Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Trải nghiệm về quấy rối tình dục nơi công cộng của nam sinh viên ở vùng đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 14 trang )

TRẢI NGHIỆM VỀ QUẤY RỐI
TÌNH DỤC NƠI CƠNG CỘNG
CỦA NAM SINH VIÊN
Ở VÙNG ĐƠNG NAM BỘ•
Lê Anh Vũ
Trường Đại học Thủ Dầu Một.
TÓM TẢT

Trải nghiệm của nam sinh viên về qy rối tình dục nơi cơng cộng chưa được
nghiên cứu một cách rộng rãi ở Việt Nam. Bài viết này tìm hiếu và phân tích những
trải nghiệm của nam sinh viên về hai hình thức quẩy rối tình dục mà họ thường gặp
nhất ở nơi công cộng. Dữ liệu định lượng được thu thập từ 1.820 nam sinh viên và 7
cuộc phông vấn sâu đối với sinh viên vùng Đông Nam Bộ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nam
sinh viên là nạn nhãn của hành động đụng chạm một cách cố ỷ và bị liêc măt đưa
tình là cao nhất. Địa điểm họ thường bị quấy roi là trên xe buýt, công viên và ở nhà
hàng. Là nạn nhân của quấy roi tình dục nơi cơng cộng, nam sinh viên phải đối diện
với những hệ quả như: Cảm thấy không an tồn ở nơi cơng cộng; có cám giác lo âu
và cảm thấy sợ hãi khi tương tác với người khác. Do đỏ, chủng tôi đề xuất khi nghiên
cứu về quẩy rối tình dục nơi cơng cộng cần quan tâm hơn nữa đổi với khách thế
nghiên cứu là nam sinh viên. Bên cạnh đó, cần xem xét vấn đề nghiên cứu thơng qua
các quan điểm lý thuyết mang tỉnh tồn diện hơn là những quan diêm truyền thống
mang tỉnh nhị ngun như hiện nay.

Từ khóa: Quẩy rối tình dục nơi công cộng; Nam sinh viên; Khuôn mẫu giới.
Ngày nhận bài: 11/11/2021; Ngày duyệt đãng bài: 25/2/2022.

1. Đặt vấn đề

Nạn nhân của quấy rối tình dục nơi cơng cộng thường là nữ giới. Lập
luận này rất dễ được tìm thấy qua rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, điều đó cũng khơng có nghĩa rằng nam giới nói chung và nam sinh


viên nói riêng là những người miễn nhiễm đổi với hiện tượng này. Từ thập
niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới quan
tâm đến vấn đề này (Cleveland và Kerst, 1993; Dougherty, 2006, 1999; Taylor
và Conrad, 1992; Johnson, 2005; spencer và Barnett, 2011). Một nghiên cứu
tổng quan tư liệu của Spencer và Bamett (2011) đã cho thấy khi nghiên cứu về
quấy rối tình dục đối với nam giới ở châu Âu có những vấn đề đáng lưu ý sau:

50

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022


(1) quấy rối tình dục đối với nam giới cũng là một cách khẳng định quan niệm
gia trưởng, truyền thống về nam tính; (2) nhóm nam là người da trắng ít bị
buộc tội quấy rối tình dục nhất; (3) phụ nữ được dán nhãn là bị quấy rối tình
dục có thể không nhất thiết phải bị đàn ông quấy rối tình dục; (4) nhiều
phương pháp hiện tại là chưa đầy đủ để nghiên cứu trải nghiệm quấy rối tình
dục. Tống hợp lại, những phát hiện này làm sáng tỏ sự khác biệt giữa trải
nghiệm quấy rối tình dục của nam giới và phụ nữ và các tác giả đề nghị rằng
cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa, mà ở đó nam giới được coi như
là khách thế nghiên cứu chính. Trong bài viết này, chúng tơi dựa trên quan
diêm của Johnson (2005) khi tác giả cho răng quây rơi tình dục là một cách
khăng định quan niệm gia trưởng, truyền thống về nam tính, ngay cả khi hành
vi quấy rối là giữa nam với nam. Quan điểm này được Johnson (2005, tr. 42)
đê cập cụ thê như sau,- “Chế độ gia trưởng đặt ra các vẩn đề về quyền lực, sự
thong trị và kiếm soát ở trung tâm của sự tồn tại của con người, không chỉ
trong các mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ mà cịn là giữa những người
đàn ơng khi họ cạnh tranh và đẩu tranh đê giành được địa vị, duy trì sự kiểm
sốt và bảo vệ bản thân khỏi những gì mà người đàn ơng khác có thế chiếm
hữu nó”. Việc nam sinh viên bị quấy rối bởi những khác biệt của họ so với

