Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giá trị lịch sử của tác phẩm đường kách mệnh của nguyễn ái quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.98 KB, 11 trang )

Giá trị lịch sử của tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc(1927)
I.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Đường Kách Mệnh”

1. Giới thiệu sơ lược về tác phẩm “Đường Cách Mệnh”:
Đường Kách mệnh (hay Đường cách mệnh, tên cuốn sách trên bản gốc được viết là
"Dường Kách mệnh" là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các
lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do Bộ tuyên truyền của "Hội Liên hiệp các dân tộc bị
áp bức ở Á Đông" phát hành vào đầu năm 1927. Cuốn sách này đánh dấu cho sự truyền
bá Chủ nghĩa Marx – Lenin vào Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.
Theo nhà báo – học giả Quang Đạm, hai chữ “kách mệnh” từ Trung Quốc vào Việt Nam
có thể là vào những năm xã hội Việt Nam tiếp nhận “Tân thư” của Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu (cùng khoảng thời gian với các tác phẩm từ nước Pháp của R.Descartes,
Montesquieu). Chữ “cách mệnh” theo tinh thần của Nho giáo Trung Quốc là “đổi cái
mệnh Trời giao cho con Trời (thiên tử) – là vua nếu vua khơng làm trịn nhiệm vụ, giữ cái
mệnh ấy, vì vậy phải giao “sứ mệnh” này cho con Trời khác”.

2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Hoàn cảnh chung:
Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 1925-1926 và được xuất
bản vào năm 1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổt và hiệu quả của Nguyễn Ái
Quốc.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người
tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Công việc đầu tiên Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người
vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ năm
1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được ba lớp đào tạo với tổng số 75 học
viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi.
Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học tại Quảng Châu được
bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp lại và xuất


bản thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách có khổ 13 x 18cm, in trên giấy nến,
kiểu chữ viết thường.

a. Thế giới
Chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tiếp nối và phát triển những tư tưởng giải phóng con người
của nhân loại. Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Được học
thuyết khoa học và cách mạng soi đường, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các
nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản như:
Đảng xã hội – dân chủ Nga được thành lập (1903); Đảng Cộng sản Pháp được thành lập
(1920); Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921)...
Năm 1917, Đảng Cộng sản Bơnsêvích Nga đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga thành công. Cách mạng Tháng Mười Nga là bằng chứng khẳng định giá trị thực tiễn


của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời cũng báo hiệu thời kỳ đấu tranh giành thắng lợi
của giai cấp vô sản thế giới bắt đầu.
Năm 1919, Quốc tế III – Bộ Tham mưu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
được thành lập. Quốc tế III đã quan tâm đến cách mạng thuộc địa. Bản Sơ thảo lần thứ
nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã tác động trực tiếp
đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Đối với Nguyễn Ái Quốc, Sơ thảo lần
thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin là bước tiến nhảy
vọt và dứt khoát trong nhận thức tư tưởng của Người. Người quyết định chọn chủ nghĩa
Mác – Lênin làm hệ tư tưởng cứu nước. Như vậy, thời đại đã mở ra điều kiện mới – cả tư
tưởng chính trị và cả tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở các nước. Chính thời
đại cũng dẫn dắt phong trào cách mạng các dân tộc trên thế giới đi vào quỹ đạo chung
của cách mạng vô sản.

b. Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một nước thuộc địa

nửa phong kiến. Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn cơ bản là: giữa toàn thể dân
tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và giữa giai cấp phong kiến Việt Nam với tồn
thể nhân dân (chủ yếu là nơng dân). Yêu cầu của lịch sử lúc này là phải giải quyết mâu
thuẫn cơ bản đó để đưa dân tộc tiến lên.
Dưới ách thống trị của thực dân – phong kiến, đã có hàng trăm cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản, nhưng rút cuộc, đều không
giải quyết nổi nhiệm vụ mà lịch sử đang đặt ra, nhân dân đang mong đợi là giải phóng
dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân phong kiến.
Bước vào những năm 20 của thế kỷ XX, trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt
Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức yêu nước mang sắc màu chính trị khác nhau, như: Tâm
tâm xã ( l923 – 1925), Hội phục Việt (1925), Đảng thanh niên (1926), Thanh niên cao
vọng Đảng (1926 – 1929), Tân Việt cách mạng Đảng (1926 – 1930), Việt Nam quốc dân
Đảng (1927 – 1980). Song, các tổ chức yêu nước này thiếu đường lối chính trị đúng đắn,
thiếu tổ chức chặt chẽ như một đảng cách mạng khoa học, cho nên, họ không đáp ứng
được yêu cầu của lịch sử.
Thực tiễn lịch sử đang địi hỏi phải có một tổ chức mới, được xây dựng trên cơ sở hệ
tư tưởng cách mạng và khoa học, có đường lối chính trị đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ thì
mới lãnh đạo cách mạng đi đến thành công.
II.

