Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Vại trò của phong cách làm cha mẹ đối với vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 20 trang )

VẠI TRÒ CỦA PHONG CÁCH LÀM CHẠ MẸ
ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THAN
CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
Nguyễn Thị Thu Hiền
Công ty cổ phần Tham vấn, nghiên cứu và Tám lỷ học cuộc sống.

Đặng Hoàng Minh
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
TÓM TÁT

Mục tiêu cùa nghiên cứu này là xem xét ánh hưởng của phong cách làm cha mẹ
đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh phô thông. Nghiên cứu được thiết kế trường
diễn với 2 lần đo, cách nhau 12 tháng. Khách thê nghiên cứu gồm 314 cha mẹ của các
em học sinh 6 trường THCS và 6 triỉờng THPT địa bàn nội và ngoại thành Hà Nội.
Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu bao gôm thang đo Hành vi làm cha mẹ
(Children's Report of Parent Behaviour Inventory-CRPBI) phiên bản dành cho cha mẹ
và Bảng kiêm về các vấn đề hành vi của trẻ em (Child Behavior Checklist-CBCL). Kết
quả nghiên cứu đã chi ra, ở cùng thời điếm đo, các phong cách làm cha mẹ tưcmg quan
với vấn đề sức khỏe tám thần, ơ các lân đo trước và lân đo sau, phong cách làm cha
mẹ ho trợ tâm lý là một yếu tố trung gian, có tác động tích cực đến việc giảm thiêu các
vẩn đề sức khỏe tâm thần tông thể, rối loạn hướng nội và hướng ngoại. Ket quả nghiên
cứu khảng định vai trò quan trọng của việc nâng cao kỹ năng làm cha mẹ trong các
chưorng trĩnh phòng ngừa và can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần ờ trẻ em.

Từ khóa: Phong cách làm cha mẹ; Sức khỏe tâm thần; Biến số trung gian;
Học sinh pho thông.
Ngày nhận bài: 18/6/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/9/2021.

1. Đặt vấn đề
Phong cách làm cha mẹ được xem là một trong các yếu to có tác động
đến vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em. Ví dụ, cha mẹ theo phong cách dân


chủ có đặc trưng là giám sát con cái và đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng cho hành
vi của con cái họ. Họ quyết đốn, nhưng khơng xâm phạm. Phương pháp kỷ
luật của họ là hỗ trợ, thay vì trừng phạt. Họ muốn con mình quyết đốn cũng
như có trách nhiệm với xã hội, có khả năng tự điều chỉnh và sự họp tác
(Baumrind, 1991). Do đó, phong cách cha mẹ dân chủ có tác động tích cực đến

78

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


tâm lý của trẻ em (Baumrind, 1991; Jackson và Scheme, 2005; Pezzella, 2010;
Timpano và cộng sự, 2010).

Phong cách làm cha mẹ độc đốn có đặc trưng là cha mẹ đưa ra yêu cầu
và chỉ đạo cao đối với con, nhưng lại thiếu đi sự đáp ứng và hỗ trợ giúp con em
mình thực hiện được những mong đợi. Họ ln mong đợi các chỉ dẫn của mình
được con cái tuân thủ mà khơng có sự giải thích (Baumrind, 1991). Hoeve và
cộng sự (2009) còn chỉ ra ràng: cha mẹ độc đốn có mức độ phản ứng và sự ấm
áp thấp trong khi kiểm soát cao đối với con cái của họ. Những đứa trẻ ít được
đưa ra sự lựa chọn của mình mà thường phải tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ.
Cha mẹ đưa ra những kỳ vọng của mình và trẻ em không được phép làm trái ý
cha mẹ (Kim và Rohner, 2002). Do đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phong
cách cha mẹ độc đoán dẫn đến hệ quả tiêu cực ở trẻ em và thanh thiếu niên về
mặt cảm xúc và hành vi, có mối tương quan với lịng tự trọng thấp, giảm hạnh
phúc, thành cơng thấp và tăng sự lo lắng ở trẻ em (Fumham và Cheng, 2000).
Trái với cha mẹ độc đoán là cha mẹ theo phong cách dễ dãi. Theo
Baumrind (1991), cha mẹ dễ dãi thường dễ dàng chấp nhận và đáp ứng hoàn
toàn nhu cầu, mong muốn và hành động của con em họ. Hoeve và cộng sự
(2009) phát hiện ra rằng cha mẹ dễ dãi có mức độ đáp ứng và hỗ trợ cao cho

con cái họ, đồng thời kiểm soát con cái thấp hoặc ít. Một số nghiên cứu đã phát
hiện ra rằng phong cách dễ dãi của cha mẹ có thế gây ra hành vi có vấn đề ở trẻ
em, có khả năng tạo ra sự khơng an tồn cho trẻ em, khiển trẻ không thành
công trong việc phát triển khả năng phán đoán (Milevsky, Schlechter, Netter và
Keehn, 2007). Phần nào tương tự với phong cách làm cha mẹ dễ dãi, phong
cách làm cha mẹ kiêu bỏ bê được Hoeve và cộng sự (2009) mô tả là những cha
mẹ có sự hỗ trợ thấp cũng như khả năng kiểm sốt con cái thấp. Cha mẹ này có
xu hướng khơng quan tâm đến các hoạt động của con cái họ (Steinberg và cộng
sự, 1991). Trẻ em có cha mẹ bỏ bê có thể cảm thấy rằng các khía cạnh khác
trong cuộc sống của cha mẹ là quan trọng horn so với bản thân trẻ. Các nghiên
cứu về chủ đề này cũng chỉ ra rằng phong cách bỏ bê dẫn đến sự phát triển tâm
lý tiêu cực ở trẻ em. Ảnh hưởng của phong cách bỏ bê được cho là một trong
những nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần (như trầm cảm, lo
âu...); sự bất mãn và cảm thấy khơng hài lịng trong cuộc sống (Spinrad và
cộng sự, 2004); hành vi gây hấn và chống đối xã hội (Knutson và cộng sự,
2005); vấn đề phạm pháp ở trẻ, khó khăn kỷ luật học đường và sau đó dẫn đến
hành vi tội phạm ở trẻ em (Kendall-Tackett và Eckenrode, 1996; Steinberg và
cộng sự, 1994; Widom, 1998), thái độ thiếu tôn trọng, vô đạo đức, hung hăng
và bạo lực (Collins, Steinberg, 2006).
Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào xem xét,
đánh giá về phong cách làm cha mẹ và ảnh hưởng của nó đến vấn đề cảm xúc