chuẩn mực về nam tính có thể được lý giải bởi quan điểm này. Trong quá trình
tìm hiêu các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng
trải nghiệm về quấy rối tình dục của nam giới dường như chưa được quan tâm
nhiều. Bài viết này là một nỗ lực trong việc lấp đầy khoảng trống đó. vẩn đề
trọng tâm mà bài viết đề cập đó là trải nghiệm của nam sinh viên vùng Đơng
Nam Bộ về quấy rổi tình dục nơi công cộng, dưới tư cách nạn nhân và người
chứng kiến. Mục tiêu của bài viết là làm rõ những hình thức quấy rối tình dục
nơi cơng cộng mà nam sinh viên thường gặp phải và chứng kiến; Những địa
điểm thường diễn ra quấy rối tình dục ở nam sinh viên và hệ quả mà họ phải
đối diện. Cuối cùng, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của nam
sinh viên vùng Đơng Nam Bộ về quấy rối tình dục nơi công cộng.

2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của bài viết là kết hợp giữa định lượng và định
tính. Đối với dữ liệu định lượng, chúng tơi thu thập trực tuyến thông qua công
cụ Google form. Trong khi đó, dữ liệu định tính được thu thập bằng phỏng vấn
sâu qua Zoom và Google meet.

2.1. Mau nghiên cứu
Đối tượng cung cấp thông tin là sinh viên đang theo học tại 12 trường
đại học ở 6 tỉnh/thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ. Dựa trên quần thể mẫu
của sinh viên ở vùng tại thời điểm cuối năm 2019 là 510.857 người, chúng tơi

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022

51


tính tốn cơ số mẫu tối thiểu cần phải khảo sát theo công thức Slovin (dẫn lại
từ Nguyễn Xuân Nghĩa, 2010) là 400 người.


Tuy nhiên, trên thực tế chúng tôi đã khảo sát được 3.475 người. Trong
đó, có 1.820 sinh viên nam chiếm 52,48%. Ở bài viết này, dung lượng mầu
dùng để phân tích là 1.820 người đại diện cho sinh viên nam. về năm học,
chiêm đa sô là sinh viên năm thứ nhât có 42,5% và ít nhât là sinh viên năm thứ
tư trở lên với 9,1%. Trong số đó, có hơn 2/3 số người đã từng đi làm thêm
(76,3%). về nơi ở, có đến 48,9% ở nhà bà con và 31,9% ở trọ. Trong khi đó,
chỉ có 3,2% ở với gia đình, về mức độ sử dụng rượu bia có 45,3% đã từng sử
dụng và đa số là ở mức “năm vài lần" với tỷ lệ 34,8%.

2.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập dừ
liệu. Đầu tiên, phỏng vấn sâu được thực hiện với sinh viên ở các trường trong
phạm vi khảo sát bao gồm: Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương);
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh); Trường Đại học Đồng Nai và Trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu. Bước tiếp theo, chúng tôi thiết kế bảng hỏi và tiến hành khảo sát thử để
hiệu chỉnh bảng hỏi, từ đó tiến hành thu thập dừ liệu trên diện rộng, về thang
đo, đối với các hình thức quấy rối tình dục nơi cơng cộng, chúng tơi kế thừa
thang đo của Fairchild, (2007), Lynn Lord (2009) và Abdolali Lahsaeizadeh và
Elham Yousefinejad (2012). Bên cạnh đó, q trình nghiên cứu và phân tích dừ
liệu định tính cho chúng tơi thấy rằng quấy rối tình dục trên khơng gian mạng
xã hội được sinh viên đề cập rất nhiều, từ việc gửi hình ảnh, những đoạn video
không mong muốn đến việc rủ rê trị chuyện có yếu tố tinh dục. Trên cơ sở đó,
chúng tơi kế thừa và bổ sung để hình thành 20 chỉ báo cho bốn hình thức quấy
rối tình dục nơi cơng cộng bao gồm: quấy rối tình dục thể chất; quấy rối tình
dục ngơn ngữ; quấy rối tình dục phi ngơn ngữ và quấy rối tình dục trên mạng
xã hội. Chúng tôi sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ bao gồm: 1- Chưa
từng trải nghiệm/ chứng kiến; 2- Hiếm khi (1-2 lần/nãm); 3- Thỉnh thoảng
(3-4 lần/năm); 4- Thường xuyên (5-6 lần/năm) và 5- Rất thường xuyên (trên 6

lần/năm). Kết quả phân tích Alpha của Cronbach cho thấy các thang đo có
độ tin cậy cao (a = 0,90).
Trong bài viết, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ
liệu định lượng và tập trung so sánh giữa hai nhóm sinh viên có trải nghiệm về
việc đã từng gặp phải và nhóm đã từng chứng kiến quấy rối tình dục ở nơi
cơng cộng. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hai hình thức quấy rối tình
dục mà nam sinh viên thường gặp phải và chứng kiến nhiều nhất ở nơi công
cộng, chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy Binary logistic.

