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín vì thế mà chất lượng xi măng được đảm bảo




Xi măng được đóng thành bao do vậy nó có thể vận chuyển một cách dễ dàng.
Xi măng được vận chuyển tới các công trình bằng đường sắt, đường thuỷ, đường bộ
mà không gặp phải một sự trở ngại nào
Xi măng không chịu được nước và thời gian lưu kho ngắn
Xi măng có thời gian đông cứng nhanh có sức mài mòn và chịu va đập tốt
Bảng các đặc tính kỹ thuật của xi măng



Tên ch

ỉ tiêu

Xi măng Portland

Xi măng Portland h
ỗn hợp

Tiêu chuẩn Việt
nam (TCVN 2682-
1999)
Xi măng Bút Sơn Tiêu chuẩn
Việt nam
(TCVN 6260-
1997)
Xi măng Bút
Sơn
PC30

PC40

PC50

PC30

PC40

PC50

PCB30


PC40

PCB30

PC40

Độ
mịn
Phần còn lại trên
sàn0,08mm,%,max

15 12 12 10 12 12
Bể mặt riêng
cm2/g, min
2700 2800 3000 3200 2700 3000
Thời
gian
ninh
kết
Bắt đầu phút
không sớm hơn
45 60 45 60
Kết thúc phút
không muộn hơn
375 375 600 600
Độ
ổn
định
thể
tích

Xác định theo
Lechatelier
10 10 10 10




Hàm
lượng
mất
khi
nung
5,0 5,0
Giới
hạn
bền
nén
Sau 3 ngày
N/mm2, min
16 21 31 20 25 35 14 18 18 22
Sau 28 ngày
N/mm2,min
30 40 50 35 45 52 30 40 32 42






2 Vai trò của nguyên liệu xi măng đối với ngành công nghiệp xây dựng

a-Đối với ngành công nghiệp xây dựng nói chung
Trước khi tạo ra nguyên liệu xi măng thì trong xây dựng con người đã sử dụng
các nguyên liệu khác như vôi, đất tuy nhiên các nguyên liệu này không đáp ứng
được yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, từ khi tạo ra nguyên liệu xi măng thì nó
đã khắc phục được các điểm yếu của các nguyên liệu trước. Xi măng với các đặc tính
như có độ mài mòn tốt, có sức va đập mạnh, khả năng đông cứng nhanh, độ ổn định
thể tích lớn vì thế nó đặc biệt thích hợp trong xây dựng.
Kinh tế thế giới trong vài thập kỷ qua đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, các
nước phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu muốn thể hiện tiềm lực kinh tế của mình đã
cho xây dựng các khu nhà cao ốc như muốn thể hiện sự văn minh, tiềm lực kinh tế
đồng thời còn giải quyết được nhu cầu nhà ở khi dân cư đô thị ngày càng tăng lên.
Trong các công trình xây dựng này thì xi măng đóng vai trò quan trọng nó vừa là
nguyên liệu chính trong qúa trình xây dựng vừa có thể tạo ra các nét hoa văn cho các




công trình. Ví dụ :Toà nhà trung tâm thương mại Thế Giới, trụ sở của Liên hợp quốc,
toà tháp đôi Petronat của Malaysia
Không chỉ đáp ứng cho xây dựng nhà cao tầng mà nó còn phục vụ cho việc
xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở hay trong các công trình quốc phòng như để
xây dựng các công sự, lô cốt. Vì xi măng được sản xuất theo dây chuyền sản phẩm
được chuẩn hoá, nguyên liệu sản xuất xi măng dễ khai thác, phân bố ở khắp mọi nơi
trên thế giới vì vậy giá thành sản xuất xi măng không cao người dân có thể mua được
Xi măng còn được sử dụng trong việc xây dựng các cây cầu, các công trình
thuỷ lợi, đê đập do khả năng mài mòn tốt, khả năng đông cứng nhanh. Các công trình
thuỷ lợi hay các con đập do phải tiếp xúc với nước nên các nguyên liệu trước đây
thường hay bị bở do bị ẩm nhưng xi măng là loại nguyên liệu chịu được nước nên nó
được sử dụng để xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Từ khi tìm ra nguyên liệu xi măng nó đã thúc đẩy ngành xây dựng phát triển.

