Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam và một vài kiến nghị trong hoạt động quản lý nợ xấu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.63 KB, 76 trang )

Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
Trang
………………………………………………...76
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Ngân hàng thương mại NHTM
2. Ngân hàng nhà nước: NHNN
3. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNo&PTNT
4. Sở giao dịch SGD
5. Doanh nghiệp nhà nước DNNN
6. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNNQD
7. Hội đồng xử lý rủi to tín dụng HĐXLRRTD
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
1
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu:
Biểu 1.1: Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Biểu 2.1: Biểu đồ thể hiện hoạt động huy động vốn của SGD
Biểu 2.2: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay ngắn hạn và dài hạn của Sở giao dịch
Biểu 2.3: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại SGD trong 3 năm
Biểu 2.4: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ cho vay theo loại tiền
Biểu 2.5: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Biểu 2.6: tỷ lệ nợ xấu của SGD qua các năm
Biểu 2.7: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các nhóm nợ xấu trong năm 2008
Biểu 2.8: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ tại SGD qua các năm
Bảng
Bảng 2.1: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại SGD
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo đồng tiền tại SGD
Bảng 2.3: Bảng số liệu về chất lượng tín dụng của SGD.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động Thanh toán quốc tế của SGD
Bảng 2.5: Tổng dư nợ tín dụng tại SGD trong 3 năm


Bảng 2.6: Doanh số cho vay tại SGD qua các năm
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại SGD qua các năm
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu tại SGD trong năm 2008
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
2
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch NHNNo&PTNT
LỜI MỞ ĐẦU
NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ. Trong số các nghiệp vụ
kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng đem lại doanh thu lớn
nhất cho hoạt động của ngân hàng. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng có thể chiếm tới 2/3
tổng lợi nhuận thu được của ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro nhất
trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Có vô số những rủi ro khác nhau khi cấp một khoản tín dụng,
mà nguyên nhân của nó có thể do nhiều yếu tố khác nhau: có thể do yếu tố chủ quan từ phía ngân
hàng, có thể do nguyên nhân từ phía khách hàng hoặc cũng có thể do những rủi ro bất thường
không lường trước được của thị trường cũng như của điều kiện tự nhiên.
Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là đầu mối trong việc tập
trung thanh toán ngoại tệ của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đồng
thời thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam và theo lệnh
của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. SGD trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa
bàn Thành phố Hà Nội với lợi thế là một ngân hàng có bề dày lịch sử, hoạt động kinh
doanh có uy tín và có tiềm lực tài chính mạnh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi thế đó thì SGD vẫn gặp những khó khăn trong hoạt động kinh
doanh. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các ngân hàng thương mại đang từng bước bước
vào vòng xoáy của cuộc chuyển động hội nhập và toàn cầu hóa. Đứng trước nhu cầu phát
triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và SGD NHNo&PTNT nói
riêng cần có những kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
3

Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
của mình trên trường quốc tế. Một trong những vấn đề cần quan tâm là việc quản lý nợ xấu
tại các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, với tỷ lệ nợ xấu cao ở hầu hết các ngân hàng thương mại, tình hình tài chính
thiếu lành mạnh của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang được xem là vấn đề trọng tâm
trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam. Chính vì vậy, việc quản lý nợ
xấu nhằm làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính của các ngân hàng thương mại đang là vấn đề
được quan tâm, bởi sự yếu kém của hệ thống ngân hàng thưong mại có tác động tiêu cực đến toàn
bộ nền kinh tế. Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ xấu tại sở giao
dịch NHNo&PTNT Việt Nam, số 2 Láng Hạ, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1. Đối tượng nghiên cứu: Mục đích của chuyên đề này là nhằm nghiên cứu những
kiến thức tổng quan về nợ xấu và thực trang công tác quản lý, những hạn chế
trong công tác quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại để từ đó có những
biện pháp khắc phục và cải thiện.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê, phân tích
3. Bố cục của bài viết được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Hoạt động quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam
và một vài kiến nghị trong hoạt động quản lý nợ xấu.
LỜI CẢM ƠN
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
4
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã được sự hướng
dẫn nhiệt tình của thầy giáo – PGS.TS Phạm Quang Trung, đồng thời được sự giúp đỡ tận
tình của cán bộ Phòng tín dụng thuộc SGD NHNo&PTNT Việt Nam, số 2 Láng Hạ, Hà