52

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022


Bên cạnh đó, bài viết có sử dụng dữ liệu định tính được chọn lọc từ 7
phỏng vấn sâu trong tổng số 81 cuộc mà chúng tôi đã thực hiện và được mã
hóa, phân tích bằng phần mềm Nvivo. Chúng tơi xây dựng Codebook trong
Nvivo gồm 7 mã chính: nhận thức; trải nghiệm; nguyên nhân; giải pháp;
chương trình hỗ trợ được nhận; mong đợi; chia sẻ với cộng đồng. Mồi trường
hợp phỏng vấn đều được khai báo các thông tin như giới tính, nơi ở hiện tại;
trường đang theo học; mức độ trải nghiệm.

Những sinh viên tham dự trong nghiên cứu này dựa trên tinh thần tự
nguyện và họ có quyền từ chối trả lời hoặc bỏ ngang cuộc phỏng vấn nếu cảm
thây không phù hợp hoặc không thoải mái đê cung câp thông tin. Tất cả ý kiến
trả lời của người tham gia đều được giữ bí mật và thơng tin được mã hóa trước
khi sử dụng trong bài viết.

3. Kết quả nghiên cứu


3.1. Trải nghiệm của nam sinh viên về hình thức quấy rối tình dục
nơi cơng cộng
Bảng 1 : Các hỉnh thức quấy rối tình dục nơi cơng cộng
đối với nam sinh viên (%)

Hình thức quấy rối tình dục

Gặp phải

Chứng kiến
Tần

%


Tần số

%

1.1. Bị đụng chạm một cách cố ý

972

53,4

1.122

61,6

1.2. BỊ sờ mó, vuốt ve, cấu véo


463

25,4

886

48,7

1.3. Bị ôm ấp mà bản thân không mong muốn

395

21,7

734

40,3

1.4. Bị cưỡng hơn

171

9,4

414

22,7

1.5. Bị ép quan hệ tinh dục


67

3,6

155

8,5

2.1. Bị bình phẩm một cách khiếm nhã về hình thức bề
ngồi

724

39,8

1.024

56,3

2.2. Bị gợi ý quan hệ tình dục

394

21,6

402

22,1


2.3. Bị hỏi những câu về tình dục

788

43,3

733

40,3

2.4. Bị bình luận xúc phạm về giới tính

294

16,2

962

52,9

2.5. Bị nghe kể chuyện tục tĩu về tình dục

774

42,5

664

33,5


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022

53


1.035

56,9

1.023

56,4

3.2. Bị nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy càm trên cơ the

717

39,4

849

36,6

3.3. BỊ huýt sáo trêu ghẹo

724

39,8

655


35,9

3.4. Bị người khác phơi bày bộ phận sinh dục

362

18,4

393

21,6

3.5. Bị chụp ảnh cá nhân nhạy cảm mà chưa có sự đồng ý

93

5,1

459

25,2

4.1. Bị ép xem tranh ảnh/video khiêu dâm trên internet

149

8,2

249


13,7

4.2. Bị đãng bình luận về hình ảnh/video có liên quan đen
tình dục của bản thân trên mạng xã hội

65

3,6

529

29,1

4.3. Bị người khác gửi các hình ảnh khỏa thân trên mạng
xã hội

339

18,6

489

26,9

4.4. Bị người khác ép chat sex

171

9,4


277

15,2

4.5. Bị phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc
phạm và làm nhục trên mạng xã hội

122

6,7

584

32,1

3.1. Bị liếc mắt đưa tinh

Kết quả khảo sát từ bảng 1 cho thấy, ba hình thức quấy rối tình dục mà
nam sinh viên gặp phải nhiều nhất là “Zự liếc mắt đưa tình" (chiếm 56,9%); “Z?ị
đụng chạm một cách co ỷ" (53,4%) và "bị hỏi những câu về tình dục" (43,3%).
Trong khi đó, ba hình thức quấy rối tình dục mà nam sinh viên chứng kiến lần
lượt là: "bị đụng chạm một cách cổ ỷ" (61,6%); "bị liếc mat đưa tỉnh" (56,4%)
và "bị bình phẩm một cách khiếm nhã về hình thức bề ngồi" (56,3%). Kết quả
này cho thấy sự tng đồng giữa những hình thức quấy rối tình dục mà nam
sinh viên trải nghiệm và chứng kiến khi hai hình thức "bị liếc mắt đưa tình" và
"bị đụng chạm một cách cổ ỷ" đều có tỷ lệ cao nhất. Điều này cho thấy đây là
những hình thức quấy rối tình dục phổ biến nhất đổi với nam sinh viên trong
mẫu nghiên cứu này. Chia sẻ của bạn nam học khối Khoa học Xã hội và Nhân
văn đã từng bị quấy rối tình dục về tình huống mà bạn gặp phải: "Lúc khoảng,

