Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH BEUER NC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.41 KB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết
quả nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của các tác giả khác đã được tôi
xin ý kiến sử dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong khóa luận là kết quả
khảo sát thực tế tại đơn vị thực tập. Tôi xin cam đoan về tính trung thực của
những luận điểm trong khóa luận này.
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Thu Huyền


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
TSLĐ

Tài sản lưu động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NNNHVN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

VLĐ

Vốn lưu động

XDCB

Xây dựng cơ bản



XNK

Xuất nhập khẩu

GTGT

Giá trị gia tăng


MỤC LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SỬ DỤNG


Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kế toán vốn bằng tiền.
Chương 2: Những lý luận cơ bản về kế toán vốn bằng tiền.
Chương 3: Thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại Công
ty TNHH Beuer N&C Việt Nam.
Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức
cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH Beuer N&C Việt Nam.


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần chịu sự tác động
của các quy luật kinh tế: quy luật cạnh tranh, quy luật giá bán, quy luật giá

trị….Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy thì
doanh nghiệp phải làm sao để có TIỀN thể sử dụng hiệu quả mà vẫn đảm bảo
được chất lượng tạo chỗ đứng trên thị trường. Để đạt được u cầu đó thì
doanh nghiệp phải làm tốt cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp nói chung và
cơng tác hạch tốn vốn bằng tiền nói riêng.
Sự thành cơng của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ln
có sự đóng góp rất lớn của cơng tác hạch tốn kế tốn. Tổ chức được một hệ
thống thơng tin kế tốn khoa học và hiệu quả là một trong những nhân tố quan
trọng.
Trong doanh nghiệp ln nắm giữ có một loại tài sản đăc biệt đó là vốn
bằng tiền. Nó là một bộ phận thuộc TSLĐ của doanh nghiêp tham gia trực
tiếp vào quá trình SXKD, là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận,
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Mọi hoạt động
trao đổi đều thông qua trung gian là tiền. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh
nghiệp là phải tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn bằng tiền sao cho
hợp lý, tạo được hiệu quả là cao nhất. Tổ chức hạch tốn vốn bằng tiền có
hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong thu, chi, tăng khả năng quay
vịng vốn trong q trình kinh doanh. Đứng trước cơ hội kinh doanh, sự cạnh
tranh trên thị trường việc hạch tốn vốn bằng tiền có hiệu quả sẽ đáp ứng
được nhu cầu thanh toán thường xuyên, giúp nhà quản lý nắm bắt được những
thông tin cần thiết qua đó biết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
mình và đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.
Hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, nền kinh
tế thị trường cùng với sự năng động của nó đã khiến các doanh nghiệp phải
đối diện với nhiều thách thức hơn trong việc tìm kiếm, phát triển và mở rộng
1


thị trường. Cùng với đó là việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền trở nên phức
tạp, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó việc tổ chức

cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn vốn bằng tiền nói riêng mang một ý
nghĩa quan trọng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Beuer N&C Việt Nam, thấy
được sự cần thiết của việc hạch toán kế toán vốn bằng tiền. Em đã chọn đề tài
“ Kế toán vốn bằng tiền” để đi sâu vào nghiên cứu và làm báo cáo thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về tổ chức Kế tốn vốn bằng tiền trong Doanh
nghiệp.
- Phân tích thực trạng kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH Beuer
N&C Việt Nam.
- Đưa ra những ý kiến nhận xét đánh giá, kiến nghị nhằm hồn thiện
cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Beuer N&C Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình tìm hiểu nghiên cứu và làm báo cáo thực tập
tốt nghiệp em đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau
- Thu thập thông tin: là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung
cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử
dụng trong giai đoạn thu thập những thông tin cần thiết và dữ liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp liệt kê những thông tin, dữ
liệu thu thập được phục vụ cho việc lập các bảng phân tích.
- Phân tích số liệu: là phương pháp dự trên những số liệu đã có để phân
tích ưu điểm, nhược điểm của cơng tác kế tốn cũng như kinh doanh của công
ty nhằm hiểu rõ hơn những vấn đề cần nghiên cứu từ đó tìm ra ngun nhân
và biện pháp khắc phục. Đồng thời, dựa trên những số liệu đã có để tiến hành
so sánh, đối chiếu về số tương đối và tuyệt đối, thường là so sánh giữa hai
năm liền kề để tìm ra sự tăng giảm của giá trị nào đó giúp cho q trình phân
2