Các công trình được hoàn thiện nhanh hơn có quy mô lớn hơn bên cạnh đó nó cũng
thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển thông qua việc hoàn thiện các cây cầu,
các cảng biển giúp cho giao thông đi lại thuận tiện từ đó mà giúp thúc đẩy phát triển
kinh tế giữa các vùng
b Vai trò của xi măng đối với ngành xây dựng Việt nam
Các khó khăn đối với ngành xây dựng Việt nam :
+Khí hậu Việt nam là nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường tập trung vào tháng
7, tháng 8, tháng 9. Mưa thường lớn kéo dài kèm theo đó là gió to nếu các công trình
xây dựng bằng các loại nguyên vật liệu thông thường thì khó có thể tồn tại lâu được
vì gió to có thể làm đổ nhà bên cạnh đó thời gian đông cứng của các loại nguyên vật
liệu này thường là rất lớn từ 3-5 ngày mà điều này thì không cho phép vì nó làm chậm
tiến độ thi công, khả năng chịu lực của các nguyên liệu này thường là kém
Địa hình của Việt nam dốc theo hướng từ núi ra biển. Với địa hình này thì khi
mùa mưa về nó sẽ tạo ra các thác nước từ trên cao đổ xuống vùng đồng bằng hạ lưu
với sức công phá lớn đòi hỏi các công trình thuỷ lợi, bờ đê phải có khả năng chịu
được lực tốt




Thu nhập của người dân Việt nam thấp do vậy trong xây dựng đòi hỏi phải sử
dụng các nguyên liệu phù hợp, dễ sử dụng có giá thành thấp đồng thời chất lượng
công trình vẫn phải đảm bảo
Với những khó khăn ở trong ngành xây dựng nêu trên nên khi đưa xi măng vào
sử dụng nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Việt nam.
Vì nó đã khắc phục được các điểm yếu trong ngành xây dựng ngoài ra sản xuất xi
măng đòi hỏi công nghệ không phức tạp, giá thành mua dây chuyền công nghệ không
cao, nguyên liệu sản xuất xi măng có trữ lượng đủ lớn.
Đời sống của người dân chưa cao nhà của người dân Việt nam chưa được kiên
cố hoá do vậy nhu cầu xây dựng nhà cửa kiên cố là rất lớn. Với khả năng chịu mài

mòn, chống chịu thời tiết khắc nghiệt tốt nó đã được sử dụng nhiều trong xây dựng
nhà cửa của nhân dân
Việt Nam là đất nước nông nghiệp với 3/4 dân số làm nghề nông nghiệp.
Trong nông nghiệp nước tưới là rất quan trọng vì nó đảm bảo sự sống cho cây, xi
măng với tính năng có độ kết dính tốt mài mòn cao đã được sử dụng trong chương
trình kiên cố hoá hệ thống kênh mương của chính phủ
Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt và trên 2 triệu km đường bờ biển
do địa hình phức tạp khó sử dụng các loại nguyên liệu khác để xây dựng vì vậy phải
sử dụng xi măng
Việt Nam là nước đang phát triển cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, hệ
thống cầu cảng, sân bay chưa được hoàn thiện, những công trình này đòi hỏi phải sử
dụng nguyên liệu có độ kết dính tốt chắc chắn mà điều này chỉ có thể dùng nguyên
liệu xi măng
Với tất cả những đặc tính kỹ thuật và công dụng của mình, xi măng nó đã và
đang vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam giúp cho
ngành này phát triển từ đó cũng giúp cho nền kinh tế của Việt nam phát triển
Với tầm quan trọng của mình xi măng hiện nay đang là một mặt hàng được
nhiều người quan tâm và kinh doanh vì thế mà thị trường kinh doanh xi măng ngày




càng trở nên chật hẹp, đối với mỗi công ty kinh doanh thì các công ty cần phải có
chiến lược ngay từ bây giờ mới mong có sự phát triển dài hạn trong tương lai
II Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ
thuật xi măng
Khi mà nền sản xuất chưa phát triển thì các công ty không cần phải quan tâm
đến việc sản phẩm của mình sẽ bán ở đâu và người mua là ai vì lúc đó công nghệ sản
xuất chưa phát triển nhu cầu của con người về các mặt hàng là cao sự cạnh tranh giữa
các công ty gần như là không có. Nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển với trình độ