7, 8 tuối em đi làm với mẹ ngồi lơ cao su. Trong lúc mọi người đang lây mũ
thì em bị một ơng kêu em lại ngồi trên đùi ông rồi ông băt đầu sờ soạng cơ thê,
bat đầu có những hành vi gọi là đụng chạm rồi dùng những lời nói mang tỉnh
kích dục các thứ đê cho thỏa mãn đirợc cái nhu câu của ơng... sau này thì em
được học với tìm hiểu nhiều hơn thì em mới biết đó là hành vỉ quây rối tình
dục" (PVS 30, nam, nạn nhân trực tiếp, năm thứ ba, Thành phố Thủ Đức).
Ở một trường hợp khác, quấy rối tình dục cịn là việc hỏi những vấn đề
liên quan đến tình dục như câu chuyện được một nam sinh viên đang học năm

54

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022


thứ tư học khối kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh kể lại: “Em có được một
bạn nam cứ hay hỏi em là em mang nội y màu gì, rồi bạn ẩy cứ bảo ỉà tư vấn
mà em đẵ từ chổi mà bạn cứ tiếp tục hỏi, nên em cảm thấy rất là khó chịu. Bạn
đó cịn hỏi những câu khác vê tình dục dù em đã nói rồ là thơng tin rất ỉà nhạy
cảm đối với mình nên mình xin phép được từ chổi, nhưng mà bạn ấy vẫn cứ
nhắn tin nên em đã block” (PVS 40, nam, nạn nhân trực tiếp, năm thứ tư,
Thành phố Hồ Chí Minh).
Khi đặt câu hỏi về những bạn nam như the nào thì dễ bị quấy rối tình
dục nơi cơng cộng, những từ khóa mà sinh viên thường đề cập là: “đẹp trai”,
“body ngon”, “có xu hướng nữ tính”... như ý kiến của một nữ sinh viên học
khôi ngành kinh tế cho biêt: “Bạn bè em là nam giới cũng bị quấy roi đầy, em
thây thường là những dạng sau dê bị đế ý, đầu tiên là những bạn nam đẹp trai
có body mà tụi em hay nói là body ngon là dễ bị các bạn nữ đế ỷ, chọc ghẹo
rôỉ mấy cơ, mẩy dì lớn tuổi nữa. Mấy bạn này cũng hay bị mấy bạn nam trong
cộng đông LGBT đê ý lắm. Cịn cái dạng thứ hai là một sơ bạn nam có xu
hướng ăn mặc hơi nữ tỉnh như kiểu “free style ” á, cũng dê bị quấy roi dù các

bạn là trai thảng” (PVS 55, nữ, người chứng kiến, năm thứ tư, Thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Bên cạnh đó, trong những trường hợp nam sinh viên bị quấy rối do có
cách ăn mặc hơi khác thường so với chuẩn mực, khuôn mầu dành cho phái
nam hoặc những trường hợp bị quấy rối do người có quyền lực, lớn tuổi hơn có
thể giải thích bởi quan niệm về tính gia trưởng của Johnson (2005). Chính việc
quấy rối tình dục là một phương tiện để họ chứng minh sự nam tính của mình
với bản thân và với những người đàn ông khác, nhất là đối với những người mà
họ cho rằng yếu đuối và có xu hướng nữ tính. Từ những dữ liệu phỏng vấn sâu
và kết quả khảo sát định lượng cho thấy việc nam sinh viên có trải nghiệm là
nạn nhân hoặc là người chứng kiến khơng mang tính cá biệt, đơn lẻ mà chiếm
tỷ lệ khá cao, nhất là những hình thức quấy rối ngôn ngữ và phi ngôn ngữ mà
chúng tôi đã đề cập ở trên. Điều này cho thấy đây thật sự là vấn đề cần phải
quan tâm và việc xây dựng một mơi trường sống an tồn là nên dành cho tất cả
chứ không chỉ đề cập tới giới nữ.

3.2.

Địa điếm diễn ra quấy rối tình dục nơi cơng cộng

Có sự tương đồng về địa điểm diễn ra quấy rối tinh dục nơi cơng cộng ở
các hình thức quấy rối tình dục mà nam sinh viên là nạn nhân “bị đụng chạm
một cách cổ ý” và “bị liếc mắt đưa tình”. Địa điểm nam sinh viên đề cập tới
nhiều nhất là trên “xe bt”. Trong đó có 70,6% ở hình thức “bị đụng chạm một
cách cố ý” và 69,2% ở hình thức “bị liếc mắt đưa tình”. Địa điểm thứ hai là
“công viên” và thứ ba là “nhà hàng/quán nhậu”. Những kết quả này cũng khá

