Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.05 KB, 4 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

các dự án đầu tư xây dựng tại Trường
Đại học Y - Dược, Đại học Huê
NGUYEN QUANG PHỢC*
TRẦN ANH HÀ"

Tóm tắt
Trên cơ sở sô liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý các dự án
đầu tư xây dựng (ĐTXD) tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, Trường Đại học Y - Dược đã thực hiện khá đầy đủ và đúng quy định về quản lý
dự án ĐTXD. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, như: số lượng nhà thầu tham gia đấu
thầu cịn ít, duy tu bảo dưỡng cơng trình chưa được quan tâm đúng mức. Từ kết quả nghiên
cứu, nhóm tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án ĐTXD
trong thời gian tới.
Từ khóa: quản lý các dự án đầu tư xây dựng, nhà thầu, Trường Đại học Y - Dược
Summary
On the basis of secondary and primary data, this study assesses the current situation of
construction investment project management at the University of Medicine and Pharmacy,
Hue University. Research results show that the University has fully and properly implemented
the regulations on construction investment project management. However, there are some
limitations concerning the small number of contractors participating in the bidding, or the
lack of proper attention to the maintenance of the project. From those findings, the author
proposes four groups of solutions for improving the efficiency of construction investment
project management in the coming time.
Keywords: construction investment project management, contractors, University of Medicine
and Pharmacy

GIỚI THIỆU

Trường Đại học Y - Dược là 1 trong tám trường đại


học thành viên của Đại học Huế. Theo định hướng
phát triển đến nam 2030, Trường Đại học Y - Dược trở
thành đơn vị đào tạo khoa học sức khỏe trọng điểm,
chất lượng cao theo định hướng thực hành và nghiên
cứu, có năng lực giao lưu hợp tác trong nước và quốc
tế, nhằm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Để đạt các mục tiêu trên, nhiều dự án, như: ĐTXD
khu học và thí nghiệm 7 tầng, trung tâm sản nhi, nâng
câp trường và bệnh viện trường... đã được triển khai
tại Trường Đại học Y - Dược trong thời gian gần đây,
nhằm hiện đại hóa và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu sử dụng của đơn vị. Theo báo cáo của Nhà trường,
tổng mức đầu tư vào các dự án xây dựng giai đoạn
2018-2020 là hơn 70 tỷ đồng, trong đó nguon vốn tự
có của Nhà trường chiếm 33,0% [3], Mặc dù sơ' lượng

và quy mô các dự án ĐTXD tại Trường
Đại học Y - Dược chưa nhiều, nhưng
trong quá trình quản lý đã có nhiều khó
khăn thách thức đặt ra, đó là: sau khi bàn
giao sử dụng, nhiều cơng trình chưa quan
tâm đến cơng tác bảo trì, bảo dưỡng nên
nhanh xuống cấp; khó khăn trong thủ tục
giải phóng mặt bằng, nên kéo dài thời
gian thực hiện dự án; các quy định của
pháp luật cịn chồng chéo, nhiều thủ tục,
quy trình; năng lực quản lý của cán bộ
chuyên trách còn nhiều hạn chế...
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm

đánh giá thực trạng quản lý các dự án
ĐTXD tại Trường Đại học Y - Dược giai
đoạn 2018-2020, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
các dự án ĐTXD tại đơn vị nghiên cứu
trong thời gian tới.

'Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
"Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Ngày nhận bài: 10/6/2022; Ngày phản biện: 30/6/2022; Ngày duyệt đăng: 15/7/2022

12

Kinh tế và Dự báo


Kill II Ịê
và Dự báo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VE
QUẢN LÝ Dự ÁN ĐTXD