tự động hoá ở mức cao, sản phẩm sản xuất ra với số lượng lớn đồng thời với việc số
lượng các nhà sản xuất sản phẩm cũng ngày càng lớn mạnh trong khi số lượng người
có khả năng thực hiện việc mua sản phẩm là có hạn, trình độ nhận thức của người dân
cũng ngày càng tăng lên. Người mua bây giờ đòi hỏi hàng hoá sản xuất ra phải bền và
rẻ. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm đối với các công ty trở nên khó khăn hơn, các công
ty trong cùng ngành trở thành các đối thủ của nhau, họ cạnh tranh trực tiếp với nhau.
Trong cuộc cạnh tranh này buộc các công ty phải có chiến lược đúng đắn để có thể
cạnh tranh được với các đối thủ và chiến lược phát triển thị trường cũng đã được ra
đời từ chính cuộc cạnh tranh này.
1 Vai trò của chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ
a Khái niệm
Thuật ngữ “chiến lược” xuất phát từ lĩnh vực quân sự. Trong quân sự chiến
lược được hiểu là “ Nghệ thuật phối hợp các lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế
được huy động vào chiến tranh nhằm chiến thắng kẻ thù ”
Phát triển được hiểu là bao hàm cả sự gia tăng về số lượng và chất lượng
Thị trường: Đó là nơi tập hợp những người mua và người bán thông qua đó
người ta trao đổi với nhau và qua cuộc trao đổi đó họ đạt được độ thoả dụng tối đa
Tiêu thụ: Đó là khâu thứ 3 trong quá trình sản xuất hàng hoá nhằm đưa hàng
hoá đến tay người tiêu dùng và mang về lợi nhuận cho các nhà sản xuất




Vì vậy có thể hiểu chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ đó là nghệ thuật
phối hợp các nguồn lực của công ty nhằm mục tiêu gia tăng số lượng người mua cả
về số lượng và chất lượng nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận
b Vai trò của chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ
Đối với bất kỳ một công ty nào ngoại trừ các công ty hoạt động công ích thì
mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn có được
nhiều lợi nhuận thì sản phẩm phải tiêu thụ được tức là phải bán được nhưng nếu thị

trường đã bị các đối thủ cạnh tranh chiếm mất thì sản phẩm làm ra của công ty cũng
không thể tiêu thụ được. Vì thị trường đó là nơi bán sản phẩm của công ty mất thị
trường cũng là mất nơi bán vì vậy có thể nói thị trường có ảnh hưởng sống còn đến sự
tồn tại của công ty. Các công ty đa quốc gia các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới đã
có mặt hầu hết ở trên thế giới. Ví dụ như tập đoàn Honda, Mitsubisi của Nhật hay như
tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc, Ford của Mỹ sự có mặt của các tập đoàn gần như
hầu khắp trên thế giới. Mục đích của sự có mặt này không ngoài mục đích tìm kiếm
phát triển thị trường tiêu thụ cho công ty nhằm củng cố địa vị của công ty ở trên thế
giới giữ vị trí thống trị, ngoài ra còn mục đích khác là chi phối thị trường tạo ra sự
độc quyền trong sản xuất kinh doanh nhằm thu các khoản lợi nhuận độc quyền, khai
thác bóc lột tài nguyên, nhân công lao động ở các nước đang phát triển chi phối nền
chính trị ở các nước mà các công ty đa quốc gia đầu tư
Còn đối với các công ty nhỏ thì việc tìm kiếm phát triển thị trường tiêu thụ
cũng không kém phần quan trọng. Các công ty nhỏ thường có vốn ít, thị trường nhỏ,
sản phẩm thường không có uy tín bằng các công ty lớn nhưng lại phải thường xuyên
cạnh tranh với các công ty lớn, nếu các công ty mà không có chiến lược phát triển thị
trường tiêu thụ, tìm kiếm thị trường mới củng cố thị trường cũ thì khó có thể cạnh
tranh được với các công ty lớn
Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ nó còn tạo ra lợi thế cho công ty.
Công ty nào có đường lối chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ một cách đúng đắn,
rõ ràng thì sẽ tạo ra được lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Bằng việc sử dụng
các nguồn lực của công ty một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện để các công ty phát triển