tích kinh doanh cũng như q trình khác.
- Phương pháp kế toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản, sổ
sách để hệ thống hóa và kiểm sốt thơng tin những nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh.
4. Các cơng trình nghiên cứu cùng đề tài
Các cơng trình nghiên cứu đề tài Vốn bằng tiền tại các công ty là những
đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế, các giải pháp đưa ra trong đề tài
nghiên cứu sẽ góp phần hồn thiện tổ chức kế tốn vốn bằng tiền tại Công ty
TNHH Beuer N&C Việt Nam.
Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu từ các năm trước:
1. Phạm Thị Hiền (2013), Kế toán vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH
Vĩnh Phong
Khóa luận khái qt tổng hợp hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung
liên quan đến kế toán vốn bằng tiền; đánh giá được những ưu nhược điểm của
cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Vĩnh Phong; đưa ra được
một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn vốn bằng tiền cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tác giả trình bày bảng biểu khơng đúng theo quy trình luân chuyển
chứng từ, theo quy trình ghi sổ của đơn vị.
2. Phan Phương Anh (2014), Kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty phát
triển kinh tế Việt Pháp
Bài khóa luận đã trình bày được cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền
tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ; khai thác phần thực trạng tương đối rõ
ràng, dễ hiểu; số liệu và các chứng từ tập hợp đầy đủ, làm cơ sở để phân tích
tình trạng thực tế của doanh nghiệp; tác giả đã đề xuất được các giải pháp hợp
lý với tình hình doanh nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể hồn thiện
hơn nữa cơng tác hạch tốn kế tốn cho doanh nghiệp. Song bên cạnh những
ưu điểm trên thì vẫn cịn tồn đọng các vấn đề mắc phải đó là phần cơ sở lý
luận cũng như phương pháp hạch tốn cịn sơ lược, vẫn thiếu một vài những
nghiệp vụ cần thiết theo chuẩn mực kế toán Việt Nam; giải pháp đưa ra chưa
hẳn đã khả thi so với bản thân doanh nghiệp

3


3. Trần Minh Anh (2014), Kế toán vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH
SXTM Việt Hùng
Khóa luận này tác giả đã nghiên cứu được khá rõ tình hình thực tế của
cơng tác hạch tốn kế tốn nói chung và kế tốn vồn bằng tiền nói riêng tại
cơng ty này từ đó so sánh với các chuẩn mực kế tốn hiện hành tìm ra được
các ưu nhược điểm trong cơng tác hạch tốn.Tác giả đã đưa ra được những
biện pháp hồn thiện như tăng cường khoa học công nghệ kỹ thuật và cách
hạch tốn các khoản mục cụ thể giúp cơng tác hạch toán kế toán vồn bằng tiền
tại doanh nghiệp được tốt và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên về phần thực trạng đề
tài nghiên cứu còn sơ sài và chưa đưa ra được những chứng minh thực tế.
4. Đặng Thị Thúy (2013), Kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH
Vân Nga
Khóa luận này tác giả đã nghiên cứu được khá rõ tình hình thực tế của
cơng tác hạch tốn kế tốn nói chung và kế tốn vồn bằng tiền nói riêng tại
cơng ty này từ đó so sánh với các chuẩn mực kế tốn hiện hành tìm ra được
các ưu nhược điểm trong cơng tác hạch tốn.Tác giả đã đưa ra được những
biện pháp hoàn thiện như tăng cường khoa học cơng nghệ kỹ thuật và cách
hạch tốn các khoản mục cụ thể giúp cơng tác hạch tốn kế tốn vồn bằng tiền
tại doanh nghiệp được tốt và hồn thiện hơn. Tuy vậy tác giả vẫn chưa đi sâu
vào từng giải pháp.
5. Đào Thanh Thơm (2012), Kế toán vốn bằng tiền tại cơng ty XNK
Hùng Cường
Tác giả đã trình bày được tổng quan về doanh nghiệp, nêu được phần
cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền tại cơng ty XNK Hùng Cường, trên cơ
sở đó tác giả cũng đã đề xuất được các giải pháp cụ thể để giúp doanh nghiệp
hồn thiện cơng tác kế tốn. Tuy vậy tác giả vẫn chưa đi sâu vào từng giải
pháp.

6. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2011), Cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại
công ty TNHH TM&DV Yên Sơn
Tác giả đã phản ánh đầy đủ về sơ sở lý luận của đề tài và đã nêu ra
4


được những ưu, nhược điểm trong cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại công ty,
Tuy nhiên về phần thực trạng đề tài nghiên cứu còn sơ sài và chưa đưa ra
được những chứng minh thực tế.
7. Lê Hồng Hạnh (2012), Kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH
Dũng Hằng.
Nội dung của khóa luận: Trong khóa luận, tác giả Lê Hồng Hạnh đã đi
sâu tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng kế toán vốn bằng tiền, đánh giá những
ưu nhược điểm của cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty. Bên cạnh đó đề
xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty. Cụ thể
như sau:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền.
Chương 2: Tổ chức hạch tốn kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH
Dũng Hằng.
Chương 3: Những đánh giá và kết luận chung về cơng tác kế tốn vốn
bằng tiền tại cơng ty TNHH Dũng Hằng.
+Ưu điểm: Khóa luận khái quát tổng hợp hệ thống hóa những vấn đề lý
luận chung liên quan đến kế toán vốn bằng tiền; đánh giá được những ưu
nhược điểm của cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Dũng
Hằng; đưa ra được một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn vốn bằng tiền
cho doanh nghiệp.
+ Nhược điểm: Những nhược điểm mắc phải quá nghiêng về lý thuyết
mà chưa khai thác sâu vào thực tiễn doanh nghiệp, các dẫn còn sơ lược.
8. Phạm Thị Hà (2013), Hồn thiện tổ chức kế tốn vốn bằng tiền tại
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Con Cá Heo.

Nội dung của khóa luận: Trong khóa luận, tác giả Phạm Thị Hà đã đi
sâu tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng kế toán vốn bằng tiền, đánh giá những
ưu nhược điểm của cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty. Bên cạnh đó đề
xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại công ty. Cụ thể
như sau:
5


Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền
trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Tổ chức hạch tốn kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Con Cá Heo.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn vốn
bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Con Cá Heo.
+ Ưu điểm: Bài khóa luận mang nhiều ý kiến đóng góp cho cơng tác kế
vốn bằng tiền cho doanh nghiệp thương mại dịch vụ nói chung và cho Công
ty TNHH Thương mại Dịch vụ Con Cá Heo nói riêng; trình bày được cơ sở lý
luận và khai thác thực trạng doanh nghiệp một cách đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Nhược điểm: Đưa ra ít giả giáp và những giải pháp vẫn chưa thật sự
là tối ưu.
9. Đề tài “ Hồn thiện cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại công ty cổ
phần An Phát” của Phạm Thị Hịa, năm 2013.
Nội dung của khóa luận: Trong khóa luận, tác giả Phạm Thị Hịa đã đi
sâu tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng kế toán vốn bằng tiền, đánh giá những
ưu nhược điểm của cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty. Bên cạnh đó đề
xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại công ty. Cụ thể
như sau:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Tổ chức hạch tốn kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty cổ phần

An Phát.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơng tác kế tốn vốn
bằng tiền tại Cơng ty cổ phần An Phát.
+ Ưu điểm: Trong khóa luận đã trình bày được những ưu điểm đó là một
số kiến nghị thực tiễn giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
công ty: Tổ chức hệ thống sổ sách và ln chuyển chứng từ khơng có sự chồng
chéo giữa các bộ phận liên quan, phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán
6


bộ kế tốn và đặc điểm kinh doanh của cơng ty. Các phần hành kế toán được
thực hiện ngay trên máy vi tính cho phép giảm nhẹ cơng việc lao động kế tốn
thủ cơng, giảm lượng sổ sách, tiết kiệm thời gian làm việc, nhất là khâu đối
chiếu số liệu lập báo cáo, giúp công ty theo dõi sát sao các nghiệp vụ kinh tế.
Đảm bảo được mối quan hệ đối chiếu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết.Chương
trình giúp cho các phần hành kế tốn có thể kiểm sốt lẫn nhau, tránh tình trạng
gian lận trong hạch tốn.
- Nhược điểm: bố cục trình bày khóa luận chưa logic, ngày tháng phát
sinh nghiệp vụ trên các sổ không khớp.Không gắn kết những yếu tố để xây
dựng nên một bài khóa luận hồn chỉnh.
10. Đề tài “ Kế tốn vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương mại
Minh Huy” của Lê Thu Phương, năm 2012.
Nội dung của khóa luận: Trong khóa luận, tác giả Lê Thu Phương đã đi
sâu tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng kế tốn vốn bằng tiền, đánh giá những
ưu nhược điểm của công tác kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty. Bên cạnh đó đề
xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại công ty. Cụ thể
như sau:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Tổ chức hạch tốn kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty cổ phần