Nội dung cơ bản của tác phẩm “ Đường Kách Mệnh”

1. Tư cách một người kách mệnh:
1.1 Tự mình phải:
Cần, kiệm: Cần là lao động cần cù, sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kế hoạch,
có năng suất,chất lượng cao. Kiệm là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa
bãi, nghĩa là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của dân, của nước, của bản thân từ cái


nhỏ, đến cái lớn. Theo Bác “cần”, “kiệm” là hai thứ khơng thể tách rời, nhưng nó khơng

có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn mà là “tiết kiệm quốc sách”.
Hòa mà khơng tư: Mọi người cần phải vì sự nghiệp chung là giải phóng đất nước,
khơng được vì một lợi ích riêng tư nào. Sự đồn kết vì mục đích cao cả là dành được độc
lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân
dân đồng tâm hiệp lực.
Cả quyết sửa lỗi mình: Bác mong muốn mọi người cùng giúp đỡ nhau sửa chữa,
giúp đỡ nhau tiến bộ, sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, mỗi cán bộ, đảng viên
phải hàng ngày tự đánh giá, tự phê bình và sửa chữa. Có như vậy thì Đảng mới trong
sạch, vững mạnh được.
Cẩn thận mà không nhút nhát: Nghĩa là làm việc gì cũng phải suy nghĩ, nhưng
khơng được q nhút nhát, phải biết đương đầu với khó khăn, thử thách, khi có thời cơ
thì phải mạnh dạn, dũng cảm.
Hay hỏi: Ln phải đặt ra cho mình các câu hỏi: “cần phải làm gì, làm như thế
nào?”, bên cạnh đó cần phải tiếp thu ý kiến của người khác, không dấu dốt
Nhẫn nại: Cách mạng là sự nghiệp lớn lao, cao cả khơng phải ngày một ngày hai
là hồn thành được, vì vậy địi hỏi người làm cách mệnh phải kiên trì, bền bỉ để đi được
đến thắng lợn cuối cùng
Hay nghiên cứu xem xét: Khi làm kách mệnh đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét
các cuộc cách mạng trên thế giới, từ đó rút ra bài học và định hướng kách mệnh ở nước
mình.
Vị cơng vong tư: Nghĩa là ln đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân
Không hiếu danh, không kiêu ngạo: Người cách mạng thì phải hết sức khiêm tốn,
phải phục tùng sự phân bố của tổ chức, không hiếu danh, hiếu vị, không coi thường, phỉ
báng cấp dưới, khơng nịnh nọt cấp trên.
Nói thì phải làm: Người cán bộ ở vị trí nào cũng phải có tinh thần phụ trách, quyết
tâm thực hiện cơng việc, dù khó khăn đến mấy cũng phải hành động
Giữ chủ nghĩa cho vững: Là phẩm chất hàng đầu, là yêu cầu cốt yếu nhất của
người kách mệnh, đó là phải giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lenin, suốt đời trung thành, kiên
định với lý tưởng cách mạng.
Hy sinh: Lý tưởng cộng sản vô cùng trong sáng tươi đẹp, nhưng để hồn thành

nó là cả một q trình đấu tranh, lâu dài. Vì vậy mỗi người khi bước vào hoạt động cách
mạng cần xác định tinh thần sẵn sàng cho lý tưởng cộng sản, kể cả hi sinh cả tính mạng
của mình
Ít lịng tham muốn về vật chất: Khơng tham danh lợi, địa vị, có gan chống lại
những ham muốn vinh hoa, phú quý
Bí mật: Các đường lối, chính sách trong cách mệnh cần phải có sự bảo mật tuyệt
đối về tài liệu công các của tổ chức