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

79


và hành vi của trẻ em. Kết quả cho thấy mồi phong cách làm cha mẹ đều có
những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của trẻ em. Nhừng ảnh
hưởng đó có thể là những ảnh hưởng có lợi hoặc ảnh hưởng có hại. Dù nghiên

cứu về ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến sức khỏe tâm thần hoặc tâm
lý xã hội của trẻ em tương đối phong phú trên thế giới nhưng chủ đề nghiên
cứu này vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam. Một số ít nghiên cứu về chủ đề này ở
Việt Nam là các nghiên cứu cắt ngang, xem xét mối quan hệ tương quan và
trên mẫu số hạn chế, ví dụ như chỉ ở một tỉnh. Chẳng hạn, Trương Thị Khánh
Hà (2011) chỉ ra rằng phong cách làm cha mẹ độc đốn ở sinh viên tại Hà Nội
có tương quan đến kết quả học tập tốt ở con nhưng cũng tương quan với kỹ
năng xã hội kém và tự đánh giá thấp ơ con, so với phong cách làm cha mẹ dân
chủ. Nghiên cứu của Nguyen Q.A.N. và cộng sự (2020) ở Thừa Thiên Huế về
mỗi quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và trí tuệ cảm xúc của con đã chỉ ra
ràng phong cách làm cha mẹ ấm áp tương quan với trí tuệ cảm xúc cao hơn ở
con, trong khi phong cách độc đoán hoặc quá bảo vệ của mẹ tương quan với trí
tuệ cảm xúc thấp ở con. Những nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa
phong cách làm cha mẹ đến sự hình thành hoặc duy trì các vấn đề về sức khịe
tâm thần ở trẻ em Việt Nam còn là một khoảng trống trong nghiên cứu.
Nghiên cứu này với mục tiêu tìm hiểu tác động của phong cách làm cha
mẹ đến sức khỏe tâm thần cua học sinh trung học. Nghiên cứu được thiết kế
trường diễn để quan sát tính dự báo, ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ
dẫn đen việc tăng lên hay giảm đi mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
tâm thần ở trẻ em.
2. Phưong pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kể nghiên cứu trường diễn, được mơ tả ở mơ hình 1. số liệu về
phong cách làm cha mẹ và sức khỏe tâm thần của con được thu thập 2 lần, mồi
lần cách nhau 12 tháng. Các thông tin về thực trạng sức khỏe tâm thần cua học
sinh và phong cách làm cha mẹ được thu thập từ khai báo từ cha mẹ của học
sinh. Các biến số của nghiên cứu được phân tích theo mơ hình sau:


Mơ hình 1: Mơ hình nghiên cứu

80

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, sổ 10 (271), 10 - 2021


2.2. Mau nghiên cứu
Mầu nghiên cứu là cha mẹ hoặc người bảo hộ của các em học sinh thuộc
12 trường THCS và THPT thuộc khu vực nội thành và ngoại thành của thành
phố Hà Nội. Mầu tham gia vào khảo sát ở hai thời điểm cách nhau 12 tháng, do
đó có sự thay đổi về số lượng: lần 1 (Tl), n = 336; lần 2 (T2), n = 314. Đẻ
thống nhất về số liệu, chúng tôi chỉ sử dụng dữ liệu của 314 khách thể có sự
hiện diện ở cả hai lần cung cấp thơng tin đế phân tích kết quả.
Các đặc điểm của nhóm cha mẹ và nhóm học sinh tham gia vào nghiên
cứu được trình bày ở bảng 1 và 2.

Bảng 1: Mô tả một sổ đặc điêm của nhóm học sinh
STT

1

Đặc điểm của học sinh

Giới tính

Số lượng

%


Nam

154

49,0

Nữ

160

51,0

314

100

Nơng thôn

157

50,0

Thành thị

157

50,0

314


100

THCS (Từ 12 đến 15 tuổi)

154

49,0

THPT (Từ 16 đến 18 tuổi)

160

51,0

314

100

rTơng
T' - _n_

2

Khu vực

Tơng

3

Nhóm tuổi


Tổng

Bảng 2: Mơ tả một số đặc điêm của cha mẹ/người bảo hộ
STT

1

Lần 1

Đặc điểm của cha mẹ/ngưịi bảo hộ

Giới tính

Lần 2

N

%

N

%

Nam

73

23,2


64

20,4

Nữ

239

76,1

250

79,6

Khuyết

2

0,60

0

0

Tơng

314

100,0


314

100,0

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

81


2

Mối quan hệ với trẻ

Tổng

Cha mẹ ruột

298

94,9

308

98,1

Cha mẹ nuôi

3

1,00


1

0,3

Cha mẹ kế

1

0,30

1

0,3

Ơng bà

3

1,00

3

1,0

Người khác

4

1,30


1

0,3

Khuyết

5

1,60

0

0

314

100,0

314

100,0

Ở lần đo thứ nhất, chúng tơi lựa chọn khách thể tham gia nghiên cứu
theo phưong pháp lựa chọn ngẫu nhiên. Dựa trên danh sách các trường của Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố trên website, 3 trường THCS và 3 trường
THPT ở nội thành Hà Nội; 3 trường THCS và 3 trường THPT ở ngoại thành
Hà Nội được lựa chọn ngẫu nhiên. Sau khi đã chọn được trường, chúng tôi liên
lạc với ban giám hiệu nhà trường để giới thiệu về nghiên cứu và xin phép được
thu thập số liệu tại các lớp 6 hoặc lớp 10 của trường. Sau đó, ban giám hiệu

nhà trường lựa chọn ngẫu nhiên 4 lóp tham gia nghiên cứu. Dựa trên danh sách
học sinh các lóp được lựa chọn, 7 học sinh trong lớp theo thứ tự cách nhau 4 số
(ví dụ 1,5, 9,...) trong danh sách lóp được lựa chọn. Tiếp theo đó, chúng tơi
gửi thư mời tham gia nghiên cứu đến cha mẹ của các học sinh này. Trong
trường họp cha mẹ từ chối tham gia vào nghiên cứu, chúng tôi sẽ chọn học
sinh liền kề trước hoặc sau học sinh mà cha mẹ của em đó đã từ chối. Sau khi
nhận được xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu từ phụ huynh, chúng tôi gửi
lịch phỏng vấn thu thập sổ liệu đến từng phụ huynh. Phụ huynh được gọi điện
nhắc lại thời gian và địa điểm khảo sát trước một ngày. Địa điểm phỏng vấn phụ
huynh được tổ chức tại trường hoặc ở gia đình học sinh.
Ở lần đo thứ hai, trước thời điểm đo một tuần, nhóm nghiên cứu liên lạc
với những cha mẹ đã tham gia cung cấp số liệu ở lần 1 đê nhắc về lịch phỏng
vấn. Sau đó, họ được mời đến trường hoặc nghiên cứu viên đến nhà đế phỏng
vấn, tùy theo lựa chọn của cha mẹ.
2.3. Công cụ nghiên cứu

Các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh được đo bằng Bảng kiểm về
các vấn đề hành vi của trẻ em (Child Behavior Checklist - CBCL). Bảng kiêm
gồm 112 câu hỏi về hành vi/cảm xúc và năng lực xã hội của trẻ em và trẻ vị
thành niên, do cha mẹ báo cáo. Với mồi hành vi, cảm xúc được liệt kê, cha mẹ
sẽ báo cáo ở ba mức: 0- Không đúng với trẻ; 1- Thỉnh thoảng đúng với trẻ hoặc
khá đúng với trẻ; 2- Thường xuyên đúng với trẻ hoặc rất đúng với trẻ. Ngồi