thương mại Minh Huy.
Chương 3: Những đánh giá và kết luận chung về cơng tác kế tốn vốn
bằng tiền tại Công ty cổ phần thương mại Minh Huy.
Ưu điểm: Đi sâu vào thực trạng vốn bằng tiền, đánh giá những ưu
nhược điểm của cơng tác kế tốn vốn bằng tiền của cơng ty. Bên cạnh đó tác
giả đã đưa ra được các biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác vốn bằng tiền của
công ty thêm vững mạnh hơn. Ngồi ra cịn nêu được một số kiến nghị giúp
cơng ty nâng cao hiệu quả hồn thiện kế tốn vốn bằng tiền tại công ty:
Hầu hết các công việc liên quan đến hạch toán kế toán đều được thực
hiện tại phịng kế tốn từ thu thập, kiểm tra chứng từ đến ghi sổ, lập báo cáo
7


kế tốn. Do tính tập trung như vậy, bộ máy kế tốn có thể nắm được tồn bộ
thơng tin kế tốn, trên cơ sở đó việc đánh giá kiểm tra các quyết định là đúng
đắn và kịp thời.
Xây dựng được trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, phù hợp
với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình cũng như hình thức ghi sổ mà
cơng ty đang áp dụng. Điều này tạo điều kiện cho các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được hạch tốn kịp thời.
Khối lượng cơng việc kế tốn tại cơng ty khá lớn nhưng cơng tác kế
tốn vẫn được thực hiện thủ cơng. Việc thực hiện cơng tác kế tốn thủ cơng
mất nhiều thời gian do phải vào nhiều sổ sách có liên quan, các ghi chép
nghiệp vụ phát sinh có thể bị lặp lại nhiều lần, khi sai sót mất nhiều thời gian
để tìm kiếm. Đây là một hạn chế cần xử lý kịp thời.
+ Nhược điểm: Trình bày khóa luận chưa thật sự cẩn thận, đưa các hạch
toán bảng biểu, số liệu vào nôi dung chưa được khoa học.
11. Lê Thu Vân (2014), Kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty CP Braun
Việt Nam
Khóa luận này tác giả đã nghiên cứu được khá rõ tình hình thực tế của

cơng tác hạch tốn kế tốn nói chung và kế tốn vồn bằng tiền nói riêng tại
cơng ty này từ đó so sánh với các chuẩn mực kế tốn hiện hành tìm ra được
các ưu nhược điểm trong cơng tác hạch tốn.Tác giả đã đưa ra được những
biện pháp hoàn thiện như tăng cường khoa học cơng nghệ kỹ thuật và cách
hạch tốn các khoản mục cụ thể giúp cơng tác hạch tốn kế tốn vồn bằng tiền
tại doanh nghiệp được tốt và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, tác giả trình bày bảng
biểu khơng đúng theo quy trình luân chuyển chứng từ, theo quy trình ghi sổ
của đơn vị.
12.

Lê Xuân Thuận (2014), Kế toán vốn bằng tiền tại cơng ty

TNHH Hương Hịa
Bài khóa luận đã khái quát tổng hợp những vấn đề chung liên quan đến
kế toán vốn bằng tiền, đưa ra được những ưu nhược điểm của cơng tác kế
tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH Hưng Hịa nhằm đưa ra những ý kiến
8


hồn thiện hơn cơng tác kế tốn tại cơng ty. Tuy vậy, bài khóa luận cơ bản
cũng rất hồn thiện và mang lại tính thuyết phục cao để làm tài liệu tham
khảo.
13.

Nguyễn Thu Linh (2012), Kế toán vốn bằng tiền tại cơng ty

TNHH Hưng Hà
Bài khóa luận đưa ra được những nội dung cần thiết bám sát đề tài,
phương thức trình bày khoa học dễ hiểu khơng khiến người đọc cảm thấy quá
lan man về lý thuyết mà vẫn đúng với chuẩn mực kế toán Việt Nam; phần

thực trạng về Kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty TNHH Hưng Hà trình bày chi
tiết rõ ràng, lột tả được hết cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp; các giải pháp
đưa ra rất thuyết phục, đây là một trong những tài liệu tham khảo được đánh
giá cao.
14.

Nguyễn Thị Thùy Linh (2013), Kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty

TNHH TM Trúc An
Khóa luận mang đến những thơng tin cũng như cơ sở kiến thức về kế
tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp,
những cơ sở lý luận bám sát vào chuẩn mực kế toán Việt Nam; khai thác được
về thực trạng tình hình kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty TNHH TM Trúc An;
đưa ra được một số giải pháp mang tính đóng góp cao. Tuy vậy bài khóa luận
cũng gặp một số những nhược điểm đó là trình bày nặng về mặt cơ sở lý luận,
phần khai thác thực trạng doanh nghiệp đưa ra những minh chứng thực tế còn
hạn chế.

15.