Nội.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy PGS.TS Phạm Quang Trung cũng như
các cán bộ ngân hàng tại đơn vị thực tập đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: Lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng thương mại.
1.1. Tổng quan về nợ xấu
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
5
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.1. Định nghĩa nợ xấu:
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt – “tiền tệ”. Trong
đó ngân hàng đóng vai trò là thành phần trung gian trong nhận tiền gửi từ dân cư đồng
thời là người cho vay đối với nền kinh tế. Cho tới nay, hoạt động chủ yếu trong ngân
hàng vẫn là hoạt động tín dụng. Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng đem
lại rủi ro cao nhất cho Ngân hàng thương mại, rủi ro này có thể xảy ra do luồng thu
nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của Ngân hàng có thể không được hoàn
trả đầy đủ xét về cả số lượng hay thời hạn. Vì vậy để có thể phát huy được vai trò của
tín dụng, ngân hàng cần có biện pháp quản lý nợ tốt nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra
hay nói cách khác là hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa nợ xấu của các tổ chức được đưa ra. Một cách
chung nhất nợ xấu được hiểu là các khoản nợ mà Ngân hàng cho vay ra mà không thu
hồi được gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Một số định
nghĩa về nợ xấu được đưa ra hiện nay:
1.1.1.1 Theo định nghĩa của phòng thống kê – Liên hợp quốc:
Một khoản nợ được coi là nợ xấu:
• Khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày.
• Các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc; tái cấp
vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận.
• Các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do
chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.

1.1.1.2 Theo định nghĩa của ngân hàng liên minh châu Âu:
Theo định nghĩa của ngân hàng liên minh châu Âu thì nợ xấu tại các NHTM
gồm:
 Là khoản nợ không thể thu hồi được:
• Khoản nợ hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi
thường từ nợ.
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
6
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
• Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người
mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ
• Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán
nợ.
• Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh
lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
 Khoản nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng:
Là những khoản nợ không có tài sản đảm bảo hoặc có nhưng tài sản này không
đủ để trả nợ. Điều đó có nghĩa là khách nợ không thu hồi đầy đủ món nợ do khách hàng
kinh doanh thua lỗ và không liên lạc với ngân hàng để trả lãi hoặc gốc đúng thời hạn
thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi được đầy đủ như:
• Khoản nợ mà khách hàng đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng
phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được
chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ bù đắp cho khoản nợ.
• Khoản nợ mà khách nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng
không thực hiện được trong thời gian thỏa thuận.
• Khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hay tài sản thế chấp
ở ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý, dẫn đến khách nợ không trả
nợ Ngân hàng đầy đủ.
1.1.1.3 Theo định nghĩa của Việt Nam:
Theo công bố về số liệu nợ xấu hàng năm của hệ thống ngân hàng Việt Nam

hiện nay vẫn có sự khác biệt khá xa so với báo cáo kiểm toán của một số tổ chức nước
ngoài. Có điều này một phần là do định nghĩa về nợ xấu của Việt Nam và các tổ chức
quốc tế khác nhau. Tuy nhiên định nghĩa về nợ xấu của Việt Nam đang tiến dần tới
theo chuẩn mực của thế giới.
Theo quyết định 493/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành ngày
22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
7
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, và quyết định số 18/2007 của Ngân hàng
nhà nước ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493 thì nợ xấu được
định nghĩa như sau:
Là các khoản nợ thuộc các nhóm 3( nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi
ngờ), nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn). Về cơ bản định nghĩa nợ xấu của Việt
Nam cũng dựa trên 2 yếu tố là,(1) đã quá hạn trên 90 ngày và (2) khả năng trả nợ
nghi ngờ.
Như vậy nợ xấu cơ bản được xác định trên 2 yếu tố:
- Quá hạn trên 90 ngày
- Khả năng trả nợ nghi ngờ
Đây cũng được coi là định nghĩa của IAS đang được sử dụng trên thế giới.
1.1.2 Phân loại nợ xấu:
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn
mà còn căn cứ vào khả năng thu hồi món vay. Đối với một món vay đã quá thời gian
trả nợ nhưng nếu xét thấy khả năng trả nợ của khách hàng là có thể thì món vay đó có
thể chưa phải xếp vào nợ xấu. Ngược lại, một món vay dù chỉ mới quá hạn 1 ngày
nhưng Ngân hàng thấy rõ và có cơ sở xác minh được khả năng thua lỗ và dấu hiệu lừa
đảo của khách hàng thì khoản nợ đó cũng được cho là nợ xấu.
Tại Việt Nam, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày 22/4/2005 của
thống đốc Ngân hàng nhà nước và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ
sung quyết định 493 thì có 2 cách phân loại nợ xấu trên cơ sở cả về thời gian trả nợ và