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022


55


tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Action Aid (2014) tại Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội cho thấy, đường phố được coi là nơi có nguy cơ xảy ra các
vụ quấy rối tình dục cao nhất theo đánh giá của 57% phụ nừ/trẻ em gái và 47%
nam giới/người chứng kiến. Trong đó, đã có 11% trẻ em gái trong độ tuổi 16 18 tuổi từng bị quấy rối tình dục trên các phương tiện giao thơng cơng cộng. Địa
điểm có nguy cơ cao thứ hai là công viên với lần lượt 11% và 19% đối tượng
của hai nhóm cho biết. Tại Đà Nằng, nghiên cứu của Lê Thị Lâm (2019) đối với
nữ sinh viên cũng phản ánh những nơi như công viên, phương tiện giao thông
công cộng còn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự an toàn của phụ nữ, tiềm ấn rủi ro trẻ
em gái bị xâm hại cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bảng 2: Địa điêm xảy ra quấy rối tình dục nơi công cộng

Địa điểm

BỊ đụng chạm
một cách cố ý

BỊ liếc mắt đưa tình

N

%

N

%


Xe bt

686

70,6

716

69,2

Cơng viên

664

68,3

710

68,6

Nhà hàng/qn nhậu

534

54,9

565

54,6


Nhà vệ sinh cơng cộng

477

49,1

508

49,1

Đường phố

422

43,4

441

42,6

Rạp chiếu phim

414

42,6

445

43,0


Ký túc xá/nhà trọ

404

41,6

434

41,9

Siêu thị

142

14,6

140

13,5

Trung tâm luyện tập thể dục thể thao

120

12,3

120

11,6


Điểm tham quan/du lịch

105

10,8

115

11,1

Khác

13

1,3

16

1,5

N == 972

N = 1.035

Dữ liệu định tính từ các phỏng vấn sâu mà chúng tơi phỏng vấn có các
câu chuyện mà nam sinh viên kể về những nơi mà họ đã từng gặp phải hoặc
chứng kiến quấy rối tình dục. Đó là các nơi như trên xe buýt, công viên và nhà
vệ sinh công cộng ở các trung tâm thê dục thể thao; siêu thị hay trường học.

56


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022


Một sinh viên năm nhất đã cảm thấy hoảng hốt khi những ngày đầu từ quê lên
Thành pho Hồ Chí Minh học đã gặp phải tình huống bị đụng chạm thân thể:
“Em nhớ nhất đó chính là em đi trên xe bt và trong cái giờ đơng người đấy
thì có một người thanh niên ở đằng sau, người ta đã để lộ bộ phận sinh dục
của người ta và cà vào cải lưng đằng sau và lúc ấy xe rất đông nên là em
cũng không thê phản ứng được hoặc là cùng khơng thể dừng xuống xe được.
Với lại đó cũng là chuyến xe cuối cùng để đi rồi cho nên là em đành phải im
lặng và chờ có người khác xuống xe thì mình chen lên trước đè tránh cải người
đẩy đi thôi” (PVS 55, nam, nạn nhân trực tiếp, năm thứ nhất, Thành phố Hồ
Chí Minh).

Dữ liệu về nơi mà các bạn nam sinh viên bị quấy rối tình dục cịn được
các bạn nữ sinh viên kể lại trong những phỏng vấn mà chúng tôi thực hiện như
câu chuyện của người bạn thân là nam được một nữ sinh viên kể lại: “Bạn nam
là bạn thăn kế em nghe là trong các nhà vệ sinh ở siêu thị, trung tâm thương
mại là có hiện tượng bị quẩy roi tình dục kiêu như họ lén nhìn hay có những
lời nói khiếm nhã, bạn em bị trong siêu thị Lotte bên quận 7” (PVS 28, nữ,
người chứng kiến, năm thứ ba, Thành phố Hồ Chí Minh).
Có thể thấy khơng gian cơng cộng thực sự khơng an tồn đối với nam
giới. Thực trạng này thể hiện quấy rối tình dục thực sự là vấn đề mà sinh viên
đang phải đối diện và khơng có sự loại trừ về mặt giới tính.

3.3. Hậu quả của quay rối tình dục nơi cơng cộng đối với nam sinh
viên
Bảng 3: Hậu quả của quẩy rối tình dục nơi cơng cộng
đoi với nam sinh viên (%)