1.2 Đối với người phải:
Đối với từng người phải khoan thứ: nêu cao tinh thần cách mạng cao cả của những
người có cùng chí hướng, ln khoan dung, độ lượng, góp ý chân thành khi đồng chí mắc
lỗi, và tạo điều kiện thuận lợi cho đồng chí sửa chữa lỗi lầm
Với đồn thể thì nghiêm: Lợi ích tập thể phải ln đặt lên trên hết, vì vậy cách
mạng là phải loại trừ tự do cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân trong lợi ích của tập thể, khi
được giao nhiệm vụ thì phải tuyệt đối phục tùng cho dù phải hy sinh cả tính mạng
Có lịng bày vẽ cho người: thể hiện cho vị tha, luôn giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng tiến
bộ và hoàn thành nhiệm vụ chung
Trực mà không táo bạo: Luôn thẳng thắn, trung thực, quyết đoạn, không được vội
vàng, hấp tấp khi giải quyết công việc, nhất là khi góp ý cho người khác phải nhìn một
cách tồn diện, đúng mực, tránh chủ quan, phiến diện, nóng vội dễ dẫn đến thất bại
Hay xem xét người: Ln quan tâm, giúp đỡ, sống chan hịa, thân ái với đồng chí
đồng đội, ln học hỏi lẫn nhau những điều hay, điều tốt, góp ý chân thành những thiếu
xót, khuyết điểm cùng nhau sửa chữa, cùng nhau tiến bộ
1.3 Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng: Trước khi bắt tay vào làm cần đánh giá một cách tồn
diện, khách quan thuận lợi, khó khăn, khả năng tổ chức thực hiện để có quyết định đúng
đắn, tránh vội vàng, chủ quan, phiến diện sẽ dẫn đến thất bại
Quyết đốn: Phương pháp giải quyết cơng việc cần dứt khốt, nhanh chóng, khi đã
nhận nhiệm vụ được giao thì phải tìm mọi cách để thực hiện nó, khơng rụt rè, sợ hãi

Dũng cảm: Trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược ranh giới giữa sự sống và cái
chết rất mong manh vì vậy nếu như khơng có lịng dũng cảm thì khơng thể làm cách
mạng thành cơng được
Phục tùng đồn thể: Phải có ý thức tập thể, tính kỷ luật cao, tuyệt đối chấp hành,
đặt lợi ích của đồn thể lên trên hết, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của cá nhân vì lợi ích
đồn thể

2. Những vấn đề cơ bản của tác phẩm:
Tác phẩm đã nêu lên những vấn đề cơ bản của đạo đức mới - đạo đức của người cộng
sản. Đó là phải có đức và tài, trí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu người cộng sản.
Đó là con người một lịng một dạ. Đó là con người có tổ chức, gắn bó với tổ chức, với
đoàn thể. Đồng thời biết phát huy năng lực cá nhân.
Đường cách mệnh xác định chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng, những
người tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc.
Ở đây, Hồ Chí Minh đã bước đầu thể hiện một quan niệm trở thành triêt lý nhân sinh: Lý
luận cách mạng hàm chứa các giá trị nhân văn cao cả; cách mạng là sự nghiệp hào hùng,


oanh liệt, vẻ vang, người cách mạng phải có nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh thì mới
tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng khó khăn.
3. Con đường cách mệnh:
3.1 Cách mệnh là gì?
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, nếu tính cả tên bài viết, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhắc đến hai chữ “Cách mệnh” 240 lần. Người còn dành hẳn một phần để lý
giải về “cách mệnh”, trong phần này, hai từ “cách mệnh” được Người nhắc đến 57
lần. Do đó, Người “muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ” rằng: “Cách mệnh là phá
cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn cách định nghĩa cho 2 từ “ cách mệnh” ngắn gọn vì
người muốn hướng đến đối tượng là nhân dân Việt Nam – một lượng lượng cách
mạng đông đảo và trung thành nhất. cách định nghĩa ngắn gọn này lại cho chúng ta

thấy tầm nhìn chiến lược của một nhà lý luận cách mạng lỗi lạc, vì “phá cái cũ đổi ra
cái mới, phá cái xấu đổi cái tốt” tức cách mạng là một giai đoạn phát triển hợp với
quy luật của xã hội, sẽ mở ra bước ngoặt căn bản trong đời sống xã hội, bước ngoặt
này sẽ chuyển chính quyền từ giai cấp này sang giai cấp khác tiến bộ hơn, đưa tới sự
lật đổ chế độ đã lỗi thời và thiết lập một chế độ mới, tiến bộ…
Tác giả giải thích nguyên nhân sinh ra các loại cách mệnh ấy.
-