Quản lý dự án ĐTXD là q trình
quản lý về phạm vi, kế hoạch cơng việc;
khơi lượng công việc; chất lượng xây
dựng; tiến độ thực hiện; chi phí ĐTXD;
an tồn trong thi cơng xây dựng; bảo vệ
môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà
thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi
ro; quản lý hệ thống thông tin và các nội

dung cần thiết khác được thực hiện theo
quy định của Luật Xây dựng và quy định
khác của pháp luật có liên quan [5, 7],
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn
chủ yếu:
- Lập kê' hoạch: Đây là giai đoạn xây
dựng mục tiêu, xác định những cơng việc
cần được hồn thành, nguồn lực cần thiết
để thực hiện dự án và là quá trình phát
triển một kế hoạch hành động theo trình
tự lơgic mà có thể biểu diễn được dưới
dạng sơ đồ hệ thống.
- Thực hiện dự án: Đây là quá trình
phân phối nguồn lực bao gồm: tiền vốn,
lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng
là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm
tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
hồn thành, giải quyết những vấn đề liên
quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Các bên liên quan trong quá trình
quản lý dự án ĐTXD bao gồm: Chủ đầu
tư; Ban quản lý dự án; Nhà thầu tư vân
thiết kế; Nhà thầu tư vấn giám sát; Nhà
thầu xây lắp và cung cấp thiết bị; và
Người hưởng lợi. Trong nghiên cứu này,
người hưởng lợi của các dự án ĐTXD tại
Trường Đại học Y - Dược là cán bộ, viên
chức, giảng viên và sinh viên, bệnh nhân
đến thăm khám tại bệnh viện.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xây dựng số 62/2020/
QH14, thì nội dung quản lý dự án ĐTXD
bao gồm: Công tác lập, thẩm định và phê
duyệt dự án ĐTXD; Công tác lựa chọn
nhà thầu; Công tác quản lý dự án ở giai
đoạn thi công xây dựng; Công tác quản
lý dự án ở giai đoạn kết thúc dự án.
Trong quá trình quản lý dự án ĐTXD,
các nhà nghiên cứu gần đây đã chỉ ra
rằng có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả quản lý các dự án ĐTXD [6],
gồm: Năng lực quản lý của người lãnh
đạo; Hệ thông kiểm tra, giám sát quản
lý dự án; Nhân tố khoa học - công nghệ;
Điều kiện tự nhiên; Năng lực của cán bộ
tham gia quản lý trực tiếp dự án.
Economy and Forecast Review

BẢNG 1: VỐN ĐTXD TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC GIAI ĐOẠN 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Giá trị

Số dự án

%

Giá trị


Giá trị

%

23,68 65,0

Vốn tự có của Nhà trường

12,89 35,0

Tổng

36,57

100

%
4

4

5

Vốn trung ương

2020

2019


2018

Nguền vốn

92,0

11,99

11,17 55,0

9,17 45,0

1,07

8,0

100

13,07

100

20,35

Nguồn: Trương Đại học Y - Dược [3]
BẢNG 2: Ý KIẾN

đánh giá vỀ công tác lập, tham định

VÀ PHÊ DUYỆT Dự ÁN


Tiêu chí đánh giá
1. Các dự án đầu tư được lập dựa trên cơ
sở nhu cầu của người sử dụng
2. Các dự án đầu tư được lập dựa trên cơ
sở nguồn vốn NSNN
3. Các dự án đầu tư được lập bởi các đơn
vị tư vân có năng lực
4. Cơng tác thẩm định, phê duyệt được
thực hiện chặt chẽ, khách quan
5. Công tác thẩm định, phê duyệt được
thực hiện đúng tiến độ

Điểm trung bình

Phương án lựa chọn (%)