Hệ quả

BỊ đụng chạm
một cách cố ý

BỊ liếc mắt
đưa tình

N

%

N

%

Cảm thấy khơng an tồn ở nơi cơng cộng

892

91,8

936

90,4

Ln có cảm giác lo âu

845


86,9

904

87,3

Sợ tương tác với người khác

731

75,2

771

74,5

Mất tự tin về hình ảnh bản thân

699

71,9

752

72,7

Tức giận và mất tập trung

523


53,8

548

52,9

TẠP CHÍ TẦM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022

57


Học hành giam sút

474

48,8

515

49,8

Có mặc cảm tội lỗi

438

45,1

473


45,7

Cảm thấy suy nhược cơ thể

424

43,6

444

42,9

6

0,6

8

0,8

Khác

N = 972

N = 1.035

Hậu quà mà nam sinh viên trong mẫu khảo sát này phải gánh chịu khi
“2?ị đụng chạm một cách cổ ỷ" và “5/ lỉêc mắt đưa tình” lần lượt là “Cảm thấy
khơng an tồn ở nơi cơng cộng”; “Ln có cảm giác lo âu” và “Sợ tương tác
với người khác”. Những câu chuyện mà chúng tôi được chia sẻ qua phỏng vấn

sâu cũng cho thấy những hệ quả nghiêm trọng mà nhóm nam sinh viên phải
gánh chịu: “Em hình thành một nỗi sợ là em khơng thích người khác động
chạm vào cơ thê của em, đặc biệt là từ vùng bụng chở xng thì nó thành nơi
sợ trong người mình thơi. Đen ca việc giao tiếp đôi khi nêu em và người ta
chưa đủ thân thì em khơng dám bắt tay với người ta nữa và nó khiến em khơng
biêt đó là do quấy rối tình dục gây ra hay là ban tỉnh em bị sợ. Tuy nhiên em
rất sợ khơng gian kín có đơng người, có nghĩa là một cái phịng nhỏ khoảng 20
người trong đó, thường thường em sẽ kiếm chó đi ra chó khác, em rảt sợ vê
mặt tương tác da chạm da” (PVS 15, nam, nạn nhân trực tiếp, năm thứ tu,
Thành phố Hồ Chí Minh).

Nam sinh viên trong phỏng vấn sâu trên cho biết sau khi bị quấy rối
bằng hình thức sờ mó đã bị ám ảnh và hình thành nên tâm lý sợ hãi khi phải
tiếp xúc với người khác. Một nam sinh viên bị quấy rối tình dục ở lơ cao su khi
cịn nhỏ chia sẻ, mình đã phải gánh chịu sang chấn tâm lý cho đến bây giờ:
“Chuyện này luôn ám ảnh em và đôi khi em cũng cảm thấy là mình có cái xu
hướng muon quấy rối tình dục như vậy, nhưng mà đó chỉ là thống qua thơi
cịn về lâu dài thì khơng, nhưng nó cũng anh hưởng tâm lý em rất nhiêu” (PVS
30, nam, nạn nhân trực tiếp, năm thứ ba, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh)

Tóm lại, khi bị quấy rối tình dục thì nạn nhân bất kề là ai, nam hay nữ
đều phải gánh chịu nhũng hệ quả không mong muốn. Đối với nam sinh viên
trong nghiên cứu này, những trải nghiệm đó đã làm cho họ cảm thấy khơng
gian cơng cộng khơng thực sự an tồn đối với họ khi ở đó tiềm ấn những nguy
cơ mà họ luôn phải đối diện. Những ám ảnh từ trong quá khứ làm họ bị sang
chấn tâm lý và thậm chí còn xuất hiện cả những hành vi như muốn thực hiện
lại những gì mà mình phải gánh chịu thực sự là những vấn đề het sức cần được

58


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022


quan tâm. Theo DuBois và cộng sự (1998) tác động của quấy rối tình dục đối
với nam giới là khủng khiếp hơn khi kẻ quấy rối là một người đàn ông, vì bị
một người đàn ông quấy rối tình dục thách thức quan niệm gia trưởng về nam
tính hơn bị quấy rối bởi một phụ nữ. Chính định kiến về giới cũng là nguyên
nhân cho thấy sự lên tiếng về vấn đề của bản thân mình bị quấy rối là rất khó
đối với nam giới.

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của nam sình
viên về hình thức quấy roi tình dục nơi cơng cộng
Trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi sử dụng các biến định
tính: “năm học”, “nơi ở”, “tơn giáo”, “tình hình làm thêm” và “mức độ sử dụng
rượu bia” như là các biến độc lập khi phân tích với các biến phụ thuộc là “Bị
đụng chạm một cách cổ ỷ” và “BỊ liếc mắt, đưa tình”. Hai biến phụ thuộc sẽ có
hai giá trị là 0 (khơng gặp) và 1 (đã gặp phải). Kết quả phân tích thể hiện ở
bảng 4.