82

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


điểm tổng của toàn bảng kiểm, Bảng kiểm về các vấn đề hành vi của trẻ em cịn
có các điểm thành phần của 8 nhóm triệu chứng nhỏ (lo âu, trầm cảm, phàn nàn

cơ thế, các vấn đề về xã hội, các vấn đề về tư duy, các vấn đề về chú ý, phá bỏ
các quy tắc và hành vi gây hấn) hoặc hai nhóm triệu chứng lớn: nhóm các triệu
chứng vấn đề hướng nội và nhóm triệu chứng các vấn đề hướng ngoại.
Bảng kiểm về các vấn đề hành vi của trẻ em đã được dịch ra tiếng Việt
và thích úng ở Việt Nam, với điểm ngưỡng lâm sàng được xác định cho trẻ em
Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng điểm tổng của Bảng kiểm
và điếm của hai nhóm triệu chứng lớn là vấn đề hướng nội và hướng ngoại.
Chúng tôi sử dụng điểm ngưỡng được công bố trong sách hướng dẫn sử dụng
và diễn giải kết quả trắc nghiệm đánh giá cảm xúc, hành vi của ASEBA để
đánh giá thực trạng về sức khỏe tâm thần của học sinh (Achenbach, Rescorla,
2019). Đe kiếm định tương quan, dự báo và tác động của phong cách làm cha
mẹ đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, Bảng kiểm về các vấn đề hành
vi của trẻ em được sử dụng như một biến liên tục, với phổ điểm của toàn mẫu
từ thấp đến cao. Bảng kiểm về các vấn đề hành vi của trẻ em là một thang đo
được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu và trong thực hành lâm sàng bởi đây
là một thang đo có độ tin cậy rất cao. Điểm số Alpha của Cronbach của toàn
thang đo trong nghiên cứu này đạt 0,93.
Phong cách làm cha mẹ được đo bàng thang đo Hành vi cha mẹ có tên
tiếng Anh là Child’s Report of Parental Behavior - của Schludermann và Schludermann
(1988) - phiên bản dành cho cha mẹ. Thang Hành vi cha mẹ gồm 30 càu mô tả,
chia thành 3 tiểu thang đo (10 câu/tiểu thang): Tiểu thang đo phong cách làm
cha mẹ hỗ trợ tâm lý (PS) có các câu mơ tả như: Tôi làm trẻ cảm thay dễ chịu
hơn sau khi trẻ nói với tơi những lo lang của trẻ', Tôi thường mỉm cười với
trẻ...; Phong cách cha mẹ kiểm sốt hành vi (BC) có các mơ tả như: Tơi tin
rang trong gia đình cần có nhiều ngun tắc và phải thực hiện nó; Tơi nhắc đi
nhắc lại việc trẻ phải làm theo đúng như tôi chỉ dẫn. Phong cách cha mẹ kiểm
sốt tâm lý tiêu cực (PC) có các mơ tả như: Tơi nói với trẻ tất cả những thứ mà
tơi đã làm cho trẻ; Tơi nói rằng nếu trẻ thực sự yêu thương tôi, trẻ sẽ không
nên làm những điều khiến tôi lo lắng.


Cha mẹ được hướng dẫn đọc các mô tả và so sánh hành vi của mình với
từng hành vi được mơ tả trong bảng hỏi để lựa chọn 1 trong 3 mức độ phù hợp
nhất với phong cách của mình, bao gồm: Khơng giống tơi, Phần nào giống tôi và
Giống tôi nhiều. Các mức độ này tương đương với thang điếm 1, 2 và 3. Điểm sổ
càng cao đồng nghĩa với đặc trưng của kiểu phong cách làm cha mẹ càng cao.

Phân tích độ tin cậy Alpha của Cronbach của thang đo Hành vi cha mẹ
trên mẫu nghiên cứu này, chúng tôi thu được kết quả như sau: chỉ số Alpha của
Cronbach của toàn thang đo, tiểu thang kiểm soát hành vi, tiểu thang hỗ trợ
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC. số 10 (271), 10 - 2021

83


tâm lý và kiểm soát tâm lý tiêu cực lần lượt là: 0,79; 0,58; 0,78 và 0,67. Độ tin
cậy này chấp nhận được để tiến hành nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS và THPT
Thực hiện khảo sát thực trạng sức khỏe tâm thần của mẫu tham gia
nghiên cứu, chúng tôi sử dụng điểm ngưỡng của toàn bộ thang Hành vi cha
mẹ, hội chứng hướng nội và hướng ngoại dành cho nhóm tuổi từ 12 đến 18.
Kết quả thu được được thể hiện qua số liệu bảng 3.

Bảng 3: Kết quả đánh giả về thực trạng sức khỏe tâm thân
của học sinh THCS và THPT (kết quả khảo sát lần thứ nhất)
Nam

Nữ
Sức khỏe tâm thần


Số
lượng

%

Sổ
lượng

%

Số
lượng

%

Có vấn đề
CBCL:
Tỏng thang đo
Khơng có vấn đề
Sức khỏe tâm thần
Tổng

18

5,7

9

5,6


9

5,8

296

94,3

151

94,4

145

94,2

314

100

160

100

154

100

Có vấn đề


26

8,3

10

6,3

16

10,4

Khơng có vấn đề

288

91,7

150

93,7

138

89,6

314

100


160

100

154

100

11

3,5

3

1,9

8

5,2

303

96,5

157

98,1

146


94,8

314

100

160

100

154

100

CBCL:
tiểu thang
hướng nội

Tơng
CBCL:
tiểu thang đo
hướng ngoại

Có vấn đề
Khơng có vấn đề

Tổng

về vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung, với diêm ngưỡng lâm sàng trên

thang đo khảo sát Bảng kiểm về các vấn đề hành vi của trẻ em đối với học sinh
nừ là lớn hon 44 và học sinh nam lớn hon 51. Ket quả cho thấy có 18 học sinh
(chiếm 5,7%) có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó, tỷ lệ học sinh nữ là
5,6% (N = 9/160), tỷ lệ học sinh nam là 5,8% (N = 9/154).
về nhóm hội chứng vấn đề hướng nội, với điểm ngưỡng lâm sàng
đổi với học sinh nữ lớn hơn 14, học sinh nam lớn hon 13. Kết quả có 8,3%
(N = 26/314) học sinh có vẩn đề hướng nội, trong đó tỷ lệ học sinh nữ là 6,3%
(N = 10/160), học sinh nam là 10,4% (N = 16/154).

84

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


về nhóm hội chứng vấn đề hướng ngoại, với điểm ngưỡng lâm sàng
đổi với học sinh nừ lớn hon 15 và học sinh nam lớn hon 18. Ket quả có 3,5%
(N = 11/314) học sinh có vấn đề hướng ngoại, trong đó tỷ lệ học sinh nữ là
1,9% (N = 3/160), học sinh nam là 5,2% (N = 8/154).
3.2. Tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với vấn đề sức khỏe
tâm thần của học sinh pho thông

Kiểm tra mức độ tưong quan giữa các biến số sức khỏe tâm thần và
phong cách làm cha mẹ bằng hệ số tưong quan Pearson trên số liệu thu được ở
lần đo thứ nhất và thứ hai, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.
Bảng 4: Tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với
sức khỏe tâm thần đo lần 1 và lần 2

Phong cách
làm cha mẹ


Hệ
số

CBCL
tổng thể
1

CBCL
Hướng
nội 1

CBCL
hướng
ngoại 1

CBCL
tổng thể
2

CBCL
hướng
nội 2

CBCL
hướng
ngoại 2

Phong cách làm
cha mẹ hỗ trợ tâm
lý(PS)


r

-0,25“

-0,21

-0,27"

-0,35“

-0,27

-0,33

p

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

r


-0,08

-0,06“

-0,09*

-0,13

-0,10“

-0,12

p

0,16

-0,27

0,12

0,02

0,07

0,04

r

-0,14*


-0,08“

-0,17

-0,04

-0,04

-0,03

p

0,02

0,16

<0,01

0,55

0,47

0,61

Phong cách làm
cha mẹ kiểm soát
tâm lý (PC)

Phong cách làm

cha mẹ kiểm soát
hành vi (BC)

Ghi chú: CBCL: Bảng kiểm về các vấn đề hành vi của trẻ em; *• p < 0,05; **• < 0,01.