tìm kiếm thị trường tốt hơn. Không những thế với mục tiêu vươn tới các thị trường
khác công ty sẽ xây dựng các phương án hành động để thực hiện mục tiêu này điều
này sẽ tạo ra một hoạt động thống nhất trong toàn công ty tạo điều kiện để công ty có
thể giữ vững được thị trường. Hơn nữa việc có chiến lược phát triển thị trường tiêu

thụ sớm sẽ tạo điều kiện để công ty vươn tới các thị trường nhiều tiềm năng hơn. ở
các thị trường mới này thì sự cạnh tranh của các đối thủ là không có hoặc có nhưng
cường độ cạnh tranh thấp việc này sẽ tạo điều kiện để công ty giảm thấp chi phí điều
này rất có ý nghĩa đối với trong kinh doanh.
Chiến lược phát triển thị trường là sản phẩm của các nhà hoạch định chiến
lược. Có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ đứng đắn sẽ nâng cao tầm quan
trọng của các nhà hoạch định chiến lược. Các nhà hoạch định chiến lược tuy không
phải là những người trực tiếp làm ra lợi nhuận cho công ty nhưng gián tiếp tạo ra lợi
nhuận cho công ty. Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ thể hiện ý tưởng của các
nhà lãnh đạo qua chiến lược này lãnh đạo công ty biết cần phải làm gì từ đó đề ra
những biện pháp để thực hiện chiến lược như vốn, nhân lực.
Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sẽ tạo ra tâm lý tốt cho cán bộ công
nhân viên của công ty. Họ sẽ lao động hăng say hơn bởi vì công ty họ đang làm việc
thường gắn liền với địa vị của con người đó trong xã hội. Nếu công ty làm ăn phát đạt
mạng lưới thị trường sâu rộng thì người công nhân đó cảm thấy tự hào vì đã làm việc
ở công ty đó.
Đối với một quốc gia chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ cũng không kém
phần quan trọng. Trong lịch sử chúng ta đã chứng kiến những cuộc phát kiến địa lý vĩ
đại của Colombo, Magenlăng. Những cuộc phát kiến địa lý vĩ đại này trước đó được
lấy tên là “Đi tìm kiếm thị trường ” hay “Đi tìm miền đất hứa ” của các nước thực dân
đế quốc hùng mạnh thời đó như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp. Việc đi tìm
kiếm thị trường hay tìm miền đất hứa của các nước đế quốc này ngoài mục đích là
bành trướng thế lực mở rộng ảnh hưởng của các nước thực dân, tăng cường khai thác
bóc lột của các nước thực dân còn nhằm mục đích mở rộng thị trường cho các quốc
gia thực dân đế quốc. Đi theo sau các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước thực




