Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu và kiến nghị trong hoạt động quản lý nợ xấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.15 KB, 8 trang )

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu và kiến nghị trong
hoạt động quản lý nợ xấu
3.1 Một số giải pháp chủ yếu:
3.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý:
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp
hoạt động cho vay của NHTM. Trên cơ sở chính sách tín dụng chung của NHNo&PTNT
Việt Nam, SGD NHNo&PTNT cần xây dựng cho mình một chính sách tín dụng hợp lý
nhằm đảm bảo mục tiêu: an toàn, lành mạnh, và đạt kết quả cao. Chính sách tín dụng của
NHNo&PTNT Việt Nam về cơ bản phải xác định được:
 Các đối tượng có thể vay vốn của Ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ gia đình cá thể, thực hiện cho vay
trực tiếp, gián tiếp thông qua tổ, nhóm, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, vay
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn…
 Ràng buộc về tài chính: Khách hàng vay vốn phải có tài sản đảm bảo hay giấy tờ
chứng minh mức thu nhập của mình, có khả năng hoàn trả được cho ngân hàng
đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn.
 Phương thức quản lý danh mục cho vay: các danh mục cho vay được phân loại và
sắp xếp theo thời hạn, theo thành phần kinh tế hoặc theo loại tiền cho vay.
 Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng: vốn huy động được từ dân
cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn Hà Nội, từ vốn tự có, từ lợi nhuận thu được qua
các năm.
 Cung cấp các loại sản phẩm tín dụng khác nhau của ngân hàng: cho vay từng lần,
cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho
vay theo hạn mức thấu chi, cho vay lưu vụ…Trong đó thời hạn và điều kiện áp
dụng các loại sản phẩm tín dụng như sau:
• Cho vay từng lần: áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường
xuyên, vòng quay vốn lưu động chậm, chưa có tín nhiệm cao đối với ngân hàng,
mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng phải lập thủ tục vay vốn theo quy định và kí
hợp đồng tín dụng.
• Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn có nhu
cầu vay trả phát sinh thường xuyên, kinh doanh ổn định, có tín nhiệm cao với ngân


hàng trong quan hệ tín dụng. Vòng quay vốn lưu động nhanh (≥ 3 vòng/quý).
• Cho vay lưu vụ: áp dụng cho vay hộ gia đình, cá nhân ở vùng chuyên canh trồng
lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn khác. Điều kiện:
phải có 2 vụ liền kề, dự án, phương án đang cho vay có hiệu quả, trả đủ số lãi còn
đang nợ của hợp đồng tín dụng trước, thời hạn lưu vụ không quá thời hạn của một
vụ kế tiếp.
 Ngoài ra, để hạn chế những khoản vay có thể dẫn tới rủi ro, là nguyên nhân của
việc tăng tỷ lệ nợ xấu, SGD cần hạn chế cho vay trung dài hạn với những dự án có
số vốn quá lớn hoặc thời hạn vay quá dài, hạn chế không cho khách vay không có
tài sản đảm bảo, tỷ lệ giá trị được vay trên tài sản đảm bảo cần phải được tính toán
kỹ để nếu có xảy ra rủi ro vẫn có thể thu hồi được nợ, nếu có cho vay tiêu dùng thì
nên thực hiện cho vay qua thẻ tín dụng để có thể kiểm soát được tình hình tài
chính của khách hàng.
 Hoàn thành quy trình tín dụng:
• Thực hiện tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu
trong quy trình tín dụng. Gắn trách nhiệm với từng cá nhân bằng chế độ thưởng
phạt rõ ràng.
• Thực hiện phân tích tín dụng theo nguyên tắc:
- Thực hiện quy trình tín dụng nghiêm ngặt, đặc biệt là phương pháp tiếp cận và
phân tích khách hàng phải được nghiên cứu và phân loại theo đối tượng khách hàng để
có những quyết định phù hợp với từng đối tượng.
- Cán bộ tín dụng có trình độ, khả năng phân tích, tư vấn khách hàng. Đồng thời
cán bộ tín dụng phải là người có phẩm chất nghề nghiệp, là người có trách nhiệm với
công việc.
- Thực hiện gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với các khoản vay hay với các
loại tài sản bảo đảm. Việc này giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng
đối với khoản vay cũng như đối với hoạt động của ngân hàng.
- Các thông tin thu thập được về khách hàng phải chính xác, không chỉ đón nhận
thông tin một chiều từ phía khách hàng mà phải có công tác thẩm định, khai thác thông
tin chính xác. Ngoài việc thẩm định tư cách pháp nhân, khả năng tài chính cũng như uy