Kết quả cho thấy, thứ nhất, phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý có
tưong quan yếu đến trung bình với vấn đề sức khỏe tâm thần ở lần đo thứ nhất
và thứ hai (r = -0,25; p < 0,05 và r = -0,35; p < 0,05), tương quan yếu với vấn
đề hướng nội ở cả hai lần đo (r = -0,21; p < 0,05 và r = -0,27; p < 0,05), tương
quan ở mức yếu và trung bình ở lần đo thứ nhất và thứ hai (r = -0,27; p < 0,05
và r = -0,33; p < 0,05).
Thứ hai, phong cách làm cha mẹ kiểm soát tâm lý chỉ có tương quan rất
yếu với vấn đề sức khỏe tâm thần ở lần 2 (r = -0,13; p < 0,05), vấn đề hướng
ngoại lần 2 (r = -0,12; p < 0,05) và khơng thể hiện sự tương quan có ý nghĩa
giữa các biến số này ở lần đo thứ nhất.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

85


Thứ ba, phong cách làm cha mẹ kiêm soát hành vi có tương quan yếu
với vấn đề sức khỏe tâm thần ở lần đo thứ nhất (r = -0,14; p < 0,05), tương
quan yếu đối với vấn đề hướng ngoại ở lần đo thứ nhất (r = -0,17; p < 0,05). số
liệu ở lần đo thứ hai không thê hiện mối tương quan có ý nghĩa giữa các biến số.

Như vậy, nhìn chung, phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý và vấn đề
sức khỏe tâm thần, vấn đề hướng nội và hướng ngoại ln có mối tương quan
từ yếu đến trung bình ở tất cả các lần đo. Các biến số phong cách làm cha mẹ
kiếm soát tâm lý và hành vi, vấn đề sức khỏe tâm thần, hướng ngoại có tương

quan hoặc khơng có tương quan với nhau ở các lần đo khác nhau và không ghi
nhận sự tương quan có ý nghĩa nào giữa hai phong cách làm cha mẹ này với
vấn đề hướng nội (p > 0,05).
3.3. Anh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến vẩn đề sức khỏe tâm
thần của học sinh trung học
3.3.1. Dự báo của phong cách làm cha mẹ đến sức khỏe tâm thần ở lần
đo đầu tiên

Xem xét mô hình dự báo của phong cách làm cha mẹ đối với các vấn đề
sức khỏe tâm thần của con bằng mơ hình hồi quy đơn biến (Linear Regression),
chúng tơi thu được kết quả được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5: Dự báo phong cách làm cha mẹ đôi với các vấn đề sức khỏe tâm thần
Phong cách làm cha mẹ
Phong cách làm cha mẹ
hồ trợ tâm lý (PS)

Phong cách làm cha mẹ
kiểm soát tâm lý (PC)

Phong cách làm cha mẹ
kiểm soát hành vi (BC)

Bảng kiểm các vấn đề hành vi

R2

B

p


CBCL Tông

0,06

-0,09

< 0,01

CBCL Hướng nội

0,04

-0,10

<0,01

CBCL Hướng ngoại

0,07

-0,10

<0,01

CBCL Tổng

0,06

-0,03


ớ, 75

CBCL Hướng nội

0,04

-0,03

0,27

CBCL Hướng ngoại

0,00

-0,03

0,12

CBCLTổng

0,02

-0,06

0,01

CBCL Hướng nội

0.01


-0,04

0,16

CBCL Hướng ngoại

0,03

-0,07

<0,01

Số liệu thống kê chỉ ra, các phong cách làm cha mẹ khác nhau có thể
dự báo khác nhau hoặc không dự báo sự biến thiên của các vấn đề sức khỏe
tâm thần.

86

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


Cụ thể, phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý có tác động nghịch đến
tất cả các vấn đề sức khỏe tâm thần (B = -0,09; p < 0,05), vấn đề hướng nội
(B = -0,10; p < 0,05) và hướng ngoại (B = -0,10; p < 0,05) và có giá trị số B
âm nhỏ nhất so với giá trị B âm của các phong cách làm cha mẹ khác. Điều này
có nghĩa là phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý có tác động đến vấn đề sức
khỏe tâm thần nói chung, vấn đề hướng nội và hướng ngoại nói riêng. Ket quả
này cũng thống nhất với những kết quả trước đó trên thế giới nghiên cứu về
phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, phong
cách làm cha mẹ này ảnh hưởng tốt đến sự đồng cảm và hành vi của trẻ, đóng

góp và việc phát triển tâm lý tích cực ở trẻ (Pezzella, 2010), làm giảm mức độ
trầm cảm và làm tăng sự hài lòng, tăng năng lực xã hội, tính trách nhiệm và
thành tích học tập ở trẻ em (Baumimd, 1991).

Phong cách làm cha mẹ kiểm soát hành vi có tác động nghịch đến các
vấn đề sức khỏe tâm thần (B = -0,06; p < 0,05), vấn đề hướng ngoại (B = -0,07;
p < 0,05), không ảnh đến vấn đề hướng nội (B = -0,04; p > 0,05).
Phong cách làm cha mẹ kiêm soát tâm lý tiêu cực khơng có tác động đến
vấn đề sức khỏe tâm thần, vấn đề hướng ngoại và vấn đề hướng nội (p > 0,05).
3.3.2. Tác động của phong cách làm cha mẹ đên vân đê sức khỏe tâm thân
của con

Phân tích hồi quy đơn biến theo số liệu cắt ngang ở trên cho thấy, phong
cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý và kiềm sốt hành vi có tác động đến vấn đề sức
khỏe tâm thần, hướng nội và hướng ngoại. Trên cơ sở đó, để kiểm định giả
thuyết về sự tác động của phong cách làm cha mẹ đến sức khỏe tâm thần của
con theo thời gian, chúng tôi sử dụng phép thống kê Regresion Process mơ
hình số 4 trên 2 mơ hình giả thuyết. Mơ hình thứ nhất: thử nghiệm vai trò trung
gian của phong cách cha mẹ hỗ trợ tâm lý đo lần 2 trong mối quan hệ giữa biến
độc lập là phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý, kiếm soát tâm lý và kiếm soát
hành vi đo ở lần 1 và biến phụ thuộc là sức khỏe tâm thần ở lần đo 2 (mơ hình
2). Mơ hình thứ hai: Vai trị trung gian của phong cách cha mẹ hỗ trợ tâm lý đo
lần 2 trong mối quan hệ giữa biến độc lập là sức khỏe tâm thần đo ở lần 1 và
biến phụ thuộc là sức khỏe tâm thần ở lần đo 2 (mơ hình 3).