dân đó là các công ty các tập đoàn tư bản của nhà nước của tư nhân nhằm mục đích

mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá công, nông nghiệp khi mà thị trường trong nước
của các nước đế quốc hàng hóa đã không tiêu thụ được do trong nước không còn nhu
cầu. Ví dụ công ty Đông ấn một tập đoàn tư bản của thực dân Anh đã có mặt ở ấn Độ
để bán sản phẩm của công ty và khai thác các nguồn lực của ấn Độ trong thế kỷ 18.
Anh quốc đã từng là nước tư bản công nghiệp phát triển nhất trên thế giới: sản
lượng công nghiệp của nước Anh sản xuất ra bằng 1/2 của thế giới, tỷ lệ thuận với sản
lượng công nghiệp là số thuộc địa của nước Anh. Anh có trên 200 thuộc địa ở khắp
mọi nơi trên thế giới, người ta đã từng nói “mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước
Anh”. Các thuộc địa là nơi để bán các sản phẩm của các công ty khi nhu cầu trong
nước gần như đã hết hoặc sản phẩm đã cũ nhưng đối với các nước thuộc địa vẫn còn
là mới do vậy các công ty vẫn bán được hàng và thu về một khoản lợi nhuận lớn.
Chiến tranh thế giới thứ 1và thứ 2 đã xảy ra. Hàng triệu người chết, kinh tế thế
giới bị sụt giảm nghiêm trọng, các quốc gia tham gia chiến tranh đều bị tổn thất nặng
nề về kinh tế chỉ trừ Mỹ. Nguyên nhân của 2 cuộc chiến tranh này không ngoài mục
đích nhằm phân chia lại thị trường thế giới. Các quốc gia gây chiến như Đức, áo,
Hunggari trong chiến tranh thế giới thứ 1 hay Đức, Italia, Nhật trong chiến tranh thế
giới thứ 2 đều là các nước tư bản phát triển sau do vậy khi kinh tế của các nước này
phát triển, thị trường trong nước đã chật hẹp thị trường nước ngoài đã bị các nước tư
bản già chiếm giữ như Anh, Pháp muốn thâm nhập vào thuộc địa của các nước đế
quốc Anh, Pháp là rất khó khăn vì gặp phải sự phản kháng từ phía Anh, Pháp. Chính
vì vậy các nước tư bản phát triển sau đã gây ra 2 cuộc chiến tranh thế giới qua điều
này cho thấy phát triển thị trường tiêu thụ là rất quan trọng đối với các quốc gia.
Ngày nay phát triển thị trường tiêu thụ cũng vẫn là mục tiêu hàng đầu của các
quốc gia. Giữa các quốc gia tuy không xảy ra cuộc chiến tranh thế giới nữa nhưng
xảy ra các cuộc chiến tranh thương mại. Đối với bất kỳ một quốc gia nào những mặt
hàng nào quốc gia đó có thế mạnh thì quốc gia đó khuyến khích mặt hàng đó xuất
khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, tìm hiểu cơ hội làm ăn ở nước
ngoài, còn những mặt hàng nào quốc gia đó yếu thế hơn gặp phải sự cạnh tranh gay





gắt của hàng hoá các nước khác thì quốc gia đó bảo vệ mặt hàng đó thông qua các
biện pháp như đánh thuế cao đối với hàng hoá của các nước khác nhập vào họ hoặc
cấp hạn ngạch đối với sản phẩm đó. Thông qua các biện pháp này quốc gia đó hy
vọng bảo vệ được thị trường trong nước tạo điều kiện cho ngành hàng yếu phát triển.
Với tất cả các biện pháp trên một quốc gia bất kỳ đều mong muốn phát triển thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm do quốc gia mình sản xuất ra
2 Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ
thuật xi măng.
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xi
măng Việt nam đồng thời nó cũng là một đơn vị kinh doanh độc lập có đầy đủ các
nghĩa vụ và quyền hạn của một pháp nhân kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Vì vậy có thể phân tích sự cần thiết phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng từ 2 giác độ. Một là với tư cách là một đơn vị thành
viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam. Hai là với tư cách là một đơn vị kinh
doanh độc lập.
a Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam chịu trách nhiệm
kinh doanh trên địa bàn 17 tỉnh thành phố phía Bắc.
Hiện nay Tổng công ty xi măng Việt Nam có 15 đơn vị thành viên trực thuộc
gồm 13 đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và 2 đơn vị sự nghiệp. Trong 13 đơn vị hạch
toán kinh tế độc lập gồm 6 công ty sản xuất xi măng, 1 công ty tấm lợp Fibrô xi
măng, 6 công ty làm nhiệm vụ kinh doanh xi măng, tổng số cán bộ công nhân viên
của Tổng công ty xi măng Việt Nam chiếm khoảng 42% so với toàn ngành (toàn
ngành có trên 40.000 người) và sản lượng tiêu thụ trên 52 % đang giữ vai trò chủ đạo
trong sản xuất kinh doanh của ngành. Tổng công ty xi măng Việt Nam có nhiệm vụ
chính là đảm bảo sản xuất tiêu thụ xi măng đáp ứng nhu cầu xi măng cho cả nước
đồng thời đảm bảo bình ổn giá cả xi măng đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Xi măng hiện nay không còn là ngành độc quyền mà đã có sự tham gia của xi
măng liên doanh, xi măng địa phương và tới đây là xi măng của các nước trong khối