5

1

2

3

4,3

0,0

0,9


9,2 53,2 36,7

4,3

0,9

1,8 11,0 41,3 45,0

4,3

0,0

0,9 13,8 40,4 45.0

4,3

0,0

0,9 11,9 39,4 47,7

4,0

0,0

1,8 26,6 37,6 33,9

4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra


Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp số liệu thứ cấp
và sơ cấp để đánh giá tình hình quản lý dự án ĐTXD
tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế giai đoạn
2018-2020. Sô' liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, số
liệu về quản lý dự án ĐTXD được thu thập tại Phịng
Kế hoạch, tài chính và cơ sở vật chất, Phòng Quản trị cơ sở vật chất của bệnh viện trường thuộc Trường Đại
học Y - Dược. Số liệu sơ cấp, bằng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện, được thu thập thông qua phỏng vấn
109 cán bộ nhân viên của các phịng chức năng, các
khoa, bộ mơn, viện - trung tâm thuộc Trường Đại học
Y - Dược, Đại học Huế.
KẾT QUÁ NGHIÊN cứu
Thực trạng quản lý các dự án ĐTXD
Lập, thẩm định và phê duyệt dự án ĐTXD
Trong giai đoạn 2018-2020, Trường Đại học YDược đã thực hiện 13 dự án ĐTXD với tổng mức đầu
tư 70,01 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách
nhà nước là 46,86 triệu đồng, nguồn vốn tự có của Nhà
trường là 23,15 triệu đồng chiếm tỷ lệ 33% (Bảng 1).
Các bên liên quan trong thời gian qua đã thực hiện
đúng các yêu cầu về lập, thẩm định và phê duyệt dự
án. Nhiều cơng trình kiến trúc đạt tiêu chuẩn về tính
mỹ quan, phù hợp với yêu cầu sử dụng, chất lượng lập
hồ sơ thiết kế, dự tốn cơng trình đầy đủ. Kết quả khảo
sát (Bảng 2) cho thấy, công tác lập, thẩm định và phê
duyệt dự án ĐTXD được đánh giá khá tốt bởi các bên
liên quan (> 4,0 điểm). Đặc biệt là tiêu chí “Cơng tác

73



BẢNG 3: Ý KIÊN GIÁ vè CÔNG TÁC LựA CHỌN NHÀ THAU

Phương án lựa chọn (%)
Điểm
trung bình 1
3
4
2
5

Tiêu chí đánh giá
1. Việc thông báo mời thầu các dự án đầu tư
được thực hiện công khai

4.3 0,9 0,0 13,8 39,4 45,9

2. Các tiêu chuẩn, năng lực của nhà thầu
được công khai rõ ràng

4,2 0,0 0,9 20,2 38,5 40,4

3. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu khách quan

4.1

4. Các đơn vị trúng thầu đảm bảo các yêu
cầu về năng lực chuyên môn


4,2 0,0 0,0 14,7 48,6 36,7

5. Các đơn vị được chỉ định thầu đảm bảo
năng lực chuyên môn

4,2 0,0 0,0 22,0 39,4 38,5

0,9 0,0 21,1 44.0 33,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
BẢNG 4: QUẢN LÝ THựC HIỆN, GIÁM SÁT Dự ÁN ĐTXD

TT

Năm

1
2018
2
2019
3
2020
Tổng______

Số cơng
trình

Tiến độ thi cơng
Đúng tiến
Chậm

tiến độ
độ

vượt
tiến độ

5
4
4

2
1
0

2
2
4

13

3

8

1
1
0

Chất lượng
Trung

Tốt
Kém
bình
4
1
0

2

4
4

0
0

0
0

12

1

0

Nguồn: Trường Đại học Y - Dược [4]
BẢNG 5: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THựC HIỆN,

GIÁM SÁT Dự ÁN

Tiêu chí đánh giá


Phương án lựa chọn (%)
Điểm
trung bình 1
2
4
3
5

1. Cơng tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ

3,5 4,6

5,5 38,5 35,8 15,6

2. Ban quản lý đáp ứng trình độ, năng lực
trong DTXD

4.0 0,0

0,0 26,6 44,0 29,4

3. Công tác giám sát chất lượng thi cơng các
cơng trình ln được đảm bảo

4,1

0,0

0,0 30,3 32,1 37,6


4. Dự án điều chỉnh kịp thời với những thay đổi

4.1

0,0

0,0 21,1 45,0 33,9

5. Tiến độ, thời gian kết thúc thi công luôn
được thực hiện theo đúng kế hoạch

3,7 2,8 11,9 23,9 38,5 22,9

BẢNG 6: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VE CÔNG TÁC QUẢN LÝ KÉT THÚC Dự ÁN ĐTXD