Đầu tiên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác động trung gian cúa từng
loại biến số phong cách làm cha mẹ ở lần đo thứ hai trong mối quan hệ của
chính nó ở lần đo thứ nhất với vấn đề sức khỏe tâm thần, vấn đề hướng nội,
hướng ngoại ở lần đo thứ hai.


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

87


Ghi chú: PCLCM: Phong cách làm cha mẹ; SKTT: Sức khỏe tâm thần.

MƠ hình 2: Vai trị của phong cách làm cha mẹ hô trợ tâm lý trong
moi quan hệ phong cách làm cha mẹ với vẩn đề sức khỏe tâm thần

Lần lượt đưa các số liệu của các biến số ở mơ hình nghiên cứu vào phép
thống kê Regression Process V3.5 của Andrew F. Hayes (mơ hình 2), để kiểm
tra sự tác động của yếu tổ trung gian phong cách làm cha mẹ lần đo 2, chúng
tôi đã thu được kết quả: Phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý 2 có tác động với
vấn đề sức khỏe tâm thần (b = -0,34; se = 0,02; p < 0,05), hướng nội (b = -0,25;
se = 0,03; p < 0,05) và hướng ngoại 2 (b = -0,32; se = 0,03; p < 0,05). Biến số
phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 1 có tác động tổng thể đến sức khỏe tâm
thần 2 (b = -0,07; se = 0,02; p < 0,05), hướng nội 2 (b = -0,07; se = 0,03; p < 0,05)
và hướng ngoại 2 (b = -0,07; se = 0,02; p < 0,05) và tác động gián tiếp đối với
biến số vấn để SKTT2 (b = -0,06; LLCI = -0,08; ƯLCI = -0,04), hương nội 2
(b = -0,06; LLCI = -0,49; ULCI = -0,17) và hướng ngoại 2 (b = -0,06; LLCI = -0,09;
ULCI = -0,04) (bảng 6). Từ đó cho thấy, mặc dù phong cách làm cha mẹ hỗ trợ
tâm lý không phải là một yếu tố có thể dự báo trực tiếp vấn đề sức khỏe tâm
thần của trẻ trong tương lai, nhưng sự hiện diện của nó theo thời gian có ảnh
hưởng đến sự tăng lên hay giảm đi mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe
tâm thần ở trẻ. Các biến số phong cách làm cha mẹ kiểm soát tâm lý và kiểm
sốt hành vi khơng có sự tác động nào bao gồm cả trực tiếp, tổng thể và gián
tiếp đối với biến số sức khỏe tâm thần, hướng nội, hướng ngoại 2 (chúng tơi
khơng lập bảng).
Ngồi ra, chúng tơi kiếm tra vai trò trung gian của phong cách làm cha

mẹ hỗ trợ tâm lý 2 trong mối quan hệ của phong cách làm cha mẹ kiểm soát
tâm lý 1, kiểm soát hành vi 1 với vấn đề sức khỏe tâm thần 2, kết quả thu được
trong hai bảng 6 và 7.

88

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


Bảng 6: Mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lỷ 1 và sức khỏe
tâm thần 2 khi phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 2 là biến số trung gian
Mơ hình

coeff

se

___Ề___ LLCI

ULCI

Tác động của phong cách hỗ trợ tâm lý 1 đến sức khỏe tâm thần 2 qua phong cách hô trợ
tám lý 2

Tác động của phong cách làm cha mẹ hồ trợ
tâm lý 1 đến phong cách làm cha mẹ hỗ trợ
tâm ly 2 (a)
Tác động của phong cách làm cha mẹ hỗ trợ
tâm lý 2 đến sức khỏe tâm thần 2 (b)


Tác động trực tiếp của phong cách làm cha
mẹ hỗ trợ tâm lý 1 đến sức khỏe tâm thần 2
(c)
Tác động tổng thế của phong cách làm cha
mẹ hỗ trợ tâm lý 1 đến sức khỏe tâm thần 2
(c’)
Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ
hỗ trợ tâm lý 1 đến sức khỏe tâm thần 2 (a*b)

0,46

0,05

<0,01

0,37

0,57

-0,12

0,02

<0,01

-0,17

-0,08

-0,01


0,02

0,70

-0,05

0,04

-0,07

0,02

<0,01

-0,11

-0,03

-0,06

-

-

-0,08

-0,04

Tác động của phong cách hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng nội 2 qua phong cách hỗ trợ

tâm lý 2
Tác động cùa phong cách làm cha mẹ hỗ trợ
tâm lý 2 đến rối loạn hướng nội 2 (b)
Tác động trực tiếp của phong cách làm cha
mẹ hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng nội 2
(c)
Tác động tổng thể của phong cách làm cha
mẹ hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng nội 2
(o’)

Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ
hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng nội 2
(a*b)

-0,12

0,03

<0,01

-0,18

-0,06

-0,02

0,03

0,61


-0,08

0,05

-0,07

0,03

<0,01

-0,13

-0,02

-0,06

-

-

-0,49

-0,17

Tác động cùa phong cách hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng ngoại 2 qua phong cách hỗ
trợ tám lỷ 2

-0,13

0,03


<0,01

-0,18

-0,08

Tác động trực tiếp của phong cách làm cha
-0,01
mẹ hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng ngoại
2(c)_________ ____________;_____________

0,03

0,67

-0,06

0,04

Tác động của phong cách làm cha mẹ hồ trợ
tâm lý 2 đến rối loạn hướng ngoại 2 (b)

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

89


Tác động tổng thê cùa phong cách làm cha
mẹ hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng ngoại

2 (c’)

Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ
hồ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng ngoại 2
(a*b)

-0,07

0,02

<0,01

-0,12

-0,03

-0,06

-

-

-0,09

-0,04

Ghi chú: coeff: Hệ sơ tác động chưa chn hóa; se: Sai sơ chuán; LLCI: Khoảng tin cậy
dưới: ULCI: Khoảng tin cậy trên.

Bảng 7: Mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ kiêm soát hành vi ỉ

và sức khỏe tâm thần 2 khi phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 2
là biên sô trung gian
coeff

se

0,06

0,06

0,32

-0,06

0,19

-0,13

0,02

<0,01

-0,17

-0,08

Tác động trực tiếp của phong cách làm cha
mẹ kiểm soát hành vi 1 đến sức khỏe tâm
thần 2 (c)


0,04

0,02

0,07

-0,00

0,09

Tác động tổng thê của phong cách làm cha
mẹ kiêm soát hành vi 1 đến sức khỏe tâm
thần 2 (c’)

0,03

0,03

0,18

-0,01

0,08

Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ
kiểm soát hành vi 1 đến sức khởe tâm thần 2
(a*b)

-0,01


-

-

-0,03

0,01

ULCI
___ P___ LLCI
Tác động cùa phong cách kiêm soát hành vi l đến sức khỏe tàm thán 2 qua phong cách hỗ
trợ tâm tý 2
Tác động của phong cách làm cha mẹ kiểm
soát hành vi 1 đến phong cách làm cha mẹ hồ
trợ tâm lý 2 (a)
Tác động của phong cách làm cha mẹ hồ trợ
tâm lý 2 đến sức khỏe tâm thần 2 (b)

Tác động cua phong cách kiêm soát hành vi 1 đến rối loạn hướng nội 2 qua phong cách
ho trợ tám lý 2
Tác động của phong cách làm cha mẹ hỗ trợ
tâm lý 2 đến rối loạn hướng nội 2 (b)