Địa chủ hết sức ngăn trở tư bản mới, còn tư bản mới cũng hết sức phá địa chủ,
hai bên xung đột nhau làm thành tư bản kách mệnh ( Cách mệnh Pháp năm
1789, Mỹ cách mệnh độc lập năm 1776; Nhật cách mệnh năm 1864 )

-

Một nước mạnh ra sức áp bức, bóc lột, lấy võ lực để cai trị một nước yếu ,
giành hết lấy kinh tế chính trị của nước yếu, bắt dân đi làm nô lệ, đến khi dân
không chịu được nữa thì họ đồn kết, đứng lên chống lại bọn áp bức mình; ấy
là dân tộc kách mệnh ( Italia đuổi cường quyền Áo năm 1859)

-

Công nông bị tư bản áp bức, bóc lột nặng nề, vì vậy họ mới đoàn kết nhau
đánh đuổi tư bản đi, gọi là giai cấp kách mênh

3.2 Các cuộc kách mệnh tiêu biểu, điển hình trên thế giới

 Lịch sử kách mệnh Mỹ
Sau khi Colomb tìm ra châu Mỹ, người các nước bên Âu tràn qua đấy làm ăn,
đông nhất là người Anh (3.000.000 người). Anh giành Mỹ làm thuộc địa, đặt ra 3 phép
như sau:



-

Có bao nhiêu thổ sản, Mỹ phải cung cấp cho Anh hết, không được bán cho các
nước khác.

-

Dân Mỹ không được lập ra lị máy và hội bn bán

-

Các nước không được vào buôn bán với Mỹ, chỉ Anh được bn bán mà thơi.

Chính vì những điều trên cộng với thuế má nặng nề, làm cho kinh tế Mỹ rất khốn
đốn, nên từ năm 1770, dân Mỹ tức mình “tẩy chay” Anh. Đến năm 1775, lính Anh bắt
mấy người cầm đầu và giết chết 9 người dân Mỹ. Sự việc như lửa rơi vào thuốc súng, Mỹ
quyết sống chết đuổi Anh ra khỏi thuộc địa.
Cách một năm sau, ngày 4/7/1776, cách mệnh Mỹ thắng lợi, nước Mỹ trở thành
nước cộng hòa.
 Lịch sử kách mệnh Pháp
Hổi thế kỉ 18, vua thì kiêu xa dâm dật, quý tộc và bọn cố đạo thì hồnh hành, thuế
nặng dịch phiền, dân tình khốn khổ. Thuộc địa Canada và Ấn Độ thì rơi vào tay
Anh,...nhất là tư bản mới bị phong kiến cản trở, người dân thì bị vua và q tộc áp bức,
bóc lột.
Ngày 5/10/1789, thợ thuyền đàn bà con gái Pari kéo nhau đến Véc-xây bắt vua về
khai tội, ký vào tờ tun ngơn:
-


Bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nơng nơ

-

Đem của các nhà thờ đạo làm của Nhà nước

-

Cho dân tự do làm báo, tổ chức, vân vân

-

Lập hiến pháp, nghĩa là vua không được chuyên quyền

Khác với Mỹ, Pháp làm cách mệnh đến 3 lần. Nhưng đến năm 1871 lính Đức lại
vây tới Pari, tư bản Pháp cắt 2 tỉnh cúng cho Đức để cầu hịa. Vì giặc giã mà chết nhiều
người, hại nhiều của. Dân không bánh ăn, thợ không công làm. Ngày 18/3, thợ thuyền
Pari đã nổi lên làm cách mệnh cộng sản (Cơng xã). Nhưng vì thợ thuyền cịn non nớt, tổ
chức khơng khéo, Đức lại giúp cho tư bản đánh lại thợ thuyền nên cuối tháng 5 cách
mệnh lại thất bại. Chính quyền rơi vào tay tư sản, đời sống nhân dân ngày càng thảm cực
và bị bóc lột nặng nề hơn.
 Lịch sử kách mệnh Nga.
Chừng nửa thế kỉ 19, tư bản phát đạt, chế độ nông nô được hủy bỏ. Người dân
được giải phóng nhưng người dân thiếu tự do, vẫn kiếp nơ lệ, người thợ thì cực khổ, dân
cày cũng khơng sung sướng gì.