Tiêu chí đánh giá

Phương án lựa chọn (%)
Điểm
trung bình 1
2
4
5
3

1. Việc bàn giao cơng trình đảm bảo đúng
u cầu đã đề ra

4,1


1,8 22,9 36,7

37,6

2. Cơng tác thanh tốn ít khi phải điều
chỉnh sai sót

4,2 0,0 0,9 22,9 32,1

44,0

3. Cơng tác quyết tốn vơn đầu tư được giải
quyết kịp thời

3,7 0,9 6,4 37.6 33,9 21,1

0,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

thẩm định, phê duyệt được thực hiện chặt chẽ, khách
quan” có điểm trung bình 4,3 với hơn 90% sơ' người
được hỏi đồng ý hoặc rất đồng ý với nhận định này.
Lựa chọn nhà thầu các dự án ĐTXD
Trong giai đoạn 2018-2Ỏ20, Nhà trường đã thực
hiện tốt công tác lựa chọn nhà thầu theo quy định của
Luật Đấu thầu và quy định hiện hành. Trường Đại học

74


Y - Dược lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
trình Đại học Huế, Bộ Giáo dục và Đào
tạo phê duyệt. Sau khi được phê duyệt,
đơ'i với những gói thầu có quy mơ nhỏ,
khơng phải đấu thầu theo quy định, thì
căn cứ vào năng lực của các nhà thầu để
Nhà trường ra quyết định chỉ định thầu
và tiến hành ký hợp đồng để thực hiện.
Kết quả khảo sát (Bảng 3) cho thấy,
các tiêu chí đánh giá về lựa chọn nhà thầu
đều ở mức cao (> 4,1 điểm). Điều này cho
thấy, công tác lựa chọn nhà thầu được thực
hiện nghiêm túc. Thực tế, đối với các gói
thầu lớn, Trường Đại học Y - Dược đều
thuê các cơng ty tư vấn có năng lực theo
quy định của pháp luật đấu thầu.
Quản lý thực hiện, giám sát dựán ĐTXD
Trong số 13 cơng trình được nghiệm
thu bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn
2018-2020, công tác quản lý chất lượng
được Đại học Huế chú trọng thực hiện,
12 cơng trình đạt chất lượng tốt, 1 cơng
trình đạt chất lượng trung bình, khơng
có cơng trình kém chất lượng (Bảng 4).
Tuy nhiên, trong q trình giám sát cũng
cịn những hạn chế, như: chưa thường
xun bám sát cơng trình, chưa kịp thời
phát hiện các sai sót, chưa thấy hết được
những bất hợp lý trong hồ sơ thiết kế để

báo chủ đầu tư kịp thời điều chỉnh.
Bảng 5 cho thấy, các tiêu chí đánh giá
về “Ban Quản lý dự án đáp ứng trình độ,
năng lực trong ĐTXD”, “Công tác giám
sát chất lượng thi công các cơng trình
ln được đảm bảo”, “Ban Quản lý dự
án điều chỉnh kịp thời với những thay
đổi” có điểm trung bình > 4,0 điểm. Điều
này cho thấy, chất lượng quản lý các dự
án ĐTXD của Trường được các bên liên
quan đánh giá cao.
Công tác quản lý kết thúc dự án ĐTXD
Trong thời gian qua, Trường Đại học
Y - Dược đã rất nỗ lực, quyết tâm đẩy
nhanh tiến độ quyết toán dự án hồn
thành, song cũng cịn khá nhiều dự án
hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã
lâu, nhưng chưa nộp báo cáo quyết toán
vốn đầu tư lên cấp thẩm quyền phê duyệt.
Nguyên nhân là do hồ sơ thất lạc, sô' liệu
không đầy đủ, hoặc đơn vị thi công đã
giải thể, nên chưa hồn thiện được hồ sơ
để kiểm tốn độc lập theo quy định của
Bộ Tài chính.
Theo Bảng 6, các tiêu chí đánh giá
“Việc bàn giao cơng trình đảm bảo đúng
u cầu đã đề ra” và “Cơng tác thanh
tốn ít khi phải điều chỉnh sai sót” có
điểm trung bình đều là 4,0 điểm, cho
Kinh tế và Dự báo



kinh Ịè
và Dự báo

thấy chất lượng công tác nghiệm thu bàn
giao cơng trình đưa vào sử dụng và cơng
tác thanh toán khối lượng nghiệm thu các
dự án được đánh giá cao từ các đối tượng
khảo sát.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý các dự án ĐTXD tại Trường
Đại học Y - Dược, Đại học Huế như sau:
về công tác lập, thẩm định và phê
duyệt dự án
- Yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế,
khảo sát, lập báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết
kế và dự toán xây dựng phải đảm bảo
tiêu chuẩn, định mức phù hợp với thực tế,
áp dụng đúng đơn giá với thời điểm lập.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm
định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng
bằng cách chỉ đạo các phịng chức năng
phơi hợp với các đơn vị sử dụng, được thụ
hưởng dự án trong việc tham gia đóng
góp ý kiến thẩm định báo cáo đề xuất