-0,13

0,03

< 0,01

-0,19


-0,08

Tác động trực tiếp của phong cách làm cha
mẹ kiểm soát hành vi 1 đến vấn đề hướng nội
2(c)

0,06

0,03

0,05

-0,00

-0,12

Tác động tổng thể của phong cách làm cha
mẹ kiếm soát hành vi 1 đến rối loạn hướng
nội 2 (c’)

0,05

0,03

0,10

-0.01

0,12


90

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ
hồ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng nội 2
(a*b)

-0,01

-0,02

-

0,04

Tác động của phong cách kiểm soát hành vi 1 đến rối loạn hướng nội 2 qua phong cách
ho trợ tâm lý 2

-0,14

0,02

<0,01

-0,18

-0,10


Tác động trực tiếp của phong cách làm cha mẹ
kiểm soát hành vi 1 đến rối loạn hướng ngoại
2(c)

0,03

0,02

0,17

-0,02

0,09

Tác động tổng thể của phong cách làm cha mẹ
kiểm soát hành vi 1 đến rối loạn hướng ngoại
2(c’)

0,03

0,03

0,32

-0,03

0,08

Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ

hỗ trợ tâm lý 1 đến rối loạn hướng ngoại 2
(a*b)

-0,01

-

-0,03

0,01

Tác động của phong cách làm cha mẹ hỗ trợ
tâm lý 2 đến rối loạn hướng ngoại 2 (b)

Ghi chú: coeff: Hệ sổ tác động chưa chuẩn hóa; se: Sai số chuẩn; LLCI: Khoảng tin cậy
dưới; ULCI: Khoảng tin cậy trên.

SỐ liệu bảng 7 cho thấy, phong cách làm cha mẹ kiểm soát hành vi 1 không
tác động đến phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý 2 (p > 0,05), khơng có tác
động trực tiếp (p > 0,05) và khơng có tác động gián tiếp đến vấn đề sức khỏe
tâm thần, hướng nội và hướng ngoại 2 (p > 0,05). Trong khi đó, phong cách
làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý ln có tác động đến vấn đề sức khỏe tâm thần,
hướng nội và hướng ngoại 2 (p < 0,05). Trong mơ hình này, phong cách làm
cha mẹ không thế là yếu tố trung gian giữa hai yếu tố phong cách làm cha mẹ
kiểm soát hành vi và vấn đề sức khỏe tâm thần.

Khác với biến số phong cách làm cha mẹ kiếm soát hành vi, thứ nhất,
biến số phong cách làm cha mẹ kiểm sốt tâm lý 1 tiêu cực (biến X) có tác
động đến biến số phong cách làm cha mẹ hô trợ tâm lý 2 (biên M) (b = 0,25;
se = 0,06; p < 0,05), có tác động trực tiếp đến biến số Y là sức khỏe tâm thần 2

(p < 0,05) và có tác động gián tiếp đến các biến sổ này thông qua biến trung
gian, cụ thể: vấn đề sức khỏe tâm thần (b = -0,03; LLCI = -0,05; ƯLCI = -0,02),
hướng nội (b = -0,03; LLCI = -0,05; ULCI = -0,02) và hướng ngoại (b = -0,04;
LLCI = -0,06; ULCI = -0,02). Biến số phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý
ln có tác động đến biến số sức khỏe tâm thần, hướng nội và hướng ngoại (bảng
8). Như vậy trong mơ hình này, phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý đủ điều kiện
để đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ phong cách làm cha mẹ kiếm soát
tâm lý và vấn đề sức khỏe tâm thần, hướng nội và hướng ngoại.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

91


Bảng 8: Mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ kiêm soát tâm lý 1 và sức
khỏe tâm thần 2 khỉ phong cách làm cha mẹ hô trợ tâm lý 2 là biến sổ trung gian
se
coeff
LLCI ULCI
p
Tác động tống thê của phong cách làm cha mẹ kiêm soát tám ỉỷ 1 đến sức khỏe tâm thân 2
thông qua phong cách hô trợ tâm lý 2
Tác động của phong cách làm cha mẹ kiểm
0,06 <0,01
0,14
0,37
soát tâm lý 1 đến phong cách làm cha mẹ hỗ 0,25
trợ tâm lý 2 (a)
Tác động của phong cách làm cha mẹ hồ trợ -0,13 0,02
<0,01

-0,17
-0,08
tâm lý 2 đến sức khỏe tâm thần 2 (b)
Tác động trực tiếp của phong cách làm cha mẹ 0,00
0,02
0,86
-0,04
0,05
kiểm soát tâm lý 1 đến sức khỏe tâm thần 2 (c)
Tác động tổng thể của phong cách làm cha mẹ -0,03 0,02
-0,07
0,01
0,17
kiểm soát tâm lý 1 đến sức khỏe tâm thần 2 (c)
Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ
-0,05
-0,02
kiểm soát tâm lý 1 đến sức khỏe tâm thần 2 -0,03
(a*b)
Tác động tống thế của phong cách làm cha mẹ kiêm soát tâm lý 1 đến vấn đề hướng nội 2
thông qua phong cách hỗ trợ tâm lý 2
Tác động của phong cách làm cha mẹ hồ trợ -0,12 0,03
<0,01
-0,19
-0,08
tâm lý 2 đến vấn đề hướng nội 2 (b)
Tác động trực tiếp của phong cách làm cha mẹ -0,01 0,03
0,68
-0,07
0,05

kiểm soát tâm lý 1 đến vấn đề hướng nội 2 (c)
Tác động tổng thể của phong cách làm cha mẹ -0,05 0,03
0,12
-0,10
0,01
kiểm soát tâm lý 1 đến vấn đề hướng nội 2 (c’)
Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ
-0,05
-0,02
kiểm soát tâm lý 1 đến vấn đề hướng nội 2 -0,03
(a*b)
Tác động tổng thể của phong cách làm cha mẹ kiểm soát tâm lý 1 đến vẩn đề hưởng ngoại 2
thông qua phong cách ho trợ tâm lý 2
Tác động của phong cách làm cha mẹ hồ trợ -0,13 0,02 <0,01
-0,18
-0,10
tâm lý 2 đến vấn đề hướng ngoại 2 (b)
Tác động trực tiếp của phong cách làm cha mẹ
0,95
-0,05
0,05
kiểm soát tâm lý 1 đến vấn đề hướng ngoại 2 -0,00 0,02
(c)
Tác động tổng thể của phong cách làm cha mẹ
0,13
-0,08
0,01
kiểm soát tâm lý 1 đến vấn đề hướng ngoại 2 -0,03 0,02
(c)
Tác động gián tiếp phong cách làm cha mẹ hỗ -0,04

-0,06
-0,02
trợ tâm lý 1 đến vấn đề hướng ngoại 2 (a*b)
Ghi chú: coeff: Hệ số tác động chưa chuẩn hóa; se: Sai số chuẩn; LLCI: Khoảng tin cậy
dưới; ULCI: Khoảng tin cậy trên.