asean sẽ tràn vào Việt nam theo như hiệp định CEPT đã ký. Xi măng của các nước




asean và liên doanh giá cả thấp chất lượng cao đang và sẽ cạnh tranh trực tiếp với xi
măng của Tổng công ty. Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là một đơn vị thành viên
của Tổng công ty chịu trách nhiệm kinh doanh mà không có chiến lược phát triển thị
trường tiêu thụ ngay từ bây giờ thì sẽ gặp phải khó khăn rất lớn trong tương lai. Vì
khi chúng ta hội rồi thì hàng hoá ở các nước asean sẽ tràn vào Việt nam với mức thuế
suất thấp, trong số các mặt hàng này thì có xi măng. Các nước asean với lợi thế hơn
hẳn chúng ta về công nghệ, năng suất lao động cao dẫn đến xi măng của họ có giá
thành thấp, chất lượng cao mà điều này rất phù hợp với tâm lý của người Việt nam vì
vậy khi xi măng ở các nước asean tràn vào nó sẽ dễ được người tiêu dùng Việt nam
chấp nhận và khả năng phát triển xi măng của nước ngoài là lớn. Điều này là một bất
lợi lớn đối với công ty vì hiện nay giá cả xi măng của Tổng công ty thuộc vào loại cao
dẫn đến khó lòng tiêu thụ, Công ty là một bộ phận của Tổng công ty có nhiệm vụ
bình ổn giá cả thị trường xi măng ở phía Bắc nhưng khi xi măng nước ngoài tràn vào
mà không có sự kiểm soát dẫn đến khả năng kiểm soát bình ổn giá của Tổng công ty,
Công ty không làm được mà đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bên cạnh đó là khả
năng bán xi măng của công ty bị giảm sút do xi măng nước ngoài giá cả thấp chất
lượng cao Công ty không cạnh tranh được từ đó ảnh hưởng đến đời sống cán bộ công
nhân viên của Tổng công ty do mất việc làm hơn nữa đất nước bị mất một nguồn thu
quan trọng từ Tổng công ty (hằng năm Tổng công ty đóng vào ngân sách nhà nước
một khoản rất lớn 4-5 triệu USD trên mỗi tấn sản phẩm)
Ngược lại nếu công ty có chiến lược ngay từ bây giờ thì sẽ gặp thuận lợi rất
lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vì hiện nay uy tín về sản phẩm của Tổng công ty là
rất lớn, thị trường Việt nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng, nhiều nơi Công ty
chưa có mạng lưới chi nhánh hơn nữa đây lại là nước nhà, chi phí vận chuyển thấp
hơn các đối thủ từ nước ngoài, quá trình hội nhập chưa phải là ở giai đoạn cuối, Công

ty vẫn còn được sự hỗ trợ từ phía Tổng công ty, phong tục, thói quen người tiêu dùng
Công ty nắm được. Những bất lợi cho các đối thủ ở nơi khác đến: Khi hội nhập xi
măng ở các nước tràn vào thì họ phải mất một thời gian làm quen với thị trường do
người Việt nam chưa quen với sản phẩm mới, xi măng là một mặt hàng nếu để lâu




quá 60 ngày sau khi sản xuất sẽ bị vón cục khó sử dụng, họ lại chưa có hệ thống bán
hàng tiếp thị, chưa hiểu được phong tục tập quán thói quen của người Việt nam. Với
những ưu thế ở trên thì công ty xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ
ngay từ bây giờ sẽ tạo điều kiện để Tổng công ty nâng cao uy tín đối với người tiêu
dùng, củng cố thị phần đẩy được sự thâm nhập của xi măng ngoại đồng thời giúp
Tổng công ty làm nhiệm vụ bình ổn giá, đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm từ
đó mà nâng cao năng suất, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân
sách tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
b Với tư cách là một công ty độc lập
Là một công ty độc lập công ty đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Hiện nay
thị trường kinh doanh xi măng có rất nhiều chủ thể đang tham gia: đó là các công ty
xi măng liên doanh, các nhà máy xi măng địa phương và tới đây là xi măng của các
nước asean. Là một công ty kinh doanh công ty phải cạnh tranh trực tiếp với các chủ
thể này nếu công ty mà không có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ngay từ bây
giờ thì sẽ gặp phải bất lợi đó là.
*Đối với xi măng nước ngoài:
Việt nam trở thành viên hiệp hội các nước Đông Nam á( asean ) từ ngày
28/07/1995. Việt nam đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA với nội dung
chính là việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) từ
ngày 01/01/1996
Theo những quy định của hiệp hội CEPT/AFTA, Việt nam đã công bố danh
mục danh mục các hàng hoá thực hiện CEPT trong đó danh mục loại trừ tạm thời