Năm 1875, đảng cách mệnh “Cơng nhân giải phóng” ra đời. Đến năm 1878, lại có
thêm một đảng mới ra đời là “Công đảng”. Hai đảng này hoạt động chủ yếu là đi ám sát
vua và các quan. Tuy hy sinh hết nhiều người, làm được nhiều sự ám sát oanh liệt, nhưng

vì đi sai con đường cách mệnh nên bị Chính phỉ trị đến nỗi tàn.
Đến năm 1883, ơng Plekhanop lập nên đảng “Lao động tự do”. Khác với hai đảng
trước, đảng này được tổ chức theo cách C.Mac dạy, liên hiệp cả dân cày và thợ thuyền
làm cả kinh tế và chính trị cách mệnh. Năm 1894, đảng có sự gia nhập của Lê-nin. Mãi
đến năm 1898, Đảng mới khai hội một lần trong nước nhưng chẳng may bị Chính phủ dị
ra, nhiều đảng viên bị bắt nhưng đảng vẫn bí mật hoạt động tuyên truyền và tổ chức. Ít
lâu đổi tên thành “Xã hội dân chủ Đảng”, sau cùng lấy tên là “Cộng sản Đảng”
Năm 1904-1905, Nga đánh nhau với Nhật, tư bản, thợ thuyền, dân cày đều trở nên
ghét vua, chớp lấy thời cơ đó, Đảng vận động cách mệnh đánh đuổi vua. Nhưng do
đường lối chiế thuật chưa đúng đắn, chưa có sự đồn kết, thống nhất giữa các thành phần
tham gia cách mệnh cũng như chưa có kinnh nghiệm, vũ khí thì khan hiếm, thô sơ nên
cuộc cách mệnh năm 1905 thất bại.
Dù cuộc kách mệnh 1905 thất bại thế nhưng thợ thuyền và Đảng không hề bỏ
cuộc. Đảng đã nghiên cứu lại, phê bình lại, sai lầm ở đâu, vì sao lại thất bạn? nhìn nhận
khuyết điểm và sửa sang lại.
Năm 1917, đế quốc Anh và Pháp lợi dụng vua Nga đánh Đức ở chiến tranh thế
giới thứ nhất. Nhưng vua Nga lôi thơi, tiêu hết nhiều tiền của và binh lính mà vẫn thất bại
dưới tay Đức nên bị các đế quốc chủ nghĩa và tư bản ghét bỏ. Bọn hoạt đầu nhìn thấy
thời cơ phù hợp thì lên kế hoạch xúi dân cách mệnh đuổi vua đi, hứa là sẽ trả ruộng đất
về tay dân cày và công xưởng về tay thợ, nhân dân được lên làm Chính quyền, chiến
tranh sẽ hóa hịa bình. Nhưng sau hai tháng đuổi vua đi, tụi hoạt đầu và tư bản lại lên cầm
quyền, ruộng đất lại về tay địa chủ, lò máy cứ ở bọn nhà giàu. Công nông vẫn phải chịu
nhiều khổ cực. Thấy tình hình đó Đảng Cộng Sản vẫn chưa hoạt động liền mà phải đợi
thời cơ thích hợp. Khi mà người dân trở nên căm thù Chính phủ sau sắc khi ấy mới là
thời cơ thích hợp để hành động. Vì lẽ đó, Lê-nin đã đợi đến đúng ngày 5 tháng 11, ngày
Chính phủ ra phép luật có lợi cho tư bản, mà lại có hại cho cơng nơng thì đến ngày mồng
7 Đảng Cộng sản hạ lệnh cách mệnh, thợ thuyền ào đến vây Chính phủ, dân cày ào đến
đuổi địa chủ, quân lính cũng ùa theo thợ thuyền mà trở lại đánh Chính phủ. Trước sự vây
đánh khủng khiếp, Chính phủ hoạt đầu bỏ chạy, Đảng Cộng sản chính thức lên cầm
quyền, tổ chức ra Chính phủ cơng, nông, binh, phát ruộng đất cho dân cày, giao công