Dương Khắc Lợi (2014), Kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty cổ

phần Lộc An Phát
Khóa luận đã trình bày được cơ sở lý luận về kế tốn vốn bằng tiền tại
cơng ty; khai thác phần thực trạng tương đối rõ ràng, dễ hiểu; số liệu và các
chứng từ tập hợp đầy đủ, làm cơ sở để phân tích tình trạng thực tế của doanh
nghiệp; tác giả đã đề xuất được các giải pháp hợp lý với tình hình doanh
9



nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể hồn thiện hơn nữa cơng tác hạch
tốn kế tốn cho doanh nghiệp. Hạn chế của khóa luận đó là vẫn nặng nề về
mặt lý thuyết, quá nghiêng về phần cơ sở lý luận mà chưa tập chung nghiên
cứu thực trạng, nên phần thực trạng cịn nhiều thiếu sót, cần bổ sung thêm
những nghiệp vụ kế toán cụ thể hơn nữa.
16.

Đinh Ngọc Minh (2014), Kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty cổ

phần Thái Linh
Bài khóa luận đã trình bày ngắn gọn, súc tích nêu bật được cơ sở lý luận
về kế toán vốn bằng tiền, người đọc dễ hiểu và dễ hình dung ra những vấn đề
được trình bày. Bên cạnh đó, tác giả đã cho người đọc thấy rõ được thực trạng
tại cơng ty Cổ phần Thái Linh có rất nhiều vấn đề cần cải thiện. Tác giả đã
đưa ra một hệ thống các giải pháp có sức thuyết phục cao, hướng hệ thống
hạch toán kế toán đi đúng chuẩn mực kế tốn Việt Nam, tuy vậy thì bài khóa
luận cũng khơng được đánh giá cao vì lượng chứng từ sổ sách tác giả thu thập
cịn ít .
17.

Hồ Thu Hương (2013), Kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty Cổ

phần Kết Hiền.
Khóa luận đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về vốn bằng tiền
trong các doanh nghiệp nói chung; phân tích đánh giá được thực trạng cơng
tác kế vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Kết hiền; các giải pháp đưa ra có
thể ứng dụng vào thực trạng doanh nghiệp. Hạn chế của bài khóa luận đó là
vẫn nặng nề về mặt lý thuyết, quá nghiêng về phần cơ sở lý luận mà chưa tập
chung nghiên cứu thực trạng, nên phần thực trạng còn nhiều thiếu sót, cần bổ
sung thêm những nghiệp vụ kế tốn cụ thể hơn nữa cần lấy thêm nhiều những

dẫn chứng thực tế hơn nữa để làm nổi bật phần thực trạng, trình bày chi tiết
hơn nữa về phần kế tốn doanh thu hoạt động tài chính..
18.

Đỗ Thị Ngát (2013), Kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH

Thảo Un
Khóa luận khái quát tổng hợp hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung
liên quan đến kế toán vốn bằng tiền; đánh giá được những ưu nhược điểm của
10


cơng tác kế tốn vốn bằng tiền tại Cơng ty TNHH Thảo Uyên; đưa ra được
một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn vốn bằng tiền cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó khóa luận cũng khơng tránh được những nhược điểm mắc phải
quá nghiêng về lý thuyết mà chưa khai thác sâu vào thực tiễn doanh nghiệp,
các dẫn còn sơ lược.
19.

Lê Minh Trang (2012), Kế toán vốn bằng tiền tại Cơng ty Cổ

phần Dũng Long
Nội dung khóa luận: Trong khóa luận, tác giả Lê Minh Trang đã đi sâu
vào nghiên cứu về thực trạng vốn bằng tiền tại các doanh nghiệp, đã đề xuất
được những biện pháp khắc phục trong hệ thống cơng tác kế tốn vốn bằng
tiền, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền trong các doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty Cổ phần
Hằng Minh.

Chương 3: Hồn thiện kế tốn vốn bằng tiền tại cơng ty cổ phần Hằng
Minh.
+ Ưu điểm: Bài khóa luận đã đưa ra được các lý luận cơ bản về vốn
bằng tiền trong các doanh nghiệp nói chung; phân tích đánh giá được thực
trạng công tác kế vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Dũng Long; các giải
pháp đưa ra có thể ứng dụng vào thực trạng doanh nghiệp.
+ Nhược điểm: Tuy vậy để bài khóa luận được hồn thiện hơn nữa thì
tác giả cần lấy thêm nhiều những dẫn chứng thực tế hơn nữa để làm nổi bật
phần thực trạng, trình bày chi tiết hơn nữa về phần kế toán vốn bằng tiền.