(TEL) là danh mục gồm các mặt hàng tạm thời chưa phải cắt giảm thuế ngay. Hiện
nay danh mục này gồm khoảng 1200 dòng thuế chiếm 14,8% tổng số mặt hàng trong
biểu thuế nhập khẩu và chủ yếu gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và trước mắt
cần thiết phải bảo hộ hoặc các mặt hàng hiện đang được áp dụng các biện pháp phi
thuế quan trong đó có sản phẩm xi măng.
Các biện pháp của Việt nam nhằm hội nhập kinh tế hơn nữa trong vòng 4 đến
8 năm tới liên quan đến việc cho phép tự do hoá nhập khẩu và đầu tư cũng như mở




rộng hơn nữa việc xuất khẩu theo chương trình đổi mới đã được thông qua, mọi hạn
chế hàng nhập khẩu ( QF-S ) sẽ được dỡ bỏ trong hầu hết các lĩnh vực vào năm 2003
và thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước asean sẽ giảm xuống 5% vào
năm 2006. Theo lộ trình này mọi hạn chế lượng nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ đối với
clinker vào năm 2001, xi măng vào đầu năm 2003. Về thuế quan cũng được đặt lịch
trình để cắt giảm đối với hầu hết mặt hàng nhập khẩu từ asean (97% trong tổng số
dòng thuế ) trong đó có sản phẩm xi măng sẽ được hạ xuống còn 20% vào năm 2003
và 5% vào năm 2006.
Việc gia nhập AFTA của Việt nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hoá
các nước thành viên ASEAN thâm nhập và cạnh tranh trên thị trường Việt nam chiếm
ưu thế hơn về giá cả và các thủ tục hải quan so với hàng hoá của các nước ngoài
ASEAN như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản cùng cạnh tranh trên thị
trường Việt nam. Việc chiếm thị phần xi măng ngày càng lớn tại Việt nam là điều mà
các doanh nghiệp nước ngoài luôn quan tâm hàng đầu bởi lẽ thị trường Việt nam đang
có tiềm năng lớn về dung lượng. Theo báo cáo của hiệp hội xi măng các nước Đông
Nam á tại đại hội lần thứ 12 ở Brunei tháng 11 năm 2001 thì tính đến năm 2001công
suất các nhà máy sản xuất xi măng của toàn khối có 179,018 triệu tấn nhưng nhu cầu
nội địa của cả khối chỉ có 88,542 triệu tấn ( bằng 49% công suất ) như vậy cả khối
còn dư thừa tới 51% công suất đã có. Nghĩa là chỉ chờ khi Việt nam hội nhập đầy đủ

vào khối lập tức xi măng từ các nước ASEAN hoàn toàn có điều kiện tham gia cạnh
tranh trên thị trường nước ta với lợi thế hơn hẳn về trình độ hiện đại hoá và phương
thức tổ chức bán hàng, hơn hẳn về kinh nghiệm kinh doanh, thương mại và chính
sách hỗ trợ xuất khẩu đã có của các chính phủ.
*Đối với xi măng liên doanh:
Hiện tại chất lượng xi măng Tổng công ty xi măng Việt Nam sản xuất chỉ có
mác PCB 30( tiêu chuẩn Việt nam 6260:1997) trong khi đó xi măng của các liên
doanh đều sản xuất theo mác PC40 (tiêu chuẩn Việt nam 2682:1992) nhưng giá cả xi
măng của các liên doanh đều thấp hơn giá của tổng công ty. Nhiều nhà thầu cho biết:
nếu dùng xi măng của các liên doanh ngoài việc giá thấp hơn còn tiết kiệm được 50