chủ trương đầu tư, thiết kế và dự tốn
cơng trình xây dựng.
Giải pháp liên quan đến công tác
lựa chọn nhà thầu
- Đẩy mạnh triển khai đâu thầu qua
mạng. Kinh nghiệm triển khai đấu thầu
trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam
cho thấy, đấu thầu qua mạng là công cụ
hữu hiệu nhát để tăng cường hiệu quả
mua sắm cơng của Chính phủ, thể hiện ở
các chỉ tiêu về tăng tính cạnh tranh, tỷ lệ
tiết kiệm cao, giảm thời gian chuẩn bị hồ
sơ, giảm chi phí đi lại, chi phí in ân của
nhà thầu, bên mời thầu.

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác đấu thầu, quản
lý dự an ĐTXD.
- Trong công tác lập hồ sơ mời thầu, phải ban hành
các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và cơng khai, nhằm tránh
tình trạng hạn chế số lượng nhà thầu tham gia dự thầu
do những tiêu chí đánh giá đưa ra q cao.
Nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản lý
thi công xây dựng
- Tăng cường chất lượng công tác quản lý công việc,
xây dựng và thực hiện kế hoạch công việc một cách
khoa học.
- Nâng cao chất lượng công tác giám sát thi
công. Nhà trường cần yêu cầu đơn vị giám sát thi cơng
bố trí nhân sự có trách nhiệm, đúng chun mơn, có

kinh nghiệm thực tế, nhạy bén trong xử lý cơng việc,
có phẩm chất đạo đức tốt và phải có chứng chỉ hành
nghề theo quy định.
- Định kỳ tổ chức họp giao ban, họp trực tiếp tại
công trường với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà
thầu để đôn đốc kiểm tra chất lượng tiến độ, giải quyết
kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo tiến độ thi cơng
cơng trình.
Nhóm giải pháp liên quan đến giai đoạn kết thúc
xây dựng
- Thời gian nghiệm thu, thời gian thanh toán phải
được quy định rõ ràng trong hợp đồng giao nhận thầu
thi công, vốn đầu tư trong năm phải nghiệm thu xác
nhận khôi lượng, giá trị thực hiện trong năm làm cơ
sở thanh, quyết tốn vốn đầu tư năm đó. Kiên quyết
khơng ký khống khơi lượng.
- Cần có quy định mức phạt đôi với nhà thầu khi
lập và gửi báo cáo quyết tốn cơng trình chậm, có thể
là 0,1% so với giá trị quyết tốn hạng mục cơng trình.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ và đầy đủ hồ sơ, nhật
ký thi cơng, hồ sơ hồn cơng, hồ sơ quyết tốn từng
phần và hồ sơ hồn thành bảo hành cơng trình giữa
Trường Đại học Y - Dược với các nhà thầu thi công,
nhằm xác định rõ trách nhiệm sửa chữa hư hỏng khi sự
cố xảy ra.ũ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2020). Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, số 62/2020/QH14,
ngày 17/6/2020

2.
Chính phủ (2021). Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí ĐTXỈ)
3. Trường Đại học Y - Dược (2018-2020). Báo cáo quyết toán các nguồn vốn đầu tư năm 2018,
2019, 2020
4.
Trường Đại học Y - Dược (2018-2020). Báo cáo công tác đấu thầu năm 2018, 2019, 2020
5. Đặng Thị Dinh Loan (2020). Nâng cao chất lượng quản lý dự án ĐTXD sử dụng vốn ngân
sách nhà nước, Tạp chí Xây dựng và Đô thị, số 70/2020
6. Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi (2010). Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả quản
lý dự án -áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng
02/2010
7. Đào Thị Hương (2019). Hoạt động ĐTXD cơ bản trong các trường đại học công lập tự chủ
ở Việt Nam, truy cập từ .html
Economy and Forecast Review

75



×