khả năng trả nợ của khách hàng.
Phân loại định lượng như sau: Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo
5 nhóm như sau:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
• Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
8
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
• Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn còn lại.
• Các khoản nợ được phân loại lại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản
2 điều 6 quyết định 18/2007-QĐ-NHNN ban hành ngày 25/4/2007 về việc sửa
đổi bổ sung quyết định 493.
 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
• Khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
• Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức tiín dụng thì phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3
điều này.
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
• Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày – 180 ngày.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b
khoản này.
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3
điều này.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
9
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3
điều này.
 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
• Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
• Các khoản nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
• Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3
điều này.
Cụ thể, khoản 2 và khoản 3 điều 6 được quy định như sau:
Khoản 2: Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm
nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp:
a) Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm
nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối
với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời
gian tối thiểu 6 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các
khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn.
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn

đã được xử lý, khắc phục.
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là
khách hàng có khả năng trả đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
10
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
b) Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân
loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau:
- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại trong thời gian tối thiểu 6 tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3
tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và
lãi theo thời hạn được cơ cấu lại.
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ
cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục.
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá
là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ
cấu lại còn lại.
Khoản 3: Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro
cao hơn trong các trường hợp sau:
a) Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được
phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên
tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định
tại khoản 1 điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức
tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi
ro cao nhất đó.
b) Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải
thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại điều
này và phải thông báo kết quả phân lọa nợ cho các tổ chức tham gia cho vay hợp
vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ

khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ
không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu
mối đã phân loại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn
bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
11
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham
gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.
c) Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại
vào các nhóm theo quy định tại khoản 1 điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn
theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực tới môi trường, lĩnh vực
kinh doanh của khách hàng.
- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại
vào nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn (nếu có thông tin).
- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng về (khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng
bị suy giảm liên tục, hoặc có biến động lớn theo chiều hướng bị suy giảm).
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin
tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng.
Phân loại định tính như sau:
Áp dụng đối với tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân
loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro như sau:
 Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn):
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
nợ gốc và lãi đúng hạn.
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
12
Khoa Ngân hàng – Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ
gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất
vốn.
Như vậy, một khoản nợ được coi là nợ xấu không chỉ căn cứ vào thời gian quá
hạn mà tổ chức tín dụng còn cần phải xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, hay nói
cách khác là khả năng thu hồi được khoản vay của tổ chức tín dụng. Có thể nói quyết
định 493/2005/QĐ-NHNN đã tiếp cận gần hơn với chuẩn quốc tế và đánh giá chính xác
hơn về bản chất món vay của Ngân hàng.
1.1.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Nợ xấu luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng thương mại. Ngân
hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, vì vậy tiền tệ cũng
chính là hàng hóa chủ yếu, là đầu vào nhưng cũng chính là đầu ra của Ngân hàng. Bất
cứ một biến động nào trong quá trình lưu thông tiền tệ đều ảnh hưởng không tốt tới
hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu là vấn đề đáng
lo ngại và cần được xử lý kịp thời. Nhưng nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng nợ
xấu trong ngân hàng? Không chỉ có yếu tố chủ quan từ phía Ngân hàng mà còn có các
nhân tố khách quan như môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô, rủi ro từ quá trình tự
do hóa tài chính hay thậm chí ảnh hưởng từ biến cố bất thường của thiên nhiên…Cụ
thể:

Nguyên nhân chủ quan:
Sự quản lý yếu kém của Ngân hàng:
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đứng ra cung cấp vốn cho các
doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Lượng vốn đó phần lớn do huy động từ trong
Dương Thị Nhung – Ngân hàng 47A
13

×