kg xi măng cho 1m3 bê tông so với việc sử dụng xi măng của Tổng công ty mà vẫn
đảm bảo được chất lượng xi măng như nhau.
Giá xi măng trên thị trường
Tại thị trường Hà Nội.
Xi măng Hoàng Thạch PCB 30 : giá bán 755000-760000 đ/tấn
Xi măng Bỉm Sơn PCB 30 : giá bán 740000-750000 đ/ tấn
xi măng Bút Sơn PCB 30: giá bán 725000-730000 đ/tấn
Xi măng Chinfon PC 40: giá bán 735000-740000 đ/tấn
Xi măng Nghi Sơn PC 40: giá bán 750000-760000 đ/tấn
Tại thị trường Đã Nẵng
Xi măng Hoàng Thạch PCB 30 giá bán:750000đ/tấn
Xi măng Bỉm Sơn PCB 30:giá bán 750000 đ/tấn
xi măng Bút Sơn PCB 30: giá bán 740000 đ/tấn
Xi măng Chinfon PC 40: giá bán 725000 đ/tấn
Xi măng Nghi Sơn PC 40: giá bán 725000-730000 đ/tấn
Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

Xi măng Hoàng Thạch PCB 30 giá bán:870000 đ/tấn
Xi măng Hà Tiên1:PCB 30 giá bán:920000 đ/tấn
Xi măng Hà Tiên 2:PCB 30: giá bán 900000 đ/tấn
Xi măng Chinfon PC 40: giá bán825000-890000 đ/tấn
Xi măng Nghi Sơn PC 40: giá bán 845000-900000 đ/tấn
*Đối với xi măng địa phương:
Để khuyến khích sự phát triển của các nhà máy xi măng ở địa phương chính
quyền các địa phương đã khuyến khích người dân trong vùng tiêu dùng xi măng do
địa phương mình sản xuất đồng thời một số công trình của chính quyền địa phương
cũng được xây dựng bằng xi măng địa phương.
Với những lý do trên cho thấy nếu công ty mà không có chiến lược phát triển
thị trường tiêu thụ ngay từ bây giờ thì sẽ khó mà cạnh tranh thắng lợi đối với xi măng
từ các nước ASEAN, xi măng địa phương và xi măng liên doanh dẫn đến sản lượng




tiêu thụ của công ty giảm lợi nhuận của công ty giảm, đời sống cán bộ công nhân bị
giảm sút nhiều người có thể sẽ mất việc làm.
Ngược lại nếu công ty mà có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ngay từ
bây giờ thì rất có thể công ty sẽ không gặp phải những khó khăn trên. Vì hiện nay
Công ty đã có được các bạn hàng quen thuộc, sự uy tín của công ty, mạng lưới cửa
hàng, Công ty nắm được những thói quen của người tiêu dùng nên việc mở rộng công
ty bây giờ là dễ. Điều này nó sẽ làm tăng uy tín của công ty, củng cố được bạn hàng
cũ mở rộng với các bạn hàng mới, với mạng lưới cửa hàng rộng khắp Công ty sẽ đáp
ứng kịp thời nhu cầu xi măng cho thị trường, khi xi măng của nước ngoài và liên
doanh xâm nhập vào họ sẽ gặp phải trở ngại rất lớn đó là chưa có mạng lưới phân
phối lại phải vận chuyển từ xa trong khi xi măng không được để quá lâu, chưa am
hiểu được thị trường điều quan trọng nhất đó là họ không dễ gì lấy đi được các bạn
hàng truyền thống của công ty, sự uy tín của công ty và lòng tin của người tiêu dùng

đối với sản phẩm của công ty, nếu xi măng liên doanh và xi măng nước ngoài không
làm được điều đó thì họ sẽ bị thua trong cuộc cạnh tranh này và như vậy công ty đã
bảo vệ tốt được thị trường của mình và mở rộng thị trường khi cần thiết.
Hơn nữa một Công ty kinh doanh thì bao giờ cũng đặt lợi nhuận lên hàng đầu,
phát triển thị trường cũng tức là đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tăng
doanh thu lợi nhuận cho công ty, đời sống cán bộ công nhân được cải thiện, mọi
người làm việc hăng say hơn, hiệu quả công việc được nâng lên cao hơn, uy tín của
công ty được nâng cao sẽ lại củng cố để công ty tiếp tục phát triển
Với tất cả những lý do trên thì việc có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ
ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là hoàn toàn cần thiết và cần phải làm ngay từ bây
giờ





×