Bảng 4: Phân tích các yếu to ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng

Tỷ số chênh (OR) IKhoảng tin cậy
95%]
Bị liếc mắt,
BỊ đụng chạm
một cách co ý
đưa tình


Năm học (“năm 4” - nhóm tham chiếu = 1)
Năm 1
Năm 2
Năm 3

0,881
[0,623- 1,247]
1,033
[0,719- 1,484]
1,166
[0,801 - 1,696]

0,714
[0,500- 1,019]
0,800
[0,552- 1,160]
1,052
[0,715 - 1,546]

0,314
[0,983 - 1,758]
0,862
[0,497- 1,495]

1,047
[0,870- 1,404]
0,993
[0,570- 1,730]
0,882

[0,710- 1,097]

Nơi ở (“ở trọ” - nhóm tham chiếu = 1)
Ký túc xá
Nhà bà con

ớ gia đình

1.173
[0,946- 1,455]

Tơn giáo (“có tịn giáo”- nhóm tham chiếu = 1)

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022

59


0,829
[0,681 -1,010]

1,073
[0,973- 1,184]

Tình hình làm thêm (“Chưa bao giờ” - nhóm tham chiếu = 1)
1,636***
Đã từng
[1,250-2,141]
1,409**
Đang làm

[1,110-1,7879]

1,522**
[1,161 - 1,995]
1,221
[0,962- 1,551]

Khơng tôn giáo

Mức độ sử dụng rượu bia (“Hầu như không” - nhóm tham chiếu = 1)
4,562*
Tuần vài lần
[1,295-16,071]
1,408*
Tháng vài lần
[1,007-1,968]
1,305*
[1,063-1,602]

Năm vài lần

4,131*
[1,171 - 14,574]
1,588**
[1,161 - 1,995]
1 493***
[1,213 - 1,837]

Hằng số


-0,285

0,225

Hệ số dự đốn mơ hình

0,572

0,594

Số quan sát (N)

1.820

1.820

Chú thích: *.• p < 0,05; **: p < 0,01; ***• p < 0,001.

Ở trường hợp
đụng chạm một cách cổ ỷ", việc đi làm thêm và sử
dụng rượu bia cho thấy có ảnh hưởng đến việc nam sinh viên bị quấy rối. Ở
yếu tố đi làm thêm, hệ so OR của trải nghiệm “í/ữ từng làm thêm" so với nhóm
tham chiếu là “chưa bao giờ làm thêm" là 1,636 điều đó có nghĩa là việc “đã
từng làm thêm" tăng lên 1 lần thì khả năng bị “bị đụng chạm một cách cố ỷ"
tăng lên 1,636. Tương tự như vậy, việc “đang làm thêm" tăng lên 1 lần thì khả
năng “bị đụng chạm một cách cổ ỷ" tăng lên 1,409. Ớ trường hợp “bị liếc mat,
đưa tình", yếu tố “đã từng làm thêm" cũng có tác động gấp 1,522 lần so với
nhóm “chưa bao giờ làm thêm". Trong các địa điểm mà nam sinh viên cho
rằng, mình bị quấy rối tình dục thì nhà hàng/quán nhậu là địa điểm phô biến
thứ ba với 54,9% bị “đụng chạm một cách cổ ỷ" và 54,6% bị “liếc mắt, đưa

tình". Đối với trường hợp “bị liếc mat, đưa tình", các yếu tố “mức độ sử dụng
rượu bia" và “Tình hình làm thêm" cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm này. Ket
quả phân tích cho thấy, đi làm thêm với việc va chạm và tiếp xúc nhiều cũng
làm gia tăng nguy cơ bị quấy rối tình dục nơi cơng cộng. Bên cạnh đó, việc sử
dụng rượu, bia cũng có thế làm tăng nguy cơ bị quấy rối tình dục theo xu

60

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022


hướng càng có mức độ sử dụng rượu bia nhiều thì việc bị quấy rối tình dục
dưới dạng “Zự đụng chạm một cách cổ ý" và “bị liếc mat, đưa tình" càng cao.

4. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày, thực trạng nam sinh viên gặp phải
và chứng kiến các hành vi quấy rối tình dục nơi cơng cộng ở vùng Đông Nam
Bộ là khá phổ biến. Trong đó, địa điểm xảy ra hai hình thức quấy rối tình dục
nơi cơng cộng phổ biến nhất thì “xe bt", “câng viên" và “nhà hàng/quản nhậu"
là những địa điểm thường xuyên diễn ra nhất. Hệ quả mà nam giới phải gánh
chịu khi bị quấy rối tình dục nơi cơng cộng là nặng nề và họ thấy “cảm thấy
khơng an tồn ở nơi cơng cộng"', “ln có cảm giác lo âu" và “sợ tương tác
với người khác". Đối với các yếu tố ảnh hưởng, việc đi làm thêm và mức độ sử
dụng rượu bia là những yếu tố có ảnh hưởng nhất.
Những kết quả này đã cho thay nam sinh viên cũng là đối tượng bị quấy
rối tình dục và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề này, vì thế khi nghiên
cứu về quấy rối tình dục nơi cơng cộng cần quan tâm đến đối tượng này để có
góc nhìn mang tính tồn diện hơn. Quan niệm về tính gia trưởng của Johnson
(2005) trong việc lý giải hiện tượng quấy rối tình dục đối với nam sinh viên ở