xưởng cho thợ thuyền, ra sức tổ chức kinh tế mới, thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
3.3 Từ đó Bác rút ra bài học rút ra cho nước ta lúc bấy giờ
Từ 3 cuộc kách mệnh điển hình của Mỹ, Pháp và Nga. Bác đã hướng dân tộc ta đi
theo con đường cách mệnh Nga bởi lẽ:
An Nam bấy giờ không thể đi theo con đường của kách mệnh Mỹ bởi kách mệnh
Mỹ là kách mệnh tư bản, mà kách mệnh tư bản là chưa đến nơi đến chốn. Tuy rằng kách
mệnh Mỹ thành công đã hơn 150 năm nhưng công nơng vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính
cách mệnh lần hai. Dân ta đã hy sinh làm cách mệnh thì phải làm cho đến nơi, nghĩa là


sao mà kách mệnh rồi thì phải giải phóng được cả dân tộc và giải phóng được cho nhân
dân. Dân tộc độc lập, nhân dân tự do, hạnh phúc thì ấy mới là mục đích cao cả của kách
mệnh.
Cuộc kách mệnh ở Pháp cũng là cuộc kách mệnh tư bản. Kách mệnh 4 lần rồi mà
công nông Pháp vẫn phải mưu cách mệnh lần nữa nhằm mong muốn thoát khỏi vịng áp
bức. Vì vậy mặc dù thành cơng nhưng An Nam cũng không thể đi theo con đường cánh
mệnh Pháp. Nhưng cũng nhờ kách mệnh Pháp, Bác đã rút ra bài học cho cuộc kách mệnh
sắp tới ở Việt Nam:
-

Phải lấy công nông làm gốc, tư bản chỉ là hoạt đầu

-

Phải có tổ chức bền vững

-

Đàn bà, trẻ em cũng có thể tham gia kách mệnh.


-

Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng khơng chống lại được

-

Kách mệnh Pháp hy sinh nhiều người như vậy cũng không sợ, dân ta làm
kách mệnh cũng không nên sợ hy sinh

Theo Bác, chỉ có kách mạng Nga là đã thành công đến nơi đến chốn, nghĩa là dân
chúng được hưởng hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật. Và chỉ khi đi theo con đường kách
mệnh Nga, đi theo con đường chủ nghĩa Mác Lê-nin thì kách mệnh ở nước ta mới có thể
thành cơng và dân ta mới có được sự tư do và hạnh phúc.
4. Lực lượng cách mệnh:
Đường cách mệnh chỉ rõ cách mạng là sự nghiệp của tồn dan tộc chứ khơng phải
của một vài cá nhân. Lần đầu tiên trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã xác định khái
niệm lực lượng cách mạng một cách đúng đắn, khoa học dựa vào tiêu chí “bị áp bức”:
“Ai mà bị áp bức càng nặng thì lịng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”.
Theo tiêu chí đó, Người xếp cơng nơng là “gốc cách mệnh”, khơng chỉ họ chiếm số đông
trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất. Nguyễn
Ái Quốc coi “học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ” là “bầu bạn cách mệnh của công
nông”. Những chỉ dẫn cơ bản này là nền tảng lý luận hình thành khối liên minh cơng
nơng và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
5. Đoàn kết quốc tế:
Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các lực lượng
cách mạng thế giới: “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách
mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế)”.
Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế
giới.
Từ đó tác phẩm đã đặt nền tảng đúng đắn cho đường lối quốc tế của Đảng, và đặt

cơ sở cho sự giúp đỡ của quốc tế trong thời kỳ thành lập Đảng.


6. Xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mệnh:
Đường kách mệnh xác định cách mạng Việt Nam nằm trong dòng chảy của cách
mạng thế giới. Tác phẩm giới thiệu lịch sử của Quốc tế I,II,III, qua đó Nguyễn Ái Quốc
vạch rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế
giới và để đảm bảo sự thắng lợi, cách mạng nước ta phải dựa vào Quốc tế III ( Quốc tế
Cộng sản )
Đường cách mệnh còn đồng thời chỉ ra phương pháp cách mạng: vận động quần
chúng, tổ chức đấu tranh cách mạng, cách thức xây dựng các tổ chức quần chúng, v.v.. và
thơng qua đó tun truyền, giảng giải lý luận chủ nghĩa cho dân hiểu, để mọi người đồng
chí, đồng đích, đồng lịng. Chỉ khi dân đồng lịng thì cách mạng mới thành công.
Thông qua việc nêu rõ vai trị và cách thức tổ chức cơng hội, dân cày và hợp tác xã,
Đường cách mệnh nhấn mạnh rằng: muốn tập hợp lực lượng của toàn dân tộc trong cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc và đi lên CNXH, nhất định và không thể không tổ chức,
phát huy vai trị của các tổ chức quần chúng đó. Quần chúng tạo nên nguồn sức mạnh của
Đảng và nếu không tập hợp, huy động được nguồn sức mạnh vơ địch đó, Đảng sẽ không
thể lãnh đạo cách mạng đi đến thành cơng.
III.

Gíá trị của tác phẩm “Đường Kách mệnh”

1. Tác phẩm Đường Kách mệnh có vai trị quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.
- Về tư tưởng: Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của
Nguyễn Ái Quốc cho cán bộ và đông đảo quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự thống
nhất trong nhận thức tư tưởng, chuẩn bị thành lập Đảng. Tác phẩm khắc phục tư tưởng
sai lầm, ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia; xác lập hệ tư tưởng mới
- tư tưởng của giai cấp cơng nhân.

- Về chính trị: Tác phẩm xây dựng lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân cho
cán bộ và quần chúng công nông. Vạch ra được đường hướng cơ bản của cách mạng Việt
Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tác phẩm Đường
Kách mệnh ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam;
thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
- Về tổ chức: Đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc thành
lập Đảng. Tác phẩm cũng đưa ra hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng
như công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ... để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn bị về
mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
2. Tác phẩm Đường Kách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc:
a) Gía trị lý luận:


Người nói: "Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là
kinh thánh". "Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lê-nin
cho thích hợp với điều kiện hồn cảnh từng lúc và từng nơi" (1)
Lý luận của tác phẩm không sách vở mà vạch ra lý luận cách mạng Việt Nam thiết
thực, tri thức lý luận cách mạng Việt Nam đã được hiện diện trong tác phẩm rất mácxít
nhưng cũng rất Việt Nam, dễ hiểu, dễ tiếp thu, kết hợp tài tình phương pháp lịch sử và
logic. Dùng lịch sử để nói lý luận, từ Cách mạng Pháp đến Cách mạng Nga và kết luận ở
Cách mạng Nga, rồi lấy lý luận soi sáng thực tiễn Việt Nam, và kết luận: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”
(2)
Tác phẩm cũng là một hình mẫu của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam của tác giả. Ví dụ: Lênin cho rằng, cách mạng thuộc địa chỉ có thể giành được
thắng lợi khi có sự giúp đỡ của cách mạng chính quốc, khi cách mạng vơ sản chính quốc
đã giành thắng lợi, nhưng tác phẩm phát hiện thêm rằng, cách mạng thuộc địa có thể
thành cơng trước cách mạng vơ sản ở chính quốc và tác động tích cực đối với cách mạng
chính quốc.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin bàn nhiều về vấn đề giải phóng dân tộc. Tác phẩm chỉ rõ dân

tộc và giai cấp kết hợp với nhau, giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vơ sản...
b) Gía trị thực tiễn:
Tác phẩm Đường Kách mệnh đã thể hiện tài lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc,
tác phẩm có giá trị thực tiễn lớn lao, tạo ra sự chuyển biến căn bản, nhanh chóng trong
nhận thức và hành động cách mạng của cán bộ và đông đảo quần chúng, chuẩn bị tiền đề
cho việc thành lập Đảng Cộng Sản.
Nhờ vậy, trước khi Đảng ra đời, ở Việt Nam đã có sự thống nhất về tư tưởng chính trị và
tổ chức và là điều kiện trực tiếp giữ vững sự thống nhất trong Đảng ngay từ khi mới
thành lập cũng như sau này.
Tác phẩm Đường Kách mệnh là một kho tàng tri thức lý luận cách mạng Việt Nam, là sự
thể hiện tư tưởng cơ bản của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Giá trị của tác phẩm càng được khẳng
định khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991)
tuyên bố rằng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” (3)




×