92

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


Có thể thấy, trong các biến số của các phong cách làm cha mẹ, biến số
phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý ln ln có tác động đến vấn đề sức
khỏe tâm thần ở tương lai khi nó được đặt vào vị trí là một biến số trung gian
trong mối quan hệ của phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý, kiểm soát tâm lý
với sức khỏe tâm thần. Như vậy, có thể nhận định rằng, phong cách làm cha
mẹ hỗ trợ tâm lý là một yếu tố trung gian, có tác động đến vấn đề sức khỏe tâm
thần. Đe kiếm tra thêm giả thiết này, chúng tôi đưa biến số này vào làm yếu tố
trung gian trong mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần lần 1 và sức khỏe tâm
thần lần 2 như trong mô hình 3.

Ghi chủ: PCLCM: Phong cách làm cha mẹ; SKTT: Sức khỏe tâm thần.

MƠ hình 3: Phong cách lấm cha mẹ hỗ trợ tâm lý trong moi quan hệ vẩn đề
sức khỏe tâm thần ở lần đo thứ nhất với vẩn đề sức khỏe tâm thần ở lần đo thứ hai

Bảng 9: Mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần 1 và sức khỏe tâm thần 2
khi phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 2 là biến số trung gian
coeff
se

__ p__ LLCI ULCI
Tác động của sức khỏe tăm thần 1 đến sức khỏe tâm thần 2 thông qua phong cách hỗ trợ
tâm lý 2
Tác động của sức khỏe tâm thần 1 đến phong -0,70
0,16 <0,01
-1,01
-0,39
cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 2 (a)
Tác động phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm -0,09
0,02 <0,01
-0,13
-0,06
lý 2 đến sức khỏe tâm thần 2 (b)
Tác động trực tiếp của sức khỏe tâm thần 1
0,46
0,05 <0,01
0,35
0,57
đến sức khỏe tâm thần 2 (c’)
Tác động tổng thể của sức khỏe tâm thần 1
0,53
0,05 <0,01
0,42
0,64
đến sức khỏe tâm thần 2 (c)
Tác động gián tiếp của sức khỏe tâm thần 1
0,06
0,03
0,10
đến sức khỏe tâm thầnT 2 (a*b)


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

93


Tác động của vấn đề hướng nội 1 đến vấn đề hướng nội 22 thông qua phong cách làm cha
mẹ ho trợ tâm lỷ 2
Tác động cùa vấn đề hướng nội 1 đến phong -0,50
-0,28
0,12 <0,01
-0,74
cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 2 (a)
Tác động phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm -0,08
-0,03
0,03 <0,01
-0,13
lý 2 đến vấn đề hướng nội 2 (b)
Tác động trực tiếp của vấn đề hướng nội 1
0,56
0,35
0.45
0,05 <0,01
đến rối loạn hướng nội 2 (c’)
Tác động tổng thể của vấn đề hướng nội 1
0,60
0,49
0,05 <0,01
0,39
đen rối loạn hướng nội 2 (c)

Tác động gián tiếp của vấn đề hướng nội 1
0,04
0,01
0,07
đến rối loạn hướng nội 2 (a*b)
Tác động của rối loạn hướng ngoại ỉ đến rối loạn hướng ngoại 2 thông qua phong cách
làm cha mẹ hô trợ tám lý 2
Tác động của vấn đề hướng ngoại 1 đến -0,55
-0,84
-0,26
0,15 <0,01
phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 2 (a)
Tác động phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm -0,10
0,02 <0,01
-0,15
-0,07
lý 2 đến rối loạn hướng ngoại 2 (b)
Tác động trực tiếp cua vấn đề hướng ngoại 1
0,29
0,52
0,40
0,06 <0,01
đến roi loạn hướng ngoại 2 (c)
Tác động tổng thể của rối loạn hướng ngoại
0,47
0,06 <0,01
0,35
0,58
1 đến rối loạn hướng ngoại 2 (c’)
Tác động gián tiếp của vấn đề hướng ngoại 1

0,06
0,02
0,11
đến vấn đề hướng ngoại 2 (a*b)

Ghi chú: coeff: Hệ sơ tác động chưa chn hóa; se: Sai sô chuán; LLCI: Khoang tin cậy
dưới; ULCI: Khoảng tin cậy trên.

Quan sát bảng số liệu 9 chúng tôi nhận thấy, tất cả các yếu tố trong mơ
hình có tác động có ý nghĩa với nhau. Cụ thể, sức khỏe tâm thần tổng thể, vấn
đề hướng nội và hướng ngoại lần thứ nhất dự báo vấn đề sức khỏe tâm thần, vấn
đề hướng nội và hướng ngoại ở lần đo 2 (p < 0,05) và có tác động đổi với phong
cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý (p < 0,05). Phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý
2 có tác động đến vấn đề sức khỏe tâm thần, vấn đề hướng nội và hướng ngoại
của lần đo thứ 2 (p < 0,05) (bảng 9).

Toàn bộ số liệu mô tả các cách thức tác động trực tiếp và gián tiếp của
biến số vấn đề sức khỏe tâm thần, hướng nội, hướng ngoại 1 đến vấn đề sức
khỏe tâm thần, hướng nội và hướng ngoại 2, cũng như tác động của các biến số
này lên biến số phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý 2 và tác động của phong
cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý 2 đến các biến số này. Điều này cho chúng ta
kết luận: phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý đáp ứng yêu cầu là một biến số
trung gian trong mối quan hệ giữa vấn đề sức khỏe tâm thần, hướng nội và
94

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021


hướng ngoại ở lần đo 1 và lần đo 2. Với vai trò trung gian, phong cách làm cha
mẹ hồ trợ tâm lý có tác động đến sự thay đổi của biến số này theo hướng: nếu

phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý càng điển hình và đặc trưng thì nó càng
làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe tâm thần, hướng nội và
hướng ngoại và ngược lại. Phong cách làm cha mẹ hỗ trợ tâm lý có tác động
lên cả ba yếu tố: sức khỏe tâm thần nói chung, vấn đề hướng nội và hướng
ngoại nói riêng một cách rõ nét nhất. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù họp
với kết quả của các nghiên cứu khác về phong cách làm cha mẹ đã được
nghiên cứu trước đó. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, phong cách làm cha mẹ
mang nhiều yếu tố tích cực có các ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển vấn đề
cảm xúc và hành vi của trẻ em (Baumrind, 1991; Jackson và Scheme, 2005;
Pezzella, 2010; Timpano và cộng sự, 2010).

4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Thứ nhất, có một tỷ lệ nhỏ học sinh có
vấn đề sức khỏe tâm thần. Thứ hai, phong cách làm cha mẹ khác nhau có mức
độ tương quan và ảnh hưởng khác nhau đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học
sinh. Thứ ba, thông qua phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý mà các vấn đề
sức khỏe tâm thần ở giai đoạn trước có the tác động mạnh hon hoặc yếu hon
đến sức khỏe tâm thần ở giai đoạn sau ở học sinh.