nơi cơng cộng bước đầu tỏ ra phù hợp khi chính khn mẫu đóng khung về
giới với những quy định về nam tính đã làm cho những nam sinh viên có
những đặc điểm khác so với khn mầu đó sẽ dễ rơi vào nhóm bị quấy rối tình
dục. Bên cạnh đó, chính tính gia trưởng và khn mẫu về nam tính đã ngăn cản
những nam sinh viên trong việc lên tiếng về những vấn đề mà họ đã gặp phải,
điều này càng làm cho những hệ quả của họ càng trở nên nặng nề hơn. Tuy
nhiên, để có thê khẳng định một cách chắc chắn về sự phù hợp của quan điểm
này, rất cần những nghiên cứu thực nghiệm khác liên quan đến quấy rối tình
dục ở nơi cơng cộng đối với nam giới. Bên cạnh đó, một trong những hạn chế
mà bài viết chưa làm rõ được đó là việc nam sinh viên bị quấy rối tình dục ở
nơi cơng cộng bời nữ giới dù từ dữ liệu phỏng ván sâu cũng cho thấy tình trạng
này. Phải chăng sự phát triển của xã hội đã dần đến những sự đa dạng về bản
dạng giới và cách tiếp cận giới mang tính truyền thống dựa trên sự phân cực
mang tính nhị ngun như quan điểm mà chúng tơi đề cập có thể cần thay đổi
và cần tiếp cận ở một góc độ mới mang tính tồn diện hơn. Điều này cũng mở
ra những triển vọng nghiên cứu mới mà ở đó vấn đề quấy rối tình dục nơi cơng
cộng phải được xem là một vấn nạn mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể
phải đối diện mà khơng phụ thuộc vào việc chúng ta thuộc về giới nào.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 3 (276), 3 - 2022

61


Chú thích:

Lời cám ơn: Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài: Nhận thức và
cách ứng phó với hành vỉ quay roi tình dục nơi cơng cộng của sinh viên vùng
Đông Nam Bộ', Mã số: DT.20.1-021 được tài trợ bởi Trường Đại học Thủ
Dầu Một.


Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt
1. Action Aid Vietnam (2014). Thành pho an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.
2. Lê Thị Lâm (2019). Trai nghiệm về quẩy rối tình dục của nữ sinh viên các trường
Đại học trên địa bàn thành pho Đà Nang. Tạp chí Tâm lý học. số 7. Tr. 71 - 84.

3. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010). Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội.
NXB Phương Đơng. Thành phố Hồ Chí Minh.

4. UN Women (2016). Quấy roi tình dục và các hình thức bạo lực tình dục khác đối
với phụ nữ noi cơng cộng tại Thành pho Hồ Chí Minh.

Tài liệu tiếng Anh
5. DuBois et.al. (1998). An empirical examination of same - and other-gender sexual
harassment in the workplace. Sex Roles. Vol. 39. p. 731 - 749.
6. J.N. Cleveland and M.E. Kerst (1993). Sexual harassment and perceptions of
power: An under-articulated relationship. Journal of Vocational Behavior. Vol. 42.
p. 49 - 67.
7. D.s. Dougherty (2006). Gendered constructions of power during discourse about
sexual harassment: Negotiating competing meanings. Sex Roles. Vol. 54. p. 495 - 507.

8. D.s. Dougherty (1999). Dialogue through standpoint. Management Communication
Quarterly. Vol. 12. p. 436 - 468.

9. K.M. Fairchild (2007). Everyday stranger harassment: Frequency and consequences.
A Dissertation for the Degree of Doctor of Philosophy. New Brunswick University of
New Jersey.


10. L. Leland and J.T Barnett (2011). When men are sexually harassed: A foundation
for studying men’s experiences as targets of sexual harassment. Speaker & Gavel.
Vol. 48 (2). p. 53 - 67.

62

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 3 (276), 3 - 2022


11. T.L. Lord (2009). The relationship of gender-based public harassment to body
image, self-esteem, and avoidance behavior. A Dissertation for the Degree of Doctor
of Psychology. Indiana University of Pennsylvania.
12. A. Lahsaeizadeh and E. Yousefinejad (2012). Social aspects of women’s
experiences of sexual harassment in public places in Iran. Sexuality & Culture.
Vol. 16(1). p. 17-37.

13. A.G. Johnson (2005). Patriarchy, the system: An it, not a he, a them, or an US. In
A.G. Johnson. The gender knot: Unraveling our patriarchal legacy, p. 27 - 50. New
Dehli: Pearson Education.
14. B. Taylor and c. Conrad (1992). Narratives of sexual harassment: Organizational
dimensions. Journal of Applied Communication Research. Vol. 20. p. 401 - 418.

TẠP CHÍ TẦM LÝ HỌC, SỐ 3 (276), 3 - 2022

63



×