tín của khách hàng cán bộ tín dụng còn cần phán đoán khả năng diễn biến thị trường
trong tương lai, sự biến động của các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng
trong tương lai như: giá vàng, giá dầu, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát…Việc phán đoán chính xác
tình hình biến động thị trường giúp ngân hàng giảm được những rủi ro tín dụng và có
những biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời.
 Hoàn thiện công tác thẩm định
• Để chất lượng tín dụng của SGD ngày càng được nâng cao thì khâu phân tích,
thẩm định về khách hàng, phương án kinh doanh của khách hàng cần được cán bộ
tín dụng thực hiện tốt. Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phải được áp dụng nghiêm túc
và thực thi có hiệu quả. Với những dự án, phương án kinh doanh lớn, phức tạp về
chuyên môn, kỹ thuật SGD cần tiến hành thuê các cơ quan chuyên môn, chuyên
gia kỹ thuật về thẩm định góp phần đánh giá đúng, chính xác để đưa ra các quyết
định đúng đắn.
• Đánh giá tài sản của khách hàng: Các thông tin về tài sản cho thấy quy mô, khả
năng quản lý của khách hàng rất quan trọng đối với quyết định cho vay. Quan
trọng hơn, tài sản của khách hàng thường được coi là vật đảm bảo cho khoản vay,
tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Việc đánh giá
tài sản của khách hàng có thể dựa trên các yếu tố như: Ngân quỹ, chứng khoán có
giá, hàng hóa trong kho, tài sản cố định…Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng cần
lưu ý tới danh mục vay của khách hàng, liệu khách hàng có khoản nợ quá hạn nào
tại các ngân hàng khác không.
• Phối hợp với trung tâm đào tạo làm tốt nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định
và các cán bộ liên quan.
• Phối hợp chặt chẽ các phòng ban có liên quan, tham mưu cho lãnh đạo trong việc
xác định chiến lược đầu tư đối với các dự án, các tổng công ty, ngành kinh tế và
nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng đồng thời tăng cường công tác kiểm tra
sau thẩm định.
 Hoàn thiện công tác xây dựng và cung cấp thông tin tín dụng:
• Thực hiện thu thập và xử lý thông tin báo chí chính xác: Thông tin báo chí luôn là
những thông tin nhanh nhạy nhất, tuy nhiên không phải lúc nào những thông tin

này đưa ra cũng là thông tin chính xác, vì vậy khi tiếp nhận các nguồn thông tin,
cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính xác thực của nó nhằm tránh những quyết định
sai lầm.
• Xây dựng hệ thống thông tin đồng nhất về nội dung, thiết lập mối quan hệ với báo
chí để có thể nắm bắt kịp thời những thông tin hữu ích, tránh xảy ra những rủi ro
đáng tiếc do việc chậm trễ nắm bắt thông tin.
• Phỏng vấn trực tiếp là rất quan trọng, bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp giữa ngân
hàng với người vay vốn, tham quan nhà xưởng văn phòng, trò chuyện với giám
đốc và người lao động, xem xét tài sản thế chấp…Phỏng vấn trực tiếp giúp cán bộ
ngân hàng lọai trừ được các báo cáo “ma”, không đúng với hồ sơ khách hàng cung
cấp
• Ứng dụng khoa học công nghệ vào ngân hàng nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả
trong việc thu thập thông tin.
3.1.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ.
Công tác đào tạo cán bộ tín dụng tuy đã được SGD chú trọng nhưng vẫn mang
tính tự phát, chưa bài bản. Vì vậy, SGD cần thường xuyên tổ chức đào tạo lại và cung
cấp kiến thức mới giúp cán bộ nhân viên nắm bắt kịp thời quy chế chính sách, đồng thời
nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, giúp họ phát huy năng lực trong công tác, hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Công tác đào tạo phải chú ý tới đào tạo chuyên sâu và toàn diện về các mặt: pháp
luật, tài chính, kế toán, marketing… nhằm giúp cán bộ tín dụng đạt được trình độ nghiệp
vụ sâu sắc và toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phân tích thẩm định dự án.
Khuyến khích cán bộ tích cực học hỏi trau dồi kiến thức, đồng thời có chế độ
khen thưởng, đãi ngộ nhân viên thích đáng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán
bộ đối với Ngân hàng.
3.1.3. Định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:
Định kỳ hàng tháng hàng quý, SGD phải thực hiện việc phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro. Ngân hàng chỉ được sử dụng quỹ dự phòng đề bù đắp cho tổn thất do
khoản vay nhóm 5 gây nên sau khi đã đàm phán với khách hàng và phát mại tài sản mà

không đủ. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phải được thực hiện nghiêm túc và
đúng theo quy định mới tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18, sửa đổi
493 và được quy định cụ thể hơn tại quyết định số 636 của Tổng giám đốc
NHNo&PTNT về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng (trên cơ sở quyết định 493 và
quyết định 18).
3.1.4 Mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển một thị trường nợ:
Nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu được hình thành với sự ra đời của công ty
mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Mua bán nợ là biện pháp nhằm giải
quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp doanh nghiệp chủ nợ thu hồi vốn để hoạt động.
Trên thế giới các công ty kinh doanh mua bán nợ đã hình thành từ khá lâu và có nhiềm
kinh nghiệm trong quản lý nợ khó đòi của doanh nghiệp, tạo ra một thị trường nợ sôi
động, mang lại nhiều lợi nhuận.
Một biện pháp nữa là việc thành lập các công ty quản lý tài sản trực thuộc các
ngân hàng (AMC). Việc này giúp cho việc quản lý nợ được chuyên môn hóa hơn và đạt
hiệu quả cao hơn. Hiện nay đã có một vài ngân hàng triển khai hình thức này như:
techcombank, VPbank.. Tuy nhiên, tại SGD vẫn chưa được triển khai áp dụng.
3.1.5 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

×