11


CHƯƠNG 2:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
2.1. Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền
2.1.1. Khái niệm
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn SXKD của doanh nghiệp thuộc
TSLĐ hình thành chủ yếu trong q trình bán hàng và trong các quan hệ
thanh tốn, vốn bằng tiền thực hiện chức năng vật ngang giá chung trong các
mối quan hệ mua bán trao đổi, là tài sản sử dụng linh hoạt nhất vào khả năng
thanh toán nhất thời của doanh nghiệp.
2.1.2. Nguyên tắc hạch toán
Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình
biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của Doanh nghiệp, gồm: Tiền mặt
tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển (kể cả vàng bạc đá q, kim khí
q, ngoại tệ).
Đặc điểm của cơng tác kế tốn vốn bằng tiền: Trong q trình sản xuất
kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán
các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục

vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời vốn bằng tiền cũng là kết quả
của việc mua bán. Chính vì vậy, địi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức
chặt chẽ về quy mô vốn bằng tiền do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao
nên nó là đối tượng của sai sót và gian lận.
Để hạch tốn vốn bằng tiền, kế toán vốn bằng tiền cần phải tuân thủ
theo các nguyên tắc, chế độ quản lý của Nhà nước như sau :
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế tốn nhưng phải
được Bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản…
- Các đơn vị có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do NHNNVN công bố
tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và được theo dõi chi tiết
12


riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”
- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được quy đổi ra đồng Việt
Nam tại thời điểm mua vào hoặc được thanh toán theo giá mua thực tế ghi
trên hóa đơn hoặc theo giá niêm yết tại Ngân hàng địa phương nơi doanh
nghiệp có trụ sở hoạt động để ghi sổ kế toán và phải theo dõi số lượng, trọng
lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng thứ, tùng loại.
- Vào cuối mỗi kỳ, trước khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải
đánh giá lại số dư ngoại tệ trên các TK vốn bằng tiền theo tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNNVN công bố tại
thời điểm lập báo cáo và xử lý chênh lệch tỷ giá theo đúng chế độ kế toán quy
định, tức là số bù trừ giữa chênh lệch tỷ giá tăng với số chênh lệch tỷ giá giảm
trên TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái, được ghi nhận ngày vào doanh thu
hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của năm tài chính.
2.1.3. Nhiệm vụ kế tốn

Vốn bằng tiền là một bộ phận VLĐ quan trọng của doanh nghiệp nó
vận động khơng ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển cao. Để góp phần
quản lý tốt kế tốn vốn bằng tiền cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động
của vốn bằng tiền.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các
thủ tục về quản lý vốn bằng tiền.
2.2. Kế toán tiền mặt
2.2.1. Khái niệm
Tiền mặt tại quỹ là số vốn bằng tiền của Doanh nghiệp do thủ quỹ bảo
quản tại quỹ két của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng
bạc, kim khí quý đá quý.

13


2.2.2. Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế
nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào
ngân hàng không qua quỹ tiền mặt thì khơng ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền
mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.
- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký quỹ, ký cược
tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của
đơn vị.
- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và
có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất theo quy
định của chế độ kế toán.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế tốn quỹ tiền mặt,
ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản nhập, xuất quỹ
tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm, sổ quỹ tiền mặt cũng được

mở riêng cho từng loại tiền mặt.
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng
ngày thủ quỹ phải mở sổ quỹ tiền mặt ghi chép theo trình tự phát sinh các
khoản nhập, xuất quỹ, tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Đồng thời kiểm kê
số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ tiền mặt với số liệu
trên sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế tốn và thủ quỹ
phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh
lệch.
- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ phát
sinh hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Trường hợp mua ngoại tệ về nhập
quỹ bằng đồng Việt Nam thì quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
mua hoặc tỷ giá thanh tốn. Bên Có TK 1112 được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: bình
quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, giá đích danh.
14


Ngồi ra tiền mặt ngoại tệ được hạch tốn chi tiết theo từng nguyên tệ trên TK
007 “Ngoại tệ các loại”
- Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở TK 111 “Tiền mặt”
chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim
khí q, đá q.
2.2.3. Phương pháp kế tốn
2.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Bảng kê vàng bạc, đá quý
- Bảng kiểm kê quỹ

- Biên lai thu tiền …
2.2.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 111 – Tiền mặt
+ Tính chất: Là tài khoản vốn
+ Tác dụng: Sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình thu chi (biến
động tăng,giảm), tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
+ Nội dung và kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc…nhập quỹ.
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… thừa phát hiện khi kiểm kê.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
(đối với tiền mặt ngoại tệ)..
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc.. xuất quỹ.
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc… phát hiện thiếu khi kiểm kê
quỹ.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại só dư ngoại tệ cuối kỳ
(đối với tiền mặt ngoại tệ)
15


Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có tại thời
điểm đầu kỳ (cuối kỳ).
2.2.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tiền mặt
TK 111
TK 112

TK 112
Rút tiền gửi NH về

quỹ tiền mặt

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào
NH

TK 511, 515, 711

TK 121, 221
Doanh thu và thu nhập
khác

Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng
tiền mặt

TK 133
Nếu có

TK 211, 152, 153,
156
Mua TS vật tư, hàng hóa bằng tiền
mặt

TK 341

TK 133
Vay ngắn hạn, dài hạn

Nếu có

TK 131, 138, 141


TK 642, 635, 811
Thu hồi các hoản nợ,
tạm ứng

Chi phí phát sinh bằng tiền

TK 121, 221

TK 244
Thu hồi các khoản đầu tư ( Lỗ
ghi Nợ 635, lãi ghi Có 515)

Đi ký quỹ, ký cược

TK 244

TK 331
Thu hồi các khoản ký quỹ,
ký cược

Xuất quỹ thanh toán các
khoản nợ phải trả

TK 338, 344
TK 333, 334

Nhận ký quỹ, ký cược
Chi trả lương, trả nội
bộ


16


Một số nghiệp vụ chủ yếu đối với tiền mặt ngoại tệ:
- Doanh thu bán hàng chịu phải thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 131 – Theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải thu
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
- Khách hàng trả nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111(1112) Theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thu nợ
Có TK 131 – Theo tỷ giá ghi nhận nợ
Có TK 515 (hoặc Nợ TK 635) – Chênh lệch tỷ giá thực tế khi thu
được nợ lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) tỷ giá lúc ghi nhận nợ
Đồng thời ghi: Nợ TK 007: Ngoại tệ
- Doanh thu bán hàng thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111(1112) – Theo tỷ giá thực tế
Có TK 511- Doanh thu bán hàng (theo tỷ giá thực tế)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi: Nợ TK 007: Ngoại tệ
- Mua sắm vật tư, hàng hóa TSCĐ phải chi bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường (theo tỷ giá thực tế lúc phát sinh)
Nợ TK 152- Nguyên vật liệu (theo tỷ giá thực tế lúc phát sinh)
Nợ TK 153- Công cụ dụng cụ (theo tỷ giá thực tế lúc phát sinh)
Nợ TK 156- Hàng hóa (theo tỷ giá thực tế lúc phát sinh)
Nợ TK 211- TSCĐ (theo tỷ giá thực tế lúc phát sinh)
Có TK 111( 1112) Tỷ giá xuất ngoại tệ
Có TK 515(hoặc 635) – Chênh lệch lãi (lỗ) tỷ giá hối đối
Đồng thời ghi: Có TK 007: Ngoại tệ
- Các khoản chi phí phát sinh bằng ngoại tệ:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh (theo TGTT lúc phát sinh
nghiệp vụ)
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (theo TGTT lúc phát sinh nghiệp vụ)
17


Nợ TK 811- Chi phí khác (theo TGTT lúc phát sinh nghiệp vụ)
Có TK 111(1112) theo tỷ giá xuất ngoại tệ
Có TK 515 (hoặc TK 635) chênh lệch lãi (lỗ) tỷ giá hối đối.
Đồng thời ghi: Có TK 007: Ngoại tệ
- Phản ánh khoản nợ phải trả theo TGTT lúc phát sinh nghiệp vụ:
Nợ TK 151,152,153,156
Nợ TK 211
Nợ TK 642
Có TK 331 (theo TGTT tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả)
- Chi ngoại tệ trả nợ người bán
Nợ TK 331 (Theo tỷ gía ghi nhận nợ)
Có TK 111(1112) (Tỷ giá xuất ngoại tệ)
Có TK 515 (hoặc TK 635) chênh lệch lãi (lỗ) tỷ giá hối đối.
Đồng thời ghi: Có TK 007: Ngoại tệ
-