Từ những kết quả nói trên cho thấy cơng tác sàng lọc, nhận diện, phòng
ngừa, hồ trợ và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh là một trong
những điều rất cần được quan tâm đối với gia đình, nhà trường, người làm
chuyên môn và cộng đồng. Cha mẹ cần nhận thức và thực hành phong cách
làm cha mẹ hồ trợ tâm lý trong việc giáo dục, giao tiếp với con em trong đời
sống hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển vấn đề sức khỏe tâm
thần hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của sức khỏe tâm thần nếu trước đó
trẻ em đã có vấn đề về sức khỏe tâm than. Ket quả này chỉ ra được vai trò của
phong cách làm cha mẹ hồ trợ tâm lý như một giải pháp bổ trợ giúp cho việc
phòng ngừa và hồ trợ vấn đề sức khỏe tâm thần đạt hiệu quả. Một điều rất quan
trọng, phong cách làm cha mẹ có thể trở thành một nguồn lực sằn có trong

chính gia đình của các em. Từ kết quả này có thể thấy, cơng tác tập huấn, trang
bị kiến thức cho người làm cha, làm mẹ về vai trò của việc muôi dạy con cái,
của phong cách làm cha mẹ đối với sự phát triển tâm lý và việc thực hành các
kỹ năng làm cha mẹ tích cực hằng ngày đối với con em mình là một hoạt động
giáo dục có ý nghĩa và vơ cùng quan trọng.
Bên cạnh kết quả đạt được, nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế: Thứ
nhất, mẫu nghiên cứu chỉ ở Hà Nội nên việc suy rộng kết quả nghiên cứu với
các nhóm học sinh ở các vùng miền địa lý khác nhau cần thận trọng; Thứ hai,
thông tin về vấn đề nghiên cứu được thu thập từ một nguồn khai báo duy nhất
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 10 (271), 10 - 2021

95


là cha mẹ của các em học sinh cho cả hai thang đo Phong cách làm cha mẹ và
Bảng kiểm các vấn đề hành vi của trẻ em nên thông tin mang tính chủ quan của
cha mẹ. Dù vậy, đây là nghiên cứu trường diễn đầu tiên ở Việt Nam xem xét
tác động của phong cách làm cha mẹ đến vấn đề sức khỏe tâm thần của con.
Kết quả thu được rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong cơng tác giáo dục
gia đình và phịng ngừa, trị liệu các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Trương Thị Khánh Hà (2011). Phong cách giáo dục của cha mẹ. VNU Journal of
Science: Social Sciences and Humanities. [S.l.]. Vol. 27. No. 3. Available at: js.vnu.edu.vn/SSH/article/view/1599>. Date accessed: 13 june 2021.

Tài liệu tiếng Anh
2. Achenbach T.M., Rescorla L.A. (2019). Hướng dẫn sử dụng các bản đánh giả và
hồ sơ trong hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng của Achenbach (ASEBA) dành
cho lứa tuổi học đường. Trường Đại học Giáo dục. NXB Đại học Quốc gia.


3. Baumrind (1991). The influence of parenting style on adolescent competence and
substance use. First Published February 1. 1991 Research Article. DOI: 10.1177/
0272431691111004.
4. Collins W.A. and Steinberg L. (2006). Adolescent development in interpersonal
context. In N. Eisenberg, w. Damon and R.M. Lerner (eds.). Handbook of child
psychology: Social, emotional, and personality development, p. 1.003 - 1.067. John
Wiley & Sons. Inc.
5. Fumham A. and Cheng H. (2000). Perceived parental behaviour, self-esteem and
happiness. Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology: The International Journal
for Research in Social and Genetic Epidemiology and Mental Health Services.
Vol. 35 (10). p. 463 - 470 DOI: 10.1007/s001270050265.
6. Jackson A.p. and Schemes R. (2005). Single mother’s self-efficacy, parenting in
the home environment and children development in a two way study. Social Work
Research. Vol. 29 (1). p. 7 - 20.
7. Hoeve M., Dubas J.S., Eichelsheim V.I., Laan p. H., Smeenk w. and Gerris J.R.M.
(2009). The relationship between parenting and delinquency: A meta-analysis. Journal
Abnonnal Child Psychology. Vol. 37. p. 749 - 775. DOI: 10. 1007/s 10802-009-9310-8.
8. Kendall-Tackett K.A. and Eckenrode J. (1996). The effects of neglect on academic
achievement and disciplinary problems: A developmental perspective. Child Abuse &
Neglect Vol. 20 (3). p. 161 - 169. DOI: 10.1016/S0145-2134(95)00139-5.
9. Kim K. and Rohner R.p. (2002). Parental warmth, control, and involvement in
schooling: Predicting academic achievement among Korean American adolescents.

96

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 10 (271), 10 - 2021


Journal of Cross-Cultural Psychology. Vol. 33 (2). p. 127 - 140. DOI: 10.1177/

0022022102033002001.
10. Knutson J.F., DeGarmo D. Koeppl G. and Reid J.B. (2005). Care neglect,
supervisory neglect, and harsh parenting in the development of children’s aggression:
A replication and extension. Child Maltreat. Vol. 10. p. 92. DOI: 10.1002/ab.20016.
11. Milevsky A., Schlechter M., Nette s. and Keehn D. (2007). Maternal and paternal
parenting styles in adolescents: Associations with self-esteem, depression and life­
satisfaction. Journal of Child and Family Studies. Vol. 16 (1). p. 39 - 47. DOI: 10.1007/
si 0826-006-9066-5.
12. Nguyen Q.A.N., Tran T.D., Tran T.A., Nguyen T.A. and Fisher J. (2020). Perceived
parenting styles and emotional intelligence among adolescents in Vietnam. The Family
Journal. Vol. 28 (4). p. 441 - 454.
13. Pezzella F.s. (2010). Authoritarian parenting: A race socialization protective
factor that deters African American adolescents from delinquency and violence
(Doctoral dissertation). Retrieved from ProQuest Dissertations and Theses database.
(UMI No. 3398173).
14. Schludermann and Schludermann (1988). Child’s report of parental behavior.
Winnipeg: University of Manitoba.
15. Steinberg L. and Darling N. (1994). The broader context of social influence in
adolescence. In R.K. Silbereisen and E. Todt (eds.). Adolescence in context: The
interplay of family, school, peers, and work in adjustment. New York: Springer Verlag. Inc.
16. Steimberg K.J., Knutson J.F., Lamb M.E., Bradaran L.P., Nolan c. and Flanzer s.
(2004). The child maltreatment log: A PC based program for describing research
samples. Child Maltreatment. Vol. 9. p. 30 - 48.
17. Spinrad T.L., Eisenberg N., Harris E., Hanish L., Fabes R.A., Kupanoff K.,...
Julie H. (2004). The relation of children’s everyday nonsocial peer play behavior to
their emotionally, regulation, and social functioning. Developmental Psychology.
Vol 40 p 67 -80.
18. Timpano K.R., Keough M.E., Mahaffey B., Schmidt N.B. and Abramowitz J.
(2010). Parenting and obsessive compulsive symptoms: Implications of authoritarian
parenting. Journal of Cognitive Psychotherapy. Vol. 24 (3). p. 151 - 164. DOI: 10.1891/

0889-8391.24 3.151.
19. Tracy L. Spinrad (2006). Relation of emotion-related regulation to children's
social competence: A longitudinal study, emotion. Vol. 6 (3). p. 498 - 510. DOI: 10.10
37/1528-3542.6.3.498.

20. Widom c.s. (1998). Childhood victimization: Early adversity and subsequent
psychopathology. In B.p. Dohrenwend (ed.). Adversity, stress, and Psychopathology,
p. 81 - 95. Oxford University Press.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỔ 10 (271), 10 - 2021

97



×