Cuối kì, Kế tốn căn cứ vào tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam cơng bố ở thời điểm cuối kì để đánh giá lại số dư ngoại
tệ của của tài khoản vốn bằng tiền, nợ phải thu , nợ phải trả. Nếu tỷ giá
thực tế bình quân liên Ngân hàng lớn hơn tỷ giá đã ghi nhận trên sổ kế
tốn thì khoản chênh lệch được Kế toán phản ánh như sau:
1) Nếu tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân hàng lớn hơn tỷ giá đã ghi
nhận trên sổ kế tốn thì khoản chênh lệch được Kế toán phản ánh

như sau:
+ Chênh lệch tăng vốn bằng ngoại tệ
Nợ TK 1112,1122,131
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
+ Chênh lệch tăng nợ phải trả
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đối
Có TK 311, 315, 331,341,342
2) Nếu tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá đã ghi
18


sổ trên sổ kế tốn thì khoản chênh lệch được kế toán phản ánh như
sau:
+ Chênh lệc giảm vốn bằng ngoại tệ
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đối
Có TK 1112, 1122, 131…
+ Chênh lệch giảm nợ phải trả bằng ngoại tệ
Nợ TK 311, 315, 331, 341, 342
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
2.2.4. Kiểm kê tiền mặt
Tùy vào yêu cầu quản lý từng Công ty mà việc kiểm kê quỹ tiền mặt
định kỳ cuối mỗi tháng, quý, năm hoặc kiểm tra đột xuất khi quỹ tiền mặt có
tình trạng bất thường.
Quy trình kiểm kê quỹ tiền mặt tại như sau:
Bước 1: Công ty Ban hành quyết định kiểm kê quỹ tiền mặt
Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm kê quỹ Tiền mặt.
Chủ tịch hội đồng kiểm kê là Giám đốc/ Tổng giám đốc. Hội đồng
kiểm kê phải có mặt kế tốn vốn bằng tiền (Kế tốn quản lý số liệu trên sổ
sách), thủ quỹ (Thủ quỹ quản lý số tiền tồn thực tế tại quỹ của doanh nghiệp)
và các thành viên khác tham gia kiểm kê.

Bước 3: Tiến hành kiểm kê
Hội đồng kiểm kê tiến hành đếm số tiền còn tồn thực tế tại quỹ đối
chiếu với sổ quỹ tiền mặt của kế toán vốn bằng tiền.
Bước 4: Lập biên bản kiểm kê báo cáo kết quả kiểm kê. Kết quả kiểm
kê có trong ba trường hợp
- Trường hợp 1: Số tiền tồn tại quỹ thực tế khớp đúng với số tiền tồn
trên Sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền (ĐỦ).
- Trường hợp 2: Số tiền tồn tại quỹ thực tế khớp ít hơn số tiền tồn trên
Sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền (CHÊNH LỆCH THIẾU).
- Trường hợp 3: Số tiền tồn tại quỹ thực tế khớp nhiều hơn số tiền tồn
19


trên Sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền (CHÊNH LỆCH THỪA).
Kế toán ghi sổ điều chỉnh chênh lệch thừa, thiếu tiền mặt tại quỹ
như sau:
Nghiệp vụ 1: Chênh lệch thiếu tiền mặt chưa xác định nguyên nhân.
Dựa vào biên bản kiểm kê kế toán điều chỉnh số liệu trên sổ sách về
đúng với số liệu thực tế kiểm kê (Điều chỉnh số liệu tiền mặt trên sổ sách
giảm xuống bằng số liệu tiền mặt tồn thực tế tại quỹ). Kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 1381

: Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 1111 : Tiền mặt
Nghiệp vụ 2: Chênh lệch thừa tiền mặt chưa xác định nguyên nhân.
Dựa vào biên bản kiểm kê kế toán điều chỉnh số liệu trên sổ sách về
đúng với số liệu thực tế kiểm kê (Điều chỉnh số liệu tiền mặt trên sổ sách tăng
lên bằng số liệu tiền mặt tồn thực tế tại quỹ). Kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 1111


: Tiền mặt

Có TK 3381 : Tài sản thừa chờ xử lý
Nghiệp vụ 3: Xử lý chênh lệch thừa và thiếu, sau khi biết được nguyên
nhân chênh lệch (Ví dụ như chênh lệch thiếu tiền do thủ quỹ mượn tiền mà
khơng thơng báo, Hoặc có một phiếu chi bỏ sót mà kế toán quên ghi sổ, Hoặc
chênh lệch thừa do một số tiền thủ quỹ nhập quỹ mà kế toán ghi sổ quên ghi
sổ…). Dựa vào những nguyên nhân trên thì Ban Tổng giám đốc ra những
quyết định xử lý phù hợp.
Kế toán dựa vào những quyết định xử lý đó để tiến hành hạch tốn cho
phù hợp như sau:
+ Trừ vào lương của người lao động
Nợ TK 1388

: Phải thu khác

Nợ TK 334

: Phải trả người lao động

Có TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý
+ Hạch toán một phiếu chi bị bỏ sót hoặc khơng rõ ngun nhân nên xử
lý vào thu nhập khác
20


×